1. Trang chủ >
  2. Giáo án - Bài giảng >
  3. Thể dục >

IV. NGUYÊN LÝ KỸ THUẬT MÔN NHẢY XA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 57 trang )


1.Chạy lấy đà và chuẩn bị giậm nhảy:

Được tính từ lúc bắt đầu chạy đến khi

chân giậm đặt vào ván giậm nhảy.

Nhiệm vụ : Tạo tốc độ nằm ngang cần

thiết chuẩn bị tốt cho giai đoàn giậm

nhảy.

Tư thế chuẩn bị : Tư thế chuẩn bị của

người nhảy trước khi chạy đà có thể

khác nhau nhưng phải ổn định và trở

thành thói quen.



Tốc độ chạy:

- Cơ cấu của chạy đà là gần giống như chạy giữa quãng của

môn chạy ngắn. Trong giai đoạn cuối của chạy đà, vì phải chuẩn

bị giậm nhảy nên nhịp điệu và tần số bước có sự thay đổi là phải

tăng ở mức thích hợp và đạt cao ở bước cuối cùng trước khi giậm

nhảy.

- Để chuẩn bị tốt cho động tác giậm nhảy ở những bước cuối

do tăng cường ý thức giậm nhảy nên bước chạy tạo nên bởi chân

giậm nhảy ngắn hơn bước chạy tạo bởi chân đánh lăng từ 15 - 20

cm (Thông thường độ dài bước cuối nên ngắn hơn bước trước 15

-20 cm). Giữa tốc độ chạy đà và tốc độ giậm nhảy có mối quan hệ

khăng khít với nhau. Những bước cuối càng nhanh thì giậm càng

nhanh. Nên nhớ rằng tốc độ đà càng nhanh thì việc chuyển từ đà

vào giậm càng khó nên việc tăng tốc độ là tối ưu nhưng phải phù

hợp với trình độ kỹ thuật và khả năng vận động của từng người

để phối hợp đạt hiệu quả.



2. Giậm nhảy

- Tính từ khi đặt chân giậm vào ván đến khi chân giậm rời

ván.

- Điểm đặt chân giậm ở phía trước và gần với điểm dọi

trọng tâm cơ thể (hình 1). Đặt chân phải nhanh, mạnh,

gần như thẳng sau đó co lại hoãn xung để chuẩn bị duỗi

lên có hiệu quả.

- Nhiệm vụ của giậm nhảy là : làm thay đổi phương chuyển

động của trọng tâm cơ thể phù hợp với mục đích là tăng

độ bay xa.

- Sau khi đặt chân vào điểm giậm nhảy, do ảnh hưởng của

quán tính và trọng lực, chân giậm gập lại ở gối khoảng

1350 – 1400 để giảm chấn động, khớp hông và cả thân

trên ngã về trước. Lúc này chân giậm hoạt động như

một đòn bẩy tạo điều kiện cho lực ly tâm xuất hiện làm

thay đổi phương chuyển động của trọng tâm cơ thể.



- Động tác giậm nhảy được thực hiện, thông

qua việc nhanh chóng duỗi các khớp: hông, gối, cổ

chân.

- Lúc người nhảy vươn thẳng lên có hai lực

xuất hiện bằng nhau về độ lớn, cùng phương

nhưng ngược chiều. Khi người nhảy vươn người

lên áp lực ở điểm tựa tăng lên, khi thân người

vươn thẳng hoàn toàn thì áp lực ở điểm tựa giảm

xuống bằng không và tốc độ bay lên đạt mức tối

đa. Như vậy chứng tỏ động tác vươn thẳng người

tạo ra tốc độ bay ban đầu và là cơ sở để nâng thân

người lên theo quán tính.



- Tốc độ bay ban đầu của người nhảy phụ

thuộc chủ yếu vào độ lớn phản lực khi giậm nhảy,

hay nói cách khác phụ thuộc vào sức mạnh, do cơ

sản sinh ra và khoảng cách trọng tâm cơ thể di

chuyển từ tư thế thấp nhất ban đầu đến tư thế cao

nhất khi giậm nhảy.

- Sức mạnh tương đối (sức mạnh trên một kg

trọng lượng cơ thể) càng lớn thì năng lực giậm

nhảy càng cao.

- Động tác đá lăng, đánh lăng tay có tác dụng

hổ trợ cho động tác giậm nhảy, làm cho tốc độ

giậm tăng lên.



- Góc độ giậm nhảy được xác

định bởi độ nghiêng của chân

giậm So với mặt đất lúc đặt

chân lên ván 660 ± 30 , lúc kết

thúc động tác giậm nhảy rời

khỏi ván khoảng 740 ± 30.



3. Bay trên không:

- Tính từ khi chân giậm rời ván đến khi một

bộ phận cơ thể bắt đầu tiếp xúc với mặt đất.

- Nhiệm vụ : Hợp lý mọi hoạt động trong khi

bay để giữ thăng bằng tạo điều kiện với xa chân về

trước đạt thành tích cao.

- Sau khi chân giậm nhảy rời khỏi mặt đất,

trọng tâm cơ thể di chuyển theo một đường bay

(quỹ đạo) nhất định. Quỹ đạo này phụ thuộc vào

tốc độ bay ban đầu, góc độ bay và lực cản không

khí.



- Góc độ bay được tạo nên bởi tốc độ

nằm ngang và tốc độ thẳng đứng của cơ thể

khi kết thúc giậm nhảy. Vì tốc độ nằm

ngang trong nhảy xa lớn hơn tốc độ thẳng

đứng nên góc độ bay khoảng 210 ± 20.

- Trong khi bay do không có điểm tựa,

nên mọi hoạt động của người nhảy, không

thể làm thay đổi quỹ đạo bay mà chỉ có tác

dụng giữ thăng bằng, hoặc làm thay đổi tư

thế thân người và các bộ phận khác của cơ

thể



4. Rơi xuống đất :

- Tính từ khi một bộ phận đầu tiên của cơ thể

chạm đất đến khi chuyển động của thân hoàn toàn

dừng lại.

- Nhiệm vụ : Đảm bảo an toàn cho người nhảy,

giữ và nâng cao thành tích.

- Vậy trong giai đoạn này người nhảy phải làm

sao tận dụng hết đường bay của trọng tâm cơ thể và

cố gắng với chân xa về phía trước, mà không gây

chấn động cho cơ thể. Như ta biết: Trong khi rơi đoạn

đường càng ngắn chuyển động càng nhanh thì chấn

động rơi xuống càng mạnh và ngược lại. Nên khi rơi

cần kéo dài đoạn đường hoãn xung.



CHƯƠNG III

KỸ THUẬT MÔN NHẢY XA

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT NHẢY XA

1/ Giai đoạn chạy đà và chuẩn bị giậm nhảy

Tính từ lúc bắt đầu chạy đến khi đặt chân vào ván giậm nhảy

a.Nhiệm vụ: Tạo ra tốc độ tối đa theo phương nằm ngang trước khi

giậm nhảy và chuẩn bị tốt cho việc đặt chân giậm nhảy chính xác vào

ván giậm.

b.Xác định đà, cách đo đà :

- Cự ly chạy đà: Số bước chạy đà đối với nam xuất sắc từ

18 –24 bước ( khoảng 38 - 48 m ), đối với nữ từ 16 - 22 bước

( khoảng 32 - 42m ).

- Cách đo đà: Có 2 cách :

+ Đo bằng thước dây.

+ Đo 2 bước đi bằng 1 bước chạy và đo từ ván giậm đến vạch

xuất phát.

I.



- Xác định đà:

+ Nếu chạy đà bước chẵn

(12 -14 - 16...) bước thì chân giậm

nhảy đặt sát ngay sau vạch xuất

phát.

+ Nếu chạy đà bước lẻ (13 -15 17...) bước thì chân lăng đặt sát

ngay sau vạch xuất phát



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.ppt) (57 trang)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×