Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (627.28 KB, 19 trang )
kỹ năng sử dụng kênh hình như: Tranh ảnh, biểu đồ, bản đồ, sơ đồ, bảng số liệu…
để giảm tính trừu tượng cho học sinh.
Xuất phát từ suy nghĩ trên, mong muốn khắc phục những khó khăn tồn
tại trong dạy và học môn Địa lí tại trường nhà, tôi đã chọn đề tài sáng kiến kinh
nghiệm : "Một số kĩ năng hỗ trợ nhằm nâng cao có hiệu quả việc sử dụng
phương tiện trực quan trong dạy và học địa lí 12 ở trường THPT " nhằm
giúp cho học sinh có thể đạt được kết quả ngày cao, đáp ứng được mục đích mà
người học đề ra.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Hướng dẫn học sinh có kĩ năng tự học, tự nghiên cứu, kết hợp sử dụng sách giáo
khoa, thiết bị dạy học nhằm hình thành kĩ năng học tốt môn Địa lí.
Giúp học sinh nâng cao năng lực sử dụng như: quan sát, phân tích ,tổng hợp,
so sánh...kiến thức từ bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu có sẵn. Giúp giáo viên nâng
cao năng lực lựa chọn phương pháp giảng dạy, phương pháp đánh giá phù hợp
hơn.
Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng phương tiện trực quan đã có ở lớp
dưới, từ khâu bước đầu tìm hiểu, làm quen đến khâu trình bày, phân tích, giải thích
và rút ra những kiến thức mới , góp phần phát triển năng lực tư duy, sáng tạo và
biết cách làm bài đạt kết quả cao của học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
1.3.1. Nhiệm vụ của đề tài
Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng sử dụng các phương tiện trực quan
trong vấn đề khai thác tự nhiên và phát triển các ngành kinh tế nước ta của học
sinh lớp 12 Trường THPT Lương Đắc Bằng.
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
- Phương pháp quan sát: Qua dự giờ thao giảng ở tổ chuyên môn.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp so sánh.
-Phương pháp khảo sát, thống kê, tổng kết rút kinh nghiệm.
- Phương pháp thực tiễn
PHẦN 2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.1. Cơ sở lý luận:
- Môn Địa lí trong nhà trường có khả năng bồi dưỡng cho học sinh một
khối lượng kiến thức phong phú về địa lí tự nhiên, địa lí kinh tế - xã hội và những
kĩ năng, kĩ xảo cần thiết trong cuộc sống, đặc biệt là kĩ năng bản đồ mà không một
môn học nào đề cập tới. Vì vậy, để giúp học sinh hiểu, nắm vững các kĩ năng và
kiến thức địa lí trong dạy học Địa lí giáo viên cần đặc biệt coi trọng các vấn đề sau:
+ Hình thành cho học sinh hệ thống các biểu tượng, khái niệm địa lí, các
mối quan hệ địa lí, nhất là mối quan hệ nhân quả.
+ Phát triển cho học sinh tư duy địa lí đó là tư duy liên hệ tổng hợp xét đoán
dựa trên bản đồ.
+ Tận dụng triệt để các thiết bị dạy học Địa lí như tranh ảnh, bản đồ, biểu
đồ, bảng thống kê, băng đĩa hình, trong đó quan trọng nhất là bản đồ. Qua bản đồ,
học sinh dễ dàng có được các biểu tượng trong không gian đồng thời phát triển tư
duy địa lí.
+ Tăng cường hướng dẫn học sinh quan sát, thu thập thông tin, vận dụng
kiến thức, kĩ năng địa lí để giải quyết vấn đề có liên quan trong cuộc sống.
2.2. Thực trạng dạy học địa lí ở cấp THPT:
Từ trước đến nay, trong dạy học Địa lí, giáo viên chủ yếu sử dụng các
phương pháp dạy học như phương pháp dùng lời, phương pháp sử dụng các
phương tiện trực quan (mô hình, bản đồ, tranh ảnh, các loại biểu bảng…).Có thể
nói một số không ít giáo viên có tâm huyết với nghề nghiệp, có hiểu biết sâu sắc về
bộ môn đã sử dụng các phương pháp này khá tốt, khêu gợi được suy nghĩ, tìm tòi,
tự lực của học sinh. Tuy nhiên, cũng không ít giáo viên còn ít quan tâm tới việc
phát huy tính tích cực học tập của học sinh khi sử dụng các phương pháp dạy học
nói trên. Có thể nhận thấy những nét chung của giáo viên sử dụng phương pháp
trong dạy học môn địa lí như sau:
Phương pháp dùng lời cho đến nay vẫn được coi là một trong những phương
pháp chính để chỉ đạo học sinh lĩnh hội kiến thức và kĩ năng địa lí, đặc biệt là khâu
nắm kiến thức mới. Phương pháp vấn đáp cũng là một trong những phương pháp
dùng lời được sử dụng phổ biến hiện nay, trong đó thiên về vấn đáp tái hiện và vấn
đáp giải thích minh họa.Việc sử dụng các phương pháp dùng lời như vậy thực chất
là giáo viên giảng- học sinh nghe, giáo viên ghi bảng- học sinh chép vào vở, giáo
viên chỉ bản đồ- học sinh nhìn theo, giáo viên hỏi- học sinh trả lời.Giáo viên chủ
động truyền đạt một cách rõ ràng, mạch lạc nội dung bài đã được chuẩn bị sẵn, trò
thụ động tiếp thu và ghi nhớ những nội dung mà giáo viên truyền đạt, kết hợp trả
lời câu hỏi giáo viên nêu ra.
Phương pháp trực quan: hiện nay đại đa số giáo viên địa lí sử dụng các
phương tiện trực quan theo cách của phân tích minh họa, ít chú ý đến vai trò là
nguồn kiến thức của chúng và chưa chú ý đúng mức đến việc cho học sinh tự làm
việc với các phương tiện này. Chính vì vậy, rất nhiều học sinh không biết đọc bản
đồ, không biết khai thác các bảng số liệu, tranh ảnh địa lý, hình vẽ ngay cả sơ đồ,
biểu đồ…, nói chung kĩ năng địa lí của học sinh còn yếu.
Trong những năm qua, cùng với việc triển khai cải cách giáo dục, phương
pháp dạy học Địa lí tuy đã có một số cải tiến, chú ý tới việc phát huy tính tích cực
của học sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức bằng cách tăng cường hệ thống câu
hỏi có yêu cầu phát triển tư duy, nhưng đó chỉ là những câu hỏi do giáo viên nêu ra
và giáo viên dẫn dắt đến đâu thì giải quyết đến đó chứ bản thân học sinh chưa có
nhu cầu nhận thức, chưa chủ động tìm tòi, suy nghĩ và giải quyết những vấn đề đặt
ra trong bài học.
Nguyên nhân của những tồn tại trên đó là chưa có sự triển khai đồng bộ trong các
khâu: Bồi dưỡng giáo viên, đổi mới cách viết sách giáo khoa, sách giáo viên, cơ sở
vật chất kỹ thuật, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá…trong đó chế độ thi cử còn
chia ra các môn “chính phụ” là những trở ngại lớn. Nhiều giáo viên chưa tâm huyết
với nghề nghiệp, chưa đầu tư nhiều vào chuyên môn vì quan niệm môn Địa lí là
môn phụ.
2.3. Một số giải pháp cụ thể hướng dẫn học sinh học tập Địa lí thông qua
phương tiên trực quan:
2.3.1 Tổ chức và hướng dẫn học sinh kĩ năng sử dụng các thiết bị:
Thiết bị và phương tiện dạy học có một ý nghĩa trong môn Địa lý bởicác sự
vật, hiện tượng địa lý trải ra ở khắp nơi trong không gian rộng lớn của Trái Đất,
học sinh không thể quan sát trực tiếp được, phải thông qua các thiết bị và phương
tiện dạy học. Mặt khác mỗi sự vật, hiện tượng địa lý lại đa dạng và phức tạp, nhờ
vào thiết bị và phương tiện dạy học mới trở nên gần gũi, cụ thể hơn đối với nhận
thức của học sinh.
Thiết bị và phương tiện dạy học phong phú, hiện đại, thực sự là công cụ cho
học sinh trong việc nghiên cứu khám phá kiến thức một cách nhanh chóng và có
hiệu quả nhất. Do vậy, giáo viên cần tổ chức hướng dẫn học sinh tiến hành các hoạt
động học tập nhằm khai thác và lĩnh hội kiến thức với phương tiện dạy học Địa lí
sau:
2.3.1.1. Bản đồ, lược đồ:
Đối với việc dạy học Địa lí, bản đồ là nguồn kiến thức quan trọng và được
coi như quyển sách thứ hai của học sinh. Tổ chức cho học sinh làm việc với bản đồ
giáo viên cần lưu ý hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức trên bản đồ theo các
bước sau:
Đọc tên bản đồ để biết đối tượng địa lí thể hiện trên bản đồ là gì?
Như bản đồ địa hình thì đối tượng thể hiện trên bản đồ chủ yếu là địa hình
( các dạng địa hình và sự phân bố của chúng); Bản đồ khí hậu thì đối tượng thể
hiện chủ yếu của bản đồ sẽ là các yếu tố khí hậu ( Nhiệt độ, khí áp, gió, mưa...)
hoặc bản đồ công nghiệp thì đối tượng thể hiện chủ yếu sẽ là các trung tâm và các
ngành công nghiệp.
Đọc bảng chú giải để biết cách người ta thể hiện đối tượng đó trên bản đồ
như thế nào? Bằng các kí hiệu gì? Bằng các màu gì? Bởi các kí hiệu qui ước trên
bản đồ là những biểu trưng của các đối tượng, hiện tượng địa lí trong hiện thực
khách quan. Vì vậy, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh biết thông qua những kí
hiệu đó mà rút ra nhận xét về tính chất, đặc điểm của các đối tượng địa lí được thể
hiện trên bản đồ.
Dựa vào các kí hiệu, màu sắc trên bản đồ để xác định vị trí của các đối
tượng địa lí.
Ví dụ1:
Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ lược đồ “ Các nước Đông Nam
Á” trong SGK Địa lí Lớp 12 trang 14.(Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ.), trang
31 ( Bài 6 - Đất nước nhiều đồi núi), trang 37 ( Bài 8 – Thiên nhiên chịu ảnh
hưởng sâu sắc của biển) , hay ở trang 43 ( Bài - Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa)
….
Qua các lược đồ ở SGK này để học sinh nắm rõ đặc điểm nổi bật của cấu
trúc, sự phân hóa địa hình Việt Nam, địa hình vùng biển, phạm vi thềm lục địa,
dòng hải lưu, các dạng địa hình ven biển…Hay hiểu được các đặc điểm cơ bản của
khí hậu Việt Nam, nguyên nhân hình thành nên đặc điểm khí hậu.
- Tên lược đồ : “ Các nước Đông Nam Á”.
+ Nhìn vào ta có thể chỉ cho học sinh xác định được vị trí địa lí và hiểu
được tính toàn vẹn của phạm vi lãnh thổ nước ta.
+ Xác định được ý nghĩa của vị trí địa lí với đặc điểm tự nhiên, sự phát triển
kinh tế -xã hội và vị thế của nước ta trên thế giới.
+ Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ là những yếu tố góp phần hình thành nên
đặc điểm chung của tự nhiên và có ảnh hưởng sâu sắc đến các hoạt động
kinh tế nước ta.
2.3.1.2. Biểu đồ:
Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh phân tích biểu đồ theo các bước:
- Đọc tiêu đề phía trên hoặc phía dưới biểu đồ, xem biểu đồ thể hiện, hiện
tượng gì ?(khí hậu, cơ cấu kinh tế, phát triển dân số...).
- Tìm hiểu xem các đại lượng thể hiện trên biểu đồ là gì?(nhiệt độ, lượng
mưa, các ngành kinh tế, dân số...) trên lãnh thổ nào và thời gian nào, được thể hiện
trên biểu đồ như thế nào? (theo đường, cột, hình quạt...) và trị số các đại lượng
được tính bằng gì?(mm, %, triệu người...).
- Dựa vào các số liệu thống kê đã được trực quan hóa trên biểu đồ, đối
chiếu, so sánh chúng với nhau và rút ra nhận xét về các đối tượng và hiện
tượng địa lí được thể hiện.
Ví dụ 2 :
Khi dạy Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng
Thì ở bài tập 1 trang 50 –SGK yêu cầu nhận xét và so sánh chế độ nhiệt, mưa
của Hà Nội và TP Hồ Chí Minh
Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
- Các đại lượng được thể hiện trên biểu đồ là nhiệt độ và lượng mưa của
Hà Nội và TP Hồ Chí Minh qua các tháng trong năm. Nhiệt độ được thể hiện
bằng đường đồ thị, lượng mưa được thể hiện bằng hình cột. Trị số của nhiệt độ
được tính bằng (oC), lượng mưa được tính bằng ( mm).
Qua biểu đồ hướng dẫn cho HS biết được chế độ nhiệt, biên độ nhiệt, chế độ
mưa và sự biến đổi nhiệt độ theo vĩ độ của 2 địa điểm, tại sao có sự khác nhau đó.
Hay khi dạy bài 16 – Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta
Qua bảng số liệu cho HS thấy được đặc điểm của dân số nước ta đông, còn tăng
nhanh, giai đoạn nào tăng nhanh nhất, trung bình tăng hàng năm là bao nhiêu. Với
dân số tăng nhanh như vậy đã gây nên hậu quả như thế nào về: tài nguyên môi
trường, phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống…
2.3.1.3. Tranh ảnh địa lí.
Việc khai thác kiến thức từ tranh ảnh địa lí được tiến hành theo các bước:
- Nêu lên các bức tranh (hoặc ảnh) nhằm xác định xem bức tranh hay, bức
ảnh đó thể hiện cái gì? (đối tượng địa lí nào?), ở đâu?.
- Chỉ ra những đặc điểm, thuộc tính của các đối tượng địa lí được thể hiện
trên bức tranh (hoặc ảnh).
Tuy nhiên, tranh ảnh chỉ có tác dụng giúp học sinh khai thác được một số
đặc điểm và thuộc tính nhất định về đối tượng. Vì vậy, giáo viên cần gợi ý cho học
sinh dựa vào kiến thức địa lí đã học, kết hợp với bản đồ, biểu đồ, các tư liệu địa lí
khác để giải thích đặc điểm, thuộc tính cũng như sự phân bố (vị trí) của đối tượng
địa lí được thể hiện trên bức tranh (hoặc ảnh) đó.
Ví dụ 3 : Khi dạy bài 6:” Đất nước nhiều đồi núi” trang 29-SGK, bài “Vấn
đề phát triển thương mại, du lịch” trang 137- SGK, hay bài “ Vấn đề khai thác thế
mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ” trang 145- SGK.
Qua các hình ảnh này cần nhấn mạnh đến đặc điểm nổi bật của địa hình
nước ta phần lớn là đồi núi, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp và mỗi vùng có sự khác
nhau, ảnh hưởng của thiên nhiên đồi núi đối với dân sinh và phát triển kinh tế, biết
được các loại tài nguyên chính ở nước ta đặc biệt hiểu và trình bày được tình hình
phát triển và các trung tâm du lịch quan trọng.
2.3.1.4. Bảng số liệu:
Khi hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ các bảng số liệu thống kê
(hoặc các số liệu riêng lẻ). Cần chú ý học sinh:
- Không bỏ sót số liệu nào.
- Phân tích các số liệu tổng quát trước khi đi vào số liệu cụ thể.
- Tìm các trị số lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình.
- Xác lập mối quan hệ giữa các số liệu, so sánh đối chiếu các số liệu theo
cột, theo hàng để rút ra nhận xét.
- Đặt ra các câu hỏi để giải đáp trong khi phân tích, tổng hợp các số liệu
nhằm tìm ra kiến thức mới.
Ví dụ 4:
Bảng số liệu về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của ba địa điểm
( trang 44-SGK 12)
Địa điểm
Lượng mưa (mm)
Lượng
(mm)
989
1000
1686
bốc
hơi Cân bằng ẩm (mm)
Hà Nội
1676
+ 687
Huế
2868
+1868
TP Hồ Chí 1931
+245
Minh
Hãy nhận xét về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của các địa điểm trên.
+ Lượng mưa có sự thay đổi từ bắc vào nam: Huế có lượng mưa lớn nhất, tiếp đến
TPHCM, HN mưa ít nhất
+ Lượng bốc hơi càng vào nam càng tăng mạnh
+ Cân bằng ẩm có sự thay đổi từ bắc vào nam: Cao nhất ở Huế, tiếp đến HN,
TPHCM cân bằng ẩm thấp nhất
- Giải thích
+ Huế có lượng mưa cao nhất mà chủ yếu mưa vào thu đông do
• Dãy núi Bạch Mã chắn các luồng gió thổi theo hướng Đông Bắc và bão từ
Biển Đông vào
• Hoạt động của dải hội tụ nội chí tuyến
• Lượng cân bằng ẩm cao nhất do mưa nhiều, lượng bốc hơi ít
+ TPHCM có lượng mưa khá cao do
• Chiụ ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa tây nam từ biển thổi vào
• Hoạt động của dải hội tụ nội chí tuyến mạnh hơn
• Tuy nhiên do nhiệt độ cao, mùa khô kéo dài nên bốc hơi mạnh vì thế cân
bằng ẩm thấp hơn HN
+ Hà Nội lượng mưa ít do có mùa đông lạnh, ít mưa, lượng bốc hơi thấp nên cân
bằng ẩm cao hơn TPHCM
Ví dụ 5:
Sự đa dạng thành phần loài và sự suy giảm số lượng loài thực vật, động vật
ở nước ( SGK -12 trang 59).
Số lượng loài
Thực vật
Thú
Chim Bò sát lưỡng Cá
cư
Số lượng loài đã biết
14500
300
830
400
2550
Số lượng loài bị mất dần
500
96
57
62
90
Trong đó số lượng loài có
100
62
29
nguy cơ tuyệt chủng
Nhận xét sự đa dang thành phần loài và sự suy giảm số lượng loài thực vật,
động vật ở nước ta.
-Số lượng loài sinh vật đa dạng gồm thực vật, thú, chim, bò sát, cá. Tổng số tới
18580. Trong đó thực vật nhiều nhất?,cá ? chim? Bò sát? Thú?
-Số loài bị mất dần ? ,trong đó thực vật nhiều nhất?,thú? cá ? Bò sát? chim ?
-Số loài có nguy cơ tuyệt chủng? ,trong đó thực vật nhiều nhất?,thú? chim ?
Như vậy số lượng loài sinh vật có nguy cơ giảm sút nhanh chóng,...dẫn tới mất cân
bằng sinh thái.Chúng ta cần phải có biên pháp bảo vệ.
Nguyên nhân: -Đánh bắt quá mức,diện tích rừng bị thu hẹp,ô nhiễm môi trường
nước.
Trên cơ sở từng bước hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ bản đồ,
tranh ảnh địa lí, giáo viên có thể vận dụng các bước này một cách linh hoạt khi
hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ các phương tiện dạy học địa lí như quả
địa cầu, mô hình.
2.3.1.5. Khai thác kiến thức từ Átlát địa lý Việt Nam
Khi khai thác Át lát, học sinh không chỉ dựa trên các kiến thức có thể khai thác
trực tiếp từ các bản đồ, mà cần bổ sung bằng các kiến thức rút ra từ SGK, để có thể cập
nhật kiến thức, và phân tích sâu hơn, tổng hơp tốt hơn.Vậy để đọc và phân tích Atlát tốt
cần phải:
- Nắm được các phương pháp thể hiện bản đồ sử dụng trong At lát.
- Nắm được các kí hiệu trong bảng chú giải bản đồ.
- Nắm được mục đích yêu cầu khi dọc Át lát để tìm kiếm và rút ra các
thông tin cần thiết, nhanh.
- Biết huy động kết hợp các kiến thức đã học trong SGK vào việc cắt nghĩa
sự phát triển và phân bố của các hiện tượng địa lý cần tìm hiểu qua Át lát.
- Biết đọc Át lát theo một trình tự khoa học.
Ví dụ 6:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy nhận xét về sự thay đổi cơ cấu lao động
đang làm việc phân theo khu vực kinh tế của nước ta giai đoạn 1995 – 2007
* Giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức: Xu hướng thay đổi cơ cấu lao
động, tương quan về cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế, nhận xét về tốc độ
chuyển dịch.
* Củng cố của giáo viên:
- Cơ cấu lao động có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực: Giảm tỉ lệ lao động
khu vực nông – lâm – thủy sản, tăng tỉ lệ lao động khu vực công nghiệp – xây
dựng và dịch vụ.
- Sự thay đổi cơ cấu lao động trong giai đoạn 1995 – 2007 như sau:
Nông – lâm – thủy sản giảm từ 71,2% xuống còn 53,9% trong tổng số lao động
đang làm việc của cả nước.
Công nghiệp – xây dựng tăng từ 11,4% lên 20% ; dịch vụ tăng từ 17,4% lên
26,1%.
Tuy nhiên, sự thay đổi cơ cấu diễn ra còn chậm nên tỉ lệ lao động nông – lâm –
thủy sản vẫn còn chiếm tỉ lệ cao và tỉ lệ lao động công nghiệp – xây dựng, dịch vụ
thấp so với các nước trong khu vực và thế giới.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích
đặc điểm phân bố dân cư ở vùng Đông Nam Bộ.
* Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định vị trí, các tỉnh , thành phố vùng Đông
Nam Bộ, khái quát một số nét về tự nhiên. Sau đó cho học sinh xây dựng bài, trả
lời.
* Giáo viên củng cố :
- Khái quát:
Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh, thành (Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu,
Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh), địa hình bằng phẳng, độ cao
trung bình dưới 200m.
- Đặc điểm phân bố dân cư:
+ Đông Nam Bộ là vùng có mật độ dân số cao, cao hơn mức trung bình cả nước,
mật độ phổ biến từ 2001 – 500 người/km2.
Nguyên nhân: Do đây là vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi (vị trí địa lí, địa
hình, tài nguyên đất, sinh vật, khoáng sản,...), là vùng kinh tế phát triển nhất cả
nước.
+ Trong vùng sự phân bố dân cư cũng không đều: