1. Trang chủ >
  2. Giáo án - Bài giảng >
  3. Địa lý >

Khi khai thác Át lát, học sinh không chỉ dựa trên các kiến thức có thể khai thác trực tiếp từ các bản đồ, mà cần bổ sung bằng các kiến thức rút ra từ SGK, để có thể cập nhật kiến thức, và phân tích sâu hơn, tổng hơp tốt hơn.Vậy để đọc và phân tích Atlát t

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (627.28 KB, 19 trang )


Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích

đặc điểm phân bố dân cư ở vùng Đông Nam Bộ.

* Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định vị trí, các tỉnh , thành phố vùng Đông

Nam Bộ, khái quát một số nét về tự nhiên. Sau đó cho học sinh xây dựng bài, trả

lời.

* Giáo viên củng cố :

- Khái quát:

Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh, thành (Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu,

Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh), địa hình bằng phẳng, độ cao

trung bình dưới 200m.

- Đặc điểm phân bố dân cư:

+ Đông Nam Bộ là vùng có mật độ dân số cao, cao hơn mức trung bình cả nước,

mật độ phổ biến từ 2001 – 500 người/km2.

Nguyên nhân: Do đây là vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi (vị trí địa lí, địa

hình, tài nguyên đất, sinh vật, khoáng sản,...), là vùng kinh tế phát triển nhất cả

nước.

+ Trong vùng sự phân bố dân cư cũng không đều:



Khu vực phía nam của vùng có mật độ dân số cao nhất: trên 500 người/km 2,

đặc biệt có bộ phận cao đến trên 2000 người/km2 (TP Hồ Chí Minh, Biên Hòa,...).

Nguyên nhân: Đây là khu vực có mức độ tập trung sản xuất công nghiệp, dịch vụ

cao, cơ sở hạ tầng phát triển,...

Khu vực phía bắc của vùng có mật độ thấp hơn, từ 50 – 500 người/km 2, nơi

thấp nhất chỉ đạt từ 50 – 100 người/km 2 (Tây Ninh, Bình Phước,...). Nguyên nhân:

Đây là khu vực hoạt động kinh tế nông – lâm là chủ yếu, các ngành công nghiệp và

dịch vụ còn hạn chế.

2.3.2. Tổ chức hướng dẫn học sinh thu thập, xử lí thông tin trong SGK và

trình bày lại.

Sách giáo khoa Địa lí mới được biên soạn theo tinh thần cung cấp các

tình huống, các thông tin đã được lựa chọn kĩ để giáo viên có thể tổ chức hướng

dẫn học sinh thu thập, phân tích và xử lí thông tin. Vì vậy, trong quá trình dạy học

ở trên lớp, giáo viên cần hướng dẫn học sinh thu thập, xử lí thông tin trong sách

giáo khoa Địa lí.

Ví dụ 6: Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông

và các đảo, quần đảo.

Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh thu thập thông tin qua bài viết, tranh

ảnh, lược đồ để trả lời các câu hỏi trong bài và rút ra các kết luận về:

- Đánh giá được tổng quan về các nguồn lợi biển, đảo của nước ta

- Hiểu được vai trò của hệ thống đảo trong chiến lược phát triển kinh tế biển

và bảo vệ chủ quyền vùng biển, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của nước

ta.

- Tìm hiểu vấn đề khai thác tổng hợp các loại tài nguyên vùng biển và hải

đảo. Từ đó có ý thức cần thiết phải bảo vệ chủ quyền, môi trường biển và đảo.

- Cho HS tìm hiểu và trả lời tại sao nói thế kỉ XXI là thế kỉ của đại dương?

Thông qua hoạt động thu thập, xử lí thông tin để khai thác lĩnh hội kiến thức

học sinh sẽ có được phương pháp học tập, biết cách thu thập và xử lí thông tin từ

các nguồn tài liệu khác, từ đó hình thành năng lực tự học.

2.3.3. Tổ chức hoạt động của học sinh theo những hình thức học tập khác nhau.

Để có thể tích cực hóa hoạt động học tập(TCHHĐHT) của học sinh, ngoài

hình thức tổ chức học tập tập trung theo lớp, nên tổ chức cho học sinh học tập cá

nhân và học tập theo nhóm ngay tại lớp.

2.3.3.1. Hình thức học tập cá nhân.



Dạy học theo định hướng TCHHĐHT của học sinh đòi hỏi có sự cố gắng về

trí tuệ và nghị lực cao của mỗi học sinh trong quá trình tự lực giành lấy kiến thức

mới. Do đó, hình thức tự học tập cá nhân là hình thức học tập cơ bản nhất vì nó tạo

điều kiện cho mỗi học sinh trong lớp được tự nghĩ, tự làm việc một cách tích cực

nhằm đạt tới mục tiêu học tập. Học sinh phải vận dụng kiến thức, kĩ năng đã có để



khai thác và lĩnh hội kiến thức mới. Đồng thời hình thức này cũng tạo điều kiện để

học sinh bộc lộ khả năng tự học của mỗi người.

Việc tiến hành dạy học thông qua tổ chức hoạt động học tập cá nhân có thể

như sau:

- Giáo viên nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức (chung cho cả lớp) và

hướng dẫn (gợi ý) học sinh làm việc.

- Làm việc cá nhân (ghi kết quả ra giấy hoặc trả lời ra phiếu học tập)

- Giáo viên chỉ định một vài học sinh báo cáo kết quả, các học sinh khác

theo dõi, góp ý và bổ sung.

- Giáo viên tóm tắt, củng cố và chuẩn xác kiến thức.

2.3.3.2. Hình thức học tập theo nhóm.



Trong học tập, không phải bất kì nhiệm vụ học tập nào cũng có thể hoàn

thành bởi những hoạt động thuần túy cá nhân, có những bài tập, những câu hỏi,

những vấn đề đặt ra khó và phức tạp, đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa các cá nhân

mới có thể hoàn thành nhiệm vụ. Vì vậy, bên cạnh hình thức học tập cá nhân cần

phải tổ chức cho học sinh học tập hợp tác trong các nhóm nhỏ.

Tùy theo số lượng học sinh trong mỗi lớp mà giáo viên chia thành bao nhiêu

nhóm, thông thường mỗi nhóm có từ 4 - 6 học sinh, tùy mục đích và yêu cầu vấn

đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hoặc có chủ định(gồm có Nam

lẫn Nữ, cả học sinh khá, trung bình, yếu, kém trong cùng một nhóm). Các nhóm có

thể duy trì ổn định trong cả tiết hoặc thay đổi trong từng hoạt động, từng phần của

tiết học, các nhóm được giao cùng nhiệm vụ hoặc giao những nhiệm vụ khác nhau.

*Các bước tiến hành tổ chức học tập theo nhóm có thể như sau:

1. Làm việc chung cả lớp:Giáo viên nêu vấn đề xác định nhiệm vụ .

Hướng dẫn , gợi ý (cách làm việc theo nhóm, các vấn đề cần lưu ý khi trả

lời câu hỏi, hoàn thành các bài tập,...).

2. Làm việc theo nhóm (phiếu học tập).

* Phân công trong nhóm (cử nhóm trưởng, thư ký của nhóm), phân công

việc cho từng thành viên trong nhóm.

* Trao đổi, thảo luận trong nhóm và cùng nhau hoàn thiện nhiệm vụ của

nhóm.

* Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm(không nhất thiết là nhóm

trưởng hay thư ký, mà có thể là một thành viên của nhóm đại diện trình bày kết quả

làm việc của nhóm).

* Giáo viên tổng kết và chuẩn xác kiển thức.

* Sau cùng giáo viên nên có nhận xét ngắn gọn về tình hình làm việc của các

nhóm để kịp thời động viên khuyến khích các nhóm làm việc tốt và rút kinh

nghiệm cho các nhóm làm việc chưa tốt.

Ví dụ 7: Khi dạy các bài 8- Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển,



Bài 16 – Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta, Bài 17 – Lao động và việc

làm, Bài 31 – Vấn đề phát triển thương mại, du lịch, Bài 42 – Vấn đề phát triển

kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo, Bài 43 – Các vùng

kinh tế trọng điểm .

Trong các bài học này tôi đã áp dụng các hoạt động: cho cả lớp tìm hiểu ở vấn đề

chung, từng nhóm tìm hiểu các vấn đề khác nhau trong nội dung bài học,còn cá

nhân thì trình bày những câu hỏi khó đòi hỏi tư duy và có kiến thức sâu rộng.

Để tổ chức các hoạt động học tập của học sinh được thuận lợi và đỡ mất thời

gian, nếu có điều kiện nên sử dụng phiếu học tập. Phiếu học tập là những tờ giấy

rời, trên đó xác định nhiệm vụ nhận thức (Các câu hỏi, bài tập…) mà học sinh phải

hoàn thành nhiệm vụ đó trong một thời gian ngắn.

2.4. Kết quả đạt được:

Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, tôi

nhận thấy rằng kết quả học tập bộ môn của học sinh cao hơn rất nhiều so với

những năm học trước. Thực tế qua các tiết dạy, tôi thấy: học sinh nắm bài chắc

hơn, hiểu bài sâu hơn, học sinh có kỹ năng phân tích, tổng hợp, so sánh… kỹ năng

tư duy lôgic các đối tượng địa lý rất tốt đồng thời phát huy được tính tích cực sáng

tạo, bồi dưỡng phương pháp tự học, bỏ được thói quen học thụ động, ghi nhớ.

Song điều tôi tâm đắc nhất là khi các em nắm được kỹ năng khai thác kiến thức từ

kênh hình và kênh chữ thì các tiết học trở nên sôi nổi không còn trầm lắng, tẻ

nhạt như thường ngày. Nhất là giúp cho các em có điều kiện để nêu suy nghĩ của

mình, giúp các em tự tin, hiểu biết lẫn nhau cũng từ đó xây dựng được mối quan hệ

giữa thầy và trò trong giờ học.

Hơn thế nữa việc rèn luyện cho các em kỹ năng khai thác kiến thức trên

tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ…hay trong học tập, còn rèn được cho các em trí thông

minh, sáng tạo, giúp các em ôn luyện, củng cố khắc sâu kiến thức đã học một cách

ngẫu nhiên, tự giác, không mang tính áp đặt, thụ động. Bên cạnh đó ngoài việc tự

học các em còn biết trao đổi thảo luận với bạn trong nhóm, trên lớp, đề xuất ý kiến.

Với phương pháp và cách làm trên, tôi thấy có sự chuyển biến tích cực về chất

lượng học tập của học sinh trường tôi, nhất là đối với học sinh theo học Khối C.

Học sinh tích cực, chủ động hơn trong học tập và ôn luyện thi, tự học và nghiên

cứu thêm, chịu khó tìm hiểu kiến thức để hoàn thiện nội dung và phương pháp làm

bài, xác định đề và kĩ năng làm bài ngày càng chuẩn hơn với yêu cầu của đề bài.

Kết quả thực tế là đã góp phần tạo nên chất lượng học sinh trong các kì thi khá

cao đặc biệt là qua các kì thi đại học 3 năm trở lại đây mặc dù tôi không trực tiếp

đứng dạy lớp chọn khối C nhưng tôi đã áp dụng vào các lớp đại trà mà tôi dạy thì

các em thi đại học và tốt nghiệp đạt 9,0 và 9,5 điểm, mỗi năm được 3 đến 4 học

sinh. Đây là điều rất đáng mừng, tôi sẽ tiếp tục ứng dụng các phương pháp này

trong các năm học tiếp theo.



Bảng tổng hợp điểm và tỷ lệ điểm của HS ớ các lớp

Điểm Số

Tỷ lệ %

lượng

Lớp TN Lớp ĐC Lớp TN Lớp ĐC

1

2

3

4

5

6

7

8

9

9,5

Tổng



0

0

0

0

3

16

12

9

1

2

43



0

0

4

3

8

14

10

5

0

1

45



0.0

0.0

0.0

0.0

6.9

37.3

27.9

20 .9

2.3

4.7

100



0.0

0.0

8.9

6.7

17.7

31.2

22.2

11.1

0.0

2.2

100



- Thi tốt nghiệp trong các năm học vừa qua của bộ môn Địa lí của Nhà trường :

+ Học sinh đạt điểm 8 - 10 là 19,5%

+ Học sinh đạt điểm khá, giỏi trên 70%

+ Học sinh đạt trung bình trở lên trên 97%

+ Không có học sinh bị điểm kém.

- Thi Đại học, Cao đẳng có nhiều em đạt điểm 8,5 trở lên, góp phần đóng góp vào

thành tích của nhà trường có nhiều em thi đạt tổng điểm 3 môn Khối C trên 24

điểm, năm học 2014 -2015 tôi cũng có 3 học sinh đạt 25,5 điểm trở lên và 3 em

này có 2 em 9,0 điểm và 1 em đạt 9,5 điểm.



PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

3.1. Kết luận.

Việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, phương pháp dạy Địa lí nói

riêng là một yêu cầu cần thiết và cấp bách, nhưng quan trọng hơn là việc áp dụng

phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học đó như thế nào để đạt kết quả

cao trong dạy và học. Vì vậy, đối với từng đối tượng học sinh mà người giáo viên

cần phải vận dụng linh hoạt, có hiệu quả các phương pháp đặc trưng của bộ môn,

để thực hiện quá trình dạy học đạt kết quả cao.



Qua kinh nghiệm bản thân tôi thấy rằng áp dụng phương pháp dạy học đổi

mới đôi lúc vẫn còn khó khăn nhưng không phải là không làm được, chỉ cần người

giáo viên đủ lòng nhiệt tình, trách nhiệm và mạnh dạn tiến hành từng bước, từ dễ

đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.

Vì vậy, tôi viết đề tài này cũng không ngoài mục đích nêu lại kinh nghiệm

mà bản thân tôi đã trải nghiệm qua thực tế giảng dạy để đồng nghiệp tham khảo.

Hy vọng rằng với chính lòng nhiệt huyết yêu nghề của tôi cũng như của đội ngũ

giáo viên sẽ đem lại nhiều cách dạy mới, hiệu quả hơn, để phục vụ tốt hơn nữa cho

sự nghiệp giáo dục mà chúng ta đã chọn.

3.2. Những kiến nghị sau quá trình thực hiện.

Để giúp giáo viên có được những giờ dạy sôi nổi và đạt kết quả cao học

sinh học tập tích cực, phát huy được năng lực và khả năng tư duy tốt của mình

trong học tập tôi đề nghị nhà trường trang bị thêm cho bộ môn các loại thiết bị đồ

dùng dạy học như bản đồ, lược đồ, tranh ảnh địa lý, băng hình…có thể là một

phòng học cho bộ môn để học sinh có nhiều tiết học trên máy, băng đĩa mà lĩnh hội

kiến thức từ đó có thể vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.Nhà trường nên đầu

tư hơn về cơ sở vật chất để học sinh có được những tiết thực địa, tham quan, ngoại

khóa để học sinh được hiểu biết sâu và rộng hơn từ đó thêm yêu thích bộ môn.

Trên đây là một vài kinh nghiệm của tôi đã thực tế áp dụng trong quá trình

giảng dạy, tôi muốn bày tỏ cùng các bạn đồng nghiệp và rất mong nhận được sự

góp ý quý báu của các bạn.

Xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ



Hoằng Hóa, Ngày 01tháng 6 năm 2016

Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh

nghiệm của mình viết, không sao chép nội dung

của người khác.

Người viết



Nguyễn Thị Phượng



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

×