1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Kế toán >

Tình hình xuất khẩu gạo trên thế giới.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.54 KB, 47 trang )


Chương II Thực trạng khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường thế giới.

2.1 Khái quát về tình hình xuất khẩu gạo.


2.1.1 Tình hình xuất khẩu gạo trên thế giới.


Xuất khẩu gạo thế giới tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển. Trong nhiều thập niên qua, các nước đang phát triển vẫn thường chiếm 75-80 tổng
lượng xuất khẩu gạo thế giới. Từ năm 1994, thị phần xuất khẩu gạo ở một số nước cơng nghiệp phát triển có xu hướng tăng lên nhưng cũng chỉ ở mức 23.5. Những
năm gần đây xuất khẩu gạo của các nước đang phát triển chiếm trên 80 phần còn lại của các nước phát triển chiếm gần 20. Theo phạm vi từng đại lục thì Châu Á
trong thời gian gần đây xuất khẩu lớn nhất, chiếm tỷ trọng trung bình khoảng 75 so với tỷ trọng nhập khẩu trung bình 56,sau đó là Châu Mỹ xuất khẩu chiếm
trung bình trên 20 so với tỷ trọng nhập khẩu trung bình trên 17. Cả ba Châu còn lại là Châu Âu, Châu Đại Dương, Châu Phi chỉ chiếm 5 tổng xuất khẩu gạo
thế giới. Ngoài phần trao đổi nội bộ Châu Á xuất siêu lớn nhất, trung bình 3,5-4 triệu tấn hàng năm, Châu Mỹ có xuất siêu nhưng không ổn định.Châu Đại Dương
không đáng kể. Như vậy hàng năm , dòng gạo thế giới lớn nhất chảy từ Châu Á sang Châu Phi, trung bình từ 2,5-3 triệu tấn, sau đó là dòng gạo từ Châu Á chảy
sang Châu Âu khoảng gần 1triệu tấn. Nếu xét chung tình hình xuất khẩu trong suốt giai đoạn 1989-1994, có thể xếp đội ngũ các nước xuất khẩu gạo theo trật tự sau:
Thái lan, Mỹ,Việt Nam,Pakistan, Trung Quốc, Ấn Độ. Từ năm 1995-1996 tương quan lực lượng giữa các nước xuất khẩu gạo có sự thay đổi theo trật tự mới: Thái
Lan, Ấn Độ, Việt Nam, Mỹ, Pakistan.Từ năm 1996-1997Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ hai sau Thái Lan và giữ vị trí đó cho đến ngày nay.
Tình hình xuất khẩu gạo ở một số nước xuất khẩu gạo chính:
11
Thái Lan là nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo. Trong ba năm gần đây Thái Lan đã xuất khoảng 25 triệu tấn thóc năm, trong đó 40-50 là để cho xuất khẩu.
Năm 2002, Thái Lan xuất khẩu 7 triệu tấn gạo, trong đó gạo thơm Hương Nhài chiếm khoảng 20 và chủ yếu xuất khẩu sang Mỹ. Gạo chất lượng cao của Thái
Lan, đặc biệt là gạo thơm Hương Nhài luôn cạnh tranh với gạo chất lượng caocủa Mỹ, Thái Lan còn là nhà xuất khẩu chính hạt gạo dài chất lượng thấp.Mặc dầu Thái
Lan đứng đầu thế giới vế lượng gạo xuất khẩu, song năng suất lúa của Thái Lanchỉ khoảng 2,3 tấnha.Các giống lúa của Thái Lan được thế giới ưa chuộng và thường
được trả giá cao so với các giống lúa của đối thủ cạnh tranh trong khu vực. Giá xuất kho gạo 10 và 15 tấm của Vịêt Nam chỉ bằng khoảng 90-95 của gaọ
Thái Lan với chất lượng tương đương.Tuy nhiên gần đây niên vụ 20012002 giá gạo xuất của Việt Nam lại cao hơn của Thái có lẽ một phần là do đồng Bạt mất giá
nên cạnh tranh vế giá ngày một tăng từ phía các nhà xuất khẩu gạo ấn định, mặt khác cũng là do một lượng lớn gạo xuất khẩu từ Việt Nam là theo các hợp đồng
cũ.Thị trường xuất khẩu gạo của Thái Lan khá đa dạng. Tuy Châu Á vẫn là thị trường xuất khẩu gạo chính, nhưng gạo Thái Lan cũng đã thâm nhập sâu vào thị
trường Châu Phi, Trung Đông, Châu Âu và Châu Mỹ. Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới.Sản lượng lúa của Việt Nam
bình quân đạt khoảng 32,9 triệu tấn năm trong giai đoạn 2000-2002, trơng đó xuất khẩu gạo đạt khoảng 3.5 triệu tấnnăm và đến năm 2005 xuất khẩu gạo của Việt
Nam đã đạt trên 5 triệu tấn. Kế từ năm 1999 khi bắt đầu thực hiện chính sách đổi mới xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng nhanh. Gạo xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu
thuộc nhóm giống India có chất lượng trung bình và thấp.Chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đầu thập kỷ 90 đã được cải thiện đáng kể, tuy nhiên mấy năm
gần đây lại đang có chiều hướng giảm sút. Thị trường xuất khẩu gạo chính của Việt Nam là Inđônêxia, Philippines, Singapore,Malaysia, Cuba,Châu Phi và Trung
ĐôngIrăc. Xuất khẩu gạo của Vịêt Nam chủ yếu được thực hiện thơng qua các
12
hợp đồng chính phủ và thường được ký kết thoả thuận trước một năm so với thời điểm giạo hàng.
Mỹ là nước xuất khẩu gạo lớn thứ ba thế giới hàng năm xuất khoảng 2,5-3 triệu tấn và chủ yếu cạnh tranh trên thị trường gạo chất lượng cao- loại gạo có chất lượng
gạo trung bình. Thị phần gạo của Mỹ trên thị trường gạo thế giới 20 năm gần đây đã liên tục giảm do có sự xuất hiện của Việt Nam cũng như các đối thủ cạnh tranh
khác ở Châu Mỹ La Tinh. Gạo Mỹ chủ yếu xuất sang thị trường Bắc Mỹ và Nam Mỹ, Mỹ xuất khẩu gạo nhiều nhất sang Mexico, khoảng 403,5 nghìn tấn niên vụ
200001. Mỹ cũng xuất khẩu một lượng gạo đáng kể sang Nhật Bản trong khuôn khổ cam kết WTO về mức tiếp cận thị trường tối thiểu. Thành công của Mỹ trong
xuất khẩu gạo chủ yếu là nhờ có gạo chất lượng cao, có tiêu chuẩn phân loại và khả năng vế mặt công nghệ đảm bảo cung ứng đúng chất lượng đúng chủng loại giống
cho khách hàng. Trung Quốc xuất hiện trên thị trường quốc tế như là một nước xuất khẩu gạo lớn
với mức xuất khẩu kỷ lục là 3,7 triệu tấn trong năm 1998. Diện tích đất trồng lúa của Trung Quốc có xu hướng giảm kể từ niên vụ 19992000 và do vâỵ xuất khẩu
cũng bắt đầu giảm. Ấn Độ cũng là một trong số các nước xuất khẩu gạo lớn, song chất gạo xuất khẩu
của Ấn Độ cũng giảm kể từ 1998. Những thay đổi trong chính sách giá cả ở Ấn Độ khiến cho lượng gạo dư thừa khơng có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Ấn Độ thường xuất khẩu gạo thơm “Basmati” chất lượng cao sang Châu Âu và Mỹ, gạo không thay đổi chất lượng thấp sang Nam Phi và Trung Đông.
Các nước xuất khẩu gạo lớn khác bao gồm Pakistan , Úc ,Urugoay , Ai Cập ,Myanma, EU và Argentina. Tình hình xuất khẩu của một số nước này theo số liệu
dưới bảng sau.
13
Bảng 1: Xuất khẩu gạo thế giới. Đơn vị: 1000 tấn.
2003 2004
Ước 2005 Tổng cộng
27550 27116
28291 Thái Lan
7552 10.137
7250 Việt Nam
3795 4295
5100 Ấn Độ
4421 3172
4500 Mỹ
3834 3090
3900 Pakistan
1958 1986
2650 Ai Cập
579 820
1100 Urugoay
675 804
750 Trung Quốc
2583 880
700 Argentina
170 249
350 Myanmar
388 130
175 EU-25
220 187
175 Austalia
141 131
125 Các nước khác
1234 1229
1516 Theo thời báo kinh tế Việt Nam

2.1.2. Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam


Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

×