1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Quản trị kinh doanh >

Chính sách tỷ giá hối đối: Chính sách lãi suất: Lãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (906.57 KB, 92 trang )


50
triển được vì khơng đủ sức cạnh tranh với hàng ngoại. Nếu tiếp tục bảo hộ ngành công nghiệp nội địa thì chính các ngành này sẽ mất dần khả năng cạnh tranh. Làm
thế nào để vừa nuôi dưỡng, vừa nâng cao khả năng cạnh tranh của những ngành cơng nghiệp non trẻ để đáp ứng đòi hỏi cạnh tranh trong thời gian hội nhập sắp tới
thực sự là một thách thức. Mặt khác, thuế nhập khẩu được phân loại dựa vào công dụng đã tạo ra kẽ hở cho gian lận và tiêu cực.
Bên cạnh đó, chính sách thuế giá trị gia tăng hiện nay vẫn còn một số điểm
cần tiếp tục hoàn thiện. Thuế giá trị gia tăng được kê khai theo hai phương pháp phương pháp trực tiếp và phương pháp khấu trừ và còn nhiều mức thuế suất làm
cho việc kê khai, khấu trừ, quyết toán thuế, quản lý thuế rất phức tạp. Mặt khác, quy định về thanh toán qua ngân hàng đối với hàng xuất khẩu là chưa phù hợp với điều
kiện thực tiễn ở Việt Nam. Ngoài ra, một trong những tồn tại lớn của ngành thuế hiện nay là chưa có đủ các điều kiện cần thiết để đảm bảo tính khả thi của chính
sách thuế, đặc biệt là về công tác quản lý theo dõi báo cáo thuế, thu thuế, công tác quản lý đội ngũ cán bộ ngành thuế,….

2.3.2.2 Chính sách tỷ giá hối đối:


Có thể coi chính sách tỷ giá trong điều kiện hội nhập như một trong những cánh của để đóng, mở, hạn chế hoặc đón nhận các luồng vốn và hàng hố dịch vụ từ
trong nước ra nước ngồi và ngược lại. Vì vậy, chính sách tỷ giá cần thận trọng nhưng hết sức mềm dẻo, tuân theo quy luật kinh tế thị trường.
Sau khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực năm 1997, Việt Nam đã lựa chọn cơ chế tỷ giá thả nổi có điều tiết, từ bỏ cơ chế tỷ giá neo mềm. Theo đó, tỷ giá thị
trường được giao dịch quanh tỷ giá chính thức do Ngân hàng nhà nước NHNN công bố và một biên độ được ấn định sẵn. Việc thay thế tỷ giá chính thức bằng tỷ
giá bình quân liên ngân hàng cho thấy tỷ giá do NHNN công bố phản ánh mức tỷ giá do thị trường quyết định. NHNN tham gia vào thị trường bằng hoạt động mua
bán ngoại tệ trên thị trường này. Trước quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, trên nền tảng cơ chế tỷ giá
đã lựa chọn, việc điều hành chính sách tỷ giá của NHNN đang thực hiện theo hướng ngày càng linh hoạt hơn. Trong thời gian qua, NHNN đã thực thi lộ trình linh hoạt
51
hố tỷ giá kể từ năm 2004 qua nhiều bước. Đầu tiên là bãi bỏ các trần cố định về tỷ giá kỳ hạn để thay bằng chênh lệch lãi suất tháng 5-2004. Tiếp theo là thừa nhận
tính tự do chuyển đổi của ngoại tệ mạnh, cho phép chuyển đổi giữa các ngoại tệ khơng cần chứng từ, chính thức áp dụng quyền chọn ngoại tệ tháng 11-2004. Các
ngân hàng thương mại tiến hành thí điểm quyền chọn USD và tiền đồng trong điều kiện được tự do thoả thuận phí quyền chọn. Bỏ biên độ giao dịch USD tiền mặt, cho
thí điểm cơ chế mua bán ngoại tệ mặt theo giá thoả thuận tháng 07-2006. Những bước đi này có tác dụng để thị trường tự điều chính tỷ giá đến khi Việt Nam chưa
thể áp dụng tỷ giá thả nổi hồn tồn.Trong chiến lược điều hành chính sách tỷ giá, NHNN ln coi trọng tính thị trường, đã cung ứng cho thị trường nhiều công cụ để
xác lập tỷ giá cân bằng.

2.3.2.3 Chính sách lãi suất: Lãi


suất ngân hàng đã từng bước tự do hóa tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng thương mại chủ động, tự chủ trong việc ấn định lãi suất và cho vay. Các
doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận vốn tín dụng để mở rộng sản xuất kinh doanh với chi phí sử dụng vốn hợp lý, mang lại hiệu quả sử dụng cao nhất.
Lãi suất ngoại tệ
Từ giữa năm 2001 Ngân hàng Nhà nước đã bỏ cơ chế biên độ lãi suất đối với cho vay bằng USD và cho phép các ngân hàng thương mại tự xác định lãi suất cho
vay dựa vào lãi suất quốc tế và cung cầu vốn ngoại tệ trong nước. Việc tự do hóa lãi suất cho vay để mở rộng tín dụng là chính sách đúng đắn và có xu hướng tích cực.
Đây là bước đổi mới phù hợp với tinh thần của Luật ngân hàng, phù hợp với cơ chế thị trường và thơng lệ quốc tế.
Việc thực hiện chính sách tự do hóa lãi suất cho vay ngoại tệ khơng ảnh hưởng lớn đến lãi suất cho vay ngoại tệ vì cung vẫn lớn hơn cầu và đã tạo điều kiện
mở rộng hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại, giúp ngân hàng chủ động hơn trước những biến động về lãi suất trên thị trường tài chính thế giới, giảm
rủi ro trong việc kinh doanh nguồn vốn ngọai tệ. Lãi
suất cho vay nội tệ Từ năm 2002 Ngân hàng Nhà nước thực hiện cơ chế điều hành lãi suất theo
hướng cho phép các tổ chức tín dụng và khách hàng tự thỏa thuận lãi suất cho vay
52
trên cơ sở cung cầu vốn trên thị trường và mức độ tín nhiệm đối với khách hàng. Tuy không quy định biên độ so với lãi suất cơ bản nhưng Ngân hàng Nhà nước
công bố lãi suất cơ bản để tham khảo và định hướng thị trường. Đây là hướng đi về tự do hóa lãi suất, tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại mở rộng hoạt động
cho vay, linh hoạt, chủ động trong việc kinh doanh.
2.4 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI:

2.4.1 Thuận lợi:


Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

×