3.2 Một số giải pháp nhằm mở rộng thò trường cho Công ty May Tây Đô đến năm 2010
3.2.1 Biện pháp Marketing
Các chuyên gia trong ngành dệt may cho rằng, để ngành này cạnh tranh được trên thò trường quốc tế, cần phải có những nổ lực từ hai phía: nhà nước và
doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phải tự mình nâng cao tính cạnh tranh trên bốn yếu tố là chất lượng, giá cả, tiếp thò và uy tín thương hiệu.
Bản thân công ty May Tây Đô để nâng cao được hiệu quả sản xuất-kinh doanh, mở rộng thò trường, cần có những giải pháp để có thể khai thác các cơ hội
bằng chính những thế mạnh sẵn có của mình, đồng thời không ngừng nổ lực để ngăn chặn hoặc hạn chế những nguy cơ, khắc phục những điểm yếu của đơn vò.
Những giải pháp này phải xuất phát từ thông tin môi trường bên trong và ngoài doanh nghiệp, kể cả những giải pháp có được từ kinh nghiệm của các doanh
nghiệp cùng ngành trong nước và ở ngoài nước.
Cơ sở để doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh bao gồm: - Sử dụng tối đa lợi thế của doanh nghiệp Việt Nam trong phân công lao
động quốc tế để khai thác công nghệ, vốn, thò trường trong điều kiện kinh doanh của đất nước
- Phân tích các nguồn lực sẵn có và tiềm năng của bản thân doanh nghiệp - Nghiên cứu thò trường để biết được khách hàng là ai, nhu cầu ra sao, thò
hiếu thế nào, đối thủ cạnh tranh là ai, có những thế mạnh hay điểm yếu gì... để từ đó có những chiến lược marketing thích hợp
- Phải tìm những giải pháp nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh cao nhất
3.2.1.1 Sản phẩm Product
Hiện nay, hàng dệt may của Việt Nam nói chung, công ty May Tây Đô nói riêng vẫn còn gia công cho các công ty nổi tiếng nước ngoài chiếm phần lớn,
hiếm khi doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm may mặc bằng chính thương hiệu của mình. Để có thể mở rộng thò trường mới, củng cố thò trường truyền thống,
tăng nhanh hàng xuất khẩu trực tiếp bằng thương hiệu của mình, doanh nghiệp
56
phải thực sự bước vào giai đoạn phấn đấu bền bỉ, quyết liệt một cách toàn diện từ cải tiến mẫu mã, tăng chủng loại mặt hàng mới, nâng cao chất lượng sản
phẩm, giảm mọi khoản chi phí, hạ giá thành hàng hóa...
Theo một cuộc điều tra, 80 doanh nhân Trung Quốc được hỏi cho rằng nâng cao chất lượng sản phẩm là việc làm quan trọng hàng đầu trong chiến lược
phát triển. Chất lượng cao mới đảm bảo được uy tín với đối tác nước ngoài, tạo lập quan hệ ổn đònh và lâu dài. Đây chính là chỉ tiêu có tính quyết đònh để hàng
hóa xâm nhập thò trường. Do đó, những biện pháp cụ thể để giữ vững và nâng cao chất lượng hàng hóa là phải kiểm tra chặt chẽ nguyên phụ liệu đưa vào quá
trình sản xuất, tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu của khách hàng về chủng loại hàng, quy trình sản xuất, quy cách kỹ thuật, nhãn mác, bao bì... Để nâng cao tính
cạnh tranh của sản phẩm, công ty cần:
- Xác đònh rõ sản phẩm và thò trường chủ lực của mình để có chiến lược đầu tư và tiếp thò phù hợp. Trên cơ sở đó, tích cực đầu tư đổi mới công nghệ và
thiết bò, củng cố và mở rộng sản xuất.
- Tìm mọi cách để tăng năng suất lao động, triệt để tiết kiệm chi phí nhằm giảm giá thành một cách đáng kể so với hiện nay. Đây là giải pháp chủ yếu để
tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm.
- Quản lý chất lượng tổng hợp từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng của quy trình sản xuất nhằm giảm sai sót của sản phẩm. Thực hiện quản lý sản xuất kinh
doanh theo các tiêu chuẩn quốc tế như ISO 9000, ISO 14000, SA8000...
- Chú trọng đến chiến lược xây dựng thương hiệu của đơn vò. Phải xem thương hiệu là tài sản vô hình, là yếu tố quyết đònh sự sống còn của doanh
nghiệp
Tuy nhiên, theo ông Lê Quốc n- chủ tòch Hiệp hội Dệt may Việt Nam - thì các doanh nghiệp nên xem xét lại vấn đề đầu tư thương hiệu một cách có
hiệu quả. Nếu nhắm vào khai thác thò trường nội đòa, việc đầu tư thương hiệu là rất cần thiết. Nhưng nếu nhắm vào thò trường xuất khẩu thì việc nổ lực đầu tư
thương hiệu riêng để bán hàng chỉ là lãng phí và tốn kém vô ích. Qua khảo sát của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, người tiêu dùng ở các nước trên thế giới chỉ tín
nhiệm những thương hiệu của các trung tâm thời trang lớn hoặc các nhà phân phối như Hugo Boss, Christian Dior, Wallmart... Số lượng các nhãn hiệu hàng
57
may sẵn chiếm vò trí toàn cầu này không nhiều, chỉ khoảng 30-40 đơn vò và được đầu tư hàng tỷ đô la để xây dựng thương hiệu. Hiện nay Việt Nam đã có được
một số thương hiệu bán được sang châu Âu và Mỹ của các nhà thiết kế Minh Hạnh, Minh Khoa, Trọng Nguyên... nhưng số lượng chỉ dừng lại ở mức vài trăm
chiếc. Do vậy, xây dựng thương hiệu cho một nhà sản xuất có quản lý tốt, chất lượng bảo đảm và có khả năng làm hàng xuất khẩu từ thiết kế đến thực hiện thì
mới có khả năng bán được hàng triệu sản phẩm và làm đơn hàng giá cao hơn.
- Tăng cường khả năng tạo mẫu, thiết kế và sản xuất các sản phẩm theo phương thức mua nguyên liệu, bán thành phẩm, đặc biệt sử dụng nguyên liệu
trong nước với giá cạnh tranh là giải pháp quan trọng không chỉ cho các doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam mà còn có cả Công ty May Tây Đô khi nhắm
vào thò trường Hoa Kỳ, EU.
- Nâng cao chất lượng và thực hiện đa dạng hóa sản phẩm: thông qua việc nâng cao tay nghề công nhân, có chính sách ưu đãi để giữ công nhân giỏi
- Tiếp tục đầu tư để đổi mới trang thiết bò, máy móc - Quan tâm thỏa đáng để đầu tư vào công nghiệp thiết kế thời trang, có
chính sách khuyến khích và hỗ trợ cho các nhà thiết kế. Đây cũng chính là một trong những mặt hạn chế của May Tây Đô trong những năm qua.
- Chú ý đến tính độc đáo của sản phẩm thông qua việc sử dụng chất liệu thổ cẩm, sản phẩm thêu tay, đan, ren...
- Chú ý đến chất liệu làm ra sản phẩm may: đa số người Mỹ, người châu Âu có sở thích tiêu dùng hàng dệt kim, hàng vải cotton hoặc chất liệu có hàm
lượng cotton cao
- Đầu tư thỏa đáng vào công nghệ bao bì cho sản phẩm may mặc. Bao bì không những tạo được sự hấp dẫn, lôi cuốn mà còn phải nêu được các thông tin
về tính chất và chất lượng sản phẩm. Thiết kế bao bì phải phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Bao bì phải đảm bảo gọn gàng để giảm chi phí vận chuyển, lưu
kho. Nhiều người cho rằng, nâng cao chất lượng bao bì, nhãn hiệu sẽ làm tăng giá hàng hóa. Thực tế, ngược lại, chính bao bì chất lượng cao lại làm giảm giá
hàng hóa do giảm tổn thất khi vận chuyển, nhập kho bảo quản và trong bán hàng. Đặc biệt, đây cũng là trợ thủ đắc lực nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh
cho hàng may mặc Việt Nam trên thò trường Mỹ.
58
- Hiện nay công nghiệp may mặc Mỹ, các nước trong khối EU chưa biết nhiều về chất lượng may mặc Việt Nam. Do đó, các công ty may Việt Nam nói
chung, May Tây Đô nói riêng nên tiêu chuẩn hóa chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm tạo lòng tin cho khách hàng nước ngoài.
- Đảm bảo thực hiện các hợp đồng xuất khẩu lớn đúng thời hạn quy đònh: đây cũng là một biểu hiện khả năng cạnh tranh của nhà cung cấp: May Tây Đô
là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do đó, để cạnh tranh được với các nước trong khu vực, đặc biệt là các doanh nghiệp Trung Quốc về khả năng cung ứng thì việc
tăng cường việc liên kết giữa các doanh nghiệp ngành may có ý nghóa quan trọng. Vì thế, Tây Đô có thể chủ động hợp tác sản xuất với một số đơn vò cùng
ngành như Việt Tiến, Phương Đông... để đảm bảo một lô hàng may dù do nhiều doanh nghiệp thực hiện nhưng vẫn đạt được các tiêu chuẩn xuất khẩu đồng nhất,
có chất lượng cao.
- Tiến hành nghiên cứu thò trường trong và nước ngoài, xác đònh phân khúc thò trường, tìm hiểu nhu cầu, thò hiếu của khách hàng, đồng thời xác đònh đối thủ
cạnh tranh của đơn vò
- Quảng cáo sản phẩm, nhãn hiệu và hình ảnh của doanh nghiệp đến những thò trường mục tiêu của doanh nghiệp
- Để bán được “cái thò trường cần”, công ty phải nghiên cứu và nắm bắt được thò hiếu của người nước ngoài, đặc biệt là người tiêu dùng Mỹ và EU, đối
với sản phẩm vì chúng rất phong phú, đa dạng, có thể khái quát một số nét nổi bật sau:
Sản phẩm phải được thiết kế phù hợp với đặc tính văn hóa của người Mỹ, châu Âu; chú ý là nét văn hóa này rất khác người châu Á, cho nên doanh nghiệp
cần thuê tư vấn thiết kế sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật mà nhà nhập khẩu Mỹ, EU yêu cầu.
Không ngừng nâng cao chất lượng hàng hóa mới có thể cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại của các nước khác.
Đóng gói bao bì hàng hóa cũng là một yếu tố quan trọng mà người tiêu dùng nước ngoài rất quan tâm. Nói chung, đối với người tiêu dùng Mỹ, EU, Nhật
Bản giá cả sẽ không thành vấn đề so với chất lượng và bao bì hàng hóa, nhưng không vì thế mà có thể bán quá giá, nên có những chuyến xuất thử với số lượng
59
nhỏ để tổng hợp và tính toán được tất cả chi phí bỏ ra mà quy ra giá thành chính xác xem có hợp lý đối với người tiêu dùng tại những thò trường này hay không.
Khi tiêu thụ sản phẩm may mặc trực tiếp tại thò trường Mỹ, EU công ty cũng cần chấp nhận phương thức sẵn sàng nhận lại hàng, cho đổi lại hàng vì sự
không vừa vặn của quần áo, giày dép thường mang lại cảm giác khó chòu rất lớn đối với họ.
3.2.1.2 Giá cả Price