i
S
∑
: Hệ số thời vụ tháng đó
Q
∑
: Số lượng khách du lịch trong cả năm. Chẳng hạn, số liệu dự kiến về số lượng khách du lịch năm tới là 950 ngàn người.
Vậy số khách du lịch ước lượng trong tháng 6 năm tới là:
1,132 950 89,616
12 ×
=
ngàn. Cơng dụng này rất cần thiết cho việc lập kế hoạch các tháng trong một năm,
nếu đã có con số kế hoạch cả năm, hoặc có số liệu dự đốn lượng khách du lịch cả năm.
- Cũng qua biến động thời vụ, có thể lập kế hoạch tác nghiệp cụ thể về các mặt của cơng ty. Từ ví dụ trên, có thể thấy, theo quy luật tháng 1 là thời gian du lịch xuống
thấp nhất, liền đó tháng 2, cũng có lượng du lịch tương đối thấp. Từ tháng 5 trở đi, lượng du lịch tăng lên nhanh chóng và chỉ giảm đôi chút cho đến cuối năm. Như
vậy tháng 1 và tháng 2 cần chuẩn bị các điều kiện cho việc phục vụ căng thẳng những tháng 6, 7, 8, 9... sửa chữa nâng cấp các khách sạn, nhà nghỉ, đại tu các máy
mọc, thiết bị, nội thất, chuẩn bị các nguồn hàng, tập huấn hoặc mở hội thi tay nghề cho nhân viên kỹ thuật phục vụ, giải quyết phép năm v.v...
Để quy luật phát hiện được chính xác, cần chú ý: - Quan sát riêng khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa, vì quy luật du lịch
của 2 loại này không giống nhau. - Với khách quốc tế, cần tách riêng khách du lịch thuần túy, có biến động theo mùa
theo quy luật, và số sang dự hội nghị quốc tế, hội thảo chính trị, liên hoan nghệ thuật. Loại sau này có tính bất định rất cao, nhiều khi khơng có quy luật nào cả.
6.4. Các nhân tố quyết định thời vụ du lịch.
Tính thời vụ trong du lịch đã gây ra rất nhiều khí khăn cho việc kinh doanh có hiệu quả của ngành du lịch. Do vậy muốn nâng cao hiệu quả trong kinh doanh
du lịch. Cần nghiên cứu sâu và tỷ mỉ những nhân tố quyết định tính thời vụ trong du lịch không chỉ trong phạm vi một đất nước mà cả những vùng riêng biệt với
những điều kiện cụ thể. Nhiệm vụ đặt ra khi nghiên cứu là:
- Chỉ ra những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng quyết định đến tính thời vụ. - Định ra hướng tác động của từng nhân tố lên cung và cầu trong du lịch
- Xác định mức độ tác động của từng nhân tố và ảnh tổng hợp của các nhân tố.
123
Sự nghiên cứu các nhân tố một cách khoa học sẽ cho phép các cơ quan và cán bộ du lịch định ra chính sách phát triển ngành, phát triển vùng và xí nghiệp du
lịch một cách đúng đắn nhằm giảm bớt tác động bất lợi của đa số các nhân tố và kết quả là kéo dài được thời vụ du lịch.
Rất nhiều tác giả nghiên cứu các nhân tố và tác động của chúng lên thời vụ du lịch. Một số trong họ chưa chỉ ra đủ các nhân tố, một số khác lại đánh giá quá
cao ảnh hưởng của một vài nhân tố như khí hậu, thời gian rỗi,… một số khác lại hạ thấp vai trò của một vài nhân tố hoặc chỉ quan sát chung ở một vài khía cạnh.
Những đánh giá khơng đúng có thể dẫn đến sự định hướng không đúng cho sự phát triển của hoạt động du lịch.
Thời vụ du lịch được hình thành dưới tác động của nhiều nhân tố đa dạng, có nhân tố mang tính thiên nhiên, có nhân tố mang tính kinh tế - xã hội, tổ chức kỹ
thuật, có nhân tố mang tính tâm lý,… Một số các nhân tố tác động chủ yếu lên cầu, một số khác tác động chủ yếu lên cung, có nhân tố lại tác động lên cả hai thành
phần của mơi trường du lịch. Thơng qua đó mà gây nên tính thời vụ trong du lịch, tác động của các nhân tố có thể biểu hiện như sau:
Sau đây sẽ nghiên cứu tác động của một số nhân tố chủ yếu sau:
1 - Khí hậu: là nhân tố chủ yếu quyết định tính thời vụ trong du lịch. Nhân
tố này tác động lên cả cung - cầu trong du lịch. Ở đây cần phải nhấn mạnh rằng ảnh hưởng của nhân tố khí hậu thể hiện mạnh mẽ ở các thể loại du lịch như du lịch nghỉ
biển, du lịch nghỉ núi và ở mức độ nhất định là du lịch chữa bệnh. Đối với du lịch nghỉ biển, các thành phần của khí hậu như khí hậu như ánh nắng, độ ẩm, độ mạnh
và hướng gió, nhiệt độ và một số đặc điểm tự nhiên khác quyết định mức độ tiện nghi phud hợp đối với khách du lịch nhỉ biển ở các nước khác nhau cũng khác
nhau. Đối với khách du lịch Bắc Âu, nhiệt độ nước biển từ 15 - 16
o
C là phù hợp để tắm. Trong khi đó đối với khách du lịch Châu Âu thì từ 20 - 25
o
C mới là phù hợp. Điều đó chứng tỏ rằng giới hạn của thời vụ do thời tiết gây ra có thể mở rộng ra
124
hoặc thu hẹp lại tuỳ thuộc vào đòi hỏi của khách du lịch và tiêu chuẩn của họ khi sử dụng tài nguyên du lịch.
Đối với một số thể loại du lịch khác như chữa bệnh, văn hố, và cơng vụ thì ảnh hưởng của điều kiện khí hậu khơng khắt khe như đối với du lịch nghỉ biển. Ví
dụ: chất lượng của nước khống khơng thay đổi trong cả năm, chất lượng của tài nguyên du lịch nhân tạo cũng không thay đổi trong suốt năm. Mặc dù vậy các thể
loại du lịch đó cũng có biểu hiện cường độ khách tập trung chủ yếu vào một số thời gian trong năm, chủ yếu là vào mùa khơ bởi vì thời tiết thuận lợi hơn cho các cuộc
hành trình du lịch. Như vậy, nhân tố khí hậu có ý nghĩa lớn đối với thời vụ du lịch. Đối với du
lịch nghỉ biển và núi, khí hậu quyết định những điều kiện thích hợp chi thời vụ. Đối với các thể loại du lịch khác nó đóng vai trò hiệu chỉnh, hạn chế sự cân bằng của
các cuộc hành trình du lịch và việc sử dụng các tài nguyên du lịch theo thời gian.
2 - Thời gian rỗi: Cũng là nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố không đồng
đều của nhu cầu du lịch. Con người chỉ có thể đi du lịch vào thời gian rối. Tác động của nhân tố này lên thời vụ của du lịch phải xét trên hai khía cạnh. Thứ nhất là thời
hạn nghỉ phép năm do độ dài và thời gian sử dụng phép. Nếu thời hạn ngắn thì họ chỉ sử dụng được 1 lần, khi đó họ có xu hướng chọn thời gian chính vụ để tận
hưởng những ngày nghỉ phép quý giá. Do vậy sự tập trung các nhu cầu có khả năng thanh toán sẽ cao vào thời vụ du lịch. Nhưng ngày nay có xu hướng chung là số
ngày phép năm của dân lao động được tăng lên. Nếu số ngày phép dài, cho phép con người đi du lịch hai lần một năm, thì tỷ trọng tương đối của nhu cầu tập trung
vào thời vụ sẽ giảm trong tổng số nhu cầu cả năm nhờ vậy góp phần giảm cường độ của thời vụ và tăng cường độ tập trung nhu cầu vào người thời vụ.
Việc phân bố thời gian sử dụng phép năm của nhân dân lao động cũng ảnh hưởng đến tính thời vụ trong du lịch. Ví dụ ở một số nước như Bỉ và Hà Lan có
quy định chính thức thời gian sử dụng phép cho nhân viên về điều đó cũng góp
125
phần tập trung nhu cầu vào thời vụ chính, tuy nhiên ảnh hưởng đó khơng nhiều vì ít nước quy định thời gian sử dụng phép.
Sự tập trung nhu cầu vào thời vụ chính còn do việc sử dụng phép theo tập đồn. Một số xí nghiệp ở Pháp hay Thuỵ Sĩ ngừng hoạt động chính vào một số giai
đoạn trong năm và buộc nhân vien phải nghỉ vào thời gian đó. Ngoài ra một số tầng lớp dân cư như giáo viên chỉ có thể đi du lịch vào các kỳ nghỉ của trường học và
nông dân chỉ đi vào những tháng khơng bận mùa màng. Đó cũng là nhân tố làm tăng nhu cầu vào mùa chính.
Khía cạnh thứ hai của thời gian rỗi là thời gian rỗi là thời gian nghỉ của trường học. Thời gian nghỉ tác động lên thời gian rỗi của các học sinh và cha mẹ
chúng. Thời gian này đóng vai trò giới hạn trong việc lựa chọn thời gian của các bậc cha mẹ có con em từ 6 - 15 tuổi. Tác động của thời gian nghỉ cũng phải được
nghiên cứu trên hai mặt đó: độ dài và sự phân bố trong năm. Ở dầu hết các nước, nghỉ hè là kỳ nghỉ dài nhất do đó đối với các nơi phát triển du lịch nghỉ biển khơng
khó khăn gì để nhận ra tác động của nhân tố thời gian nghỉ của trường học lên tính thời vụ du lịch.
Khi nghiên cứu mức độ tác động của thời gian nghỉ lên sự tập trung nhu cầu vào thời vụ chính, các nhà nghiên cứu gặp rất nhiều khó khăn. Chủ yếu là ở mỗi
nước khác nhau thì có cơ cấu khác nhau của dân cư theo tuổi tác và hồn cảnh gia đình. Do vậy việc nghiên cứu đòi hỏi tỉ mỉ, tốn nhiều cơng sức và khó tổng hợp
thành các xu hướng chung. Thời gian gần đây nổi lên 2 xu hướng. - Thứ nhất: Số thanh thiếu niên tự đi du lịch ngày một nhiều và giới hạn tuổi
các học sinh đi nghỉ cùng cha mẹ ngày càng giảm. - Thứ hai: Tuổi thọ trung bình của con người ngày càng tăng, do vậy tỷ trọng
các gia đình có con trong độ tuổi đi học ngày càng giảm trong cơ cấu chung của toàn dân.
Những năm gần đây các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch ngày càng quan tâm đến một phần của dân cư không bị phụ thuộc vào cả thời gian nghỉ phép năm
126
lẫn nghỉ của trường học. Đó là những người ở độ tuổi thứ ba, những người hưu trí. Số lượng của họ ngày càng tăng và đây là một trong những nguồn dự trữ để phân
bố hợp lý hơn nhu cầu du lịch trong năm. Tóm lại, nhân tố thời rỗi có xu hướng biến đổi thuận lợi như sau:
- Xu hướng tăng số ngày phép tăng để có thể sử dụng 2 lầnnăm. - Tỷ trọng người ở độ tuổi thứ ba ngày càng tăng họ là những người được sử
dụng tuỳ ý thời gian đi nghỉ. Đồng thời giảm tỷ trọng số gia đình có con trong độ tuổi đi học.
Những xu hướng trên là điều kiện thuận lợi để hạn chế sự tập trung nhu cầu vào thời vụ chính.
3 - Sự quần chúng hoá trong du lịch: là nhân tố ảnh hưởng tới cầu trong du
lịch. Kết quả của sự quần chúng hoá trong du lịch là mở rộng sự tham gia của số đơng khách có khả năng thanh tốn trung bình, và thường ít có kinh nghiệm đi du
lịch. Những người khách này thường không am hiểu hết thị trường và đi nghỉ biển vào mùa du lịch chính. Họ quyết định như vậy vì các nguyên nhân chủ yếu sau:
- Mặc dù vào thời vụ du lịch chi phí cho việc đi lại và ở cao, nhưng lại có giảm giá cho các đồn đi nghỉ tập thể, và ngồi ra chi phí tổ chức chuyến đi là nhỏ
nhất vì đi theo đồn. Mà đa số khách có khả năng thanh toán hạn chế thường đi nghỉ tập thể và vào chính vụ.
- Những loại khách này thường không thông hiểu điều kiện nghỉ ngơi của từng tháng nên họ chọn thời tiết chính vụ để xác xuất gặp thời tiết bất lợi là ít nhất.
- Ngồi ra là sự ảnh hưởng của sự bắt chước lẫn nhau. Những người mới đi du lịch thường ít biết về điều kiện của từng vùng. Do vậy họ lựa chọn thời gian
nghỉ dưới tác động của tâm lý. Họ hay nghỉ cùng thời gian các nhân vật có tiếng đi nghỉ.
Nếu vậy với sự quần chúng hoá trong du lịch tính thời vụ lại có cường độ càng tăng. Để khắc phục ảnh hưởng bất lợi này người ta thường có tính chính sách
127
giảm giá rõ rệt vào trước và sau vụ chính, đồng thời mở rộng quảng cáo nghỉ ngơi một cách rộng rãi để thu hút khách đi du lịch ngồi vụ chính.
4 - Phong tục là nhân tố có tính bất lợi hợp lý tác động mạnh lên sự tập
trung các nhu cầu du lịch vào thời vụ chính. Thơng thường các phong tục cso tính chất lâu dài và phần nhiều chúng hình thành dưới tác động của các điều kiện kinh
tế - xã hội. Cùng với sự thay đổi điều kiện sẽ tạo thêm nhiều phong tục mới, nhưng không thể chờ đợi sử thay đổi đột ngột của các phong tục cũ, vì dù sao nó góp phần
mang tính chấp nhận được. Điều đó đã được khẳng định trong sự phát triển của thời vụ trong 200 năm gần đây. Ở Việt Nam tác động của nhân tố phong tục lên tính
thời vụ thật mạnh mẽ và rõ ràng. Do phong tục tháng ba là tháng hội hè, nên vào tháng ba âm lịch, hầu hết là hội của các gia đình chùa, các đền và các vùng nổi
tiếng đều tập trung vào tháng ba, bất kể thời tiết ẩm ướt và mưa dầm, như các hội chùa Hương, chùa Thầy, đền Hùng, chùa Tây phương, Hội Lim,… cũng do tác
động của nhân tố phong tục mà thời vụ chính của du lịch nghỉ biển là mùa hè,… Để khắc phục phần nào ảnh hưởng bất lợi của phong tục làm tập trung đột ngột các
nhu cầu vào một thời gian ngắn, phương pháp chủ yếu là mở rộng hoạt động thông tin, tuyên truyền quảng cáo trong thời gian thật dài vì việc thay đổi phong tục của
đất nước, của vùng thường diễn ra rất chậm chạp.
5 - Điều kiện và tài nguyên du lịch: Để có thể phát triển, các thể loại du
lịch nào cũng ảnh hưởng đến thời vụ. Đây là nhân tố tác động mạnh lên cung. Độ dài của thời vụ du lịch ở một vùng phụ thuộc vào các thể loại du lịch phát triển ở
đó.
6 - Sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch: là nhân tố ảnh hưởng đến độ dài
của thời vụ thông qua cung. Cơ cấu của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và cách tổ chức hoạt động trong cơ sở du lịch ảnh hưởng đến việc phân bố các nhu cầu có khả
năng thanh tốn theo thời gian. Ngoài ra, việc phân bố hợp lý các hoạt động vui chơi giải trí tổ chức cho khách hàng cũng có ảnh hưởng nhất định đến việc khắc
phục sự tập trung của luồng khách du lịch. Chính sách giá của cơ quan du lịch ở 128
từng nơi cũng là một trong những nhân tố có tác động đến thời vụ. Các hoạt động tuyên truyền quảng cáo cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phân bố của luồng
khách… Thông thường các nhân tố thuộc ba nhóm nêu trên vừa tác động riêng lẻ vừa
tác động đồng thời, người ta thường thấy ảnh hưởng của một vài nhân tố cùng một lúc. Ngoài ra, tác động của từng nhân tố có thể giảm đi khi có nhân tố khác tác
động theo hướng ngược lại. Ví dụ: Tác động của nhân tố khí hậu sẽ nếu tạo ra cơ cấu của cơ sở vật chất thích hợp, của các phong tục cũng có thể thay đổi được khi
hoạt động thơng tin tốt hơn. Điều đó chứng tỏ rằng chỉ nghiên cứu cường độ và hướng tác động của từng nhân tố một là chưa đủ, mà cần xác lập cả mối liên hệ và
ràng buộc qua lại giữa chúng. Xác lập tác động toàn bộ của chúng lên độ dài của từng thể loại du lịch. Có như vậy mới vạch ta được đủ mọi khả năng kéo dài mùa
kinh doanh du lịch, sử dụng hợp lý hơn nguồn lao động trong cả năm, nâng cao chất lượng phục vụ du lịch và tăng nguồn thu nhập từ du lịch.
6.5. Phương hướng làm giảm bớt tác động của thời vụ trong du lịch: 6.5.1.Ảnh hưởng bất lợi của tính thời vụ:
Tính thời vụ trong du lịch ảnh hưởng bất lợi tất cả các thành phần của quá trình du lịch - tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân viên phục vụ, khách
du lịch v.v… Thời vụ ngắn trong du lịch làm cho việc sử dụng tài nguyên du lịch, sử dụng
cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch khơng hết cơng suất gây lãng phí lớn về nguồn tài nguyên. Ngoài ra nguồn lao động trong cơ sở du lịch cũng không được sử dụng
hết trong năm dễ gây sự chuyển dịch việc làm mối quan tâm của nhân viên trong việc nâng cao trình độ nghiệp vụ.
Do đó cơ sở vật chất kỹ thuật chỉ được sử dụng ít trong năm, nên tỷ trọng các chi phí cố định quy định trong giá thành của dịch vụ hàng hố lớn. Điều đó làm
giảm khả năng áp dụng chính sách giá linh hoạt, gây khó khăn cho tổ chức du lịch.
129
Đối với khách du lịch, thời vụ làm hạn chế khả năng tìm chỗ nghỉ thích hợp với thời gian tự chọn theo ý muốn. Ngoài ra, vào vụ mùa du lịch chính ln xảy ra
tình trạng tập trung nhiều khách du lịch trong phương tiện giao thông trên đường và ở các nơi du lịch, do vậy dẫn đến việc giảm chất lượng phục vụ khách du lịch.
Việc phân bố không đồng đều của hoạt động du lịch theo từng thời gian cũng ảnh hưởng không tốt đến các ngành kinh tế và dịch vụ có liên quan, vì nó dẫn đến
việc phá vỡ tính không đều đặn trong sản xuất và thực hiện các sản phẩm cho ngành du lịch của ngành đó giao thông, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ công
cộng v.v…
6.5.2. Phương hướng hạn chế tính thời vụ trong du lịch.
Tác động nhiều mặt của tính thời vụ trong du lịch đòi hỏi phải có phương pháp thích hợp trong hoạt động nhằm hạn chế những tác động bất lợi nêu trên trong
toàn ngành và các cơ sở phụ thuộc. Muốn đạt được điều đó cần phải xây dựng và áp dụng một chương trình tồn diện để hạn chế ảnh hưởng của thời vụ du lịch trong
tàn đất nước, ở nhưngx trung tâm của các loại dịch vụ chính và từng khu du lịch. a. Tiền đề đầu tiên và quan trọng nhất để có thể áp dụng thắng lợi chương
trình hạn chế ảnh hưởng của tính thời vụ trong du lịch là phải xác định được các khả năng kéo dài thời vụ du lịch.
b. Việc phát triển đồng thời nhiều thể loại du lịch trong nước đòi hỏi phải xác định trước thể loại nào là phù hợp nhất đối với các điều kiện khách quan như sau:
+ Giá trị và khả năng tiếp nhận của tài nguyên du lịch. + Quy mô số lượng của luồng khách du lịch đã có và luồng khách triển
vọng. + Sức tiếp nhận của cơ sở vật chất kỹ thuật.
+ Tài nguyên lao động trong vùng. + Kinh nghiệm tổ chức.
+ Khả năng kết hợp thể loại du lịch đó với các thể loại khác.
130
Các thành tựu của khoa học và qua kinh nghiệm của nhiều nước phát triển du lịch cho thấy đối với du lịch nghỉ biển có 3 khả năng chính kéo dài mùa như sau:
- Đạt được sự tương ứng giữa độ dài của thời vụ du lịch. - Làm sống động hoạt động của các khu du lịch nghỉ biển và nâng cao sức
hấp dẫn của chúng vào trước và sau mùa du lịch. - Tận dụng tài nguyên chữa bệnh, đã có và chuyển hoạt động kinh doanh của
một phần cư sở vật chất kỹ thuật sang hoạt động quanh năm. Đối với thể loại du lịch khác cũng có thể xác lập khả năng kéo dài thời vụ du
lịch theo cách tương tự. Một tiền đề quan trọng khác nhằm hạn chế ảnh hưởng bất lợi của thời vụ đối
với từng trung tâm du lịch, là việc tạo điều kiện cho thời vụ thứ hai. Điều đó đòi hỏi phải xác định được những thể loại du lịch mới có thể phát triển thắng lợi ở đây.
Việc đánh giá phải dựa trên cơ sở những tiêu chuẩn sau: - Tính hấp dẫn của tài ngun du lịch chính lúc ngồi mùa du lịch chính.
- Khả năng huy động những tài nguyên chưa được khai thác. - Nguồn khách triển vọng theo số lượng và cơ cấu.
Chất lượng và cơ cấu của cơ sở vật chất kỹ thuật - kỹ thuật đã có dấnh giá hướng tính có lợi của cơ sở đó trong việc thoả mãn nhu cầu cho nhóm du lịch
khác. Lượng vốn đầu tư cần thiết để xây dựng thêm trang thiết bị để có thể thoả
mãn quanh năm nhu cầu của đa số khách du lịch. Việc đảm bảo các tiêu chuẩn trên cho phép xác lập:
- Hoạt động của các khu du lịch biển có thể phong phú thêm nhờ du lịch chữa bệnh của các nhóm với những nhu cầu đặc biệt vào trước, sau và ngoài mùa
du lịch. - Các trung tâm thể thao mùa đông có thể thu hút khách vào mùa hè với các
hoạt động thể thao như: quần vợt, đánh gôn,…
131
- Các trung tâm du lịch có thể đa dạng hố hoạt động của mình bằng cách tạo ra những điều kiện thuận lợi vào mùa hè thu hút khách du lịch vào cuối tuần.
- Các trung tâm du lịch chữa bệnh và khó tìm được các thể loại bổ xung có hiệu quả. Để bù đắp lại, chúng ta có thời vụ kéo dài các thời vụ khác.
Giữa các khu du lịch phát triển cùng thể loại du lịch có những đặc điểm khác nhau do chúng có vị trí khác nhau, có thời gian xây dựng khác nhau và để chuyên
phục vụ các nhóm du lịch khác nhau,…điều đó đặt ra sự cần thiết phải lựa chọn các thể loại du lịch bổ xung cho phù hợp với điều kiện khách quan cụ thể của từng khu
du lịch.
6.5.3. Các biện pháp khắc phục ảnh hưởng bất lợi của thời vụ:
Chương trình khắc phục ảnh hưởng bất lợi của thời vụ du lịch phải có những mục chính như sau:
Nghiên cứu thị trường: để xác lập số lượng và thành phần của luồng khách du lịch
hòng triển vọng ngồi mùa du lịch chính. Ở đây phải có chú ý đến nhóm khách chủ yếu sau:
- Khách du lịch công vụ: đi du lịch nhiều ngồi mùa hè và thường có khả năng thanh tốn.
- Cơng nhân và nhân viên khơng được sử dụng phép năm vào mùa du lịch chính.
- Các gia đình có con nhỏ khơng bị hạn chế thời gian nghỉ vào mùa chính. - Những người hưu trí: thường thích đi nghỉ, đi điều dưỡng vào lúc vắng
người và thích giá hạ. - Những người có nhu cầu đặc biệt khơng liên quan đến mùa du lịch chính.
Trong mỗi nhóm khách trên cần vạch ra được những sở thích về các du lịch chính, dịch vụ bổ sung, điều kiện giải trí, khả năng mua hàng,…
Thơng tin từ nghiên cứu trên sẽ phục vụ cho việc đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật, đa dạng hố chương trình vui chơi giải trí, cung ứng vật tư và việc làm tốt
hơn công tác phục vụ. 132
Nâng cao sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch quanh năm chung cho cả đất nước,
theo vùng du lịch và trong từng khu du lịch. Đặc biệt quan trọng ở đây là: - Thực hiện thật tốt sự phối hợp giữa những người tham gia vào việc tạo ra
và thực hiện sản phẩm du lịch ngồi thời vụ du lịch chính để có thể đạt tới sự thống nhất về quyền lợi và hành động. Trong chuẩn bị và thực hiện của biện pháp đặc biệt
để duy trì mức độ sẵn sàng đón tiếp khách du lịch quanh năm phải luôn thể hiện tính chủ động và sáng tạo.
Trong lĩnh vực này cần thiết phải ký kết thêm trong phạm vi quốc gia những điều khoản nhằm kéo dài thời gian, phục vụ việc đi lại của khách hàng bằng
phương tiện giao thông quốc tế. - Nâng cao chất lượng và cải tiến cơ cấu của cơ sở vật chất kỹ thuật trong du
lịch và làm cho nó có khả năng thích ứng để thoả mãn các nhu cầu và đòi hỏi đa dạng của khách trong khi đi lại và lưu lại ở đất nước du lịch. Ở đây, tất cả các tổ
chức du lịch phải tập trung mọi sự nỗ lực nhằm xây dựng các trang thiết bị có mục đích sử dụng tổng hợp các hội trường kín để có thể sử dụng làm nơi đại hội, nơi
triển lãm, nơi vui chơi thể thao,… các bể bơi có mái che, bể bơi ngoài trời, các trung tâm thương nghiệp.
- Để nâng cao tính tồn diện cảu cung ở ngồi thời vụ chính để đạt được sức thu hút cần thiết trong từng khu du lịch nên hình thành những tiểu khu micro một
cách phù hợp để kinh doanh quanh năm. Những tiểu khu đó phải có đầy đủ cơ sở và các trang thiết bị đa dạng có thể cung cấp cho khách du lịch các điều kiện lý thú
để nghỉ ngơi và giải trí, các điều kiện để phục hồi sức khoẻ, điều kiện để chơi thể thao,… tuỳ theo nhu cầu và đòi hỏi của họ.
- Mở rộng và cải tiến cơ sở chơi thể thao như xây dựng các sân chơi đa dạng, xây dựng các đường đi bộ, trang bị các dụng cụ dàng cho các trò chơi thể thao…
- Làm phong phú thêm chương trình du lịch bằng cách biện pháp để giải trí, tiêu khiển, xây dựng một loạt các câu lạc bộ tuỳ thuộc đặc điểm của khách trong
từng vùng du lịch. 133
Sử dụng tích cực các hoạt động lực kinh tế nhằm:
- Nâng cao hứng thú của khách du lịch đối với đất nước và đối với từng trung tâm du lịch. Để đạt được từng mục đích đó, ngồi việc giảm giá tồn bộ sản phẩm
du lịch, còn cần áp dụng các giá khuyến khích đối với từng thành phần riêng là của sản phẩm du lịch thì có khả năng tiêu thụ. Ngồi ra có thể sử dụng các phương tiện
khác để tăng cường việc bán hàng như thưởng, giảm giá, các dịch vụ khơng mất tiền…
Mục đích là thơng qua các hoạt động lực kinh tế để bù đắp lại giá trị và sức hấp dẫn bị giảm bớt của tài nguyên ấy. Nói cách khác, động lực kinh tế ở đây có
nhiệm vụ đảm bảo sự tương ứng chất lượng của tài nguyên du lịch và giá trị của tài nguyên ấy.
- Khuyến khích tính chủ động của các tổ chức kinh doanh du lịch, các chi nhánh, các cơ sở và các nhà hoạt động trong việc kéo dài thời vụ du lịch. Trong các
phương tiện có thể sử dụng đặc biệt đáng kể là các định mức sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật tính theo ngày, và đi liền với nó có thưởng hau phạt theo từng khu, từng cơ
sở và từng hoạt động. Để có thể thực hiện thắng lợi nhiệm vụ này cần xây dựng quỹ kéo dài thời vụ du lịch nhằm sử dụng để thúc đẩy các tập thể, các chuyên gia
và nhân viên đề ra và thực hiện các dự án nhằm làm tốt hơn hoạt động ngồi thời vụ chính.
Quảng cáo và tuyên truyền nhằm thu hút khách du lịch ngồi thời vụ chính phải
được thực hiện một cách sơi động kể cả hình thức và phương tiện, và phải phân ra theo:
- Thời gian, nhằm nêu bật những điều kiện tự nhiên thuận lợi của từng trung tâm du lịch trong từng mùa của năm.
- Các nhóm du lịch chủ yếu để nhấn mạnh những ưu thế của mỗi nhóm - gia đình có con nhỏ, thanh niên, hưu trí, học sinh, các nhóm có nhu cầu đặc biệt v.v…
Các phương hướng nêu trên nhằm hạn chế tác động bất lợi của thời vụ du lịch phải được thực hiện đồng bộ. Tất nhiên là chúng sẽ được bổ sung và giàu thêm
134
về nội dung song song với phát triển của du lịch - cung và cầu từ phía các thế lực cạnh tranh. Vì vậy, việc theo dõi những thay đổi trong nhu cầu có khả năng thanh
tốn và hành động cũng như ý định của các nước cạnh tranh và hết sức cần thiết. Theo cách đó sẽ kịp thời nâng cao sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch năm và sẽ thu
hút được kết quả lâu dài khi kéo dài thời vụ du lịch.
135
CHƯƠNG 7 TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ NGÀNH DU LỊCH
Hoạt động kinh doanh du lịch bao gồm cả hai bộ phận cấu thành cơ bản: hoạt động kinh doanh du lịch nội địa và hoạt động kinh doanh du lịch quốc tế. Như vậy,
sự phát triển của du lịch khơng chỉ còn nằm trong phạm vi của các quốc gia mà đã vượt ra phạm vi quốc tế. Bất cứ hoạt động kinh doanh nào cũng cần có sự tổ
chứcvà quản lý tương ứng. Hoạt động kinh doanh du lịch cũng vậy. Sau khi học xong chương này người học cần nắm được những vấn đề cơ bản
sau: Bản chất, sự ra đời, nguyên tắc và hoạt động của một số hình thức tổ choc
quốc tế về du lịch. Các mơ hình của tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch của các quốc
gia trên thế giới Công tác quản lý nhà nước về du lịch tại Việt Nam: bản chất, chức năng, các
cấp quản lý. Quá trình hình thành và phát triển của ngành du lịch Việt Nam
Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch của Việt Nam hiện nay.
7.1. Một số hình thức tổ choc quốc tế về du lịch
Phát triển du lịch quốc tế làm xuất hiện nhu cầu khách quan về sự hợp tác tương hỗ giữa các nước trong phạm vi một vùng cũng như trên toàn thế giới, nhằm
giải quyết những vấn đề nảy sinh từ hoạt động du lịch. Bắt đầu từ sau Đại chiến Thế giới lần thứ hai, khi du lịch thực sự trở thành hiện tượng đại chúng, hàng loạt
các tổ choc quốc tế có mối liên hệ trực tiếp đến các vấn đề du lịch lần lượt được hình thành. Hiện nay trên thế giới có khoảng gần 200 tổ chức như vậy.
Sự có mặt của số lượng lớn các tổ chức quốc tế đã làm cho việc nghiên cứu chúng một cách kỹ lưỡng trở nên khó khăn. Vì lẽ đó, chúng ta cần có sự giới hạn,
136