Trường Đại học Trà Vinh QT7.1PTCT1-BM7
Lý thuyết tài chính – tín dụng
45 Tiền tệ xã lập 1 chủ quuyền tiền tệ quốc gia để rồi mở cửa và liên hệ với thị trường quốc tế.
Tiền tệ xuất hiện phát triển, hiện diện ở mọi nơi, mọi lúc trong đời sống hàng ngày của mọi người, góp phần tạo ra những tiến bộ to lớn có ý nghĩa quyết định đối với lịch sử văn minh
của loài người, bằng cách tạo ra những điều kiện thuận lợi cho thương mại và đẩy mạnh các hoạt động kinh tế.
Trong nền kinh tế hiện đại các chức năng ban đầu của tiền tệ vẫn có ý nghĩa nhất định.
1. Chức năng thước đo giá trị:
Tiền tệ thực hiện chức năng thứơc đo giá trị khi tiền tệ đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hoá khác. K. Marx đã cho rằng để thực hiện chức năng thước đo giá trị , tiền tệ phải là
tiền thực hiện chức năng đo giá trị, tiền tệ phải là tiền thực - tiền có đủ giá trị nội tại. Để đo lường và biểu hiện giá trị các hàng hố có thể sử dụng tiền trong ý niệm và cần phải có tiêu
chuẩn giá cả, là đơn vị đo lường tiền tệ của một quốc gia, bao gồm 2 yếu tố: đó là tên gọi của đơn vị tiền tệ và hàm lượng kim quý trong một đơn vị tiền tệ.
Một số nhà kinh tế học cho rằng đơn vị tiền tệ cần phải được Nhà nước định nghĩa và đó được coi là sự lưu dùng cưỡng bách và có hiệu lực giải trái vô hạn định.
2. Chức năng phương tiện lưu thông.
Tiền tệ thực hiện chức năng phương tiện lưu thông, khi tiền tệ mơi giới cho q trình trao đổi hàng hoá; K.Marx cho rằng để thực hiện chức năng phương tiện lưu thông, không
nhất thiết là tiền mặt và có thể là các dấu hiệu giá trị. Kinh tế học hiện đạ cho rằng, để thực hiện chức năng phương tiện lưu thông phải là tiền
có sức mua ổn định, phải có đủ phương tiện tiền tệ trong lưu thơng và có đủ nhiều loại tiền. 3. Chức năng phương tiện dự trữ.
Tiền tệ thực hiện chức năng phương tiện dự trữ khi tiền tệ tạm thời rút khỏi lưu thông tiền tệ, chuẩn bị cho nhu cầu mua, để bán trong tương lại.
K. Marx cho rằng để thực hiện chức năng phương tiện dự trữ có thể là các dấu hiệu giá trị có sức mua ổn định và bằng tiền mặt và các hình thức khơng bằng tiền mặt.
Kinh tế học hiện đại cho rằng đây là chức năng quan trọng thực tế quyết định tiền tệ như 1 phương tiện thanh tốn. Khi cần thiết dự trữ tiền tệ có ưu điểm hơn các hình thức dự
trữ bằng tài sản, khơng phải là tiền tệ. Lý do là tiền tệ có khả năng thanh toán khoản để lưu động.
4. Chức năng phương tiện thanh toán.
Tiền tệ thực hiện chức năng thanh tốn khi tiền tệ phục vụ cho q trình Mua Bán hoàn hiệu và khi tiền tệ vận động tách rời hay độc lập tương đối so với vận động của hàng hoá để
phục vụ cho các quan hệ mua bán hàng hóa, quan hệ cung ứng dịch vụ. Để thực hiện chức năng phương tiện thanh tốn có thể là tiền mặt hay khơng tiền mặt,
có thể là tiền thực hay các dấu hiệu giá trị. Trong phê phán khoa kinh tế chính trị học, K.Marx đã đề cập đến chức năng này. Kinh
tế học hiện đại, bằng cách vượt qua lối trình bày cổ điển đã nhấn mạnh đến vai trò của tiền tệ như là cơng cụ thanh tốn hồn hiệu phương tiện trả nợ và nhờ vai trò này tiền tệ trở thành
tin dụng và gắn liền với tín dụng. IV. Bản vị tiền tệ
Bản vị của một thứ tiền là “ chất” được Nhà nước dùg làm căn bản trong sự định nghĩa đơn vị tiền tệ.
1. Chế độ kim bản vị