Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 98 trang )
Đồ án tốt nghiệp đại học
Chương III.Giao thức định tuyến OSPFv3
local, và các gói gửi tới các địa chỉ này có Hop Limit IPv6 của chúng thiết
lập là 1.
A11SPFRouters. Địa chỉ multicast này được gán giá trị FF02::5. Tất
cả các router chạy OSPF đều được gán địa chỉ này. Các gói Hello
luôn luôn được gửi tới đích này. Các gói giao thức OSPF cũng được
gửi tới địa chỉ này trong suốt quá trình tràn lụt.
A11DRouters. Địa chỉ multicast này được gán giá trị FF02::6. Cả DR
và BDR đều được gán địa chỉ này. Các gói giao thức OSPF được gửi
tới địa chỉ này trong suốt quá trình tràn lụt
• OSPF là giao thức IP 89. Con số này được chèn vào trường Next Header
của tiêu đề đóng gói IPv6.
3.4.2 Trường Options
Trường Options với 24 bit được giới thiệu trong các gói Hello, gói mô tả cơ sở dữ
liệu và trong các LSA (router-LSA, network-LSA, inter-area-LSA và link-LSA).
Trường Options cho phép các router OSPF hỗ trợ (hay không hỗ trợ) khả năng tùy
chọn, và truyền tải mức độ có thể của nó tới các router khác. Thông qua kỹ thuật này,
các router với những khả năng khác nhau có thể được trộn vào trong một miền định
tuyến OSPF.
Một tùy chọn không khớp giữa các router có thể gây ra những tác động khác nhau,
phụ thuộc vào từng tùy chọn riêng biệt. Một vài tùy chọn không khớp ngăn cản sự
hình thành quan hệ neighbor; sự không khớp này được khám phá thông qua quá trình
gửi và nhận các gói Hello. Một số tùy chọn không khớp ngăn cản các LSA tràn lụt qua
các adjacency; chúng được khám phá qua quá trình gửi và nhận các gói mô tả cơ sở dữ
liệu trạng thái liên kết. Một vài tùy chọn không khớp ngăn cản các router chứa một
hay nhiều tính toán định tuyến khác nhau bởi vì chức năng rút gọn của chúng; những
sự không khớp này được khám phá bởi các LSA xác định.
Sáu bit của trường Options đã được gán. Mỗi bit được mô tả ngắn gọn bên dưới.
Các router thiết lập lại các bit chưa xác định trong trường Options khi gửi các gói
Hello hay các gói mô tả cơ sở dữ liệu trạng thái liên kết và khi khởi tạo các LSA.
Trường Option bao gồm 24 bit như hình sau:
Hình 3.2 Trường Options
Bit V6: Nếu bit này là clear, router hay link nên loại bỏ các tính toán định tuyến.
Nguyễn Mạnh Tùng D04VT2
60
Đồ án tốt nghiệp đại học
Chương III.Giao thức định tuyến OSPFv3
Bit E: bit này mô tả cách các AS-external-LSA được tràn lụt.
Bit MC: bit này mô kỹ thuật vận chuyển các gói dữ liệu multicast.
Bit N: bit này mô tả quá trình xử lý các LSA loại 7.
Bit R (Bit Router): bit này biểu thị vật khởi tạo là một router hoạt động. Nếu bit
Route là clear thì những tuyến vận chuyển node quảng cáo không thể được tính toán.
Việc xóa bit router sẽ thích hợp cho nhiều host gốc muốn tham gia định tuyến, nhưng
không muốn vận chuyển các gói được đánh địa chỉ không xác định.
Bit DC: bit này mô tả quá trình xử lý các kênh yêu cầu của router.
3.4.3 Các khuôn dạng gói OSPF
Có 5 loại gói OSPF riêng biệt. Tất cả các gói OSPF đều bắt đầu với 16 byte header
tiêu chuẩn. Header này được mô tả trước tiên. Mỗi loại gói sẽ được mô tả sau:
3.4.3.1 Tiêu đề gói OSPF
Mỗi gói OSPF bắt đầu với 16 byte header tiêu chuẩn (như hình 3.3). Cùng với các
header đóng gói IPv6, header OSPF bao gồm tất cả các thông tin cần thiết để xác định
xem liệu gói được chấp nhận để xử lý thêm không.
Hình 3.3 Tiêu đề gói OSPF
Version #: Là số phiên bản OSPF. Được ghi là 3.
Type: Các loại gói OSPF được chỉ ra như sau:
Loại
1
2
3
4
5
Chi tiết
Gói Hello
Gói mô tả cơ sở dữ liệu trạng thái
liên kết
Gói yêu cầu trạng thái liên kết
Gói cấp nhật trạng thái liên kết
Gói xác nhận trạng thái liên kết
Hình 3.4 Các loại gói OSPF
Nguyễn Mạnh Tùng D04VT2
61
Đồ án tốt nghiệp đại học
Chương III.Giao thức định tuyến OSPFv3
Packet Length: kích thước của gói giao thức OSPF tính theo byte. Kích thước này
bao gồm cả tiêu đề gói chuẩn.
Router ID: Router ID của gói gốc.
Area ID: Có 32 bit, dùng để định dạng area chứa gói. Tất cả các gói OSPF được
kết nối tới một area đơn. Hầu hết chỉ vận chuyển một hop đơn. Các gói vận chuyển
trên một virtual link được gán nhãn với backbone Area ID là 0.
Checksum: OSPF sử dụng tính toán checksum chuẩn của các ứng dụng IPv6, có 16
bit.
Instance ID: Cho phép nhiều thực thể OSPF hoạt động trên một liên kết đơn. Mỗi
thực thể giao thức sẽ được gán một Instance ID riêng biệt; Instance ID chỉ có giá trị
local link. Các gói nhận mà Instance ID của nó không bằng Instance ID của giao diện
nhận bị loại bỏ.
0x00: Trường này được dự trữ. Chúng được thiết lập là 0.
3.4.3.2 Gói Hello
Các gói Hello là gói OSPF loại 1. Những gói này được gửi định kỳ tới tất cả giao
diện để thiết lập và duy trì quan hệ neighbor. Hơn nữa, các gói Hello truyền multicast
trên các link có khả năng multicast hay broadcast, cho phép khám phá các router
neighbor động.
Tất cả các router kết nối tới một liên kết chung phải chấp nhận các tham số (Hello
Interval và Router Dead Interval). Các tham số này được chứa trong các gói Hello, sự
khác nhau của các tham số có thể ngăn chặn sự hình thành các quan hệ neighbor. Gói
Hello cũng bao gồm các trường sử dụng trong bình bầu DR (DR ID và BDR ID).
Khuôn dạng gói Hello được chỉ ra như hình sau:
Nguyễn Mạnh Tùng D04VT2
62
Đồ án tốt nghiệp đại học
Chương III.Giao thức định tuyến OSPFv3
32 Bits
8
Verson = 3
8
Type = 1
8
8
Packet Length
Router ID
Area ID
Checksum
Instance ID
0
Interface ID
Router Priority
Options
Hello Interval
Router Dead Interval
Designated Router
Backup Designated Router
Neighbor ID
....
Neighbor ID
Hình 3.5 Khuôn dạng gói Hello
Interface ID: gồm 32 bit, định dạng duy nhất giao diện trong một tập các giao diện
của router.
Router Priority của router, sử dụng trong bình bầu DR hoặc BDR. Nếu nó được xác
lập là 0, router sẽ không đủ khả năng để trở thành DR hoặc BDR.
Options: Những khả năng tùy chọn hỗ trợ bởi router.
Hello Interval: Thời gian giữa các gói Hello của router, tính bằng giây.
Router Dead Interval: Thời gian trước khi router ngừng hoạt động, tính bằng giây.
Desginated Router ID: Xác định DR cho mạng. DR được xác định bởi Router ID,
được xác lập là 0.0.0.0 nếu không có DR.
Backup Designated Router ID: xác định BDR cho mạng. BDR được định dạng bởi
Router ID của nó, được xác lập là 0.0.0.0 nếu không có BDR.
Neighbor ID: Router ID của mỗi router từ các gói Hello có giá trị được thấy gần
nhất trên mạng. Gần nhất có nghĩa là trong thời gian Router Dead Interval cuối cùng.
Nguyễn Mạnh Tùng D04VT2
63
Đồ án tốt nghiệp đại học
Chương III.Giao thức định tuyến OSPFv3
3.3.4.3 Gói mô tả cơ sở dữ liệu
Các gói mô tả cơ sở dữ liệu là các gói OSPF loại 2. Các gói này được trao đổi khi
một adjacency được khởi tạo. Chúng mô tả các thành phần trong cơ sở dữ liệu trạng
thái liên kết. Nhiều gói có thể được sử dụng để mô tả cơ sở dữ liệu. Một trong các
router được gán là Master, một trong các router khác là Slave. Maste gửi các gói mô tả
cơ sở dữ liệu (poll) mà đã được xác nhận bởi các gói mô tả cơ sở dữ liệu gửi bởi slave
(response). Các response được kết nối tới các poll qua dãy số DD của gói. Khuôn dạng
gói như sau:
Hình 3.6 Gói mô tả cơ sở dữ liệu
Khuôn dạng gói mô tả cơ sở dữ liệu cũng giống như các gói yêu cầu trạng thái liên
kết và xác nhận trạng thái liên kết. Phần chính của cả ba là một danh sách các trường
dữ liệu, mỗi trường mô tả một phần của cơ sở dữ liệu trạng thái liên kết.
Options: Các khả năng tùy chọn hỗ trợ bởi router.
Giao diện MTU: Kích thước gói dữ liệu lớn nhất tính theo byte mà có thể được gửi
ra ngoài giao diện kết hợp, không phân mảnh. Giao diện MTU được thiết lập là 0 trong
các gói mô tả cơ sở dữ liệu gửi trên các virtual link.
Bit I: Bit Init, khi thiết lập là 1, đây là gói đầu tiên trong dãy các gói mô tả cơ sở dữ
liệu.
Bit M: Bit More, khi xác lập là 1, nó biểu thị nhiều gói mô tả cơ sở dữ liệu hơn
theo sau, có nghĩa đây không phải là gói cuối cùng.
Nguyễn Mạnh Tùng D04VT2
64
Đồ án tốt nghiệp đại học
Chương III.Giao thức định tuyến OSPFv3
Bit MS: Bit Master/Slave. Khi xác lập là 1, nó cho biết router là master trong suốt
quá trình trao đổi cơ sở dữ liệu. Nếu không thì router là slave.
DD sequence number: Sử dụng để lập thành dãy các tập hợp gói mô tả cơ sở dữ
liệu. Giá trị ban đầu là duy nhất. Dãy số DD sau đó sẽ tăng lên cho tới khi hoàn thành
mô tả cơ sở dữ liệu đã được gửi.
Phần còn lại của gói bao gồm một tập các thành phần của cơ sở dữ liệu trạng thái
liên kết. Mỗi LSA trong cơ sở dữ liệu được mô tả bởi header của nó. Header LSA bao
gồm tất cả các thông tin yêu cầu định dạng duy nhất LSA và thực thể hiện tại của
LSA.
3.3.4.4 Gói yêu cầu trạng thái liên kết
Các gói yêu cầu trạng thái liên kết là gói OSPF loại 3, có khuôn dạng như hình 3.7.
Sau khi trao đổi các gói mô tả cơ sở dữ liệu với router hàng xóm, một router có thể
nhận ra rằng những phần cơ sở dữ liệu của nó đã cũ. Gói yêu cầu trạng thái liên kết
được dùng để yêu cầu các thành phần cơ sở dữ liệu mới hơn của neighbor. Nhiều gói
yêu cầu trạng thái liên kết cần được sử dụng.
Một router gửi một gói yêu cầu trạng thái liên kết có thực thể của các thành phần
cơ sở dữ liệu mà nó yêu cầu. Mỗi thực thể được định nghĩa bởi LS sequence number,
LS checksum, và LS age của nó, mặc dù các trường này không được xác định trong
gói yêu cầu trạng thái liên kết.
Nguyễn Mạnh Tùng D04VT2
65
Đồ án tốt nghiệp đại học
Chương III.Giao thức định tuyến OSPFv3
32 Bits
8
Version = 3
8
Type = 3
8
8
Packet Length
Router ID
Area ID
Checksum
Instance ID
0
0
LS type
Link State ID
Advertising Router
…
Hình 3.7 Gói yêu cầu trạng thái liên kết
Mỗi LSA yêu cầu được định dạng bởi LS type, Link State ID, và Advertising
Router của nó. Điều này định dạng duy nhất LSA, các gói yêu cầu trạng thái liên kết
được nhận biết để yêu cầu thực thể mới nhất.
3.3.4.5 Gói cập nhật trạng thái liên kết
Các gói cập nhật trạng thái liên kết là các gói OSPF loại 4. Những gói này thực
hiện tràn lụt các LSA. Mỗi gói cập nhật trạng thái liên kết truyền tải một tập các LSA
từ nguồn của chúng.
Các gói cập nhật trạng thái liên kết truyền multicast trong các mạng vật lý hỗ trợ
multicast/broadcast. Để tạo ra quá trình tràn lụt tin cậy, các LSA tràn lụt được xác
nhận trong các gói cập nhật trạng thái liên kết. Nếu việc truyền dẫn lại các LSA là cần
thiết, các LSA được truyền dẫn lại luôn luôn được truyền tải bởi các gói cập nhật trạng
thái liên kết unicast. Khuôn dạng gói như sau:
Nguyễn Mạnh Tùng D04VT2
66
Đồ án tốt nghiệp đại học
Chương III.Giao thức định tuyến OSPFv3
32 Bits
8
Version = 3
8
Type = 4
8
8
Packet Length
Router ID
Area ID
Checksum
Instance ID
0
0
LS type
# LSAs
LSAs
…
Hình 3.8 Gói cập nhật trạng thái liên kết
# LSAs: số lượng các LSA bao gồm trong gói update.
Khung của gói cập nhật trạng thái liên kết bao gồm một danh sách các LSA. Mỗi
LSA bắt đầu với một header 20 byte chung.
3.3.4.6 Gói xác nhận trạng thái liên kết
Các gói xác nhận trạng thái liên kết là gói OSPF loại 5. Để tạo ra quá trình tràn lụt
các LSA tin cậy, các LSA tràn lụt được xác nhận rõ ràng. Sự xác nhận này được thực
hiện qua quá trình gửi và nhận các gói xác nhận trạng thái liên kết.
Nhiều LSA có thể được xác nhận trong một gói xác nhận trạng thái liên kết đơn.
Phụ thuộc vào trạng thái giao diện gửi và router gửi của gói cập nhật trạng thái liên
kết, một gói xác nhận trạng thái liên kết được gửi tới địa chỉ multicast A11SPFRouter,
tới địa chỉ multicast A11DRouter hoặc tới một địa chỉ unicast.
Khuôn dạng gói này giống như gói mô tả cơ sở dữ liệu, được chỉ ra như hình 3.9.
Khung của gói đơn giản là một danh sách các header LSA.
Nguyễn Mạnh Tùng D04VT2
67
Đồ án tốt nghiệp đại học
Chương III.Giao thức định tuyến OSPFv3
32 Bits
8
Version = 3
8
Type = 5
8
8
Packet Length
Router ID
Area ID
Checksum
Instance ID
0
0
LS type
LSA header
…
Hình 3.9 Gói xác nhận trạng thái liên kết
Mỗi LSA đã xác nhận được mô tả bởi header LSA của nó. Nó bao gồm tất cả thông
tin yêu cầu định dạng duy nhất LSA và các thưc thể hiện tại của LSA.
3.4.4 Khuôn dạng LSA
Mỗi LSA bắt đầu với 20 byte header chuẩn. Mỗi LSA mô tả một thành phần miền
định tuyến OSPF. Mỗi router khởi tạo một router-LSA. Một network LSA được quảng
cáo cho mỗi link bởi DR của nó. Các địa chỉ link-local của router được quảng cáo cho
các neighbor trong các link-LSA của nó. Các tiền tố IPv6 được quảng cáo trong các
intra-area-prefix-LSA, inter-area-prefix-LSA và AS-external-LSA. Vị trí của các
router riêng biệt có thể được quảng cáo dọc theo biên area trong inter-area-routerLSA. Tất cả các LSA được tràn lụt thông qua miền định tuyến OSPF. Thuật toán tràn
lụt là tin cậy, đảm bảo rằng tất cả các router có tập LSA như nhau. Tập các LSA này
được gọi là cơ sở dữ liệu trạng thái liên kết.
3.4.4.1 LSA header
Tất cả các LSA bắt đầu với 20 byte header chung. Header này bao gồm đủ các
thông tin để định dạng duy nhất LSA (LS type, link state ID, và Advertising Router).
Nhiều thực thể của LSA có thể tồn tại trong miền định tuyến cùng một thời điểm. Điều
đó là cần thiết để xác định thực thể mới hơn. Điều này được thực hiện bởi việc xác
định các trường LS age, LS sequence number và LS checksum mà cũng bao gồm trong
LSA header.
Nguyễn Mạnh Tùng D04VT2
68
Đồ án tốt nghiệp đại học
Chương III.Giao thức định tuyến OSPFv3
Hình 3.10 LSA Header
Như hình 3.10 ở trên, LSA header bao gồm các trường sau:
LS age: thời gian từ khi LSA được khởi tạo, tính bằng giây.
Link State ID: Cùng với LS type và Advertising Router, định dạng duy nhất LSA
trong cơ sở dữ liệu.
Advertising Router: Router ID của router khởi tạo LSA. Ví dụ như, trong các
Network-LSA trường này bằng Router ID của DR trong mạng.
LS sequence number: Dùng để phát hiện xem các LSA là cũ hay là bản sao. Các
thực thể liên tiếp của một LSA xác định liên tiếp các LS sequence number.
LS checksum: Tổng kiểm tra các thành phần đầy đủ của LSA, bao gồm LSA
header nhưng loại trừ trường LS age.
Length: Kích thước của LSA tính theo byte. Nó bao gồm 20 byte LSA header.
LS type: Trường LS type biểu thị chức năng thực hiện bởi LSA. Ba bit bậc cao của
LS type mã hóa các tham số chung của LSA, trong khi các bit còn lại biểu thị chức
năng riêng biệt của LSA. Khuôn dạng của LS type như sau:
U
1 bit
S2
1 bit
S1
1 bit
Mã chức năng LSA
13 bits
Hình 3.11 Khuôn dạng LS type
Bit U biểu thị cách LSA được xử lý bởi một router mà không nhận ra chức năng
mã hóa của LSA. Giá trị của nó là:
Bit U
0
Xử lý LSA
Xử lý LSA như thể nó có phạm vi tràn lụt link-local
Nguyễn Mạnh Tùng D04VT2
69
Đồ án tốt nghiệp đại học
Chương III.Giao thức định tuyến OSPFv3
1
Lưu trữ và tràn lụt LSA, như thể nó đã được nhận
biết
Hình 3.12 Chức năng của bit U
Các bit S1 và S2 biểu thị phạm vi tràn lụt LSA. Giá trị là:
S1
0
S2
0
0
1
1
1
Phạm vi tràn lụt
Phạm vi Link-local. Chỉ tràn lụt trên link mà nó
được khởi tạo
Phạm vi area. Tràn lụt tới tất cả router trong area
khởi tạo
Phạm vi AS. Tràn lụt tới tất cả router trong AS
Dự trữ
0
1
Hình 3.13 Phạm vi tràn lụt
Các mã chức năng LSA được định nghĩa như sau. Mỗi mã chức năng LSA cũng
đưa đến một thiết lập riêng biệt cho các bit U, S1 và S2 như sau:
Mã chức năng
LSA
1
2
3
4
5
6
7
8
9
LS type
Mô tả
0x2001
0x2002
0x2003
0x2004
0x2005
0x2006
0x2007
0x2008
0x2009
Router-LSA
Network-LSA
Inter-Area-Prefix-LSA
Inter-Area-Router-LSA
AS-External-LSA
Group-membership-LSA
Type-7-LSA
Link-LSA
Intra-Area-Prefix-LSA
Hình 3.14 Các loại LSA ứng với mã chức năng
3.4.4.2 Router -LSA
Các Router-LSA có LS type bằng 0x2001. Mỗi router trong một area khởi tạo một
hay nhiều Router-LSA. Tập hợp đầy đủ các Router-LSA được khởi tạo bởi router mô
tả trạng thái và cost của các giao diện của router tới area. Router-LSA được tràn lụt
thông qua một area đơn. Khuôn dạng Router-LSA như sau:
Nguyễn Mạnh Tùng D04VT2
70