Trong câu này, các đối tượng được so sánh là anh ấy và chúng tôi . Nhưng anh ấy lại là chủ ngữ trong câu trước, còn chúng tơi lại là bổ ngữ
trong câu sau. Vì thế, cần làm cho chúng có cùng một chức năng, chẳng hạn: - Anh ấy đi lên rừng, còn chúng tơi trở về thành phố.
Ví dụ 3: Đó là một mẫu người thật lý tưởng, với làn da thật mịn màng, khác hẳn với
những cô gái nông trường khác thường cục mịch, sỗ sàng . Sự so sánh giữa một bên là ngoại hình và một bên là tính cách trong trường
hợp này rõ ràng là khập khiễng. Cần phải đưa ra tiêu chí so sánh thống nhất: hoặc cùng theo ngoại hình, hoặc cùng theo tính cách. Chúng ta có hai phương án như
sau: - Đó là một cơ gái có làn da thật mịn màng, khác hẳn với những cơ gái nơng
trường khác thường có làn da thơ rám. - Đó là một cơ gái thật tế nhị, dịu dàng, khác hẳn với những cô gái nông
trường khác thường cục mịch, sỗ sàng.
3. Câu sai quy chiếu
Đây là kiểu câu mà trong đó, khi tác giả định nói tới A, thì người đọc lại hiểu là tác giả định nói tới B. Tức là cách diễn đạt của người viết đã khiến cho góc nhìn
của anh ta và góc nhìn của người đọc về cùng một vấn đề, sự việc, hiện tượng,... trái ngược nhau.
Ví dụ 1: Là bạn đọc thường xuyên, những năm qua báo Nhân Dân đã cung cấp cho
tôi nhiều kiến thức bổ ích . Trong cấu tạo câu có một nguyên tắc là: chủ thể của hành động, trạng thái,
tính chất,... trong thành phần phụ bao giờ cũng là chủ thể được thể hiên qua chủ ngữ trong câu chính. Ở câu văn trên, báo Nhân Dân là chủ ngữ trong câu chính,
như vậy nó cũng là chủ thể của tính chất trong câu phụ. Điều này phi lý, vì báo Nhân Dân khơng thể là bạn đọc của chính nó.
Có thể chữa lại thành:
132
- Là bạn đọc thường xuyên, những năm qua tôi đã được báo Nhân Dân cung cấp nhiều kiến thức bổ ích.
Hoặc: - Tơi là bạn đọc thường xuyên của báo Nhân Dân. Những năm qua tôi đã được
báo này cung cấp nhiều kiến thức bổ ích. Ví dụ 2:
Cảm động trước cử chỉ nghĩa hiệp của người chồng, người cha hết sức có trách nhiệm với gia đình, ơng được tồ xử cho ni cả hai đứa con .
Tương tự như ví dụ trước, câu này muốn đúng, cần phải được sắp xếp lại. Chẳng hạn:
- Cảm động trước cử chỉ nghĩa hiệp của người chồng, người cha hết sức có trách nhiệm vvới gia đình, tồ xử cho ơng ni cả hai đứa con.
4. Câu dùng sai quan hệ từ
Trong kiểu câu này, quan hệ từ, do được dùng không đúng, đã khiến cho các thành phần câu trở nên không ăn nhập, thậm chí mâu thuẫn nhau về mặt nội dung.
Ví dụ 1: Tuy rất xót thương đứa bé nhưng anh cũng vơ cùng căm phẫn trước hành
động dã man của bọn buôn nguươì bất lương . Quan hệ từ nhưng luôn thể hiện sắc thái tương phản về ý nghĩa giữa các vế
đứng trước và sau nó Tuy trời có bão nhưng chúng tơi vẫn ra khơi . Song, ở ví dụ trên, hai vế câu rất xót thương đứa bé và vô cùng căm phẫn trước hành
động dã man... lại không hề tương phản, mà ngược lại, dung hoà nhau như hai biểu hiện của cùng một trạng thái tình cảm hoặc cùng một thái độ. Sẽ là đúng nếu
ta dùng cặp từ quan hệ càng... càng... : - Càng xót thương đứa bé, anh càng căm phẫn trước hành động dã man của
bọn bn người bất lương. Ví dụ 2:
Có điện, có đường dây, nhưng Lục Ngạn chưa thực sự chinh phục, hấp dẫn được nhiều người, nhờ có vải thiều .
133
Người ta chỉ dùng từ nhờ khi muốn chỉ ra ngun nhân của một sự việc có ý nghĩa tích cực, được mong muốn nào đó. Thế nhưng, trong câu văn này, từ
chưa ở phía trước đã đã làm cho từ nhờ trở nên khơng thích ứng với văn cảnh. Nếu thay chưa bằng chỉ ta sẽ có câu văn đúng:
- Có điện, có đường đây, nhưng Lục Ngạn chỉ thực sự chinh phục, hấp dẫn được nhiều người, nhờ có vải thiều.
Ví dụ 3: Cuộc săn lùng ráo riết của cảnh sát với ba tên sát nhân đã diễn ra suốt 7
tháng qua, dưới áp lực thường xuyên của dư luận . Từ với trong câu văn trên có thể gây hiểu lầm: Cảnh sát phối hợp với ba
tên sát nhân để truy lùng ai đó. Nên viết lại cho rõ ý hơn như sau: - Cảnh sát đã ráo riết săn lùng ba tên sát nhân suốt 7 tháng qua, dưới áp lực
thường xuyên của dư luận. Hoặc:
- Cuộc săn lùng ráo riết ba tên sát nhân của cảnh sát đã diễn ra suốt 7 tháng qua, dưới áp lực thường xuyên của dư luận.
5. Câu mâu thuẫn với các câu khác bên cạnh nó