1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Quản trị kinh doanh >

Nguồn nhân lực HC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.72 KB, 76 trang )


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC


1.1. Khái niệm nguồn nhân lực, quản trị nguồn nhân lực v à phát triển nguồn nhân lực

1.1.1. Nguồn nhân lực HC


Tiếp cận nguồn nhân lực ở cấp độ vi mô + Theo Human Capital White Paper, nguồn nhân lực là tài sản vơ hình của một
tổ chức. Cơ bản nó là tồn bộ năng lực và sự tâm huyết của mọi người trong một tổ chức, nghĩa là toàn bộ những kỹ năng, kinh nghiệm, tiềm năng và năng
lực của họ.Tài sản nguồn nhân lực buộc tất cả nhân vi ên định hướng năng lực cao là cần thiết cho sự thành công của doanh nghiệp.
+ Theo quản lý nhân lực trong doanh nghiệp, nhân lực được hiểu là toàn bộ các khả năng về thể lực và trí lực của con người được vận dụng ra trong quá tr ình
lao động sản xuất. Nó cũng đ ược xem là sức lao động của con người – một nguồn lực quý giá nhất trong các yếu tố của sản xuất của các do anh nghiệp.
Nhân lực của doanh nghiệp bao gồm tất cả những ng ười lao động làm việc trong doanh nghiệp.Nguyễn Tấn Thịnh,2005
Tiếp cận nguồn nhân lực ở c ấp độ vĩ mô Nguồn nhân lực là nguồn lực cơ bản của mỗi quốc gia, l à tổng thể tiềm
năng lao động của con người. Theo Begg, Fircher v à Dornbusch, khác với nguồn lực vật chất khác, nguồn nhân lực đ ược hiểu là toàn bộ trình độ chun
mơn mà con người tích lũy được, nó được đánh giá cao vì tiềm năng đem lại thu nhập trong tương lai. Giống như nguồn lực vật chất, nguồn nhân lực là kết quả
đầu tư trong quá khứ với mục đích tạo ra thu nhập trong t ương lai. Tuy nhiên, khác với các nguồn lực vật chất khác, nguồn nhân lực l à con người lao động có
nhân cách có trí thức, kỹ năng nghề nghiệp v à hoạt động xã hội, có các phẩm chất tâm lý như động cơ, thái độ ứng xử với các tình huống trong cuộc sống ,
có khả năng tích lũy kinh nghiệm nghề nghiệp v à vốn sống.
Quan niệm trước đây cho rằng lợi thế cạnh tranh chủ yếu của một công ty hay một quốc gia là do khả năng tài chính mạnh, kỹ thuật cơng nghệ phát triển
cao đã trở nên lỗi thời. Ngày nay, xã hội và các nhà quản lý đã nhận thức được là nhân tố quyết định tất cả, tính năng động v à sáng tạo của con người và bản
thân con người mới là nguồn lực khơng gì thay thế được. Xét về tổng thể, nguồn nhân lực l à tiềm năng lao động của con người trên
các mặt số lượng, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo, cơ cấu theo vùng miền, cơ cấu theo ngành kinh tế và chất lượng, bao gồm phẩm chất v à năng
lực trí lực, tâm lực, thể lực, kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong phạm vi quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương hay ngành, và
năng lực cạnh tranh trong phạm vi quốc gia v à thị trường lao động quốc tế. Phan Văn Kha, 2007

1.1.2. Quản trị nguồn nhân lực HRM


Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

×