1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Khoa học xã hội >

Tính khoa học và tính đảng trong nghiên cứu lịch sử.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.74 KB, 25 trang )


Thứ tư, Học thuyết về hình thái kinh tế xã hội và sự phân kỳ lịch sử.

a. Tính khoa học và tính đảng trong nghiên cứu lịch sử.


Tính khoa học là gì? Tính đảng là gì? Mối quan hệ giữa chúng trong sử học mácxít như thế nào? Nội dung cơ bản của bài xoay quanh các vấn đề chủ yếu trên.
Khoa học phải đạt tới chân lý, phản ánh sựu tồn tại khách quan của sự vật, hiện tượng và rút ra những khái quát, lý luận. Không đạt được khái qt lý luận
chưa thể hồn thành cơng việc nghiên cứu khoa học. Bởi vì, lý luận là sự “tổng hợp các tri thức về tự nhiên và xã hội tích lũy được trong q trình lịch sử”, là hệ thống
tư tưởng chủ đạo trong một lĩnh vực tri thức”. Đạt tới trình độ khái quát lý luận mới có thể nắm vững mối liên hệ quy định
bản chất của các sự vật, hiện tượng trong thế giới tự nhiên và xã hội một cách chính xác, có hệ thống. Tuy nhiên, trong xã hội có giai cấp, việc nghiên cứu khoa học,
nhất là khoa học xã hội và nhân văn bao giờ cũng gắn với những vấn đề lợi ích của giai cấp, quan hệ giữa các giai cấp. Các giai cấp ấy, với chính đảng là lực lượng
tiêu biểu nhất của mình, bao giờ cũng thể hiện lợi ích giai cấp trong việc nghiên cứu, nêu các luận điểm khoa học. Cuộc đấu tranh giai cấp cũng diễn ra gay gắt
trong cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận khoa học. Trong cuộc đấu tranh này, những nhà khoa học của giai cấp công nhân và nhân dân lao động bao giờ
cũng đứng vững trên lập trường quan điểm cuả chủ nghĩa Mác-Lênin. Nắm vững nguyên tắc tính khoa học và tính đảng trong nghiên cứu sử học sẽ
tranh các sai lầm trong nghiên cứu lịch sử, tựu trung là phủ nhận tính đảng, hoặc thể hiện tính đảng một cách cơng thức, giáo điều mà đạt kỳ được tính khoa học.
Tóm lại, tuy khoa học là một hình thái của ý thức xã hội, nhưng nó khơng phải là bộ phận của một thượng tầng kiến trúc thuộc một cơ sở kinh tế, phạm vi
hoạt động của nó rộng hơn bất cứ phạm vi hoạt động của một thượng tầng kiến trúc nào khác. Tuy nhiên nó lại mang những yếu tố thượng tầng kiến trúc, những yếu tố
19
này càng nhiều bao nhiêu thì việc nghiên cứu khoa học càng gắn với lợi ích của giai cấp, càng phục vụ cho lợi ích trực tiếp của giai cấp ấy bấy nhiêu.
Nội dung của tính khoa học và tính đảng Cộng sản chủ nghĩa trong sử học mácxít. Nội dung của tính khoa học là đạt được chân lý khi nhận thức hiện thực
khách quan; nó tùy thuộc vào mục tiêu, yêu cầu của mỗi khoa học. Chúng ta đã đề cập đến vấn đề này khi xác định đối tượng sử học, ở đây sẽ tập trung vào nhân dân
tính Đảng Cộng sản.Nội dung này rất phong phú, nó thể hiện ở các mệnh đề chủ yếu sau:
Thứ nhất, đứng trên lập trường giai cấp vơ sản. Do vị trí, sứ mệnh lịch sử và bản chất của mình, giai cấp cơng nhân là giai cấp tiên tiến nhất, đại biểu cho quyền
lợi của nhân dân lao động, chiến sĩ tiên phong và lãnh đạo cuộc đấu tranh chống mọi hình thức áp bức, bóc lột, xây dựng xã hội ấm no, hạnh phúc, tự do bình đẳng
cho mọi người. Với tinh thần, mục đích, quan điểm và trình độ của mình, giai cấp cơng nhân có thể và cần thiết nhìn thấy sự thực lịch sử, khơng xun tạc, bóp méo
chân lý khách quan. Đó là điều kiện quan trọng giúp cho nhà sử học có khả năng nghiên cứu đúng đắn các sự kiện lịch sử để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của
giai cấp vô sản và nhân dân lao động có hiệu quả. Thứ hai, nhận thức, vận dụng đúng, linh hoạt, sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh vào nghiên cứu lịch sử. Đây là cơ sở tư tưởng, kim chỉ nam hành động của các nhà sử học. Việc nhận thức và vận dụng chủ nghĩa Mác-
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đòi hỏi chúng ta phải nắm vững những vấn đề cơ bản, có tính chất ngun lý, học thuyết khoa học để soi sáng những hiện tượng, sự
kiện đa dạng, phức tạp của các lĩnh vực lịch sử cần nghiên cứu. Chủ nghĩa Mác- Lênin cũng như tư tưởng Hồ Chí Minh đã hình thành và phát triển trong những
điều kiện, bối cảnh lịch sử nhất định, nhưng lại thể hiện một cách tổng hợp những nhận thức lịch sử, từ lúc con người xuất hiện cho đến đương thời. Chủ nghĩa duy
vật lịch sử được hình thành và phát triển trong quá trình các tác giả kinh điển chủ
20
nghĩa Mác-Lênin nghiên cứu nhiều vấn đề lịch sử từ cổ đại đến hiện đại để tìm ra một đáp số cho tình hình và nhiệm vụ đấu tranh trước mắt và lâu dài.
Tính khoa học và tính đảng là hai phạm trù quan trọng trong nghiên cứu lịch sử, song trong nhận thức cũng như trong thể hiện cụ thể, chúng ta sẽ gặp khơng ít
khó khăn, phức tạp, nhất là thực hiện việc thống nhất của hai phạm trù này. Điều này đòi hỏi ý thức, tinh thần trách nhiệm của nhà khoa học, như đồng chí Trường
Chinh đã căn dặn: “Người viết sử phải phụ trách cả quá khứ, hiện tại và tương lai, phụ trách trước Đảng và nhân dân. Nếu chúng ta viết sai, con cháu chúng ta sẽ phê
bình ta, cũng có thể truyền cái sai cho nhân dân ta và cả thế giới… Công tác sử học là công tác tư tưởng. Viết sử tức là tổng kết những kinh nghiệm đúng sai, phổ biến
kinh nghiệm đúng, khắc phục cái sai, ôn lại cái cũ để chỉ đạo cái mới. Viết sử không phải để ngắm lịch sử. lịch sử cũng không phải là vật để trang trí. Viết là để
giáo dục đảng viên và quần chúng, làm cho họ tự hào và tin tưởng, có thêm năng lực và kinh nghiệm để làm nên những sự nghiệp vĩ đại hơn nữa. Qua việc nghiên
cứu sử học mà giáo dục tinh thần yêu nước, tinh thần quốc tế vô sản, tinh thần kiên cường chiến đấu, khắc phục khó khắn. Đọc lịch sử, người ta sẽ thấm một cách tự
nhiên, không cần lên lớp”. Đây là nội dung quan trọng của tính đảng, sự kết hợp giữa tính khoa học và
tính đảng trong nghiên cứu lịch sử. b. phương pháp lịch sử và phương pháp logic trong công tác sử học.
Việc nhận thức và vận dụng tốt phương pháp lịch sử và phương pháp logic là một vấn đề phương pháp luận quan trọng, có tác dụng nâng cao chất lượng công tác
sử học của chúng ta. Phương pháp lịch sử và phương pháp logic có liên quan mật thiết đến các
phạm trù logic và lịch sử mà chúng ta cần làm sáng tỏ, trước khi đi sâu tìm hiểu nội dung và mối quan hệ giữa hai phương pháp này.
Logic và lịch sử:
21
Lịch sử là phạm trù dùng để chỉ quá trình phát triển của sự vật trong thế giới khách quan, diễn ra theo trình tự thời gian và khơng gian nhất định, với những biểu
hiện muôn màu muôn vẻ, với những bước quanh co phức tạp bao gồm cả những tất yếu và ngẫu nhiên, hiện tượng và bản chất, chung và riêng…
Logic là phạm trù dùng để nêu lên cái chung, cái tất yếu, cái bản chất của quá trình phát triển lịch sử của sự vật khách quan. Logic không chỉ phản ánh cái
lịch sử của quá khứ, hiện tại mà còn nói lên khuynh hướng đi lên, vươn tới của lịch sử.
Giữa lịch sử và logic có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Về mặt nhận thức luận, lịch sử là bản thân hiện thực khách quan phát triển với những hiện tượng
muôn màu muôn vẻ, và logic là bản chất của hiện thực do sự nghiên cứu lý luận vạch ra. Trong mối quan hệ giữa lịch sử và logic thì lịch sử quyết định logic, còn
logic là phản ánh của lịch sử. Và như vậy là trong nhận thức, lịch sử và logic là thống nhất. Khơng nắm vững được tính thống nhất này chúng ta sẽ không nhận
thức được thế giới khách quan một cách đúng đắn, không phát hiện được bản chất, quy luật của thế giới, do đó cũng khơng có hành động đúng để cải tạo thế giới.
Trong khi nhấn mạnh tính thống nhất giữa lịch sử và logic, triết học mácxít khơng đồng nhất chúng mà xem đó là hai phạm trù riêng, khác nhau, có liên quan
với nhau. Sự khác nhau đó biểu hiện ở chỗ lịch sử là bản thân hiện thực phát triển mn màu, mn vẻ, còn logic là sự phản ánh, mà là sự phản ánh khơng tồn bộ,
khơng thụ động, đã được uốn nắn lại, những uốn nắn theo những quy luật mà bản thân của quá trình lịch sử thực tế đem lại. Sự liên hệ đó là sự liên hệ giữa hiện thực
và nhận thức, giữa tồn tại và tư duy, giữa khách quan và chủ quan. Phương pháp lịch sử và phương pháp logic là những biểu hiện khác nhau của
phương pháp biện chứng mácxít. Phương pháp lịch sử là phương pháp xem xét các hiện tượng, sự vật qua các
giai đoạn cụ thể của nó với mọi tính chất cụ thể của nó.
22
Phương pháp logic là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng trong hình thức tổng quát, nhằm vạch ra bản chất, quy luật, khuynh hướng chung trong sự vận
động của cái khách quan được nhận thức này. Phương pháp lịch sử và phương pháp logic có mối quan hệ biện chứng với
nhau. Cả hai phương pháp đó đều có ý nghĩa và vai trò quan trọng của nó, chúng đều là phương pháp khoa học mà mọi khoa học phải sử dụng. Tùy theo nội dung,
nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể mỗi khoa học, hoặc sự nghiên cứu, trình bày về một vấn đề nào đó mà sử dụng phương pháp này hoặc phương pháp kia.
Tóm lại, việc vận dụng đúng đắn phương pháp lịch sử và phương pháp logic trong cơng tác nghiên cứu lịch sử có ý nghĩa rất quan trọng về mặt lý luận và thực
tiễn. Nó thể hiện sự thấm nhuần quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về phương pháp biện chứng mà phương pháp lịch sử và phương pháp logic là hai biểu hiện
khác của nó. Việc vận dụng đúng hai phương pháp lịch sử và logic bảo đảm chất lượng toàn diện của cơng tác sử học. Song việc vận dụng này đòi hỏi chúng ta phải
nỗ lực, cố gắng trau dồi tư tưởng và phương pháp học thuật, nắm vững lý luận kết hợp với việc nâng cao nghiệp vụ công tác.
23
PHẦN KẾT LUẬN.
“Vấn đề phương pháp là vấn đề của chúng ta” của những người học tập và nghiên cứu lịch sử đúng như sự khẳng định của Gulưga nhà triết học lịch sử Xơ
viết trước đây. Bởi vì, bất cứ người nghiên cứu lịch sử nào cũng phải đặt và giải quyết những vấn đề phương pháp luận theo quan điểm của một giai cấp nhất định.
Trong ý nghĩa và mức độ nhất định, phương pháp luận là một nhân tố quan trọng, có tính quyết định đối với sự thành công của người nghiên cứu, học tập lịch sử, tức
là đạt được chân lý khách quan về hiểu biết một cách tương đối quá khứ. Tuy nhiên, việc nắm vững và vận dụng các nguyên tắc phương pháp luận
phải rất sáng tạo, khắc phục những sai sót, về mặt cơng thức, giáo điều, chủ quan phiến diện. Bởi vì, chúng ta đã xác định rằng, phương pháp luận mácxít – lêninnit
được xây dựng chủ yếu trên cơ sở chủ nghĩa duy vật lịch sử, song không đồng nhất phương pháp luận lịch sử với duy vật lịch sử. Ngoài những kiến thức cơ bản về duy
vật lịch sử, phương pháp luận còn bao gồm nhiều kiến thức về logic học, nhận thức luận… đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng về lịch sử. Những vấn đề lịch sử cụ thể vừa là
cơ sở để nhận thức phương pháp luận sử học, vừa là thể hiện kết quả của việc vận dụng các nguyên tắc phương pháp luận vào tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử.
Đồng thời khi học tập nghiên cứu phương pháp luận sử học cần nắm vững những nội dung cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt các vấn đề về phương
pháp luận Hồ Chí Minh về nhận thức lịch sử và vận dụng các kiến thức lịch sử và thực tiễn cuộc sống.
Trong việc vận dụng các quan điểm, nguyên tắc phương pháp luận sử học có một cơng việc quan trọng là đấu tranh chống những nhận thức không đúng của bản
thân về lịch sử, đặc biệt là đấu tranh chống các luận điểm không khoa học, phản động của các nhà sử học cố ý hoặc vơ tình trong việc bảo vệ quan điểm tư sản
không đúng và tấn công, phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về lịch sử. Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực phương pháp luận sử học diễn ra cũng rất
24
gay go, phức tạp, đòi hỏi sự tỉnh táo, nắm vững quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nội dung các vấn đề lịch sử cụ thể.
Cuối cùng, việc nắm vững các vấn đề phương pháp luận sử học, chúng ta có ý thức rèn luyện kỹ năng về vận dụng các quan điểm, nguyên tắc để nhận thức và
giải quyết các vấn đề dạy lịch sử, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục lịch sử của chúng ta.
25

Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

×