Sơ đồ này chúng tôi dựa trên các quan niệm, định nghĩa về TN và những kiến giải về quá trình hình thành, tạo nghĩa và sử dụng nghĩa của các nhà nghiên cứu. Chẳng hạn, Chu
Xuân Diên cho rằng nghĩa đen thường đề cập đến những vấn đề tự nhiên, cá biệt khi chuyển sang nghĩa bóng thường nói về các hiện tượng xã hội, mang tính khái quát, trừu tượng thơng
qua những nhận xét, phán đốn, kết luận. Hay như Hoàng Tiến Tựu cho nghĩa đen là nghĩa trực tiếp, ban đầu, nhưng trong quá trình lưu truyền trong khơng gian – thời gian thì có sự
mở rộng, phái sinh nghĩa. Còn Bùi Mạnh Nhị thì cho q trình tạo nghĩa bóng là q trình sáng tạo liên tục về nghĩa và khi nghĩa bóng được vận dụng trong những trường hợp cụ thể
thì chân lí được khẳng định thêm,...
1.2.3. Tính ngắn gọn, hàm súc
Một trong những yêu cầu quan trọng đối với ngôn ngữ văn học nghệ thuật nói chung là cần phải cơ đọng, hàm súc, lời ít ý nhiều, “ý ở ngồi lời”. TN cũng vậy. Thậm chí đây là
một yêu cầu, một đặc điểm nổi bật nhất của TN. Thực tế có những câu TN rất ngắn, chỉ có ba tiếng, nhưng thơng thường thì từ bốn đến tám tiếng. Cho đến nay, qua khảo sát, chúng ta
chỉ biết những câu TN dài nhất chỉ khoảng 15 – 18 tiếng nhưng số lượng này rất ít. Thí dụ: 1. Của làm ra để trên gác, của cờ bạc để ngoài sân, của phù vân để ngồi ngõ 18
tiếng. 2. Đen đơng, chớp lạnh, quái vàng hoa bầu, trong ba điều ấy có lành đâu
15 tiếng. 3. Dưa La, cà Láng, nem Báng, tương Bần, nước mắm Vạn Xuân, cá rô Đầm sét 16
tiếng. Thật vậy, TN cần phải thật ngắn gọn, cùng nội dung nhưng càng ngắn càng hay, “rất
hay mà lại ngắn” Hồ Chí Minh. Cái hay này thể hiện ở chỗ: nói ngắn về hình thức biểu hiện là cốt để nói nhiều về phương diện nội dung. Tức là ngắn về dung lượng từ ngữ, hàm
súc về nghĩa nhưng tăng mức độ khái quát cho bài học kinh nghiệm. Và chính điều này làm cho TN mở rộng phạm vi ứng dụng của mình.
Vì sao TN cần phải ngắn gọn, hàm súc? Như chúng ta đã biết, TN ra đời bắt nguồn từ những nhận xét, phán đoán, suy luận
của con người về các hiện tượng của tự nhiên và xã hội. Những nhận xét, phán đoán này cần
phải được đúc rút lại thành những kinh nghiệm, những chân lí. Hơn nữa, những kinh
nghiệm này cần phải được lưu giữ, được phổ biến từ người này sang người khác, từ thế hệ
này sang thế hệ khác,... Nhưng sự lưu giữ và phổ biến này chủ yếu bằng con đường truyền miệng. Do đó, TN cần phải thật ngắn gọn để tiện lợi cho trí nhớ. Lí do nữa, như đã nói ở
trên, là do “lời ít ý nhiều”, do muốn mở rộng phạm vi ứng dụng vào nhiều ngữ cảnh khác
nhau. Dấu hiệu nào cho ta biết TN có tính ngắn gọn, hàm súc? Đó là sự tỉnh lược. Hồng Tiến Tựu nói:
Trong tục ngữ có những hệ từ và từ liên kết thì, là, mà, nhưng, bởi, vì vậy, do đó, cho nên, vả chăng, song le, tuy thế... thường bị bỏ đi và nhiều khi cả những thành
phần cơ bản của câu như chủ ngữ, vị ngữ,... cũng bị tỉnh lược. Do đó, mối quan hệ giữa các phán đốn cũng như hình thức suy luận của nhân dân thường không
được thể hiện rõ trong tục ngữ [91, tr. 122]. Như vậy, sự cô đọng, hàm súc của TN là do các hệ từ, kết từ bị tỉnh lược. Trong khi
đó các từ còn lại đều rất cần thiết, không thừa. Hơn nữa, TN là sự đúc kết kinh nghiệm ở dạng khái quát. Dễ thấy nhất là ở tục ngữ khơng có loại từ, đại từ chỉ định, khơng có từ hạn
định về thời gian – không gian một cách rõ ràng mà là phiếm định... Chẳng hạn, TN nói
“Con gà tức nhau tiếng gáy” chứ khơng thể nói “Con gà chuồng này tức nhau tiếng gáy”...
Ta biết rằng câu trong TN là những loại câu tương ứng với các loại phán đốn. Nhưng câu ở dạng rút gọn, có thành phần bị tỉnh lược thì kết cấu câu khơng còn phù hợp
hồn tồn với kết cấu lơgic của phán đốn. Thử xét câu TN “Tấc đất tấc vàng”. Đây là câu TN rất cô đọng, hàm súc, giàu ý nghĩa. Do đó, trong ứng dụng thực tế người ta có thể mở
rộng nội dung, ý nghĩa câu TN bằng cách chêm xen các kết từ hoặc hiểu ngầm nghĩa khi đặt vào một ngữ cảnh cụ thể và phù hợp với dụng ý của người sử dụng. Người sử dụng có thể
chêm xen như sau:
không bằng quý như
Tấc đất là tấc vàng. thì
quý hơn
Nếu câu TN trên mà có dạng cố định như một trong những dạng chêm xen trên thì nội dung của nó sẽ bị hạn hẹp, bị “chết cứng” trong một nghĩa. Tức là các hệ từ, kết từ sẽ
hiện thực hóa nội dung, ý nghĩa của câu TN. Như vậy, tính ngắn gọn, hàm súc, cô đọng do tỉnh lược của TN là một “mã nghệ thuật”, một “tiềm năng tiếp nhận” của TN.
1.2.4. Tính đối xứng