1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Quản trị kinh doanh >

Nguyên tắc 3: Những đối tượng có cung hoặc cầu không co dãn thì gánh chịu thuế hoàn toàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (676.25 KB, 29 trang )


Phạm vi ảnh hưởng của thuế



GV: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng



3.1. Cầu hoàn toàn không co dãn

Một lần nữa chúng ta xem xét trường hợp mà trong đó đánh thuế 50 cent/gallon dầu lửa vào

người sản xuất nhưng ở đây đường cầu dầu lửa không co giãn hoàn toàn. Phương trình đường

cầu và đường cung như sau: QS = 50Ps +25

QD = 100

Ở điểm cân bằng ban đầu, ta có số lượng Q1 = 100 tỷ gallon ở mức giá P1 = 1,5 đôla.



Ta có độ co giãn của cung cầu trong trường hợp này là:

Độ co giãn của cung: ES = 50 (1,5/100) = 0,75

Độ co giãn của cầu: ED = 0 (1,5/100) = 0

Khi thuế đánh vào người sản xuất, điều này làm gia tăng chi phí biên lên 0,5 đôla. Giá cả tăng

kéo theo cung giảm xuống, khi đó đường cung dịch chuyển từ S 1 sang S2, điểm cân bằng bây

giờ tại P2 = 2 đôla cao hơn P1 = 1,5 đôla.

Lúc này, gánh nặng chịu thuế được xác định như sau:

Gánh nặng thuế của người sản xuất: 0,5 x 0 / (0,75 + 0) = 0

Gánh nặng thuế của người tiêu dùng : 0,5 x 0,75 (0,75 + 0) = 0,5

Như vậy, khi đường cầu không co dãn thì người sản xuất không chịu gánh nặng thuế trong khi

đó người tiêu dùng lại chịu hoàn toàn, đây là sự dịch chuyển hoàn toàn thuế vào người tiêu

dùng.

3.2.



Cầu co dãn hoàn toàn



Ta cũng xét tương tự trong thị trường dầu lửa, nhưng trong trường hợp này cầu co dãn hoàn

toàn, ta có phương trình đường cung cầu trong trường hợp này như sau:

(S1) : QS = 50PS + 25

(D1) : PD = 1,5



Nhóm 1 – TCDN Đêm 2 – K20



6



Phạm vi ảnh hưởng của thuế



GV: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng



Ban đầu thị trường cân bằng ở mức P1 = 1,5 đôla và Q1 = 100 tỷ đôla dầu lửa.

Ta xác định được độ co giãn của cung cầu trong trường hợp này như sau:

Độ co giãn của cung: ES = 0 (1,5/100) = 0

Độ co giãn của cầu: ED = -100/3 (1,5/100) = 0,5

Khi đánh thuế 50 cent/đôla, đường cung dịch chuyển từ S 1 đến S2. Giá cả cân bằng vẫn ở mức

P1 = 1,5 đôla, nhưng số lượng giảm xuống Q2 = 90 tỷ gallon.

Lúc này, gánh nặng thuế được xác định như sau:

Gánh nặng thuế của người sản xuất : 0,5 x 0,5 / (0 + 0,5) = 0,5

Gánh nặng thuế của người tiêu dung : 0,5 x 0 / (0 + 0,5) = 0

Như vậy, trong trường hợp này thì người sản xuất lại là đối tượng gánh chịu thuế hoàn toàn.

3.3.



Mức co dãn của cung



Mức co dãn của cung cũng ảnh hưởng đến mức độ phân phối của gánh nặng thuế. Đường

cung co dãn hơn khi người sản xuất có thể sử dụng các nguồn lực đầu vào thay thế hơn.

VD: trong ngắn hạn, nhà máy thép có cung không co dãn, nhà máy không thể dễ dàng chuyển

công nghệ luyện thép sang công nghệ chế tạo nhựa hoặc chế biến gỗ do chí phí bỏ ra rất cao.

Ngược lại, đường cung của người bán dạo trên đường phố lại rất co dãn bởi cá nhân người

bán dạo có mức đầu tư thấp, nếu như chính phủ đánh thuế họ dễ dàng chuyển sang đầu tư lĩnh

vực khác.

So sánh phạm vi ảnh hưởng thuế đánh vào nhà máy thép và thuế đánh vào người bán dạo biểu

thị qua 2 biểu đồ sau:



Nhóm 1 – TCDN Đêm 2 – K20



7



Phạm vi ảnh hưởng của thuế



GV: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng



Trường hợp 1: Cung ít co giãn hơn cầu - thuế đánh vào nhà máy thép

Với đường cung cầu thị trường thép được cho như sau:

(S1) : QS = 2,5PS + 55

(D1) : QD = -10PD + 280

Thị trường đang cân bằng tại Q 1 = 100 tấn thép, P1 = 18triệu/1tấn thép. Và ta có độ co giãn

của cung cầu trong trường hợp này là:

Độ co giãn của cung: ES = 2,5 (18/100) = 0,45

Độ co giãn của cầu: ED = -10 (18/100) = -1,8

Khi chính phủ đánh thuế 1triệu đồng/1 tấn thép, do vốn đầu tư cố định không thay đổi, nhà

máy vẫn sản xuất số lượng thép gần bằng với lượng ban đầu, nếu tăng giá thép, thì người tiêu

dùng sẽ tiêu dùng ít thép đi, dẫn đến thép dư thừa. Vì vậy, nhà sản xuất không thể tăng giá

quá cao.

Khi có thuế, đường cung S1 sẽ dịch chuyển đến S2 với đường cung S2 : Q2 = 2,5P2 + 52,5, giá

cả tăng nhẹ từ P1 lên P2 = 18,2 triệu/1tấn thép, và số lượng thép giảm không đáng kể từ Q1

xuống Q2 = 98 tấn thép.

Ta tính được gánh nặng thuế mà người sản xuất và người tiêu dùng chịu trong trường hợp này

như sau:

Gánh nặng thuế của người sản xuất: 1 x 1,8 / (0,45 + 1,8) = 0,8

Gánh nặng thuế của người tiêu dùng: 1 x 0,45 / (0,45 + 1,8) = 0,2

Bởi giá cả tăng rất nhỏ nên không đủ bù đắp số thuế mà nhà máy thép phải nộp. Vì thế trong

trường hợp này nhà máy gần như gánh chịu thuế hoàn toàn.

Trường hợp 2: Cung co giãn hơn cầu - thuế đánh vào người bán dạo



Nhóm 1 – TCDN Đêm 2 – K20



8



Phạm vi ảnh hưởng của thuế



GV: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng



Đặc điểm của những người bán dạo là rất nhạy cảm với chi phí sản xuất trong quyết định đầu

tư của họ, dẫn đến đường cung rất co dãn. Ta có đường cung cầu của thị trường bán hàng dạo

kẹo như sau:

(S1) : QS = 50/3PS -100

(D1) : QD = -25/6PD + 150

Ban đầu, họ sẵn lòng cung cấp số lượng Q 1 = 100 (cây kẹo) với giá P1 = 12 ngàn đồng. Với độ

co giãn của cung và cầu trong trường hợp này như sau:

Độ co giãn của cung: ES = 50/3 (12/100) = 2

Độ co giãn của cầu: ED = -25/6 (12/100) = 0,5

Nếu chính phủ đánh thuế 2 ngàn đồng thì những người bán dạo này sẽ di chuyển sang lĩnh

vực kinh doanh khác, khi đó đường cung S1 dịch chuyển sang S2 : QS = 50/3PS + 400/3 với giá

tăng lên P2 = 13,6 ngàn đồng và số lượng lại giảm từ Q1 xuống Q2 = 93 cây kẹo.

Ta có thể tính được gánh nặng chịu thuế của người sản xuất và người tiêu dùng như sau:

Gánh nặng chịu thuế của người tiêu dùng: 13,6 – 12 = 1,6 ngàn đồng

Gánh nặng chịu thuế của người sản xuất: 2 – 1,6 = 0,4 ngàn đồng

Sự gia tăng giá cao trong thị trường bán dạo gần như bù lại số tiền thuế mà họ phải nộp, vì

vậy họ ít gánh chịu thuế hơn trong khi người tiêu dùng mặt hàng này đa phần chịu thuế.

Do vậy, phạm vi ảnh hưởng của thuế được quyết định bởi độ co dãn của cung, những đối

tượng có cung không co dãn thì những đối tượng này sẽ chịu thuế hoàn toàn.



Từ những phần ở trên, chúng ta có một kết luận tổng quát, đó là những đối tượng có cung

hoặc cầu không co dãn thì những đối tượng này sẽ chịu thuế hoàn toàn.



Nhóm 1 – TCDN Đêm 2 – K20



9



Phạm vi ảnh hưởng của thuế



GV: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng



II – MỞ RỘNG PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA THUẾ

1. Phạm vi ảnh hưởng của thuế trong thị trường các yếu tố sản xuất:

Sự phân tích phạm vi ảnh hưởng của thuế trong thị trường các yếu tố sản xuất giống như

trong thị trường hàng hóa tiêu dùng. Chỉ có điểm khác đó là người tiêu dùng các yếu tố sản

xuất là các doanh nghiệp và người cung cấp các yếu tố sản xuất là các cá nhân (lao động).

Ví dụ, hãy xem xét thị trường lao động với phương trình đường cung cầu như sau:

(D1): H = -2W + 13,3

(S1): H = 2W – 7,3

Thị trường cân bằng ban đầu, trước thuế, với tiền lương W 1 = 5,15 đôla/giờ lao động và H1 =

3 giờ lao động tại điểm A.

Bây giờ giả sử chính phủ đánh thuế tiền lương: 1 đôla/giờ trên tất cả người lao động. Thuế

làm giảm thấp thu nhập lao động 1 đôla. Kết quả là, người lao động yêu cầu phải gia tăng

thêm 1 đôla tiền lương bù vào tiền thuế để sẵn lòng làm việc.

Khi đó, cung lao động từ S1 sẽ đến với S2: H2 = 2W2 – 9,3. Với đường cầu vẫn còn ở vị trí

gốc, sự dịch chuyển này dẫn đến tiền lương cân bằng ở vị trí cao hơn: W 2 = 5,65 đôla tại điểm

B. Phạm vi ảnh hưởng của thuế được chia sẻ bởi người lao động và công ty phù hợp với độ co

giãn của đường cung và đường cầu.

Ta có độ co giãn của đường cung

ES = d(W1/H1) = 2 (5,15 / 3) = 3,43

Và độ co giãn của đường cầu

ED = b(W1/H1) = (-2) (5,15 / 3) = -3,43

Vì độ co giãn của cung và cầu là bằng nhau cho nên gánh nặng được chia sẻ như nhau: tiền

lương gia tăng lên 5,65 đôla/1 giờ và những người lao động sẽ nhận được 4,65 đôla/1 giờ sau

khi nộp thuế 1 đôla. Công ty và người lao động mỗi người gánh chịu 50 cent của 1 đôla thuế,

được tách đôi như được biểu thị trên trục tung. Công ty trả tiền lương cao hơn 50 cent (5,65

đôla), nhưng bởi vì phải nộp thuế 1 đôla, nên họ nhận ít hơn 50 cent tiền lương sau thuế (4,65

đôla). Tổng tiền lương trong thị trường gia tăng đến 5,65 đôla, nhưng tiền lương sau thuế

giảm xuống còn 4,65 đôla.



Tiếp theo ta xét ảnh hưởng đến thị trường lao động khi đánh thuế tiền lương, công ty chịu

trách nhiệm nộp thuế thay vì người lao động nộp thuế. Trong trường hợp này, đường cung lao

động vẫn ở tại S1 và bởi vì thuế đánh vào người tiêu dùng (công ty), đường cầu lao động giảm

xuống và dịch chuyển từ D1 đến D2 : H2 = -2W2 + 11,3



Nhóm 1 – TCDN Đêm 2 – K20



10



Phạm vi ảnh hưởng của thuế



GV: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng



Tiền lương thị trường giảm xuống 1 đôla từ 5,65 đôla đến 4,65 đôla, cân bằng mới (điểm C)

và gánh nặng thuế không thay đổi. Công ty gánh chịu gánh nặng 50 cent như trước đó; tuy

nhiên không phải trả tiền lương cao hơn 50 cent, bây giờ họ trả tiền lương (4,65 đôla) thấp

hơn 50 cent tiền lương cân bằng ban đầu 5,15 đôla. Thêm vào đó, công ty phải nộp 1 đôla tiền

thuế cho chính phủ, vì thế thực tế họ phải trả tiền lương 5,65 đôla.

Những người lao động gánh chịu gánh nặng thuế 50 cent; tuy nhiên không phải nhận tiền

lương cao hơn 50 cent và nộp thuế cho chính phủ 1 đôla, người lao động bây giờ nhận tiền

lương thấp hơn 50 cent (4,65 đôla). Tổng tiền lương trong thị trường giảm xuống đến 4,65

đôla, tiền lương sau thuế được công ty thanh toán là 5,65 đôla.



Phân tích phạm vi ảnh hưởng của thuế đánh vào tiền lương cho thấy không có sự khác biệt:

thuế tiền lương (để tài trợ cho an sinh xã hội) đánh ½ vào người lao động và ½ vào công ty,

không đánh 100% vào người lao động hoặc công ty. Nguyên tắc thứ hai của phạm vi ảnh

hưởng thuế nói lên rằng dù quyết định gánh nặng của thuế tiền lương là tổng quy mô thuế

(tổng góc thuế), nhưng không nói lên thuế được phân phối như thế nào giữa người lao động

(cung) và công ty (cầu).

Những trở ngại đối với điều chỉnh tiền lương: Một trong trở ngại là tiền lương tối thiểu –

mức tiền lương tối thiểu bắt buộc mà tất cả người lao động được thanh toán cho mỗi giờ lao

động. Giả sử mức tiền lương tối thiểu là 5,15 đôla.

Xét trường hợp tiền lương đánh vào người lao động. Trong trường hợp này, tiền lương tối

thiểu không có ảnh hưởng đến phân tích phạm vi ảnh hưởng: khi đánh thuế, tiền lương gia

tăng đến 5,65 đôla tại điểm B (công ty thanh toán thêm 50 cent tiền lương), người lao động

nộp 1 đôla tiền thuế cho chính phủ và họ nhận được mức lương sau thuế là 4,65 đôla.



Nhóm 1 – TCDN Đêm 2 – K20



11



Phạm vi ảnh hưởng của thuế



GV: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng



Xét trường hợp thuế tiền lương đánh vào công ty. Trong trường hợp này, đường cung vẫn

còn ở tại S1 và đường cầu dịch chuyển đến D2. Tuy nhiên, công ty không thể hạ thấp tiền

lương đến mức 4,65 đôla (điểm C), bởi vì thấp hơn mức tiền lương pháp lý. Tiền lương phải

duy trì ở mức 5,15 đôla; công ty phải gánh chịu toàn gánh nặng thuế và nộp thuế cho chính

phủ. Mức tiền lương công ty phải trả là 6,15 đôla. Số giờ lao động trong thị trường giảm còn 2

giờ, ở đó đường cầu mới D2 cắt đường tiền lương tối thiểu (điểm C’)



2. Phạm vi ảnh hưởng của thuế trong thị trường cạnh tranh không hoàn hảo - Thị

trường độc quyền:

Trong phần này chúng ta nghiên cứu thị trường độc quyền - một thị trường chỉ có một người

cung cấp hàng hóa.

- Cân bằng thị trường độc quyền

Những nhà độc quyền tối đa hóa lợi nhuận như các công ty cạnh tranh đã làm: họ sản xuất

hàng hóa mãi đến khi chi phí biên bằng thu nhập biên kiếm được. Trong thị trường cạnh

tranh, thu nhập biên là giá cả thị trường, vì vậy các công ty cạnh tranh thiết lập chi phí biên

bằng giá. Tuy nhiên, bởi vì nhà độc quyền là người “làm giá cả” (price makers) chứ không

phải là người “chấp nhận giá cả” (price takers) nên thu nhập biên không phải là giá cả được



Nhóm 1 – TCDN Đêm 2 – K20



12



Phạm vi ảnh hưởng của thuế



GV: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng



quyết trong thị trường mà là giá cả được chọn lựa bởi nhà độc quyền (nhà độc quyền áp đặt

giá cả lên tất cả người tiêu dùng).



Hình trên cho thấy sự quyết định cân bằng trong thị trường độc quyền. Nhà độc quyền có

đường chi phí biên dốc đi lên và đường cầu dốc đi xuống. Với đường cầu đi xuống, nhà độc

quyền phải hạ thấp giá cả. Nói khác đi, người tiêu dùng chỉ mua thêm một đơn vị sản phẩm

nếu như giá cả thị trường thấp hơn mức giá của đơn vị trước đó. Như vậy, nhà độc quyền phải

đánh đổi: doanh thu tăng thêm ở một mức giá nhất định sẽ làm gia tăng thu nhập, nhưng buộc

phải hạ thấp mức giá đối với các đơn vị sản phẩm để đạt được cân bằng mới với mức sản

lượng cao hơn được sản xuất; điều này làm giảm thấp thu nhập.

Thu nhập biên của nhà độc quyền là đường MR1, nằm dưới đường cầu D1. Thu nhập biên mà

nhà độc quyền nhận được từ bán sản phẩm thêm là nằm dưới tính sẵn lòng thanh toán của

người tiêu dùng để mua một đơn vị sản phẩm. Ở hình vẽ trên, nhà độc quyền chọn sản xuất ở

số lượng Q1, ở đó thu nhập biên bằng chi phí biên (điểm A). Trên đường cầu D 1, người tiêu

dùng sẵn lòng thanh toán ở mức giá P1 để lấy Q1. Chú ý rằng, mặc dù nhà độc quyền có quyền

lực giá cả, nhưng vẫn cần quan tâm đến đường cầu. Nhà độc quyền không thể sản xuất số

lượng Q1 và tính giá bán ở mức P2 bởi vì ở mức giá đó người tiêu dùng lại có nhu cầu ở mức

Q2 lớn hơn Q1.

- Thị trường nhóm độc quyền:

Cấu trúc thị trường nhóm độc quyền ở giữa hai thái cực độc quyền và cạnh tranh hoàn hảo,

trong đó chỉ có vài nhà cung cấp. Hiện tại vẫn chưa có một lý thuyết nào khẳng định rõ ràng

về phạm vi ảnh hưởng của thuế trong trường hợp có nhóm độc quyền. Đối với các nhóm độc

quyền, họ thường có những mưu lược liên kết lại với nhau để sản xuất sản lượng sao cho đạt

được tối đa hóa lợi nhuận của ngành (chẳng hạn, nhóm cácten dầu mỏ). Các nhóm độc quyền

thường yêu cầu các hãng trong nhóm cắt giảm sản lượng để gây sức ép tăng giá, thế nhưng

giải pháp đó khó mà đạt được. Bởi vì, sau khi đạt được thỏa thuận về giới hạn sản lượng mà

mỗi một hãng được phép sản xuất, thì các hãng lại có động cơ không cam kết thực hiện thỏa

thuận đó. Lợi dụng giá cao, họ sản xuất mức sản lượng cao hơn hạn ngạch cho phép nhằm tối

đa hóa lợi nhuận. Kết quả là, sản lượng trên thị trường có nhóm độc quyền thường cao hơn so



Nhóm 1 – TCDN Đêm 2 – K20



13



Phạm vi ảnh hưởng của thuế



GV: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng



với mức giới hạn mà cácten đã thiết lập. Khi có thuế, các hãng sẽ bị thiệt, vì họ phải nộp thuế.

Tuy nhiên, khi ký hợp đồng về sản lượng, họ sẽ tiến sát gần hơn các giải pháp của cácten, vì

thế lợi nhuận trước thuế của họ gia tăng. Về mặt lý thuyết, có thể lợi nhuận trước thuế tăng

lên nhiều hơn so với mức sau khi nộp thuế, nên các hãng không bị thiệt.

- Đánh thuế vào thị trường độc quyền

Giả sử chính phủ đánh thuế vào người tiêu dùng trong thị trường độc quyền như miêu tả

trong hình. Ta có phương trình đường cầu trong thị trường: P1 = 40 – Q1

Và đường chi phí sản xuất là: C = 50 + Q2

Từ đó ta xác định được: MR1 = 40 – 2Q và MC1 = 2Q

Để tối đa hóa lợi nhuận, nhà độc quyền sẽ sản xuất sản lượng tại điều kiện MR 1 = MC2, ta có

giá và sản lượng cân bằng là : P1 = 30 và Q1 = 10.

Khi chính phủ đánh thuế t = 10 làm cho người tiêu dùng mua ít sản phẩm của nhà độc quyền,

làm dịch chuyển đường cầu đến D2: P2 = 30 – Q2. Sự giảm này kéo theo đường thu nhập biên

dịch chuyển đến MR2 = 30 – 2Q2. Cân bằng mới ở mức Q2 = 32,5 và P2 = 7,5.

Số thuế mà người tiêu dùng gánh chịu là: 32,5 – 30 = 2,5

Số thuế mà nhà độc quyền gánh chịu là: 10 – 2,5 = 7,5

Nhà độc quyền gánh chịu một phần thuế như trong trường hợp thị trường cạnh tranh.



Tiếp theo ta xét khi chính phủ đánh thuế vào nhà độc quyền, mới mức thuế t = 10, nó làm

đường MC1 dịch chuyển MC2 với đường MC2 = 2Q + 10. Tương tự trường hợp trên, ta tính

được giá và sản lượng cân bằng là P 2 = 32,5 và Q = 7,5. Và số thuế nhà độc quyền chịu là 7,5

và người tiêu dùng chịu là 2,5.

Như vậy, ba nguyên tắc ảnh hưởng thuế vẫn có giá trị trong thị độc quyền.



Tuy nhiên, tác động của thuế đánh vào sản lượng đối với độc quyền khác với cạnh tranh.

Trong khi ta đánh thuế ứng với ngành cạnh tranh, thì giá thị trường tăng lên 1 lượng ít hơn



Nhóm 1 – TCDN Đêm 2 – K20



14



Phạm vi ảnh hưởng của thuế



GV: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng



thuế, và cả nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng đều phải chịu thuế. Với độc quyền giá có thể tăng

lên một lượng lớn hơn mức thuế.

Ta xét thị trường độc quyền có đường cầu



đường doanh thu biên



và chi phí biên MC = 40. Từ đó ta có



. Thị trường cân bằng tại Q = 6,25 và P = 80.



Giả sử với mức thuế cụ thể là t = 10 đôla trên 1 đơn vị sản phẩm, nhà độc quyền phải nộp lại t

đôla cho Chính phủ với mỗi đơn vị sản phẩm được bán ra. Do đó chi phí biên của hãng tăng

lên một lượng bằng mức thuế t. Quyết định sản xuất tối ưu bây giờ là đẳng thức: MR = MC +

t. Ta xác định được giá và sản lượng cân bằng mới P = 100 và Q = 4.

Dịch chuyển đường chi phí biên lên trên dẫn đến giá cao hơn và sản lượng thấp hơn. Đôi khi

giá tăng lên ít hơn thuế, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Trong trường hợp đang xét giá

tăng lên nhiều hơn thuế.

Ta có thể thấy, giá tăng lên cao hơn thuế ∆P = 100 – 80 = 20 lớn hơn t = 10.



Điều này không thể xảy ra trong thị trường cạnh tranh, nhưng có thể xảy ra trong trường hợp

độc quyền bởi vì mối quan hệ giữa giá cả và chi phí biên phụ thuộc vào độ co giãn của cầu.

Ví dụ, giả sử một nhà độc quyền có đường cầu với độ co giãn không đổi bằng -2. Phương

trình định giá tối ưu của hãng độc quyền:

khi đó chỉ ra rằng giá cả sẽ bằng hai lần chi phí biên. Với mức thuế t, chi phí biên tăng lên

MC + t. Do đó giá cả tăng lên 2(MC + t) = 2MC + 2t. Tức là, nó tăng hai lần so với sự gia

tăng của thuế.

3. Phạm vi ảnh hưởng của thuế và vấn đề vốn hóa:

Trong phần này, chúng ta phân tích sự tác động của thuế đánh vào đất đai. Đặc tính nổi bật

của đất là cung cố định và loại hàng hóa có tính bền lâu. Giả sử tiền cho thuê đất năm đầu tiên

là R0, các năm kế tiếp là R 1, R2 …, thì người thuê đất sẽ phải trả tiền thuê là bao nhiêu. Nếu

như thị trường bất động sản là cạnh tranh, thì giá cả của đất bằng với giá trị chiết khấu hiện tại

của dòng thời gian thuê (T). Gọi tỷ suất sinh lợi là r, thì giá cả của đất (PR) sẽ là:



Nhóm 1 – TCDN Đêm 2 – K20



MC + t

15



Số lượng MC



Phạm vi ảnh hưởng của thuế



GV: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng



Số thuế thu vào năm đầu tiên là u 0 và các năm tiếp theo lần lượt là u 1, u2 … Bởi vì đất đai là

hàng hóa có mức cung cố định, nên số tiền cho thuê đất hàng năm mà người sở hữu nhận

được giảm xuống đúng bằng toàn bộ số tiền thuế. Điều này cũng có nghĩa là thu nhập của chủ

đất đầu tiên giảm (R0 – u0) đô la, (R1 – u1) đôla vào năm tiếp theo và (R 2 – u2) đôla vào năm

tiếp sau đó … Những người mua đất về sau chỉ quan tâm đến thực tế: nếu như đất, họ sẽ mua

dòng tương lai của khoản nợ thuế cũng như dòng tương lai của thu nhập. Vậy thì, mức tối đa

mà người sẵn lòng chi trả tiền đất sau thuế là (P’R):



Trừ hai phương trình trên (PR – P’R), ta thấy do thuế mà giá đất giảm xuống bằng:



Như vậy, tại thời gian đầu tiên mà chính phủ đánh thuế đất, giá cả của đất giảm xuống bằng

giá trị hiện tại của tất cả tiền thuế thanh toán trong tương lai. Tiến trình mà chuỗi tiền thuế

được hợp nhất vào trong giá cả tài sản còn gọi là vốn hóa. Do vốn hóa, nên người chủ đất tại

thời gian thuế được đánh phải gánh chịu gánh nặng của thuế mãi mãi. Còn người chủ đất về

sau, khi mua họ phải thanh toán giá đất trong đó có tiền thuế, nhưng tiền thuế này không tạo

ra “gánh nặng”, bởi vì nó chỉ làm cân bằng mức giá thấp hơn khi mua. Vốn hóa làm phức tạp

nỗ lực đánh giá phạm vi ảnh hưởng của thuế đối với hàng hóa có mức cung cố định. Bởi vì

chúng ta không đủ thông tin để nhận biết ai là người chủ đất đầu tiên tại thời gian thuế được

đánh.

4. Phạm vi ảnh hưởng của thuế đến sự cân bằng ngân sách:

Thu thuế là để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của chính phủ. Vì thế, phạm vi ảnh hưởng của thuế

không chỉ xem xét ai gánh chịu thuế mà còn quan tâm ai nhận lợi ích từ các khoản chi tiêu

được tài trợ bởi nguồn thu thuế.

Giả sử chính phủ đánh thuế vào nhà hàng bán thức ăn nhanh, có đường cầu co giãn. Sau

đó, chính phủ tài trợ nguồn thu thuế trở lại cho các nhà hàng bán thức ăn nhanh. Trong trường

hợp, thật là sai để cho rằng nhà hàng gánh chịu hoàn toàn gánh nặng thuế: họ nộp thuế, nhưng

rồi họ lại nhận được tiền đầu tư từ chính phủ. Quan tâm cả gánh nặng của thuế và lợi ích mà

thuế mang lại gọi là phạm vi ảnh hưởng cân bằng ngân sách.

Thật rất khó để truy nguồn gốc chi tiêu liên quan đến nguồn thu thuế. Vì thế, chúng ta

thường bỏ qua khía cạnh chi tiêu trong khi phân tích phạm vi ảnh hưởng thuế. Tuy nhiên,

trong thực tế gánh nặng thuế tùy thuộc vào sự phân phối cả thuế và chi tiêu được tài trợ từ

nguồn thu thuế.



Nhóm 1 – TCDN Đêm 2 – K20



16



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

×