1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Khoa học xã hội >

Đặc tính xã hội : Đặc tính lịch sử:

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (533.99 KB, 158 trang )


Ở đây cần phải thấy rằng: Tình trạng tội phạm bao gồm tổng thể tất cả các tội phạm đã xảy ra, điều đó có nghĩa làcả số tội phạm đã bị phát hiện và
số tội phạm chưa bị phát hiện còn gọi là tội phạm ẩn. Khái niệm tình trạng tội phạm là khá niệm cơ bản, là đối tượng nghiên
cứu đầu tiên của Tội phạm học. Chúng ta khơng thể đề ra các biện pháp phòng ngừa tội phạm có hiệu quả nếu khơng nắm được mức độ, diễn biến, cơ
cấu, tính chất của tình trạng tội phạm. Vì mỗi tội phạm là một hành vi cụ thể xâm hại vào quan hệ xã hội mà luật hình sự bảo vệ mà tình trạng tội phạm lại
là tổng thể các hiện tượng tiêu cực nguy hiểm nhất của xã hội, là hiện tượng xã hội phản ánh đầy đủ các vấn đề cơ bản nhất liên quan đến tồn bộ tội phạm
xảy ra trong xã hội.

1.2. Đặc tính của tình trạng tội phạm.


Một sự vật, hiện tượng bao giờ cũng có những thuộc tính đặc tính nhất định. Những đặc tính này phản ánh bản chất của sự vật, hiện tượng đó.
Tương tự như vậy tình trạng tơị phạm - một hiện tượng xã hội pháp lý hình sự cũng có những đặc tính của nó, phản ánh bản chất của tình trạng tội phạm. Đó
là: Đặc tính xã hội, đặc tính lịch sử, đặc tính giai cấp, đặc tính pháp luật hình sự.

1.2.1. Đặc tính xã hội :


Chủ nghĩa Mác-Lê nin khẳng định rằng: Tình trạng tội phạm là hiện tượng xã hội chứ không phải là hiện tượng tự nhiên.
Tình trạng tội phạm là hiện tượng xã hội còn bởi vì nó tồn tại trong xã hội, có nguồn gốc, nguyên nhân trong xã hội và số phận của nó
cũng phụ thuộc vào các điều kiện xã hội.
Tình trạng tội phạm là hiện tượng xã hội còn bởi vì nó được hình thành từ các hành vi phạm tội của những con người cụ thể sống trong xã hội gây ra,
71
chống lại toàn bộ xã hội hay một bộ phận xã hội, thậm chí chống lại chính bản thân người đó.
Tình trạng tội phạm không chỉ là hiện tượng xã hội thông thường mà nó còn là hiện tượng xã hội tiêu cực nguy hiểm nhất cho xã hội. Với tính cách là
mặt trái của xã hội, tình trạng tội phạm chính là hệ quả tất yếu của các tác động tiêu cực của các tác động tiêu cực khác trong xã hội. Tính tiêu cực nguy
hiểm nhất cho xã hội của tình trạng tội phạm biểu hiện ở việc nó gây ra hậu quả lớn nhất cho xã hội, xâm hại đến các giá trị vật chất và tinh thần mà xã
hội có được và chính vì thế mà nó bị xã hội trừng trị một cách nghiêm khắc nhất hệ thống hình phạt của pháp luật hình sự.
Nghiên cứu đặc tính xã hội của tình trạng tội phạm có ý nghĩa to lớn cả về lý luận và thực tiễn đẻ làm tốt cơng tác phòng ngừa tội phạm. Vì vậy khi
nghiên cứu tình trạng tội phạm phải dựa vào các điều kiện của đời sống xã hội, dựa vào các mối quan hệ tác động qua lại giữa các hiện tượng, quá trình
xã hội với tội phạm để đánh giá xem xét, phân tích kết luận thì mới có nhận thức đúng đắn về tình trạng tội phạm, từ đó mới giúp cho việc đề ra các biện
pháp tác động đến tình trạng tội phạm có hiệu quả.

1.2.2. Đặc tính lịch sử:


Chủ nghĩa Mác-Lê nin cho rằng: một hiện tượng trong xã hội và trong tự nhiên không phải tự nhiên mà có và nó cũng khơng phải là bất biến mà nó
ln có sự vận động, thay đổi. Điều này hồn tồn đúng tình trạng tội phạm - một hiện tượng xã hội. Với tính cách là hiện tượng xã hội thì tình trạng tội
phạm ln có sự thay đổi phụ thuộc vào các điều kiện lịch sử, xã hội nhất định. Điều đó thể hiện trên các khía cạnh như nội dung, đặc điểm dấu hiệu
của tình trạng tội phạm được thay đổi mỗi khi có sự thay đổi từ hình thái kinh tế xã hội này sang hình thái kinh tế xã hội khác, thậm chí ngay trong một hình
thái kinh tế xã hội nhưng vào các thời kỳ khác nhau mỗi khi có sự thay đổi về 72
cơ cấu kinh tế, phân tầng xã hội, cơ cấu giai cấp...thì tình trạng tội phạm cũng khác nhau. Ví dụ như: tình trạng ở Việt Nam giai đoạn 1954-1975 khác xa so
với giai đoạn 1986 đến nay, vì trong hai thời kỳ này có sự khác nhau về cơ cấu kinh tế, xã hội, pháp luật.
Tính lịch sử của tình trạng tội phạm vừa thể hiện ở việc thay đổi các dấu hiệu, các yếu tố tạo nên nó vừa thể hiện ở việc số lượng các hành vi bị coi
là tội phạm trong từng hình thái kinh tế xã hội, trong các giai đoạn phát triển khác nhau của mỗi nhà nước. Tính lịch sử của tình trạng tội phạm cho thấy :
Rõ ràng là tình trạng tội phạm chỉ xuất hiện, tồn tại, phát triển trong những bối cảnh, giai đoạn nhất định.
Việc làm sáng tỏ đặc tính này có ý nghĩa quan trọng, nó trang bị cho ta những hiểu biết về quy luật hình thành phát triển của tình trạng tội phạm thấy
được mối liên hệ biện chứng của nó với sự thay đổi của các hiện tượng, quá trình khác diễn ra trong xã hội, từ đó dự đốn được sự phát triển của nó trong
tương lai để đề ra các biện pháp làm giảm tiến tới loại trừ tình trạng tội phạm ra khỏi đời sống xã hội.

1.2.3. Đặc tính giai cấp:


Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (158 trang)

×