Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.39 KB, 15 trang )
CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC - KỸ THUẬT LẦN THỨ HAI
Văn Ngọc Thành – Khoa Sử, ĐH Vinh
1. Nguồn gốc của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật
Tìm tòi, sáng chế ra những công cụ sản xuất mới, có kỹ thuật và
năng suất cao;
Tìm ra những nguồn năng lượng mới, những vật liệu mới để thay
thế cho nguồn tài nguyên thiên nhiên đang cạn kiệt;
Đồng thời, tìm cách khai thác và sử dụng tối đa những nguồn tài
nguyên có sẵn trong tự nhiên không bao giờ cạn kiệt nhưng chưa
được chú ý;
Khám phá hơn nữa thế giới tự nhiên, cả thế giới vi mô và vĩ mô, để
nắm bắt qui luật của nó, giúp cho con người hành động tự do hơn và
bắt nó phục vụ cuộc sống của con người.
Những thành tựu về khoa học - kỹ thuật cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
đã tạo tiền đề và thúc đẩy sự bùng nổ của cách mạng khoa học - kỹ
thuật hiện đại.
CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC - KỸ THUẬT LẦN THỨ HAI
Văn Ngọc Thành – Khoa Sử, ĐH Vinh
1. Nguồn gốc của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật
Sự ra đời của lý thuyết nguyên tử hiện đại mà trung tâm chú ý của
các nhà khoa học là nguyên tử và cấu trúc bên trong (hạt nhân) của
nó.
Năm 1911, nhà bác học Anh E. Rodơpho tiến hành thí nghiệm
bắn phá nguyên tử, kết quả là nguyên tử không đặc mà rỗng.
Dựa trên thí nghiệm này, học trò của ông là Ninxơ Bo, người Đan
Mạch, đã đề xướng lý thuyết mẫu hành tinh về cấu tạo nguyên tử
(nguyên tử ở giữa có môt hạt nhân, xung quanh có các điện tử
chạy trên những quĩ đạo nhất định, giống như các hành tinh quay
xung quanh Mặt trời).
Sự ra đời của thuyết tương đối hiện đại của nhà bác học Đức –
Anbe Anhxtanh. Có thể nói rằng, hầu hết các phát minh lớn về
vật lý học của thế kỷ XX đều có liên quan đến tên tuổi của
Anhxtanh, từ năng lượng nguyên tử cho đến lade, bán dẫn…
Trong các lĩnh vực khác như hóa học, sinh học, các khoa học về Trái
đất, hải dương học, khí tượng học… đều đạt được những thành tựu
lớn.
CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC - KỸ THUẬT LẦN THỨ HAI
Văn Ngọc Thành – Khoa Sử, ĐH Vinh
1. Nguồn gốc của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật
Nhu cầu của các cuộc chiến tranh buộc các bên tham chiến phải đi sâu
nghiên cứu khoa học, kỹ thuật.
Các bên tham chiến đều luôn tìm cách cải tiến các phương tiện thông
tin liên lạc, tăng cường tính cơ động của quân đội và sự kịp thời của
công tác chỉ huy.
Các bên tham chiến luôn tìm cách sản xuất ra các vũ khí có tính
năng tàn phá và sát thương lớn.
Chính vì thế nên cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật được mở đầu
bằng những phát minh ra đa, hỏa tiễn, bom nguyên tử… vào nửa
đầu những năm 40 nhằm phục vụ cho Chiến tranh thế giới thứ hai.
Cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973 đã đặt ra nhiều vấn đề bức
thiết, đòi hỏi các quốc gia phải quan tâm hơn nữa đến cuộc cách mạng
khoa học - kỹ thuật. Trong bối cảnh đó, cách mạng khoa học - kỹ thuật
được nâng lên hàng đầu, mở đầu cho giai đoạn thứ hai của cuộc cách
mạng hiện đại này.
CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC - KỸ THUẬT LẦN THỨ HAI
Văn Ngọc Thành – Khoa Sử, ĐH Vinh
2. Nội dung, đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật
Nội dung của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật phong phú, rộng
lớn hơn rất nhiều so với cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ nhất. Nội
dung của cuộc cách mạng này gồm:
Tự động hóa cao độ bằng cách sử dụng máy tính điện tử;
Hiện đại hóa kỹ thuật và sản xuất trên cơ sở những phát minh
khoa học mới nhất;
Sử dụng những nguồn năng lượng mới, những vật liệu mới,
những công cụ sản xuất mới;
Nghiên cứu lòng đại dương, đi sâu vào lòng đất, tìm hiểu bí mật
của sự sống, thám hiểm thế giới của hạt nhân nguyên tử, đồng
thời chinh phục vũ trụ bao la.
CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC - KỸ THUẬT LẦN THỨ HAI
Văn Ngọc Thành – Khoa Sử, ĐH Vinh
2. Nội dung, đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật.
Khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Mọi phát minh kỹ
thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học chứ không phải từ cải tiến
kỹ thuật như trước. Khoa học mở đường cho kỹ thuật, đến lượt mình kỹ
thuật lại đi trước mở đường cho sản xuất.
Thời gian từ phát minh khoa học đến ứng dụng vào sản xuất ngày càng
được rút ngắn. Trước kia, máy ảnh mất 100 năm (1727 – 1839), điện
thoại 50 năm (1820 – 1876)… Hiện nay, mạch vi điện tử 3 năm (1956 –
1961), lade 2 năm (1960 – 1962)…
Hiệu quả kinh tế ngày càng cao của công tác nghiên cứu khoa học. Đầu
tư vào khoa học có lãi cao hơn các lĩnh vực khác.
Những nội dung và đặc điểm trên đây đã tạo ra sự “Bùng nổ thông tin”.
Vốn kiến thức, số lượng tài liệu nghiên cứu khoa học và các nhà khoa
học ngày càng tăng lên theo cấp số nhân.