1. Trang chủ >
  2. Giáo án - Bài giảng >
  3. Lịch sử >

Ý nghĩa, tác động của cách mạng khoa học - kỹ thuật.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.39 KB, 15 trang )


CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC - KỸ THUẬT LẦN THỨ HAI

Văn Ngọc Thành – Khoa Sử, ĐH Vinh



4. Ý nghĩa, tác động của cách mạng khoa học - kỹ thuật.

Tiến bộ của cách mạng khoa học - kỹ thuật còn tạo ra những vật

liệu, nguyên liệu và nhiên liệu mới, hạn chế tối đa sự phụ thuộc

vào việc khai thác các nguồn năng lượng truyền thống trong tự

nhiên, hướng tới việc đảm bảo cân bằng sinh thái. Ở Pháp,

77,07% điện năng dùng trong nước là do các nhà máy điện

nguyên tử cung cấp (2001). Theo ước tính của các chuyên gia,

trong tương lai gần, các dạng năng lượng không gây ô nhiễm môi

trường sẽ được sử dụng phổ biến để đáp ứng nhu cầu về điện

năng.

Do tác động của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật, cơ cấu kinh tế

thế giới thay đổi theo hướng tập trung phát triển các ngành kỹ thuật

mũi nhọn có hàm lượng kỹ thuật cao như điện tử, vi điện tử, máy

tính, công nghệ sinh học, lade, quang dẫn, siêu dẫn,… Xu hướng sản

xuất từ qui mô lớn chuyển sang qui mô nhỏ và vừa. Ở các nước

TBCN phát triển, các xí nghiệp sở hữu tư nhân và sở hữu nhà nước

có xu hướng giảm, trong khi đó các doanh nghiệp sở hữu hỗn hợp

với qui mô quốc tế đang ngày càng trở nên phổ biến.









CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC - KỸ THUẬT LẦN THỨ HAI

Văn Ngọc Thành – Khoa Sử, ĐH Vinh



4. Ý nghĩa, tác động của cách mạng khoa học - kỹ thuật.



 Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật đã làm thay đổi tiêu chí của sự

phát triển. Thang giá trị của sự phát triển xã hội ngày nay được đo bằng

trí tuệ.





Nền sản xuất xã hội phát triển với sự gia tăng nhanh chóng các

ngành có hàm lượng khoa học, kỹ thuật cao. Trong kết cấu giá thành

phẩm, chất xám chiếm 70 – 75%. Khái niệm “ngành sản xuất trí tuệ

hóa” trở nên phổ biến hơn bao giờ hết.







Trí tuệ như một yếu tố khởi động cho guồng máy sản xuất hoạt động

theo dạng thức mới. Các thiết bị máy móc sử dụng công nghệ tinh vi,

phức tạp, vận hành đơn giản nhưng có hiệu suất lớn hơn trước.

Công nghệ tiên tiến, hướng trọng tâm vào hiệu quả và chất lượng.

Quá trình sản xuất ngày càng tiết kiệm các nguồn nguyên vật liệu,

giảm hao phí và làm trong sạch môi trường…



CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC - KỸ THUẬT LẦN THỨ HAI

Văn Ngọc Thành – Khoa Sử, ĐH Vinh



4. Ý nghĩa, tác động của cách mạng khoa học - kỹ thuật.



 Cách mạng khoa học - kỹ thuật tác động đặc biệt mạnh mẽ đến bản

thân con người - yếu tố cơ bản nhất của quan hệ sản xuất. Sự phân bố

lại cơ cấu ngành đã kéo theo sự biến động trong cơ cấu nghề nghiệp. Hệ

thống ngành nghề mới về thao tác, điều chỉnh máy móc, tự động điều

khiển… đặt ra những yêu cầu cao hơn đến chất lượng đội ngũ lao động.

Tầng lớp trí thức, nhân viên và công nhân có tri thức khoa học ngày

càng tăng. Số lượng chuyên gia ngày nay chiếm khoảng 1/4 đến 1/3 tổng

số người làm việc. Trong kết cấu giai cấp xã hội ở các nước tư bản phát

triển, tỷ lệ dân cư nông nghiệp rất nhỏ, tỷ lệ các giai cấp khác tăng lên.

 Cách mạng khoa học - kỹ thuật đã làm cho nền kinh tế thế giới ngày

càng được quốc tế hóa cao độ. Một thị trường thế giới bao gồm tất cả

các nước có chế độ chính trị khác nhau, vừa hợp tác, vừa đấu tranh

cùng chung sống hòa bình đang hình thành. Nền kinh tế thế giới đang

vận động trong mối quan hệ đan chéo, phụ thuộc vào nhau và tác động

lẫn nhau hết sức sâu sắc, chặt chẽ.



CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC - KỸ THUẬT LẦN THỨ HAI

Văn Ngọc Thành – Khoa Sử, ĐH Vinh



4. Ý nghĩa, tác động của cách mạng khoa học - kỹ thuật.



 Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật đòi hỏi trình độ tri thức của con

người ngày càng cao, do đó nó yêu cầu các quốc gia phải tăng cường sự

nghiệp giáo dục và đào tạo, xem đây là quốc sách hàng đầu. Chẳng hạn

như: Hàn Quốc chi cho giáo dục vào những năm 50 là từ 2 – 5 % ngân

sách nhà nước, đến những năm 90 trên 10 %. Điều này làm cho họ trở

thành “con rồng” châu Á.

 Vai trò của tri thức, trí tuệ được nâng lên rất cao. Đã có ý kiến cho rằng

loài người đang bước vào nền “văn minh trí tuệ”. Do đó, tri thức nhân

loại ngày càng tăng nhanh. Cứ 13 – 15 năm thì kiến thức khoa học lại

tăng lên gấp đôi



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.ppt) (15 trang)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×