1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Khoa học xã hội >

Bút pháp phúng dụ, huyền thoại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (748.53 KB, 130 trang )


Thực ra, trong những năm tiền đổi mới, bút pháp tả thực chưa được xử lý một cách nhuần nhuyễn và điều đó đã khiến cho tiểu thuyết vẫn còn giàu chất ký sự báo chí
mà Đứng trước biển, Cù lao Tràm Nguyễn Mạnh Tuấn là một điển hình. Nhưng đến giai đoạn sau, bút pháp tả thực được kết hợp với nhiều thủ pháp nghệ thuật
khác và hệ quả, tác phẩm trở nên hấp dẫn hơn. Điều đó có thể nhìn thấy qua sáng tác của Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Nguyễn Khắc Trường, Chu Lai, Tơ Hồi...

2. Bút pháp phúng dụ, huyền thoại


Đây là bút pháp nghệ thuật được rất nhiều nhà tiểu thuyết thời kỳ đổi mới sử dụng. Sự có mặt của bút pháp huyền thoại vừa cho phép nhà văn nhìn sâu hơn vào thế
giới, vừa tạo ra sự lạ hóa để thu hút người đọc. Những Thiên sứ Phạm Thị Hoài, Thiên thần sám hối Tạ Duy Anh, Cõi người rung chuông tận thế Hồ Anh
Thái, Người sông Mê Châu Diên, Giàn thiêu Võ Thị Hảo... đã đem đến cho người đọc nhiều cảm xúc mới mẻ về một hiện thực nghiệt ngã và phức tạp qua
những huyền thoại giàu chất tưởng tượng. Các nhà văn đã tìm đến các môtip huyền thoại như một phương tiện nghệ thuật hữu hiệu để truyền đến người đọc những cách
tiếp cận hiện thực một cách sinh động. Theo đó, người đọc khơng nhìn về thế giới theo chiều tuyến tính mà nhận ra sự đa dạng chính là bản chất cuộc sống. Trong
nhiều tiểu thuyết, bút pháp huyền thoại có khả năng tạo nên những hình tượng mang tính ẩn dụ cao, và đến lượt mình, các hình tượng ẩn dụ ấy tồn hiện như một
ký hiệu nghệ thuật đa nghĩa giàu chất tượng trưng. Tất nhiên, khi đi vào tiểu thuyết, các huyền thoại khơng còn là những huyền thoại mang nghĩa nguyên thủy mà đã
được cải biến để mang chứa những hàm lượng nghĩa mới. Chẳng hạn ánh trăng trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương khơng còn là ánh trăng thơ mộng, trữ tình
mà là thứ ánh sáng ma mị, nhiều khi quái lạ. Trong Thiên sứ, Phạm Thị Hồi ln pha trộn các huyền thoại phương Đơng và phương Tây, huyền thoại cũ và huyền
thoại mới nhằm tạo ra sự trùng phức hình tượng. Ở Thiên thần sám hối Tạ Duy Anh lại tạo dựng tình huống độc đáo: đứa bé suy ngẫm chuyện đời khi còn nằm
trọng bụng mẹ và toàn bộ câu chuyện diễn ra dưới cái nhìn đó. Rõ ràng, việc sử dụng bút pháp huyền thoại đã làm cho người đọc hứng thú vì họ phát hiện sự toàn
vẹn và sinh động của cuộc sống thơng qua tính sinh động cuả nghệ thuật. Với tư cách là một phương thức nghệ thuật “biến hiện thực thành hoang đường mà khơng
đánh mất tính chân thật”, việc đưa cái huyền ảo vào thế giới thực tại đã lấy cái phi lý để nhận thức cái hữu lý, lấy lơgic của nghệ thuật và trí tưởng tượng để nhìn thấy
logic cuộc sống một cách hiệu quả.

3. Bút pháp trào lộng, giễu nhại


Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (130 trang)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×