Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (641.02 KB, 50 trang )
+ Động hình
Động hình là một chuỗi phản xạ có điều kiện
kế tiếp nhau theo một thứ tự nhất định đã được
lặp đi lặp lại nhiều lần. Khi có một phản xạ có điều
kiện trong chuỗi đó xẩy ra thì phản xạ này kéo
theo phản xạ khác trong chuỗi cùng xẩy ra .
Động hình là cơ sở sinh lý của các thói quen, kỹ
xảo. Động hình có thể bị xóa bỏ đi hoặc được xây
dựng mới
4.2. Qui luật lan tỏa và tập trung
+ Lan tỏa: Khi vỏ não có một điểm (vùng) hưng
phấn hoặc bị ưc chế thì quá trình hưng phấn hoặc
ức chế không dừng lại tại điểm đó mà nó sẽ lan
tỏa ra chung quanh, phạm vi lan tỏa rộng hay hẹp
phụ thuộc vào cường độ kích thích.
+ Tập trung: sau khi lan tỏa ra chung quanh,
trong những điều kiện bình thuờng chúng lại tập
trung vào điểm ban đầu.
Qui luật này là cơ sở sinh lý của trí nhớ, liên
tưởng, chú ý, trạng thái ngủ, thôi miên
4.3. Qui luật cảm ứng qua lại.
Cảm ứng là quá trình gây ra sự đối lập của hai
quá trình thần kinh. Có 4 lọai cảm ứng
Cảm ứng qua lại đồng thời
(xẩy ra ở nhiều trung khu) Là hưng phấn điểm
này gây ra ức chế ở điểm khác và ngược lại.
Ví dụ: Khi tập trung đọc sách thì không nghe
thấy tiếng ồn xung quanh
Hoặc lúc ngồi học thì ức chế ở vùng vận động,
vùng nói, vùng thị giác và thính giác hưng phấn
-Cảm ứng qua lại kế tiếp
(Xẩy ra ở một trung khu) là trường hợp
một điểm hưng phấn chuyển sang ức chế ở
chính điểm ấy hay ngược lại.
Ví dụ:Trong phòng tối khi nhắm mắt lại độ
dăm phút thì hưng phấn ở trung khu thị giác
tăng lên rõ rệt
Khi ngồi học các trtung khu vận động ít
nhiểu giảm bớt hoạt động khi giải lao thì
thích hoạt động chân tay
-Cảm ứng dương tính
Đó là hiện tượng hưng phấn làm cho ức
chế sâu hơn, hay ngược lại ức chế làm cho
hưng phấn mạnh hơn.
Ví dụ: Khi cấm đoán một cách vô lý (ức
chế) con người dễ phát cáu có thể có những
phản ứng quyết liệt.
Hoặc nhắm mắt, nín thở để nghe rõ hơn
-Cảm ứng âm tính:
Khi hưng phấn gây ra ức chế hoặc hưng
phấn làm giảm ức chế,
Ví dụ: Khi ăn đường ngọt thì độ nhạy
cảm của trung khu vị giác giảm hẳn đi, do
đó ăn chuối, cam đều cảm thấy nhạt phèo
Sợ hãi làm làm cho ta lĩu lưỡi không nói
được
•4.4.Qui luật phụ thuộc vào cường độ
kích thích.
•Trong trạng thái tỉnh táo khỏe mạnh,
bình thường của võ não nói chung thì độ lớn
của phản ứng tỷ lệ thuận với cường độ kích
thích(qui luật này chỉ đúng khi cường độ
kích thích đủ để gây ra phản ứng)
•Tuy nhiên ở con người có ngôn ngữ nên
qui luật này mang tính chất tương đối
5.Hệ thống tín hiệu thứ hai và tâm lý
5.1 Hệ thống tín hiệu thứ nhất.
Tất cả các sự vật, hiện tượng trong hiện thực
khách quan và các thuộc tính của chúng là những
tín hiệu, được phản ánh trực tiếp vào não để lại
dấu vết trong não, gọi là hệ thống tín hiệu thứ
nhất.
Hệ thống tín hiệu thứ nhất là cơ sở sinh lý của
họat động nhận thức cảm tính, trực quan, tư duy
cụ thể và xúc cảm cơ thể của người và động vật
5.2. Hệ thống tín hiệu thứ hai.
Toàn bộ những ký hiệu tượng trưng
(tiếng nói, chữ viết, biệu tượng..) và sự vật
và hiện tượng trong hiện thực khách quan
được phản ánh vào trong đầu óc con người
là những tín hiệu thứ hai.
Hệ thống tín hiệu thứ hai là cơ sở sinh lý
của tư duy, ý thức và tình cảm