1. Trang chủ >
  2. Giáo án - Bài giảng >
  3. Tư liệu khác >

Khai thác nguồn năng lượng mới, năng lương đang nghiên cứu:

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.6 MB, 126 trang )


nhập từ ranh giới mỏng manh vào vỏ trái đất. Một trong những khu vực có hoạt động địa chấn mạnh mẽ tại vùng bồn xen núi xảy
ra được gọi là vành đai địa chấn trung tâm Nevada. Các nghiên cứu chi tiết của họ tại khu vực này chủ yếu là hệ thống nhiệt của thung lũng Dixie nằm bên cạnh dãy Stillwater, đã
chứng minh rằng tỉ lệ Heli cao nhất có trong chất lưu bắt nguồn từ hệ thống phay mặt trước
dãy Stillwater.
Vùng bồn xen núi phía bắc mà Kennedy và Van Soest đã nghiên cứu đại diện cho cơ quan DOE về Khoa học năng lượng cơ bản và cơ quan Công nghệ địa nhiệt trải dài qua 5
bang: California, Nevada, Oregon, Idaho và Utah. Trong nghiên cứu, họ đã vạch ra sự tiến triển đều đặn từ tỉ lệ Heli thấp ở phía đơng đến tỉ lệ cao ở phía tây. Tỉ lệ tăng tương đồng
với tốc độ tăng và sự thay đổi chiều hướng mở rộng của vỏ trái đất, từ hướng đông tây qua
vùng bồn
xen núi
thành hướng
tây bắc.
Sự thay đổi về tốc độ và hướng phản ánh biến dạng trượt thêm vào do tác động của xu hướng vận động về phía bắc của thềm Thái Bình Dương qua thềm Bắc Mỹ. Kenneday
và Van Soest tin rằng thành phần thêm của biến dạng trượt và tỉ lệ mở rộng đang gia tăng mở ra con đường cho chất lưu đi qua lớp vỏ mỏng bên trong đến vỏ bên ngoài trái đất. Tỉ
lệ đồng vị Heli cao được tìm thấy đã hứa hẹn nguồn năng lượng địa nhiệt tiềm tàng cộng với xu hướng bối cảnh chung: vùng có tỉ lệ cao khác thường có độ thấm trên trung bình.
“Chúng tơi chưa bao giờ chứng kiến một mối liên hệ rõ ràng đến thế giữa dấu hiệu địa hoá của bề mặt trái đất với các hoạt động kiến tạo, cũng như chưa bao giờ có thể xác
định độ thấm sâu từ bất kì phương pháp bề mặt nào”, ơng Kennedy nói. Các mẫu vật lấy được từ bề mặt trái đấy đã mở đường cho họ để nghiên cứu cấu trúc của lớp đất đá nằm
sâu
bên dưới
mà khơng
cần khoan
đục. Khi việc tìm kiếm các nguồn năng lượng tái tạo khơng sản sinh khí nhà kính đang là
một vấn đề khẩn thiết thì địa nhiệt là nguồn năng lượng lý tưởng – “nguồn năng lượng tự tái tạo tốt nhất chỉ đứng sau nắng mặt trời”, ông Kennedy nói. Nguồn năng lượng địa
nhiệt đang được khai thác ở Hoa Kì, trừ bang Alaska và Hawaii, đã sản xuất khoảng 90 nghìn triệu triệu kilowat một giờ, gấp 3000 lần tổng tiêu thụ năng lượng hàng năm của
quốc gia này. Xác định tỉ lệ Heli bằng phương pháp bề mặt là một cách thiết thực để định vị một nguồn năng lượng mới đầy triển vọng.

3, Khai thác nguồn năng lượng mới, năng lương đang nghiên cứu:


Trung bình mỗi ngày TP Hồ Chí Minh nhận được lượng bức xạ mặt trời là 27 tỉ MJ 7,5 tỉ Kwh, tương đương với lượng điện cả nước sản xuất ra trong một quý, đủ cho nhu cầu
năng lượng của thành phố trong gần 2 tháng. Ngoài ra, nếu dùng lượng phân thải ra của khoảng 220 ngàn con heo và trên 50 ngàn con bò đang ni làm biogas sẽ đạt gần 40 triệu
mét khối mỗi năm, tương đương năng lượng của 30 ngàn tấn dầu...
Theo tiến sĩ Lê Hoàng Tố - Giám đốc Trung tâm Năng lượng mới và Phát triển nơng thơn, TP Hồ Chí Minh là nơi có điều kiện thiên nhiên thuận lợi để phát triển các dạng năng
lượng mới như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, khí sinh học do có cường độ bức xạ
mặt trời trung bình khá cao. Các huyện ngoại thành giáp biển như Cần Giờ, Nhà Bè, Bình Chánh, đảo Thạnh An là những địa bàn có điều kiện phát triển năng lượng gió tốt. Riêng
đảo Thạnh An với hơn 800 hộ dân đang sinh sống là xã đảo duy nhất của TP Hồ Chí Minh hiện chưa có điện lưới quốc gia, và cũng là nơi có tiềm năng ứng dụng năng lượng
gió lớn nhất. Về tiềm năng phát triển nguồn năng lượng khí sinh học, tiến sĩ Bùi Xuân An - khoa Công nghệ môi trường ĐH Nơng Lâm phân tích: Chúng ta có thể sản xuất năng
lượng khí sinh khối cho TP Hồ Chí Minh từ các nguồn nguyên liệu trong nông nghiệp, lấy từ các chất thải trong trồng trọt và chăn nuôi để sinh khí biogas. Ví dụ như các nguồn chất
hữu cơ phụ phẩm cây trồng theo tính tốn sơ bộ, với khoảng hơn 60 ngàn hecta gieo trồng, số phụ phẩm có thể sử dụng làm nhiên liệu như rơm, bã mía, thân bắp... hằng năm lên đến
trên 600 ngàn tấn, tương đương năng lượng của 250 ngàn tấn dầu”.
Xét về tiềm năng phát triển và khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng năng lượng mặt trời, tiến sĩ Bùi Tuyên - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và chuyển giao cơng nghệ trường ĐH Sư
phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh nhận định: Trước mắt, năng lượng mặt trời có khả năng đáp ứng ngay nhiều loại nhu cầu về nhiệt năng và quang. Ví dụ, chỉ để đáp ứng cho nhu
cầu tắm nước nóng, thành phố hiện có khoảng 200 ngàn bình nước nóng dùng điện và đang tăng nhanh. Nếu ta thay được số bình này bằng những máy nước nóng dùng năng lượng
mặt trời sẽ tiết kiệm điện được khoảng 200 ngàn kWhngày hay 73 triệu kWhnăm. Về nhu cầu nước nóng trong cơng nghiệp như lò hơi, khu vực từ Phan Thiết trở vào hiện có
khoảng 4 ngàn lò hơi, nếu ta dùng năng lượng mặt trời để nâng nhiệt độ nước cấp lên 30 độ C - cao hơn so với nước cấp lạnh truyền thống - trong thời gian 6 giờngày thì sẽ tiết
kiệm khoảng 15 tỉ đồngnăm....
Hiện TP Hồ Chí Minh là nơi có các hoạt động nghiên cứu và triển khai cơng nghệ ứng dụng thực tiễn các nguồn năng lượng mới quy mô nhất nước. Từ những năm 1990, khi
nhiều thôn xóm ngoại thành của TP Hồ Chí Minh chưa có lưới điện quốc gia, Solarlab - Phân viện Vật lý TP Hồ Chí Minh đã triển khai các hệ thống điện mặt trời để phục vụ nhu
cầu cấp thiết như chiếu sáng, nghe nhìn, thơng tin liên lạc, phát thanh công cộng, y tế... Gần đây nhất và cũng thành công nhất là dự án Điện mặt trời phục vụ rừng phòng hộ Cần
Giờ. Dự án này là một bộ phận của chương trình Năng lượng khơng tập trung và phát triển nông thôn Việt Nam hợp tác với tổ chức FONDEM Pháp, một chương trình mẫu
về điện khí hóa nơng thơn bằng năng lượng mới. Bên cạnh đó, cơng nghệ Mạng điện cục bộ - Madicub - nhằm đưa điện mặt trời vào phục vụ phụ tải điện cho nhà nước của Solarlab
cũng đã bắt đầu được đưa vào một số gia đình. Tính trung bình một hộ gia đình sử dụng mạng Madicub sẽ tiết kiệm được cho lưới điện quốc gia 300 Kwhtháng. Về năng lượng
gió, Trung tâm RECTERE - ĐH Bách khoa cũng đã đầu tư nghiên cứu và chế tạo các động cơ gió để phát điện và bơm nước...
Tuy nhiên, để TP Hồ Chí Minh phát triển hết tiềm năng về các nguồn năng lượng mới, hiện vẫn đang cần một chiến lược đầu tư khai thác một cách hiệu quả nhất. Tại hội thảo
Quy hoạch các dạng năng lượng tái tạo trên địa bàn TP Hồ Chí Minh vừa qua, hầu hết các đại biểu tham dự đều thống nhất đề xuất: Cần có sự kết hợp giữa lãnh đạo thành phố, Sở
Khoa học - công nghệ và các sở, ngành liên quan để có đề án khảo sát, xây dựng quy hoạch triển khai năng lượng mới một cách toàn diện, giải quyết nguồn điện cho những nơi chưa
hoặc khơng thể có lưới điện như Cần Giờ; đầu tư và có chính sách hỗ trợ cho các đề tài nghiên cứu có cơng nghệ, hàm lượng chất xám cao và có tính đột phá...

4, Tổng quan năng lượng Việt Nam:


Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (126 trang)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×