1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Nhân học - Tâm lý học >

Lý luận về nếp sống gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.86 KB, 17 trang )


Theo tác giả Ngơ Cơng Hồn, Gia đình là một nhóm nhỏ xã hội, các thành viên

trong nhóm có quan hệ gắn bó về hơn nhân hoặc huyết thống, tâm - sinh lý, cùng chung

các giá trị vật chất, tinh thần ổn định trong các thời điểm lịc sử nhất định.

Tóm lại, có rất nhiều quan niệm khác nhau về gia đình, tùy thuộc vào cách tiếp cận

của mỗi tác giả. Ở góc độ tâm lý học, gia đình được quan niệm là một nhóm nhỏ, bao

gồm các thành viên có mối quan hệ có mối quan hệ đặc biệt, gắn bó với nhau.

- Đặc điểm của gia đình

+ Gia đình là một nhóm xã hội (một thiết chế xã hội), ít nhất phải có từ hai người trở lên.

+ Gia đình được hình thành trên cơ sở quan hệ hôn nhân.

+ Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình là mối quan hệ ruột thịt, huyết thống.

+ Các thành viên trong gia đình sống trong một mái nhà, sử dụng ngân sách chung, do các

thành viên lao động đem lại.

+ Gia đình là tế bào của xã hội, có mối quan hệ gắn bó mật thiết với xã hội.

- Vai trò của gia đình

+ Vai trò đối với xã hội: Xã hội là môi trường để gia đình tồn tại và phát triển, gia đình là

tế bào của xã hội, gia đình hòa thuận êm ấm, hạnh phúc thì xã hội mới phát triển tốt hơn

được, người xưa có câu “Tu thân tề gia trị quốc bình thiên hạ”. Gia đình tạo nên sự phát

triển của xã hội, ngược lại đặc điểm sự phát triển của xã hội lại chi phối sự phát triển của

gia đình.

+ Gia đình là một tổ chức xã hội đầu tiên của mỗi người : Gia đình là mơi trường giáo dục

đầu tiên có tác dụng quan trọng đặc biệt đối với sự hình thành và phát triển nhân cách gốc

của thế hệ trẻ, là mơi trường văn hóa xã hội đầu tiên và ảnh hưởng sâu sắc đến mỗi con

người.

Với những mối quan hệ đặc biệt nói ở trên, trong điều kiện gia đình được tổ chức

có nề nếp, mọi người từ khi ra đời cho đến khi trưởng thành, được giải quyết những nhu

cầu vật chất và tinh thần như ăn uống, mặc, ở, vui chơi giải trí, học tập... ngày càng ở mức

độ cao, phong phú, có chất lượng tốt trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể của xã hội nói chung

và của từng gia đình nói riêng. Bên cạnh đó, ngay từ khi lọt lòng con người đã được

hưởng thụ nền văn hố gia đình chứa đựng những di sản tinh thần và vật chất, đặc biệt là

tinh thần do những thế hệ trước đó vun đắp, xây dựng tích luỹ (bao gồm tình thương u,

những phẩm chất đạo đức, những truyền thống tốt đẹp). Càng lớn lên con người càng

được mở rộng dần phạm vi, mức độ giao tiếp và hoạt động, vươn tầm mắt dần dần qua

khỏi giới hạn gia đình, đi vào cuộc sống xã hội. Nhờ đó, con người dần dần được hưởng

thụ nền văn hoá xã hội rộng lớn phong phú hơn nhiều trên cơ sở nền văn hố gia đình.

Gia đình tốt, mỗi cá nhân có điều kiện phát triển tốt, ngược lại gia đình khơng tốt

là nỗi bất hạnh cho mỗi cá nhân. Thực tế chúng ta đã và đang chứng kiến những nỗi đau

khổ về tinh thần và thể xác, đặc biệt về tinh thần trong những tình huống như : mất cha,

mất mẹ hay mất cả cha mẹ, ở với bố dượng, mẹ kế, mẹ ghẻ, gia đình lục đục, bố mẹ hay

3



anh chị em bị sa đoạ, cầm tù, cha mẹ khơng được ở cùng nhau do hồn cảnh công tác, cha

mẹ vô trách nhiệm với con cái. Những trẻ em lớn lên từ những gia đình này gặp khó khăn

khơng chỉ về nhu cầu vật chất mà lớn hơn là là tình cảm, tinh thần nói chung, dẫn tới nhân

cách của trẻ dễ bị lệch lạc.

Từ những điều trình bày ở trên, chúng ta có thể nói rằng, sự hình thành và phát

triển của gia đình khơng những là nhu cầu của xã hội, mà còn là nhu cầu của cá nhân mỗi

con người. Chính từ cái nơi gia đình, con người được lớn lên, trưởng thành thành nhân

cách gốc rồi từ đó phát triển để chuẩn bị tích cực cho sau này tham gia vào cuộc sống xã

hội.

- Chức năng của gia đình

+ Chức năng tái sản xuất con người: Tái sản xuất con người là chức năng đặc trưng

của gia đình, vì trong tất cả các thiết chế xã hội, khơng có một thiết chế nào có chức năng

tái sản xuất con người trừ gia đình

+ Chức năng ni dưỡng, giáo dục con cái: Nếu chức năng tái sản xuất con người

là chức năng đặc trưng của gia đình, thì ni dưỡng, giáo dục trẻ em là chức năng của

nhiều tổ chức xã hội (nhà trường, các tổ chức đồn thể khác) trong đó gia đình vẫn giữ vai

trò quan trọng trong q trình xã hội hóa con người. Bởi vì, gia đình là mơi trường xã hội

đầu tiên của trẻ. Trước khi tới trường, những đặc trưng xã hội của con người đã được hình

thành từ mơi trường gia đình.

+ Chức năng kinh tế của gia đình: Bất kì thời đại nào, nền kinh tế gia đình cũng

giữ vai trò quyết định cho sự bền vững của gia đình. Kinh tế gia đình phát triển, các chức

năng của gia đình được thực hiện tốt, mọi người được thỏa mãn nhu cầu ăn học, vui chơi,

hưởng thụ văn hóa...Ngược lại, kinh tế gia đình khó khăn ảnh hưởng không tốt đến nhiều

mặt sinh hoạt và việc thực hiện các chức năng khác của gia đình.

+ Chức năng thỏa mãn nhu cầu tình cảm cho các thành viên trong gia đình: Gia

đình phải xây dựng và duy trì được các mối quan hệ giữa các thành viên trong tình ruột

thịt, thương yêu nhau hết mực, trên kính dưới nhường. Tạo ra bầu khơng khí gia đình đầm

ấm, tránh được những cuộc xung đột đáng lý không thể xảy ra, và khi đã xảy ra thì cần

được giải quyết kịp thời, tế nhị, tình cảm. Biết cách tổ chức gia đình tốt, thì dù có nghèo

mà mọi người đồn kết thuận hồ, u thương lẫn nhau, còn hơn những gia đình tuy giàu

sang phú quý nhưng lại lục đục chỉ vì khơng u thương nhường nhịn nhau, dẫn đến

những mâu thuẫn gay gắt, xung đột

+ Chức năng chăm sóc người già và người thân mất sức lao động: Bổn phận làm

con phải chăm sóc ni dưỡng cha mẹ khi tuổi già, hết sức lao động. Nếu người thân như

anh chị, em, bị mất sức lao động vì tàn tật, vì tai nạn v.v... mà khơng có nơi nương tựa thì

chúng ta phải cưu mang giúp đỡ với tinh thần máu mủ : “Máu chảy ruột mềm”. Đó vừa là

nghĩa vụ vừa là lương tâm, là tình thương yêu huyết thống.

1.2. Nếp sống gia đình

4



- Khái niệm

Theo tác giả Ngơ Cơng Hồn “Nếp sống là khái niệm chỉ cách tổ chức cuộc sống

sinh hoạt (bao gồm hoạt động nghề nghiệp, vui chơi giải trí, giáo dục con cái, tổ chức các

lễ hội truyền thống, ăn ngủ trong gia đình) tương đối ổn định của các thành viên trong gia

đình.

- Nội dụng

Nội dung của nếp sống của gia đình thể hiện ở việc tổ chức cuộc sống gia đình bao gồm

nhiều vấn đề.

+ Thỏa mãn nhu cầu vật chất. Việc thỏa mãn nhu cầu vật chất của mỗi gia đình tùy thuộc

vào nghề nghiệp, thu nhập cao hay thấp, môi trường sống chi phối việc tổ chức bữa ăn.

Ăn gì, bằng phương tiện nào, ăn ở đâu, ăn vào lúc nào. Nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm

với gia đình còn chi phối bầu khơng khí tâm lý trong bữa ăn.

+ Bên cạnh nhu cầu ăn uống, nhu cầu mặc cũng mang những đặc trưng riêng tạo nên nếp

sống của mỗi gia đình. Điều này khơng chỉ phụ thuộc vào vấn đề kinh tế mà còn phụ

thuộc vào văn hóa, giáo dục con cái của gia đình. Bằng sự gương mẫu trong y phục của

cha mẹ, anh chị, sẽ tạo thành thói quen nếp sống trong việc lựa chọn màu sắc, kiểu y phục

thanh lịch, giản dị, dễ nhìn của con em trong nhà.

+ Sắp xếp đồ đạc, trang trí nội thất trong nhà. Mỗi gia đình có cách sắp xếp đồ đạc, trang

trí khác nhau tùy thuộc vào diện tích nhà, thu nhập, trình độ thẩm mỹ, tính cách của mỗi

người sống trong gia đình, nhất là cha mẹ. Việc sắp xếp đồ đạc gọn gàng sạch sẽ, trang trí

phù hợp khơng chỉ tạo nên sự thoải mái, hài lòng cho mọi thành viên trong gia đình mà

còn có tác động giáo dục con cái trong gia đình đặc biệt là giáo dục tính cách tốt và óc

thẩm mỹ cho con.

+ Tổ chức lao động trong gia đình. Nếp sống gia đình thể hiện ở mặt lao động còn tùy

thuộc vào hồn cảnh cụ thể của mỗi gia đình như nông thôn hay thành thị, giàu hay nghèo

và ý thức giáo dục con cái của các bậc cha mẹ sao. Tổ chức giáo dục lao động trong gia

đình đúng cách vừa tạo nên sự gắn bó chia sẻ nặng nhọc, vất vả của ác thành viên trong

gia đình mà còn có tác dụng giáo dục con một cách tồn diện.

+Thỏa mãn nhu cầu tinh thần cho các thành viên trong gia đình : Quan tâm đến các vấn

đề học tập, xem truyền hình, sách báo, giao tiếp quan hệ với mọi người. Gia đình chú ý

đến các nhu cầu tình thần và sự cân bằng trong đời sống tinh thần, sẽ tạo nên những cho

con người phong thánh ung dung, thư thái thận trọng, tự tin. Sự thiếu hụt một mặt nào đó

sẽ gây ra những bức xúc, cáu gắt, bất hòa trong gia đình.

Việc thỏa mãn loại nhu cầu tinh thần của mỗi gia đình cũng phụ thuộc vào nhiều

yếu tố, trong đó quan trọng nhất là tình thương và trách nhiệm của mỗi thành viên với

người thân của mình. Để thỏa mãn nhu cầu tinh thần, trước tiên mỗi gia đình cần chú ý

tạo dựng được mối quan hệ tốt dẹp giữa các thành viên, thể hiện ở hành vi ứng xử thân

thiện, quan tâm, chia sẻ hy sinh cho nhau.

2. Xây dựng nếp sống gia đình

5



2.1. Những đặc điểm trong nếp sống của gia đình Việt Nam truyền thống

2.1.1. Nội dung

Gia đình Việt Nam truyền thống: Gia đình Việt Nam truyền thống được sử dụng

tuân theo một ước lệ về mặt thời gian. Thực tế những đặc trưng của gia đình Việt Nam

truyền thống vẫn được lưu giữ trong nhiều gia đình hiện đại thơng qua các giá trị như

truyền thống yêu nước, cần cù lao động, hiếu học, tơn trọng tình cảm, sống tình nghĩa,

thủy chung…

Gia đình Việt Nam truyền thống là một đơn vị kinh tế độc lập, tự sản tự tiêu.

Người chồng, người cha trong gia đình đóng vai trò là trụ cột kinh tế, họ đồng thời nắm

tồn bộ quyền kiểm sốt về kinh tế gia đình. Sự trì trệ, máy móc và bảo thủ trong hoạt

động kinh tế gia đình ln biểu hiện cùng cơ chế tổ chức và quản lý mang tính gia trưởng.

Đặc điểm chức năng tái sản xuất xã hội của gia đình Việt Nam truyền thống: Đơng

con là một giá trị cơ bản của gia đình và xã hội truyền thống: "nhất nam viết hữu, thập nữ

viết vô", "con gái là con người ta"...

Đặc điểm chức năng xã hội hố - giáo dục của gia đình Việt Nam truyền thống:

Nhắc đến nhiều nhất trong nội dung giáo dục của gia đình là đạo đức và cách sống làm

người. Sự đánh giá của xã hội với gia đình ln lấy tiêu chí nhìn vào con cái. Mục đích

giáo dục trong gia đình truyền thống khác nhau theo loại hình gia đình, những nhà nghèo

khó vẫn cố gắng cho con học đến nơi đến chốn. Người cha thường giáo dục bằng sự

nghiêm khắc, người mẹ thường giáo dục bằng sự nhân từ, "thương cho roi cho vọt, ghét

cho ngọt cho bùi", "con hư tại mẹ, cháu hư tại bà"...

Tư tưởng “nam tôn, nữ ti” ăn sâu tới mức, gia đình chỉ trơng mong vào con trai, nhất là

con trưởng để giữ gìn cơ nghiệp và duy trì gia thống. Sự giáo dục cho con gái trong gia

đình thường mang tính hướng nội. Hiếu thảo là một đạo lý sâu xa trong mơ hình gia đình

truyền thống thể hiện mối quan hệ chiều dọc giữa cha mẹ và con cái.

Trong gia đình giáo dục sự tơn nghiêm, quy tắc của lễ giáo. Tình cảm và sự yêu thương

của người mẹ, sự nghiêm khắc và răn đe của người cha. Người Việt có tín ngưỡng trọng

Mẫu, tơn trọng phụ nữ.

Gia đình Việt Nam truyền thống đề cao vai trò của các giá trị đạo đức và các giá trị

đó chi phối hầu hết các mối quan hệ của gia đình. Đó là sự thương u, chăm sóc con cái

hết lòng của cha mẹ đối với con cái, sự hiếu thảo của con cái với cha mẹ; sự gắn bó và

yêu thương nhau giữa anh chị em, sự thuỷ chung, hoà thuận trong tình nghĩa vợ chồng...

Những tình cảm đối với gia đình cũng là cội nguồn của tình làng xóm q hương và xa

hơn là tình yêu đất nước. Cho nên mới có câu "cáo chết ba năm quay đầu về núi"...

Ứng xử của gia đình người Việt truyền thống: Gia đình truyền thống Việt Nam

được xây dựng trên nền tảng của “gia đạo”, “gia phong” và “gia lễ”.“Gia đạo” là đạo đức

của gia đình như đạo hiếu, đạo ơng bà, đạo cha con, đạo vợ chồng, đạo anh em.“Gia lễ”là

những nghi lễ, tập tục, cung cách ăn nói, đi đứng, ứng xử đó trở thành truyền thống, được

6



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

×