1. Trang chủ >
  2. Giáo Dục - Đào Tạo >
  3. Cao đẳng - Đại học >

Các khái niệm, phạm trù liên quan đến PLXHCN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.05 KB, 39 trang )


3.1. Hệ thống pháp luật

- là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên



hệ nội tại thống nhất với nhau, được phân định

thành các chế định pháp luật, các ngành luật và

được thể hiện trong các văn bản do Nhà nước ban

hành theo những trình tự, thủ tục và hình thức

nhất định

- hệ thống pháp luật là một khái niệm chung bao

gồm hai mặt trong một chỉnh thể thống nhất là hệ

thống cấu trúc (bên trong) của pháp luật và hệ

thống văn bản quy phạm pháp luật (hệ thống

nguồn của pháp luật).



* Hệ thống cấu trúc của pháp luật : là tổng thể các quy phạm

pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau, được phân

định thành các chế định pháp luật và các ngành luật



Ngành luật

Chế định

pháp luật



Ngành luật

Quy phạm

pháp luật



HỆ THỐNG PHÁP LUẬT



* Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật : Hệ thống

pháp luật nước ta hiện nay bao gồm các ngành luật chủ

yếu sau: Luật nhà nước (luật hiến pháp), luật hành

chính, luật tài chính, luật đất đai, luật dân sự, luật lao

động, luật hôn nhân và gia đình, luật hình sự, luật kinh

tế, luật tố tụng hình sự, luật tố tụng dân sự.

* Các hệ thống pháp luật chủ yếu trên thế giới:

- Common law:

- Civil law:

- Islamic law:

- Indian Law:

- Chinese Law:

- Law inspined by Communism (Socialist Law):



3.2. Quy phạm pháp luật



a) Khái niệm và đặc điểm của Quy phạm

pháp luật

* Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung

do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện

để điều chỉnh quan hệ xã hội theo những định

hướng nhất định.

* Đặc điểm:

+ Quy phạm pháp luật luôn gắn liền với Nhà nước

+ Quy phạm pháp luật được đặt ra không phải chỉ để điều

chỉnh một quan hệ xã hội cụ thể mà để điều chỉnh một

quan hệ xã hội chung

+ Quy phạm pháp luật vừa mang tính xã hội

+ Quy phạm pháp luật của các Nhà nước hiện đại chủ yếu là

quy phạm pháp luật thành văn



b) Cơ cấu của quy phạm pháp luật

* Giả định: nêu lên phạm vi tác động của quy phạm

pháp luật , nghĩa là, nêu lên những hoàn cảnh , điều

kiện có thể xảy ra trong cuộc sống và cá nhân hay tổ

chức nào ở vào những hoàn cảnh điều kiện đó phải chịu

sự tác động của quy phạm pháp luật đó

* Quy định: nêu cách xử sự mà tổ chức hay cá nhân ở

vào hoàn cảnh, điều kiện đã nêu trong bộ phận giả định

của quy phạm pháp luật được phép hoặc buộc phải

thực hiện.

* Chế tài : nêu lên những biệp pháp tác động mà Nhà

nước dự kiến để đảm bảo cho pháp luật được thực hiện

nghiêm minh.



3.3. Quan hệ pháp luật

a) Khái niệm và đặc điểm

* Khái niệm

Là quan hệ giữa người với người (quan hệ xã

hội) do một quy phạm pháp luật điều chỉnh,

biểu hiện thành quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ

thể của các bên, được đảm bảo bằng cưỡng chế

của Nhà nước

* Đặc điểm

-



Là quan hệ xã hội có ý chí

Xuất hiện trên cơ sở các quy phạm pháp luật

Quy định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể

Được bảo đảm bằng biện pháp cưỡng chế



b)Điều kiện để phát sinh, thay đổi, chấm dứt

QHPL (gồm 3 điều kiện)

- Phải có quy phạm pháp luật tương ứng với quan

hệ xã hội, điều chỉnh quan hệ xã hội ấy

- Phải có sự kiện pháp lý(là những sự kiện, sự việc

thực tế cụ thể của đời sống mà khi chúng xảy ra

thì do quy định của QPPL sẽ làm phát sinh, thay

đổi, chấm dứt các QHPL. Sự kiện thực tế được

gọi là sự kiện pháp lý khi: sự kiện này đã được

quy định trong phần giả định của QPPL): Phân

loại (tiêu chuẩn ý chí ): Hành vi và Sự biến

- Phải có các yếu tố cấu thành QHPL: chủ thể,

khách thể, nội dung



3.4. Pháp chế xã hội chủ nghĩa



* Pháp chế XHCN là chế độ quản lý nhà nước,

quản lý kinh tế, quản lý đời sống xã hội theo

pháp luật và bằng pháp luật XHCN

* Pháp chế bao hàm hai yêu cầu và điều

kiện

- Phải có hệ thống pháp luật đầy đủ, hoàn

chỉnh, không ngừng được bổ sung, sửa đổi cho

hoàn thiện và phù hợp với ý chí, và nguyện

vọng của giai cấp công nhân và toàn thể nhân

dân lao động vì pháp luật là cơ sở của pháp

chế.

- Phải có cơ chế và biện pháp bảo đảm cho

pháp luật đó được thực hiện nghiêm chỉnh và

triệt để.



3.5. Nhà nước pháp quyền



* Khái niệm: là một tổ chức pháp lý nhằm

thực hiện quyền lực của nhân dân

* Đặc điểm

- Tôn trọng và tuân thủ triệt để pháp luật

- Sự phát triển của cá nhân con người là

mục tiêu và có giá trị cao quý nhất.

- Nhà nước pháp quyền với ý nghĩa là bộ

máy quyền lực phải được phân công,

phân nhiệm.



3.5. Nhà nước pháp quyền

*Nhà nước pháp quyền Việt Nam được xây

dựng trên những nguyên tắc cơ bản

- Nhà nước Việt Nam là nhà nước của khối đoàn

kết toàn dân, dựa trên nền tảng liên minh công

nông và trí thức do Đảng cộng sản Việt Nam

lãnh đạo.

- Nhà nước của dân, do dân, và vì dân, tất cả

quyền lực của nhà nước đều thuộc về nhân dân.

- Quyền lực của nhà nước thống nhất, có sự

phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ

quan nhà nước trong việc thực hiện 3 quyền:

lập pháp, hành pháp và tư pháp.



Thực hành

Chị A 30 tuổi, kỹ sư làm việc tại xí nghiệp X Hải Phòng,

con gái độc nhất của ông K hiện đang cư ngụ tại tỉnh

Thanh Hoá. Chị A chưa lập gia đình nhưng đã có người

yêu là anh H hiện đang trong quân ngũ. Họ dự định sẽ

cưới nhau vào mùa đông tới. Chị A có một chiếc xe Spacy

và 350 triệu đồng gửi tại Ngân hàng . Do có nhiều thành

tích trong công tác, và để chuẩn bị cho việc lập gia đình,

chị A được UBND huyện cấp cho một mảnh đất 50m2 để

làm nhà ở nhưng do chưa đủ nguyên vật liệu để xây dựng

nên mảnh đất còn để trống.Ngày 1/6/2006 trên đường đi

làm về, chị A bị một chiếc xe tải do V lái cán phải và chết

ngay tại chỗ. Nguyên nhân của vụ tai nạn trên là do V say

rượu chạy quá tốc độ. V là lái xe của công ty Y. Hỏi sự

kiện cái chết của chị A có thể làm phát sinh, thay đổi,

chấm dứt những QHPL nào?



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.ppt) (39 trang)

×