1. Trang chủ >
  2. Ôn thi Đại học - Cao đẳng >
  3. Ngoại ngữ >

Cấu trúc của chủ ngữ 

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.74 KB, 31 trang )


























Danh từ

Trước hết, chúng ta cần một danh từ:

💡 Danh từ là những từ chỉ người hoặc vật nào đó

Có thể lấy một ví dụ danh từ thường gặp đó là:

friend

người bạn

Nếu chỉ nói là "người bạn" thơi thì khá là chung chung, vậy để làm rõ danh tính của người bạn này nhiều hơn nữa thì

chúng ta cần dùng các từ bổ nghĩa cho danh từ friend này.

Danh từ bổ nghĩa cho danh từ

Chúng ta có thể dùng một danh từ khác bổ nghĩa cho danh từ friend để phân loại nó.

Ví dụ, nếu chúng ta muốn nói rõ đây là bạn học chung ở trường chứ không phải là bạn hàng xóm chẳng hạn, thì ta có thể

dùng danh từ school để bổ nghĩa cho danh từ friend:

school friend

người bạn ở trường

Học chi tiết hơn: Danh từ bổ nghĩa cho danh từ

Tính từ

Tiếp đến, để mơ tả người bạn này có tính chất như thế nào, cao thấp mập ốm ra sao, chúng ta sẽ dùng các tính từ.

💡 Tính từ là những từ đứng trước danh từ, bổ nghĩa cho danh từ để miêu tả các tính chất của danh từ.

Ví dụ, nếu người bạn này xinh đẹp, chúng ta sẽ dùng tính từ beautiful để bổ nghĩa cho danh từ friend:

beautiful school friend

người bạn ở trường xinh đẹp

Học chi tiết hơn: Tính từ trong câu

Trạng từ bổ nghĩa cho tính từ

Trong trường hợp bạn muốn diễn đạt rõ hơn mức độ "xinh đẹp" của người bạn này, chúng ta cần dùng các trạng từ.

💡 Trạng từ là những từ bổ nghĩa cho tính từ và động từ, để miêu tả mức độ và trạng thái của tính từ và động từ.

Trạng từ khơng bổ nghĩa cho danh từ. Trong cụm danh từ, chỉ khi nào có tính từ thì mới có thể có trạng từ

Ví dụ, nếu bạn cảm thấy người bạn này không phải xinh đẹp bình thường mà rất xinh đẹp, chúng ta sẽ dùng trạng

từ really để bổ nghĩa cho tính từ beautiful:

really beautiful school friend

người bạn ở trường rất xinh đẹp

Học chi tiết hơn: Các loại trạng từ: Phần 1 + Phần 2

Từ hạn định

Tuy nhiên, nếu nói là "người bạn ở trường rất xinh đẹp" thì cũng còn khá chung chung đúng khơng nào, vì trên đời đâu có

thiếu gì những người như vậy.

Bạn có thể tưởng tượng trên tồn thế giới có một tập hợp tồn bộ những "người bạn ở trường rất xinh đẹp", và để giới hạn

phạm vi của "người bạn ở trường rất xinh đẹp" cho người nghe biết rõ là người nào trong số đó, chúng ta có thể dùng các

từ gọi là từ hạn định.

💡 Từ hạn định là những từ đứng trước danh từ, bổ nghĩa cho dành từ để giới hạn và xác định danh từ.

Ví dụ, nếu bạn muốn nói "người bạn ở trường xinh đẹp của tôi", chứ không phải "người bạn ở trường xinh đẹp của anh

trai tôi" chẳng hạn, thì bạn sẽ dùng từ hạn định my:

my really beautiful school friend

người bạn ở trường rất xinh đẹp của tôi

Học chi tiết hơn: Các loại từ hạn định

Cụm giới từ

Đến đây thì cụm danh từ này cũng khá rõ ràng rồi, nhưng chúng ta vẫn có thể nói rõ hơn nữa.

Giả sử khi muốn nói về người bạn này đang ở đâu, chúng ta có thể dùng một cụm giới từ để bổ nghĩa cho danh từ.

💡 Cụm giới từ là cụm từ bắt đầu bằng một giới từ.

Theo sau giới từ có thể là một cụm danh từ hoặc một đại từ hoặc một động từ V-ing.

Trong chủ ngữ, cụm giới từ đứng sau danh từ để bổ nghĩa cho danh từ.

Ví dụ, nếu bạn muốn nói "người bạn ở trường rất xinh đẹp đang ở trong nhà bếp của tơi", để phân biệt với người bạn ở

trong phòng khách, thì bạn sẽ dùng cụm giới từ in the kitchen:

my really beautiful school friend in the kitchen

người bạn ở trường rất xinh đẹp của tôi ở trong nhà bếp

Học chi tiết hơn: Cách dùng giới từ trong tiếng Anh

Mệnh đề quan hệ















































Ngoài ra, nếu người bạn này thực hiện một hành động gì đó, thì chúng ta cũng có thể mô tả người bạn này bằng

một mệnh đề quan hệ.

💡 Mệnh đề quan hệ là một mệnh đề đứng sau danh từ để bổ nghĩa cho danh từ đó.

Ví dụ, nếu bạn muốn nói rõ là người bạn này đang ăn trái cây chứ không phải người bạn đang đọc sách, thì bạn có thể mơ

tả bằng mệnh đề quan hệ who is eating fruit:

my really beautiful school friend, who is eating fruit

người bạn ở trường rất xinh đẹp của tôi, người mà đang ăn trái cây

Học chi tiết hơn: Mệnh đề quan hệ

To + Verb

Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể dùng cấu trúc to + Verb (to + động từ nguyên mẫu) đứng sau danh từ để bổ nghĩa cho

danh từ trong một số trường hợp đặc biệt.

my first beautiful school friend to welcome

người bạn ở trường xinh đẹp đầu tiên của tôi mà tôi sẽ chào đón

my first beautiful school friend to visit me

người bạn ở trường xinh đẹp đầu tiên của tôi đến thăm tôi

my first beautiful school friend to go to London

người bạn ở trường xinh đẹp đầu tiên của tôi đến London

Học chi tiết hơn: Rút gọn mệnh đề quan hệ thành dạng To + Verb

Kết luận: Công thức tổng quát của cụm danh từ

Như vậy, chúng ta có cơng thức tổng quát cho chủ ngữ trong trường hợp là cụm danh từ như sau:

Trong đó:

Bắt buộc phải có danh từ chính,

Nhưng khơng nhất thiết phải có đầy đủ các thành phần còn lại.

Trường hợp 2: Chủ ngữ là đại từ

💡 Đại từ là từ có chức năng đại diện cho một cụm danh từ đã nhắc đến trước đó.

Chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về chức năng của đại từ thông qua ví dụ sau đây:

Giả sử bạn có 2 câu sau:

My beautiful school friend reads books.

Người bạn ở trường xinh đẹp của tôi đọc sách.

My beautiful school friend can cook.

Người bạn ở trường xinh đẹp của tôi biết nấu ăn.

Trong giao tiếp chúng ta sẽ chắc chắn không muốn lặp lại "my beautiful school friend" 2 lần vì quá dài (và quá mệt). Cho

nên, chúng ta sẽ có thể dùng đại từ để đại diện cho "my beautiful school friend" khi nhắc đến người bạn này lần thứ hai:

My beautiful school friend reads books. She can cook.

Người bạn ở trường xinh đẹp của tôi đọc sách. Bạn ấy biết nấu ăn.

Như vậy, trong ví dụ trên, chúng ta có thể thấy đại từ đứng một mình cũng có thể đóng vai trò làm chủ ngữ trong câu.

Học chi tiết hơn: Đại từ đóng vai trò chủ ngữ

Trường hợp 3: Chủ ngữ là các dạng đặc biệt

Dưới đây là một số dạng đặc biệt cũng có thể làm chủ ngữ. Ở bài này, bạn chỉ cần lưu ý những trường hợp này thôi chứ

không cần thiết phải ghi nhớ đâu nhé!

Dạng động từ V-ing (động từ thêm đuôi -ing):

Swimming is very fun.

Bơi lội rất vui.

Learning English takes time.

Học tiếng Anh thì mất thời gian.

Học chi tiết hơn: Các chức năng của dạng động từ V-ing

Dạng động từ To + Verb (to + động từ nguyên mẫu):

To learn is important.

Học tập thì quan trọng.

To travel the world is her dream.

Đi du lịch vòng quanh thế giới là ước mơ của cơ ấy.

Học chi tiết hơn: Các chức năng của dạng động từ To + Verb

Dạng that clause (mệnh đề bắt đầu bằng từ that và có chủ ngữ vị ngữ riêng nằm bên trong nó):

That we are not prepared for the future concerns us.

Việc chúng ta không chuẩn bị trước cho tương lai làm chúng tôi lo ngại.

Kết luận: Công thức tổng quát cho chủ ngữ



























Như vậy, chủ ngữ có thể là một trong các dạng sau:

Bài tập nhận biết các thành phần của chủ ngữ

Dựa vào cấu trúc của chủ ngữ bạn đã học được ở trên, bạn hãy thử nhận biết chủ ngữ ở đâu trong câu và bao gồm những

thành phần nào trong các câu sau đây nhé:

(nhấn vào từng câu để xem đáp án)

A red car key is on the table.

Chủ ngữ trong câu là a red car key.

key: danh từ chính

car: danh từ bổ nghĩa cho danh từ chính

red: tính từ

a: từ hạn định (mạo từ)

Her husband, who is a CEO, travels a lot.

Chủ ngữ trong câu là her husband, who is a CEO.

husband: danh từ chính

her: từ hạn định (tính từ sở hữu)

who is a CEO: mệnh đề quan hệ

Reading books is one of her hobbies.

Chủ ngữ trong câu là reading books.

reading books: cụm động từ V-ing, trong đó reading là động từ dạng V-ing và books là tân ngữ của động từ

They first met each other in London.

Chủ ngữ trong câu là they.

they: đại từ

My two unusually light laptops surprised my friends.

Chủ ngữ trong câu là my two unusually light laptops.

laptops: danh từ chính

light: tính từ

unusually: trạng từ bổ nghĩa cho tính từ

two: từ hạn định (số từ)

my: từ hạn định (tính từ sở hữu)

2. Cấu trúc của vị ngữ

Trong tiếng Việt cũng như trong tiếng Anh, vị ngữ diễn đạt hành động hoặc tính chất của chủ ngữ.

Ví dụ: trong tiếng Việt vị ngữ là các từ được in đậm trong các câu sau:

Hôm qua tôi đi học.

Con mèo đang nằm ngủ trên giường.

Trường của tơi được sơn màu đỏ.

Cái máy tính này rất hiện đại.

Vậy vị ngữ có đặc điểm gì và có những thành phần nào? Chúng ta hãy tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

Trường hợp 1: Vị ngữ là cụm động từ thường

Cụm động từ là một cụm từ bao gồm một động từ và tân ngữ cho động từ này:

Cụm động từ = Động từ + Tân ngữ (nếu có)

Bây giờ chúng ta sẽ đi từng bước để tạo thành một cụm động từ đầy đủ các thành phần nhé!

Trước hết, chúng ta cần một động từ:

💡 Động từ là những từ chỉ hành động

Có thể lấy một ví dụ động từ thường gặp đó là:

run (chạy)

Chúng ta thấy run khi đứng một mình là đã diễn tả đủ ý nghĩa của hành động rồi, khơng cần phải có tân ngữ. Vì vậy tự

bản thân nó đã là một cụm động từ hoàn chỉnh và đủ điều kiện để làm vị ngữ rồi.

Động từ khơng có tân ngữ

Một số động từ cũng khơng có tân ngữ tương tự như run là:

sleep (ngủ)

walk (đi bộ)

stand (đứng)

sit (ngồi)

Học chi tiết hơn: Nội động từ: các động từ khơng có tân ngữ

Động từ có tân ngữ



Tuy nhiên, nhiều loại động từ khác khi đứng một mình thì khơng diễn tả đủ ý nghĩa của hành động, phải đi kèm với những

thứ chịu tác động của hành động nữa thì ý nghĩa của hành động mới hoàn chỉnh. Những thứ chịu tác động của hành động

được gọi là tân ngữ.

💡 Tân ngữ là cụm từ đứng ngay sau động từ, chỉ những thứ chịu tác động trực tiếp bởi hành động.

Những thứ này có thể là người, vật, hành động hay sự việc khác.









































Tân ngữ là cụm danh từ

Ví dụ: eat (ăn)

Khi nói đến eat (ăn), tự nhiên bạn sẽ thắc mắc là ăn cái gì đúng khơng nào! "Cái gì" chính là tân ngữ của động từ eat.

Ví dụ một số động từ cần có tân ngữ là một cụm danh từ:

eat fruit

ăn trái cây

drink water

uống nước

see a person

nhìn thấy một người

watch a movie

xem một bộ phim

Học chi tiết hơn: Ngoại động từ: các động từ cần phải có tân ngữ

Tân ngữ là động từ dạng V-ing hoặc To + Verb (to + động từ ngun mẫu)

Ví dụ: like (thích)

Khi nói đến like (thích), tự nhiên bạn sẽ thắc mắc là thích cái gì hay thích làm gì đúng khơng nào! Nếu "thích cái gì" thì

đây là tân ngữ danh từ, còn nếu "thích làm gì" thì đây là tân ngữ động từ. "Làm gì" chính là tân ngữ của động từ like.

Tùy theo động từ mà tân ngữ "làm gì" sẽ ở dạng V-ing hay To + Verb. Rất tiếc là hầu như khơng có quy luật hay dấu hiệu

nào cho chúng ta biết nên dùng V-ing hay To + Verb, vì vậy cách tốt nhất là học tới từ nào thì thuộc từ đó bạn nhé!

Ví dụ một số động từ cần có tân ngữ là V-ing:

like reading books

thích đọc sách

finish doing homework

hoàn thành làm bài tập về nhà

practice playing the piano

luyện tập chơi piano

stop working

ngưng làm việc

Học chi tiết hơn: Các động từ theo sau là V-ing

Ví dụ một số động từ cần có tân ngữ là To + Verb:

begin to sing

bắt đầu hát

decide to go home

quyết định về nhà

need to work hard

cần làm việc chăm chỉ

want to learn English

muốn học tiếng Anh

Học chi tiết hơn: Các động từ theo sau là To + Verb

Tân ngữ là dạng that-clause (mệnh đề that)

Bên cạnh đó, cũng có một số động từ cần có tân ngữ là that-clause.

Ví dụ:

say that it is raining

nói rằng trời đang mưa

think that the cat is cute

nghĩ rằng con mèo dễ thương

know that they are leaving

biết rằng họ sẽ rời đi



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

×