Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 54 trang )
13
kích thước nhỏ 55mm
34mm x 3.0 mm, module này có thể sử dụng cho các ứng dụng
như điện thoại thông minh, PDA, thiết bị định vị toàn cầu GPS.
Chúng ta có thể giao tiếp với module thông qua chuẩn đế 60 chân dành riêng cho module
SIM548. Thông qua đế chuẩn 60 chân này, chúng ta có thể sử dụng module với các mục
đích khác nhau.
Hình 2.6 Các khối chức năng của Module SIM548
Có các cách để cho phép ứng dụng GSM hoạt động như sau:
- Sử dụng chân PWMRKEY.
- Sử dụng chân CHG_IN.
- Sử dụng ngắt của một thời gian thực.
- Sử dụng chân PWMRKEY để bật ứng dụng GSM:
Truyền tin SMS qua GSM có thể mô tả như hình dưới:
14
Hình 2.8 Kết nối mô đun sim và vi điều khiển
2.3 Giao tiếp SPI
SPI (Serial Peripheral Bus) là một chuẩn truyền thông nối tiếp tốc độ cao do hãng
Motorola đề xuất. Đây là kiểu truyền thông theo chíp chủ - chíp tớ, trong đó có 1 chíp chủ
điều phối quá trình tuyền thông và các chíp tớ được điều khiển bởi chíp chủ vì thế truyền
thông chỉ xảy ra giữa Chíp chủ và Chíp tớ. SPI là một cách truyền song công (full duplex)
nghĩa là tại cùng một thời điểm quá trình truyền và nhận có thể xảy ra đồng thời. SPI đôi
khi được gọi là chuẩn truyền thông “4 dây” vì có 4 đường giao tiếp trong chuẩn này đó là
SCK (Xung nhịp), MISO (Chíp chủ nhận, chíp tớ truyền), MOSI (Chíp chủ truyền, chíp
tớ nhận) và SS (chọn chip tớ). Hình sau thể hiện một kết SPI giữa một chíp chủ và 3 chíp
Chíp tớ thông qua 4 đường.
15
Hình2.9 Giao tiếp SPI
+ SCK: Xung giữ nhịp cho giao tiếp SPI, vì SPI là chuẩn truyền đồng bộ nên cần 1 đường
giữ nhịp, mỗi nhịp trên chân SCK báo 1 bit dữ liệu đến hoặc đi. Đây là điểm khác biệt với
truyền thông không đồng bộ mà chúng ta đã biết trong chuẩn UART. Sự tồn tại của chân
SCK giúp quá trình tuyền ít bị lỗi và vì thế tốc độ truyền của SPI có thể đạt rất cao. Xung
nhịp chỉ được tạo ra bởi chíp chủ.
+ MISO: nếu là chíp Chủ thì đây là đường Input còn nếu là chíp Chíp tớ thì MISO ại là
Output. MISO của Chíp chủ và các Chíp tớs được nối trực tiếp với nhau..
+ MOSI: nếu là chíp chủ thì đây là đường lối ra còn nếu là chíp tớ thì MOSI là lối vào.
MOSI của chíp chủ và các chíp tớ được nối trực tiếp với nhau.
+ SS: SS là đường chọn chíp tớ cần giap tiếp, trên các chíp tớ đường SS sẽ ở mức cao khi
không làm việc. Nếu chíp chủ kéo đường SS của một chíp tớ nào đó xuống mức thấp thì
việc giao tiếp sẽ xảy ra giữa chíp chủ và chíp tớ đó. Chỉ có 1 đường SS trên mỗi chíp tớ
nhưng có thể có nhiều đường điều khiển SS trên chíp chủ, tùy thuộc vào thiết kế của
người dùng.
2.4 Giao tiếp UART
Cổng COM hay cổng nối tiếp (COM Port, Serial Port) là cổng giao tiếp cơ bản trên PC,
cả máy tính để bàn và Laptop. Giao tiếp thông qua cổng COM là giao tiếp theo chuẩn nối
tiếp RS232. Hình dưới thể hiện 2 dạng của cổng COM và bảng 1 tóm tắt chức năng các
chân của cổng này.
16
Hình 2.12 Cổng COM 9 chân và 25 chân
Đáng chú ý nhất trong các chân của cổng COM là 3 chân 0V SG (tín hiệu đất), chân phát
dữ liệu TxD và chân nhận dữ liệu RxD. Đây là 3 chân cơ bản phục vụ truyền thông theo
chuẩn RS232 và tương thích với UART trên AVR. Các chân còn lại cũng có thể được sử
dụng nếu người dùng có 1 ích kiến thức về tổ chức thanh ghi của PC. Tuy nhiên, trong đa
số trường hợp giao tiếp qua cổng COM thì chỉ 3 chân trên được sử dụng. Như đã trình
bày trong bài AVR5-UART, chuẩn RS232 và UART nhìn chung là như nhau về mặt
khung truyền, tốc độ baud…nhưng khác nhau về mức điện áp và cực.
Hình 2.13 So sánh UART và RS232.
Hình sau mô tả cách dùng IC Max232 để kết nối giữa UART trên AVR và cổng COM của
PC.
Hình 2.14 Kết nối AVR với PC thông qua Max232.
17
CHƯƠNG III MÔ HÌNH HÓA, THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẢNH BÁO NGÃ
3.1 Phương pháp nhận điện ngã
3.1.1 Mô hình hóa chuyển động người già
Một số yếu tố quan trọng có thể dẫn đến ngã là mất thăng bằng. Mất thăng bằng hoặc bị
kéo là một nguyên nhân phổ biến của ngã. Mất thăng bằng xảy ra khi đứng không vững
trên mặt đất hoặc sàn nhà. Mất lực ma sát xảy ra khi một người trượt trên mặt đất hoặc
sàn nhà ẩm ướt và trơn trượt. Khi leo trèo trên ghế nhà bếp hoặc cân bằng trên các hộp
hoặc sách để tăng chiều cao cũng có nguy cơ ngã rất cao.
Chuyển động của người rất phức tạp là phối hợp của nhiều chuyển động của các bộ phận
trong đề tài chỉ sử dụng cảm biến gia tốc tại một điểm nên ta có thể coi chuyển động của
người với gia tốc của nó như chuyển động của chất điểm có định hướng [3].
Xét khái niệm trọng tâm trong trọng trường trái đất ta gọi C là trọng tâm của người, tọa
độ của C được tính như sau:
Xc =
Yc =
Zc =
∑ Pi.Xi
P
∑ Pi.Yi
P
∑ Pi.Zi
P
(3.1)
(3.2)
(3.3)
Trong đó
Pi là trọng lượng của khối I
P là trọng lượng cơ thể
Xi, Yi,Zi vi trí tạo độ trong tâm khối i
Việc tính được vị trí trọng tâm giúp ta xác định được vùng đặt cảm biến sao cho hiệu quả
nhất là lân cận vùng trọng tâm.
Trong phạm vi đề tài sử dụng hai hệ quy chiếu để khảo sát hiện tượng.
Hệ quy chiếu đầu tiên là hệ cố định được gắn trục Z với trọng trường trái đất chiều
dương hướng xuống dưới. Đây cũng là hệ tọa độ được định hướng sẵn trong cảm biến
ADXL345
Một hệ quy chiếu vuông góc khác gắn với cơ thể có trục Z luôn chỉ theo phương từ
chân lên đầu người, trục X luôn hướng theo tiếp tuyến của quỹ đạo chuyển động và trục y
hướng vuông góc với trục X và hướng vào tâm chuyển động. Hệ tọa độ này có tác dụng
18
định hướng cho cơ thể chuyển động. Việc định hướng dựa vào thành phần gia tốc trên các
trục của hệ tọa độ
Hình 3.1 Hệ tọa độ định hướng
Việc đinh hướng giữa hai trục tọa độ cho ta biết tư thế của người chuyển động. Giả sử
người chuyển động thẳng đứng trục cơ thể thẳng với trục Z, và gia tốc theo các trục là g z,
gx, gy. Khi cơ thể chuyển động đi thẳng đều bỏ qua nhiễu và những cử động nhỏ thì có thể
coi gia tốc theo trục Z bằng gia tốc trọng trường
gz=g và gx= gy=0
(3.4)
Khi đó góc định hướng chuyển động là:
cos α =
cos β =
gy
g
cos γ =
Trong đó
gx
g
gz
g
(3.5)
(3.6)
(3.7)
α là góc giữa véc tơ gia tốc và trục OX
β là góc giữa véc tơ gia tốc và trục OY
γ là góc giữa véc tơ gia tốc và trục OZ
Từ tính toán trên ta sử dụng ba góc α , β , γ để định hướng cơ thể người. Cụ thể khi người
đứng thẳng góc α =900 , góc β =900 , góc γ =00.