Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.88 KB, 71 trang )
trị TTL của nó giảm 1; nếu TTL tiến tới 0 trước khi gói tin tới đích, gói tin sẽ bị
loại bỏ.
Điều này cung cấp một vài mức bảo vệ chống lại hiện tượng lặp trong gửi
chuyển tiếp mà nó có thể tồn tại do cấu hình sai, hoặc do lỗi hoặc sự hội tụ quá
chậm của thuật toán định tuyến. TTL thỉnh thoảng cũng dược sử dụng cho các
chức năng khác, như phạm vi áp dụng multicast, và hỗ trợ lệnh “traceroute”.
Điều này ngụ ý là ở đây có hai vấn đề liên quan đến TTL mà MPLS phải giải
quyết: (1) TTL làmột cách để chặn hiện tượng lặp; (2) TTL là một cách để thực
hiện các chức năng khác, như giới hạn phạm vi của gói tin.
Khi một gói tin di chuyển dọc theo LSP, nó có giá trị TTL tương tự như
khi nó di chuyển theo dãy các bộ định tuyến như vậy không theo phương thức
chuyển mạch nhãn. Nếu gói tin di chuyển dọc theo một hệ thống phân cấp của
các LSP, tổng số của các hop LSR được truyền qua sẽ phản ánh trong giá trị
TTL khi nó ra khỏi hệ thống phân cấp của các LSP.
Cách mà TTL được xử lý có thể biến đổi phụ thuộc vào liệu các giá trị
nhãn MPLS được mang trong một mào đầu chèn thêm MPLS [MPLS-SHIM]
hay là các nhãn MPLS được mang trong mào đầu L2 như mào đầu ATM[MPLSATM] hoặc mào đầu FrameRelay[MPLS-FRMRLY]
Nếu các giá trị nhãn được mã hoá trong mào đầu mở rộng mà nó nằm
giữa mào đầu lớp liên kết dữ liệu và mào đầu lớp mạng. Mào đầu mở rộng này
phải có trường TTL mà nó có thể được nạp ban đầu từ trường TTL trongmào
đầu lớp mạng, phải được giảm giá trị tại mỗi hop LSR và phải được sao chép
vào trường TTL trong mào đầulớp mạng khi gói tin ra khỏi LSP.
Nếu giá trị nhãn được mã hoá trong mào đầu lớp liên kết dữ liệu (ví dụ
trường VPI/VCI trong mào đầu AAL5 của ATM), và các gói tin dán nhãn được
gửi chuyển tiếp bằng tổng đài L2 (ví dụ tổng đài ATM), và lớp liên kết dữ
liệu(lớp ATM) không có trường TTL tại mỗi hop thì khi đó nó sẽ không thể
giảm giá trị TTL tại mỗi hop. Một đoạn LSP bao gồm một dãy các LSR không
có khả năng giảm TTL của gói tin sẽ gọi là đoạn LSP non-TTL.
29
Khi một gói tin thoát khỏi đoạn LSP non-TTL, nó được đưa một giá trị
TTL phản ánh số hop LSR mà nó đi qua. Trong trường hợp unicast, điều này có
thể đạt được bằng việc truyền độ dài LSP tới nút lối vào, cho phép nút lối vào
giảm giá trị TTL trước khi gửi chuyển tiếp gói tin vào đoạn LSP non-TTL.
Đôi khi nó có thể được quyết định, trong lúc đi từ lối vào tới đoạn LSP
non-TTL, rằng TTL của một gói tin cụ thể sẽ hết hiêu lực trước khi gói tin tới
được lối ra của đoạn LSP non-TTL đó. Trong trường hợp này, LSR tại lối vào
đoạn LSP non-TTL không được chuyển mạch nhãn gói tin. Điều này có nghĩa là
các thủ tục đặt biệt phải được phát triển để hỗ trợ traceroute theo chức năng, ví
dụ, các gói tin traceroute có thể được gửi chuyển tiếp sử dụng việc gửi chuyển
tiếp hop by hop truyền thống.
24.Điều khiển lặp
Trong một đoạn LSP non-TTL, theo như việc định nghĩa, TTL không thể
được sử dụng để bảo vệ khỏi hiện tượng lặp trong gửi chuyển tiếp. Tầm quan
trọng của việc điều khiển lặp có thể phụ thuộc vào phần cứng đang được sử
dụng để cung cấp các chức năng LSR dọc theo đoạn LSP non-TTL
Cho rằng phần cứng chuyển mạch ATM đang được sử dụng để cung cấp
các chức năng chuyển mạch MPLS, với một nhãn đang được mang trong trường
VPI/VCI. Do phần cứng chuyển mạch ATM không thể giảm giá trị TTL, ở đây
không có bảo vệ chống lại hiện tượng lặp. Nếu phần cứng ATM có khả năng
cung cấp quyền truy nhập công bằng tới bộ đệm cho các tế bào lối vào mang các
giá trị VPI/VCI khác nhau, hiện tượng lặp này có thể gây ra những ảnh hưởng
có hại với các lưu lượng khác. Nếu phần cứng ATM không thể cung cấp khả
năng truy cập bộ đệm công bằng loại này, thì thậm chí các vòng lặp ngắn cũng
có thể gây ra sự giảm sút nhanh chóng về toàn bộ chất lượng của các LSR.
Cho dù là khả năng truy cập bộ đệm công bằng có thể được cung cấp, vẫn
chẳng đáng giá chỉ để có một vài phương tiện phát hiện các vòng lặp diễn ra lâu
hơn mức cho phép. Tất cả các LSR gắn liền với các đoạn LSP non TTL bởi vậy
đòi hỏi hỗ trợ công nghệ cho việc phát hiện lặp, tuy nhiên sử dụng công nghệ
phát hiện lặp là tuỳ chọn.
30
25.Mã hoá nhãn
Để truyền tập nhãn theo gói tin, cần phải định nghĩa một phương thức mã
hoá cụ thể của tập nhãn. Kiến trúc hỗ trợ một vài cộng nghệ mã hoá, lựa chọn
công nghệ nào phụ thuộc vào loại thiết bị được sử dụng để gửi chuyển tiếp gói
tin.
III. Phần mềm, phần cứng tuân thủ MPLS
Nếu sử dụng phần cứng và mềm MPLS để gửi chuyển tiếp gói tin dán
nhãn, một cách để mã hóa tập nhãn là định nghĩa một giao thức mới được sử
dụng như phần đệm giữa mào đầu lớp liên kết dữ liệu và mào đầu lớp mạng.
Phần đệm này sẽ là phần đóng gói của gói tin lớp mạng. Chúng ta sẽ đề cập nó
là “Generic MPLS Encapsulation” và được mô tả rõ trong [MPLS-SHIM]
IV. Các tổng đài ATM đóng vai trò các LSR
Chú ý rằng các thủ tục gửi chuyển tiếp MPLS tương tự như các thủ tục
trong tổng đài chuyển mạch nhãn như tổng đài ATM. Các tổng đài ATM sử
dụng cổng lối vào và giá trị VPI/VCI như là chỉ số vào bảng “đấu nối chéo”, từ
đó chúng có thể thu được cổng lối ra và các giá trị VPI/VCI lối ra. Do đó nếu
một hoặc nhiều nhãn được mã hoá trực tiếp vào các trường mà chúng có thể
được các tổng đài này (với phần mềm nâng cấp phù hợp) truy cập, và sau đó các
tổng đài này có thể được sử dụng như các LSR. Chúng ta gọi những thiết bị này
là “ATM-LSR”
Có một vài cách để mã hoá các nhãn trong mào đầu tế bào ATM (sử dụng
AAL5):
1.
Mã hoá SVC: sử dụng trường VPI/VCI để mã hoá nhãn trên cùng
của tập nhãn. Công nghệ này có thể được sử dụng trong bất cứ mạng nào. Với
công nghệ mã hoá này, mỗi LSP được xem như là ATM SVC, và giao thức phân
phối nhãn trở thành giao thức báo hiệu ATM. Với công nghệ mã hoá này, ATMLSR không thi hành các hoạt động đẩy vào, đẩy ra trong tập nhãn.
2.
Mã hoá SVP: Sử dụng trường VPI để mã hoá nhãn trên cùng của
tập nhãn, và VCI để mã hoá nhãn thứ hai của tập nhãn, nếu nó đang có mặt.
Công nghệ này có một vài ưu điểm so với công nghệ trên, nó chấp nhận sử dụng
31
ATM “VP-switching”. Do đó, LSP được xem như là ATM SVP và giao thức
phân phối nhãn được xem như giao thức báo hiệu ATM .
Tuy nhiên, công nghệ này không thể sử dụng thường xuyên, nếu mạng
bao gồm một đường ảo ATM qua mạng ATM không áp dụng MPLS, khi đó
trường VPI không dùng được cho MPLS.
Khi công nghệ mã hoá này được sử dụng, ATM-LSR tại lối ra của VP thi
hành hoạt động đẩy nhãn một cách hiệu quả.
3.
Mã hoá đa điểm SVP: Sử dụng trường VPI để mã hoá nhãn trên
cùng trong tập nhãn, sử dụng một phần của trường VCI để mã hoá nhãn thứ 2
trong tập nhãn và sử dụng phần còn lại của trường VCI để định nghĩa LSP lối
vào. Nếu công nghệ này được sử dụng, các khả năng chuyển mạch VP ATM
truyền thống có thể được sử dụng để cung cấp các VP Multipoint-to-point. Các
tế bài từ các gói tin khác nhau sẽ mang các giá trị VCI khác nhau. Như chúng ta
sẽ thấy trong phần 25, điều này cho phép chúng ta thực hiện việc hợp nhất nhãn
mà không gặp phải vấn đề chèn tế bào, trong các tổng đài ATM, chúng có thể
cung cấp các VP multipoint-to-point, nhưng nó không có khả năng hợp nhất VC.
Công nghệ này phụ thuộc vào sự tồn tại của khả năng cho việc ấn định
các giá trị VCI 16 bit vào mỗi tổng đài ATM như vậy không có giá trị VCI đơn
được ấn định cho hai tổng đài khác nhau. (Nếu một số thích hợp các giá trị như
vậy có thể được ấn định cho mỗi tổng đài, nó có thể cũng xem giá trị VCI như
nhãn thứ hai trong tập nhãn.)
Nếu có nhiều nhãn trong tập nhãn hơn có thể được mã hoá trong mào đầu
ATM, Các phương thức mã hoá ATM phải được kết hợp với việc đóng gói gói
tin.
V.
Các hoạt động tương hỗ trong các công nghệ mã hoá
Nếu
một công nghệ để mã hoá tập nhãn khi truyền gói tin P tới R2, nhưng R2 sẽ sử
dụng một phương thức mã hoá khác khi truyền gói tin P tới R3. Nói chung, kiến
trúc MPLS hỗ trợ các LSP với các phương thức mã hoá tập nhãn khác nhau
được sử dụng trong các hop khác nhau. Do đó, khi chúng ta thảo luận về các thủ
32