Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1019.43 KB, 24 trang )
Trường ĐH Nông Lâm Huế
Lớp Cao học trồng trọt 15
log(100-y) = log100 - 0,301x
x: là lượng bón
y: là năng suất tính theo đơn vị Bôle.
Một đơn vị Bôle là lượng bón để đạt 50% năng suất giới hạn sinh vật.
- Phương trình Spillman: y = A(1-10-2x)
log(A-y) = logA - 0,301x
y: là năng suất khi bón lượng x
A: là năng suất giới hạn sinh vật.
- Phuơng trình Uyncos: giữa năng suất và hàm lượng đạm trong cây trồng có
mối quan hệ:
y=
n: là tỷ lệ N trong sản phẩm
k: là hằng số
Nhược điểm của các cách diễn tả theo định lượng khi ứng dụng trong thực tiễn
là khả năng xác định A và hằng số c.
Một mặt nhược điểm khác là định luật Mitseclic biểu hiện bằng hàm số lũy
thừa, khi biểu hiện bằng đồ thị là một đường tiệm cận với năng suất tối đa, nên
không thể hiện được sự giảm năng suất khi bón quá lượng.
Vì vậy nhiều tác giả cho rằng định luật tối đa cũng như định luật tối thiểu có
giá trị định tính.
+ Sự giảm năng suất khi bón quá lượng
Nhiều thí nghiệm về lượng bón cho thấy rằng khi bón với lượng cao không
những chỉ xuất hiện hiện tượng trị số tăng năng suất thấp hơn trước, mà còn xuất
hiện hiện tượng trị số tăng năng suất âm, tức là sản lượng giảm - đường cong biểu
hiện mối tương quan giữa năng suất và lượng bón có đỉnh tối đa.
Hiện tượng này rất rõ đối với các yếu tố dễ di động như N, S,... và ít rõ hơn
các yếu tố ít di động P, K, Ca, Mg.
+ Nguyên nhân của sự giảm năng suất khi bón quá lượng
Nguyên nhân của sự giảm năng suất đến từ hai phía:
à Sinh lý cây trồng: ảnh hưởng tiêu cực của lượng chất dinh dưỡng quá cao
đối với các quá trình sinh lý của cây: sự hút thừa có hại.
Ví dụ: khi bón với một lượng đạm lớn cho cây lúa sẽ làm cho cây lúa sinh
trưởng, phát triển lớn, đã gây nên hiện tượng lốp đổ, rậm rạp lúa dễ bị nhiễm các
loại sâu bệnh hại, lúa trổ bông kéo dài, dẫn đến năng suất thấp.
à Đất: bón nhiều một yếu tố nào đấy sẽ:
- Ảnh hưởng đến tính dễ tiêu của các chất dinh dưỡng của bộ rễ.
- Ảnh hưởng đến tính dễ tiêu của các chất dinh dưỡng khác trong đất.
- Ảnh hưởng đến hoạt động của các vi sinh vật.
VD: khi bón Lân, vôi cho cây lạc sẽ làm tăng hoạt động của vi sinh vật cố
định đạm ở rễ cây. Bón nhiều phân vô cơ, phân hữu cơ làm tăng các nguyên tố đa
Học viên: Nguyễn Xuân Kỳ
Trang 21
Trường ĐH Nông Lâm Huế
Lớp Cao học trồng trọt 15
lượng dễ tiêu, đồng thời làm tăng độ phì nhiêu, khích thích sự hoạt động của vi
sinh vật đất.
+ Định luật tối đa áp dụng đối với phẩm chất nông phẩm
Phẩm chất nông sản thay đổi tuân theo định luật tối đa và tối thiểu: khi thiếu
chất dinh dưỡng hay thừa chất dinh dưỡng, phẩm chất nông sản đều kém.
Sự thiếu hay thừa yếu tố dinh dưỡng ảnh hưởng trước hết đến phẩm chất nông
sản, sau đó khi thiếu hoặc thừa cao hơn nữa mới ảnh hưởng đến năng suất.
VD: khi bón thừa Đạm cho rau, cây trồng hút thừa đạm ở trong thân, dẫn đến
hiện tượng tồn dư Đạm NO3- làm cho rau có phẩm chất kém.(rau diếp thừa đạm
khi ăn có vị đắng...)
+ Sự gây độc
Sự giảm năng suất hay sự gây phát triển không bình thường, hoặc chết cây do
sự có mặt nhiều một yếu tố nào đó gọi là sự gây độc. Lượng chất đến mức gây độc
gọi là ngưỡng gây độc.
- Khi lượng một chất do quá ít, hạn chế hoạt động các yếu tố khác nó là yếu tố
hạn chế. Khi quá nhiều nó là yếu tố gây độc.
- Không có một chất gây độc tuyệt đối. Nhiều chất được xem là chất độc khi
có ít lại các tác dụng có lợi.
- Các chất được xem là chất độc theo kiểu thông thường là những chất có rất
ít, ít khi thiếu nên ít khi gặp trường hợp do thiếu mà gây ra hạn chế, mà thường gặp
trường hợp do có nhiều mà gây độc.
VD: lưu huỳnh đối với cây lúa; khi bón vừa đủ lưu huỳnh sẽ làm cho lúa cứng
thân, chống hiện tượng lốp đổ, một phần cấu thành năng suất, phẩm chất của
hạt.Tuy nhiên khi bón một lượng quá lớn sẽ gây hại cho lúa như làm nghẽn rễ lúa,
dư lưu huỳnh tạo ra hợp chất H2S gây hại...
+ Định luật tối đa áp dụng cho hiệu suất phân bón
àHai cách tính hiệu suất:
- Tính so với đối chứng không bón.
- Tính so với lượng bón trước nó.
à Với cả hai cách tính định luật tối đa vẫn thể hiện: khi tăng dần lượng bón
hiệu suất sử dụng phân bón đạt đến đỉnh tối ưu sau đó giảm dần.
VD: đối với cây trồng khi bón phân từ mức thấp tiến dần lên thì năng suất
tăng theo tỷ lệ thuận với phân bón, khi cây trồng đạt đến ngưỡng tối đa thì việc
tăng liều lượng phân bón sẽ tỷ lệ nghịch với năng suất cây trồng.
+ Định luật tối đa áp dụng cho lãi suất phân bón
Khi tăng dần lượng bón, lãi suất bón phân tăng, đạt đến đỉnh tối đa sau đó
giảm dần.
Tùy theo tỷ giá phân bón và nông sản mà lượng bón tương ứng với đỉnh tối đa
của lãi suất xuất hiện trước hay đỉnh tối đa của hiệu suất sẽ xuất hiện trước.
Học viên: Nguyễn Xuân Kỳ
Trang 22
Trường ĐH Nông Lâm Huế
Lớp Cao học trồng trọt 15
VD: Mục đích của người sản xuất không phải chỉ nhằm đạt năng suất cao
nhất mà còn là tìm lợi nhuận cao nhất.lượng bón đạt lợi nhuận cao nhất là lượng
bón mà ở đó mà ở đó hiệu suất 1 kg phân bón dù bù đắp được chi phí sản suất tằn
lên do bón thêm kilô phân đó hoặc tối thiểu là trả đủ tiền mua 1 kilô phân bón
thêm. Giã sử để mua 1 kg phân đạm người nông dân phải bán 5 kg ngô hạt thì theo
phương trình của hiệu suất phân bón lượng phân bón tối thích mà người nông dân
có thể chấp nhận được là 164kg gọi là lượng bón tối thích về mặt kinh tế, lượng
bón này ch phép nông dân thu được lợi nhuận tối đa.
Câu 2: Tại sao lại phải bón phân cân đối cho cây trồng? VD
Bón phân cân đối cho cây là tìm mọi cách để phối hợp tốt với thiên nhiên và
tạo ra sản phẩm có ích cho con người, chứ không phải là chinh phục, là áp đặt ý
muốn của con người lên thiên nhiên.
Đối với thiên nhiên mọi tác động chỉ cần vừa đủ, mọi thứ thừa hay thiếu đều
gây hại cho mọi hoạt động bình thường của nó.
+ Gây ô nhiễm môi trường:
- Ô nhiễm môi trường đất: Phá vỡ kết cấu đất, làm giảm độ phì, tăng xói
mòn.
- Ô nhiễm môi trường nước và không khí : - Bón quá dư thừa hoặc do bón
đạm và lân không đúng cách làm cho Nitơ và phospho theo nước xả xuống các
thủy vực gây ra sự ô nhiễm cho các nguồn nước.
. Các yếu tố dinh dưỡng tích luỹ trong ao, hồ, đập chứa,...gây hiện tượng phú
dưỡng nguồn nước, ở nơi đó rong rêu phát triển mạnh gây tắc nghẽn dòng chảy.
. Khi chết chúng để lại một lượng sinh khối lớn, bị vi sinh vật phân huỷ gây
mùi hôi thối khó chịu, ô nhiễm cả nguồn nước và không khí.
+ Bón phân thừa hay thiếu đều gây ảnh hưởng đến cây, cây bị sâu bệnh thậm
chí làm cho cây chết.
Ví dụ: Nguyên tố đồng (Cu) là phân vi lượng đối với cây, nhưng phun với
nồng độ cao (trên 1%) làm cho lá cây bị xoăn.
+ Giảm năng suất cây trồng
Ví dụ: Hiện tượng rụng trái cà phê do bón nhiều đạm, ít kali.
+ Giảm chất lượng sản phẩm nông sản
VD: Do thiếu canci khi quả đang hình thành và do bón nhiều đạm gây ra
bệnh thối đỉnh cà chua.
- Giảm hiệu quả kinh tế trong sản xuất.
Ví dụ: Trên quả Táo xuất hiện những chấm đen do thiếu Canci.
- Giảm hiệu lực sử dụng phân bón.
- Làm giảm giá trị dinh dưỡng của những phần cây trồng còn lại, có thể được
sử dụng như phân hữu cơ.
Học viên: Nguyễn Xuân Kỳ
Trang 23
Trường ĐH Nông Lâm Huế
Lớp Cao học trồng trọt 15
+ Ảnh hưởng đến sức khỏe con người và gia súc: thông qua việc sử dụng các
nguồn nước hoặc các sản phẩm trồng trọt có dư thừa Nitrat.
Ví dụ: Y học đã xác định NO3- ảnh hưởng đến sức khoẻ với khả năng gây nên
ung thư tiềm tàng.
Việc dư thừa Phospho trong các sản phẩm trồng trọt hoặc nguồn nước làm
giảm khả năng hấp thu Canxi vì chất này lắng đọng với Canxi tạo thành muối
triphosphat canxi không hòa tan dẫn đến nguy cơ gây loãng xương ngày một tăng,
đặc biệt ở phụ nữ.
Học viên: Nguyễn Xuân Kỳ
Trang 24