1. Trang chủ >
  2. Kỹ thuật >
  3. Cơ khí - Vật liệu >

Chương 1: Đặc điểm công nghệ và yêu cầu truyền động điện, trang bị điện cầu trục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.84 MB, 49 trang )


4.1.4 Bảng điều khiển tùy chọn (BOP/AOP) ………………………………… 34

4.1.5 Cài đặt mặc định ……………………………………………………….. 35

4.1.6 Cài đặt ứng dụng ……………………………………………………….. 36

4.2 Điều khiển tốc độ động cơ xe cầu ……………………………………………… 41

4.2.1 Mạch điều khiển ……………………………………………………….. 41

4.2.2 Cài đặt thông số cho biến tần ………………………………………….. 44

KẾT LUẬN …………………………………………………………………………46

TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………………... 47



Lời nói đầu



LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay với sự phát triển của KH-KT ngành tự động hóa XNCN cũng phát triển

mạnh mẽ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, ngày càng hoàn thiện và hiện đại hóa. Có thể kể

đến những lĩnh vực tác động của ngành như : dây chuyền sản xuất tự động, luyện kim, cơ

khí chế tạo máy, hóa chất, khai thác hầm mỏ, giao thông vận tải, hàng không vũ trụ..v.v..

Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu tự động hóa càng cao. Do vậy nhiệm vụ

đặt ra cho ngành là nghiên cứu vận hành, lắp đặt các thiết bị máy móc có mức độ tự động

hóa ngày càng cao, để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế.

Là một sinh viên ngành tự động hóa XNCN. Sau khi đã được các thầy cô truyền

thụ và giảng dạy những kiến thức chuyên ngành. Em đã được thầy Nguyễn Mạnh Tiến

nhận hướng dẫn làm đồ án tốt nghiệp với tên đề tài là: “Thiết kế nâng cấp hệ thống

truyền động cơ cấu di chuyển xe cầu cho cầu trục 3 tấn”.

Nội dung của đề tài gồm 4 chương như sau:

Chương 1: Đặc điểm công nghệ và yêu cầu hệ truyền động, trang bị điện cầu trục.

Chương 2: Lý thuyết điều khiền tần số động cơ không đồng bộ 3 pha

Chương 3: Tính chọn công suất và xây dựng đặc tính cơ động cơ xe cầu.

Chương 4: Sơ đồ điều khiển xe cầu có sử dụng biến tần.

Với thời gian tìm hiểu có hạn, sự hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm. Bản trình

bày đồ án của em không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em mong các thầy cô giúp đỡ

và chỉ bảo thêm những thiếu sót để cho bản đồ án của em được hoàn thiện tốt hơn.

Hà nội, ngày 05 tháng 04 năm 2013

Sinh viên thực hiện

Trương văn Thịnh



1



Chương 1. Đặc điểm công nghệ và yêu cầu truyền động điện, trang bị điện cầu trục



Chương 1

ĐẶC ĐIỂM CÔNG NGHỆ VÀ YÊU CẦU TRUYỀN ĐỘNG

ĐIỆN, TRANG BỊ ĐIỆN CẦU TRỤC

1.1 Tổng quan

Máy nâng chuyển là các loại máy công tác dùng để thay đổi vị trí của đối tượng công tác

nhờ thiết bị mang vật trực tiếp, sự ra đời và phát triển của nó gắn liền với yêu cầu về kinh tế kĩ

thuật của ngành công nghiệp nhằm giảm tối đa sức người trong lao động.

Đặc điểm làm việc của các cơ cấu máy nâng là ngắn hạn, lặp đi lặp lại và có thời

gian dừng. Chuyển động chính của máy là nâng hạ vật theo phương thẳng đứng, ngoài ra

còn một số các chuyển động khác để dịch chuyển vật trong mặt phẳng ngang như chuyển

động quay quanh trục máy, di chuyển máy, chuyển động lắc quanh trục ngang. Bằng sự

phối hợp giữa các chuyển động, máy có thể dịch chuyển vật đến bất cứ vị trí nào trong

không gian làm việc của nó.

Để đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi của các ngành công nghiệp khác nhau, kĩ thuật nâng

vận chuyển cũng xuất hiện nhiều loại máy nâng vận chuyển mới, luôn cải tiến và hợp lí

hóa phương pháp phục vụ, nâng cao hơn độ tin cậy làm việc, tự động hóa các khâu điều

khiển, tiện nghi và thỏa mãn yêu cầu của người sử dụng. Tùy theo kết cấu và công dụng,

máy nâng chuyển được chia thành các loại: kích, bàn tời, palăng, cần trục, cầu trục, cổng

trục, thang nâng.v.v..

Cầu trục là loại máy trục kiểu cầu. Loại này di chuyển trên đường ray đạt trên cao

dọc theo nhà xưởng. Có ba bộ phận chính: Cơ cấu nâng hạ di chuyển hàng hóa theo

phương thẳng đứng, xe con (mang theo cơ cấu nâng hạ) di chuyển theo phương nằm

ngang của nhà xưởng, xe cầu giúp toàn bộ hệ thống cầu trục được di chuyển dọc theo nhà

xưởng. Với ba cơ cấu chính này giúp cầu trục có thể di chuyển hàng hóa tới bất cứ mọi

điểm nào trong không gian nhà xưởng.

Cầu trục được sử dụng trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân với các

thiết bị mang vật rất đa dạng như móc treo, thiết bị cặp, nam châm điện. Đặc biệt cầu trục

được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp chế tạo máy, luyện kim và xây dựng với

các thiết bị mang vật chuyên dụng.



2



Chương 1. Đặc điểm công nghệ và yêu cầu truyền động điện, trang bị điện cầu trục



1.2. Đặc điểm và phân loại cầu trục

Cầu trục là một loại máy trục có phần kết cấu thép (dầm chính) liên kết với hai dầm

ngang (dầm cuối), trên hai dầm ngang này có 4 bánh xe để di chuyển trên hai đường ray

song song đặt trên vai cột nhà xưởng hay trên dàn kết cấu thép. Cầu trục được sử dụng rất

rộng rãi và tiện dụng để nâng hạ vật nâng, hàng hoá trong các nhà xưởng, phân xưởng cơ

khí, nhà kho bến bãi. Dầm chính thường có kết cấu hộp hoặc dàn, có thể có một hoặc hai

dầm, trên đó có xe con và cơ cấu nâng di chuyển qua lại dọc theo dầm chính. Hai đầu của

dầm chính liên kết hàn hoặc đinh tán với hai dầm cuối, trên mỗi dầm cuối có hai cụm

bánh xe, cụm bánh xe chủ động va cụm bánh xe bị động.



Hình 1-1. Cầu trục dẫn động điện

Dẫn động cầu trục có thể bằng tay hoặc dẫn động điện. Dẫn động bằng tay chủ yếu

dùng trong các phân xưởng sửa chữa, lắp ráp nhỏ, nâng hạ không thường xuyên, không

đòi hỏi năng suất và tốc độ cao. Dẫn động bằng điện cho các loại cầu có tải trọng nâng và

tốc độ nâng lớn sử dụng trong các phân xưởng lắp ráp và sửa chữa lớn.

Cầu trục được chế tạo với tải trọng nâng từ 1÷500 tấn; khẩu độ dầm cầu đến 32m;

chiều cao nâng đến 16m; tốc độ nâng vật từ 2÷40 m/ph; tốc độ di chuyển xe con đến

60m/ph và tốc độ di chuyển cầu trục đến 125 m/ph. Có những cầu trục được trang bị hai



3



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

×