1. Trang chủ >
  2. Giáo Dục - Đào Tạo >
  3. Cao đẳng - Đại học >

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.58 MB, 191 trang )


vay nặng lãi; (2) Người cho vay: Những người kinh doanh thương nghiệp tiền tệ,

chủ nô, địa chủ và một số quan lại.

2.2 Nguyên nhân xuất hiện tín dụng nặng lãi.

Trong điều kiện sản xuất thấp kém, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, lại

thêm gánh nặng sưu thuế và các tệ nạn xã hội khác, những người sản xuất nhỏ khi

phải đối phó với những rủi ro xảy ra trong cuộc sống có thể dẫn đến phải đi vay để

giải quyết những khó khăn cấp bách trong đời sống, như mua lương thực, thuốc

men, đóng tô, thuế…; còn các tầng lớp khác đi vay là để giải quyết những thiếu hụt

tạm thời với các nhu cầu cao.

2.3 Đặc điểm của tín dụng nặng lãi

Tín dụng nặng lãi có những đặc điểm cơ bản sau:

+ Lãi suất cao, do hai nguyên nhân: Thứ nhất là cầu tín dụng lớn hơn cung tín

dụng; thứ hai là nhu cầu đi vay thường cấp bách không thể trì hoãn được.

+ Mục đích vay là tiêu dùng. Đối với nông dân và thợ thủ công thì mục đích

sử dụng vốn vay là để đáp ứng những nhu cầu tối thiểu của cuộc sống như: mua

lương thực để ăn, thuốc men để chữa bệnh, nộp tô, đóng thuế…Đối với các tầng lớp

khác thì mục đích đi vay là để chi tiêu cho những nhu cầu cao cấp như xây dựng lâu

dài, tổ chức dạ hội, mua sắm quí kim…

+ Hình thức vận động của vốn trong quan hệ tín dụng nặng lãi biểu hiện rất đa

dạng: Cho vay bằng tiền thu nợ bằng tiền hay thu nợ bằng hiện vật…

2.4 Tín dụng nặng lãi trong điều kiện ngày nay

Trong điều kiện ngày nay, tín dụng nặng lãi còn tồn tại khá phổ biến ở các

nước đang phát triển; do các nguyên nhân: (1) Do ảnh hưởng của chế độ phong

kiến; (2) Mức độ thu nhập của người lao động thấp và (3) Hệ thống tín dụng chưa

phát triển.



3. Sự phát triển của quan hệ tín dụng trong nền kinh tế thị trường

Sản xuất hàng hoá là nguyên nhân ra đời của tín dụng. Vì vậy ở bất cứ xã hội

nào có sản xuất hàng hoá thì tất yếu có sự hoạt động của tín dụng.



47



3.1 Nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển của tín dụng.

Trong nền kinh tế sản xuất hàng hoá, các doanh nghiẹp muốn tiến hành sản

xuất kinh doanh phải có một số vốn nhất định. Do đặc điểm vận động của vốn là

tuần hoàn theo công thức T-H-T và do tính chất thời vụ trong hoạt động sản xuất

kinh doanh, mà mỗi doanh nghiệp có lúc thì thiếu vốn có lúc thì thừa vốn. Tuy

nhiên, đối với doanh nghiệp có tính thời vụ thấp việc thừa thiếu vốn tiền tệ với thời

gian ngắn hơn và qui mô nhỏ hơn so với xí nghiệp có tính thời vụ cao. Đứng trên

giác độ toàn bộ nền kinh tế quốc dân, thì tại một thời điểm nhất định sẽ có hiện

tượng một nhóm các xí nghiệp có vốn tạm thời chưa sử dụng trong khi một nhóm

những xí nghiệp khác lại có nhu cầu vốn cần bổ sung tạm thời.

Sở dĩ có hiện tượng như vậy là do chu kỳ sản xuất và tính chất thời vụ ở mỗi

doanh nghiệp, ở mỗi ngành kinh tế không giống nhau. Quá trình tái sản xuất là một

quá trình liên tục trên cơ sở phân công và hợp tác trong toàn bộ hệ thống kinh tế, vì

vậy khi mà doanh nghiệp này thừa vốn thì tất cả các doanh nghiệp khác thiếu vốn.

Đây là hiện tượng khách quan, đòi hỏi phải có tín dụng làm cầu nối giữa nơi thừa và

nơi thiếu.

Trong cơ chế thị trường, tồn tại và phát triển luôn gắn bó với nhau, vì vậy nhu

cầu cho sản xuất không chỉ để duy trì mức sản xuất như cũ, mà còn có nhu cầu đầu

tư phát triển. Nhu cầu vốn trong trường hợp này dung để mua sắm TSCĐ, tăng dự

trữ vật tư hàng hoá cho tái sản xuất mở rộng. Đối với các doanh nghiệp, lợi nhuận

tích luỹ để đầu tư có giới hạn, vì vậy muốn thực hiện được nhu cầu mở rộng sản

xuất cần phải nhờ đến nguồn vốn trong xã hội. Nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu này

là vốn tiết kiệm xã hội, bao gồm vốn tiết kiệm của các nhà kinh doanh, vốn tiết

kiệm cá nhân và ngân sách Nhà nước. Mỗi khoản tiết kiệm có một mục đích nhất

định: nhà kinh doanh tiết kiệm để mở rộng sản xuất; cá nhân tiết kiệm để xây dựng

nhà cửa, mua sắm xe cộ… Mục đích của tiết kiệm có thể được thực hiện ngay hoặc

chỉ được thực hiện trong tương lai. Do đó trong thời gian chưa thực hiện được mục

đích đã định, những người chủ của vốn tiết kiệm có thể cho vay dưới hình thức trực

tiếp mua trái phiếu hay gián tiếp gởi vào các tổ chức tiết kiệm. Như vậy sự phát

triển của tín dụng xuất phát từ nhu cầu tiết kiệm và nhu cầu đầu tư.



48



Tóm lại: Trong nền kinh tế thị trường, đặc điểm tuần hoàn vốn và yêu cầu của

quá trình tiết kiệm và đầu tư đòi hỏi phải có tín dụng.

3.2 Tín dụng ngày càng mở rộng và phát triển một cách đa dạng.

Trong nền kinh tế thị trường tín dụng ngày càng phát triển. Chủ thể tham gia

các quan hệ tín dụng rất phong phú. Quan hệ tín dụng được mở rộng về đối tượng

và quy mô, thể hiện trên các mặt sau:

- Các tổ chức ngân hàng và các tổ chức tín dụng phát triển mạnh và rộng rãi

khắp nơi.

- Phần lớn các doanh nghiệp đều sử dụng vốn tín dụng với khối lượng ngày

càng lớn.

- Thu nhập cá nhân ngày càng tăng, nên ngày càng có nhiều người tham gia

vào các quan hệ tín dụng.

Ngoài việc mở rộng các quan hệ tín dụng, hình thức tín dụng ngày càng phát

triển đa dạng như tín dụng thương mại, tín dụng Ngân hàng, tín dụng Nhà nước và

các loại khác.



II. BẢN CHẤT TÍN DỤNG

Tín dụng tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất khác nhau, nhưng ở bất cứ

phương thức nào tín dụng cũng biểu hiện ra bên ngoài như là sự vay mượn tạm thời

một vật hoặc một số vốn tiền tệ, nhờ vậy mà người ta có thể sử dụng được giá trị

của hàng hoá hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua trao đổi.

Để vạch rõ bản chất của tín dụng cần thiết phải nghiên cứu liên hệ kinh tế

trong quá trình hoạt động của tín dụng và mối quan hệ của nó với quá trình tái sản

xuất.



1. Sự vận động của tín dụng

Tín dụng là một quan hệ kinh tế giữa người cho vay và người đi vay, giữa họ

có mối quan hệ với nhau thông qua vận động giá trị vốn tín dụng được biểu hiện

dưới hình thức tiền tệ hoặc hàng hoá. Quá trình vận động đó được thể hiện qua các

giai đoạn sau:



49



+ Thứ nhất: Phân phối tín dụng dưới hình thức cho vay. Ở giai đoạn này, vốn

tiền tệ hoặc giá trị vật tư hàng hoá được chuyển từ người cho vay sang người đi vay.

Như vậy khi cho vay, giá trị vốn tín dụng được chuyển sang người đi vay, đây là

một đặc điểm cơ bản khác với việc mua bán hàng hoá thôn thường. Mác viết “…

Trong việc cho vay, chỉ có một bên nhận được giá trị, vì cũng chỉ có một bên

nhượng đi giá trị mà thôi”.

+ Thứ hai: Sử dụng vốn tín dụng trong quá trình tái sản xuất. Sau khi nhận

được giá trị vốn tín dụng, người đi vay được quyền sử dụng giá trị đó để thoả mãn

một mục đích nhất định. Tuy nhiên người đi vay không có quyền sở hữu về giá trị

đó, mà chỉ tạm thời sử dụng trong một thời gian nhất định.

+ Thứ ba: Sự hoàn trả của tín dụng. Đây là giai đoạn kết thúc một vòng tuần

hoàn của tín dụng. Sau khi vốn tín dụng đã hoàn thành một chu kỳ sản xuất để trở

về hình thái tiền tệ, thì người đi vay hoàn trả lại cho người cho vay. Như vậy sự

hoàn trả của tín dụng là đặc trưng thuộc về bản chất vận động của tín dụng, là dấu

ấn phân biệt phạm trù tín dụng với các phạm trù kinh tế khác.



2- Hoạt động của tín dụng trong phạm vi vĩ mô

Sau năm 1930 lý thuyết cho vay đã được thừa nhận và sử dụng để phân tích

hoạt động của tín dụng và lãi suất trong nền kinh tế thị trường. Quỹ cho vay được

hình thành và vận động giữa các chủ thể tham gia quá trình tái sản xuất, bao gồm

các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, lưu thông; các tổ chức tài chính – tín

dụng; Nhà nước và công dân.

2.1 Cung và cầu của quỹ cho vay.

2.1.1. Cung của quỹ cho vay.

Trong nền kinh tế thị trường, cung của quĩ cho vay từ nhiều nguồn khác nhau:

+ Tiết kiệm cá nhân. Thu nhập của cá nhân được chia làm hai phần là tiêu

dùng và tiết kiệm. Số thu về tiết kiệm cá nhân, một phần được sử dụng để mua nhà,

đất, hoặc đầu tư trực tiếp vào các chứng khoán; một phần còn lại được đầu tư gián

tiếp vào thị trường vốn và tiền tệ thông qua các ngân hàng, công ty tài chính, quỹ

tiết kiệm, HTX tín dụng…



50



+ Tiết kiệm của nhà doanh nghiệp. Tổng số tiết kiệm của nhà doanh nghiệp là

phần lợi nhuận không chia và khấu hao; số tiền tiết kiệm này khi nhà doanh nghiệp

chưa sử dụng đến thì có thể trở thành một bộ phận của quỹ cho vay thông qua thị

trường vốn và tiền tệ.

+ Mức thặng dư của ngân sách nhà nước. Mức thặng dư của NSNN bằng thu

nhập trừ đi chi phí về hàng hoá và dịch vụ.

+ Mức tăng của khối lượng tiền tệ cung ứng. Cơ sở để tính mức tăng này là

khối lượng tiền tệ lưu thông ngoài ngân hàng và tiền trên tài khoản séc.

2.1.2. Cầu về quỹ cho vay.

Trong nền kinh tế hàng hoá-tiền tệ, cầu về quĩ cho vay khá phong phú, đa

dạng:

+ Nhu cầu đầu đầu tư của doanh nghiệp. Khu vực doanh nghiệp đóng vai trò

quan trọng nhất về nhu cầu của quỹ cho vay.

+ Nhu cầu tín dụng tiêu dùng cá nhân. Ở các nước phát triển tín dụng tiêu

dùng chiếm một tỷ trọng đáng kể.

+ Thâm hụt Ngân sách của Chính phủ: khi NSNN bị thâm hụt Nhà nước phải

đi vay thông qua phát hành công trái hay trái phiếu kho bạc để bù đắp khoản bội chi

hàng năm.

+ Ngoài ra mức giảm khối lượng tiền tệ cung ứng và mức tăng dự trữ tiền tệ

cũng là hai thành phần của số cầu.

2.2 Đặc điểm của quỹ cho vay

Quỹ cho vay biểu hiện quan hệ giữa những người tham gia quá trình tái sản

xuất, bao gồm các doanh nghiệp sản xuất và lưu thông hàng hoá cũng như Nhà

nước và dân cư. Mục đích sử dụng quỹ cho vay là nhằm thoả mãn nhu cầu vốn tiền

tệ tạm thời cho sản xuất và tiêu dùng. Quĩ cho vay có các đặc điểm cơ bản sau:

- Quỹ cho vay chủ yếu tập trung và phân phối thông qua các tổ chức tài chính

tín dụng. Trong nền sản xuất hàng hoá hiện đại, phân phối quỹ cho vay thường

được thực hiện bằng hai cách: (1) Phân phối trực tiếp như mua trái phiếu doanh

nghiệp và (2) Qua các tổ chức trung gian như ngân hàng, công ty tài chính, quỹ tiết



51



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (191 trang)

×