1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Tiến sĩ >

Bảng 3.3: Mục tiêu về các chỉ số tăng trưởng đến năm 2020, tầm nhìn 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.67 MB, 228 trang )


127

- Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, liên hoàn, hợp lý, hiện đại; vận tải

hành khách công cộng đa dạng, hiện đại, văn minh, tiện lợi và an toàn, đạt tỷ lệ 50 - 55%

vào năm 2030.

- Kết cấu hạ tầng thông tin tiện lợi, đa dạng, đồng bộ, tiên tiến và hiện đại được ngầm hóa.

- Bảo đảm môi trường xanh, sạch, đẹp và cân bằng sinh thái theo các tiêu chí môi trường

đô thị bền vững; nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho các giới lãnh đạo, quản lý, doanh nhân

và từng người dân thành phố; gắn nhiệm vụ, mục tiêu bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế xã hội, đưa nội dung và yêu cầu bảo vệ môi trường vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành,

lĩnh vực và các chương trình, dự án đầu tư.

* Về khoa học - công nghệ và giáo dục đào tạo

- Là trung tâm sáng tạo quốc gia, trung tâm phát triển công nghệ cao với tiềm lực khoa học

và công nghệ và năng lực nghiên cứu, phát minh, sáng chế, ứng dụng và chuyển giao công nghệ

hàng đầu của cả nước và có uy tín trong khu vực; phấn đấu đến năm 2050, Hà Nội là một trong

những trung tâm nghiên cứu hàng đầu về một số lĩnh vực khoa học cơ bản ở khu vực Đông Nam

Á và Châu Á (toán học, vật lý, y học…).

- Tập trung phát triển mạnh nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng, phát triển hà Nội trở

thành trung tâm đào tạo nhân tài và nguồn nhân lực chất lượng hàng đầu của cả nước và có uy tín

quốc tế; nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 70-75% năm 2020 và khoảng 85-90% năm 2030.

- Có hệ thống giáo dục và đào tạo phát triển toàn diện, chuẩn hóa, tiên tiến và hiện đại; tỷ lệ

lao động qua đào tạo năm 2020 đạt 70 - 75% và năm 2030 khoảng 85 - 90%.

* Về định hướng phát triển các ngành dịch vụ

- Đẩy nhanh tốc độ phát triển khu vực dịch vụ theo hướng hiện đại, ưu tiên phát triển các

ngành, sản phẩm dịch vụ trình độ, chất lượng cao và có giá trị gia tăng lớn; xây dựng, phát triển

Hà Nội trở thành trung tâm dịch vụ, du lịch có đẳng cấp trong khu vực; tốc độ tăng trưởng của

khu vực dịch vụ cao hơn các khu vực sản xuất và cao hơn tốc độ tăng tổng sản phẩm nội địa của

thành phố; tham gia có hiệu quả vào mạng phân phối toàn cầu và mạng phân phối quốc gia.

- Tập trung phát triển và nâng cao trình độ, chất lượng các ngành dịch vụ có hàm lượng tri

thức và công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn: tài chính - ngân hàng - chứng khoán, bảo hiểm, tư

vấn, thiết kế, dịch vụ quan hệ quốc tế, thông tin - truyền thông - viễn thông, đào tạo nhân lực, y tế

chất lượng cao, nghiên cứu và chuyển giao khoa học và công nghệ, văn hóa - nghệ thuật, vui

chơi - giải trí, pháp lý và sở hữu trí tuệ, du lịch quốc tế, hàng không, dịch vụ logistic, dịch vụ môi

trường… Tỷ trọng giá trị các sản phẩm tư vấn, dịch vụ khoa học - công nghệ, thiết kế công

nghiệp, kiến trúc, xây dựng, mỹ thuật, quảng cáo và dịch vụ văn hóa cao cấp chiếm khoảng 15 20% tổng số các ngành dịch vụ.



128

- Phát triển Hà Nội thành trung tâm thị trường hàng hóa bán buôn, bán lẻ, XNK, xây dựng

các khu trung tâm mua sắm, đại siêu thị hỗn hợp dịch vụ, vui chơi giải trí lớn, hiện đại, phân bố

hợp lý trên địa bàn…

- Ưu tiên phát triển dịch vụ vận tải hành khách công cộng đa dạng, nhanh, tiện lợi, an toàn

và văn minh; đẩy mạnh phát triển dịch vụ công, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, dịch vụ việc làm và an

sinh xã hội.

- Phấn đấu giá trị gia tăng khu vực dịch vụ tăng bình quân khoảng 11,0 - 13,5%/năm giai

đoạn 2011 - 2020 và 9,5 - 10,5%/năm giai đoạn 2011 - 2030.

* Về hình thành không gian đô thị và phát triển hệ thống giao thông

- Phát triển bền vững không gian đô thị theo hướng kết hợp hài hòa “cảnh quan thiên nhiên

- kinh tế - xã hội - văn hóa - an ninh, quốc phòng”.

- Xây dựng, phát triển chùm đô thị Hà Nội gồm: đô thị trung tâm hạt nhân đa hệ, đa tầng,

đa chức năng; mạng lưới các đô thị vệ tinh chuyên năng công nghệ cao, khoa học - công nghệ,

giáo dục - đào tạo (Hòa Lạc, Xuân Mai), du lịch - văn hóa - nghỉ dưỡng - vui chơi giải trí (Sơn

Tây), công nghiệp sạch, công nghiệp công nghệ cao và dịch vụ chất lượng cao (Sóc Sơn), công

nghiệp (Phú Xuyên - Phú Minh); các đô thị lẻ là trung tâm hành chính khu vực (các huyện, tiểu

vùng) và trung tâm hội tụ các cơ sở đào tạo, y tế; các đô thị sinh thái gắn với các vành đai nông

nghiệp sinh thái công nghệ cao và phát triển du lịch…

- Phát triển hệ thống đường giao thông kết nối nhanh lan tỏa từ trung tâm ra các vùng ngoại

vi; hoàn thành xây dựng các tuyến đường quốc lộ, đường cao tốc, đường xuyên tâm, đường vành

đai nối Hà Nội với các tỉnh và kết nối đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh; hiện đại hóa các

tuyến đường trục giao thông chính trên địa bàn thành phố.

- Xây dựng hệ thống đường xe điện ngầm, đường sắt đô thị (bao gồm các tuyến

đường sắt trên cao và đường sắt quốc gia); xây dựng, hiện đại hóa hệ thống quản lý giao

thông và mạng lưới giao thông tĩnh (các bến xe, bãi đỗ xe…); tiếp tục xây dựng thêm các

cầu và đường ngầm qua sông Hồng với kiến trúc hiện đại, đặc trưng cho Hà Nội; mở rộng,

nâng cấp sân bay quốc tế Nội Bài.

- Xây dựng hệ thống các công trình ngầm: giao thông, bãi đỗ xe, kho tàng, cơ sở thương

mại - dịch vụ, tunel kỹ thuật phục vụ mạng lưới cáp chuyển tải điện, thông tin… Quy hoạch và

xây dựng kết cấu hạ tầng ở ngoại thành để di dãn các cơ sở công nghiệp, trường đại học, viện

nghiên cứu khoa học và bệnh viện ra khỏi khu vực nội thành…

Với mục tiêu trên, việc phát triển hệ thống logistics trên địa bàn thành phố đồng bộ theo

hướng hiện đại có một ý nghĩa rất quan trọng và là một trong những công việc cần được ưu tiên

của thành phố từ nay cho đến năm 2030 và tầm nhìn 2050. Cơ sở hạ tầng logistics thành phố,



129

doanh nghiệp logistics, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics, nguồn nhân lực logistics cũng

như cơ chế pháp luật cần phải được xây dựng hoàn thiện nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững

nền kinh tế Thủ đô theo định hướng phát triển đến năm 2050. Điều đáng tiếc là trong các quy

hoạch và chiến lược phát triển của Thủ đô đến năm 2030 tầm nhìn 2050, các vấn đề liên quan

đến hệ thống logistics thành phố vẫn chưa được đề cập một cách tổng thể và mang tính hệ thống,

chưa đưa các nội dung và yêu cầu phát triển hệ thống logistics thành phố vào quy hoạch, kế

hoạch phát triển của các ngành, các lĩnh vực, các chương trình, dự án đầu tư.

3.1.2. Mục tiêu, quan điểm và định hướng phát triển hệ thống logistics thành phố đến năm

2030 và tầm nhìn đến năm 2050

Trong thời gian qua, sự phát triển nhanh chóng của hệ thống logistics thành phố đã có

những đóng góp tích cực vào thành quả thực hiện “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2006 2011” của TP. Hà Nội. Có thể khẳng định rằng, hệ thống logistics thành phố là yếu tố không thể

thiếu trong việc thúc đẩy kinh tế phát triển, giảm thiểu chi phí sản xuất - kinh doanh, cải thiện đời

sống người dân và bảo vệ môi trường… Đồng thời, hệ thống logistics thành phố phát triển cũng

góp phần giải quyết các vấn đề lớn hiện nay của TP. Hà Nội như văn minh đô thị, ùn tắc giao

thông, an toàn giao thông và phát triển bền vững thành phố… Trong xu thế toàn cầu hóa, mở cửa

hội nhập kinh tế quốc tế, việc thực hiện “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030 và

tầm nhìn 2050” càng đặt ra yêu cầu bức xúc cần phải phát triển hệ thống logistics thành phố để

ngành dịch vụ cơ sở hạ tầng này có thể phát huy được vai trò, trở thành động lực thúc đẩy phát

triển kinh tế, xã hội và đảm bảo môi trường của TP. Hà Nội trong thời gian tới.

3.1.2.1 Quan điểm phát triển

Là một loại hình dịch vụ chất lượng cao và có giá trị gia tăng lớn trong nền kinh tế

thị trường mở cửa và hội nhập, logistics thành phố cần nằm trong chiến lược phát triển

các dịch vụ chất lượng cao của Hà Nội. Quan điểm phát triển hệ thống logistics thành phố

của TP. Hà Nội như sau:

- Coi logistics thành phố là một trong những ngành dịch vụ cơ sở hạ tầng mũi nhọn của Hà

Nội trong chiến lược phát triển của ngành dịch vụ nói riêng và chiến lược phát triển kinh tế thành

phố nói chung. Thực tiễn kinh nghiệm phát triển hệ thống logistics ở các thành phố lớn trên thế

giới cho thấy, logistics thành phố là một trong những ngành dịch vụ quan trọng trong nền kinh tế

quốc dân và khi hệ thống logistics thành phố phát triển sẽ thúc đẩy nhiều ngành kinh tế khác của

thành phố phát triển.

- Phát triển logistics thành phố như một ngành kinh tế quan trọng có nhiều lợi thế cạnh

tranh với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, coi logistic thành phố là yếu tố động lực thúc

đẩy phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt trong phát triển thương mại và xuất nhập khẩu, phân phối



130

hàng hóa, dịch vụ đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng.

- Hà Nội cũng như các thành phố lớn khác không phải chỉ quan tâm, phát triển hệ thống

logistics thành phố cho chính địa phương mình mà cần quan tâm, phát triển hệ thống logistics

thành phố với sự lan tỏa và thúc đẩy các địa phương lân cận trong cả nước phát triển theo. Vì vậy,

ngay từ đầu, cần phát triển hệ thống logistics thành phố có cấu trúc hiện đại, đồng bộ, tầm nhìn

dài hạn, đảm bảo phục vụ một quy mô lớn cả về khối lượng, không gian và thời gian.

- Phát triển nhanh, ổn định và có tầm nhìn dài hạn hệ thống logistics thành phố cả về

kinh tế, xã hội và môi trường, đồng thời phải nâng cao năng lực và chất lượng hệ thống

logistics thành phố nhằm đáp ứng nhu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao

chỉ số cạnh tranh của thành phố.

- Đặt sự phát triển của hệ thống logistics thành phố dưới sự quản lý của nhà nước và được

Nhà nước tạo điều kiện cho phát triển. Phát triển hệ thống logistics thành phố phải trên cơ sở có

sự tham gia của tất cả các ngành, các thành phần kinh tế của thành phố.

- Phát triển hệ thống logistics phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, gắn liền

và thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của các vùng và các hành lang kinh tế trên địa bàn và

trong cả nước.

- Thúc đẩy việc ứng dụng rộng rãi và hiệu quả các công nghệ thông tin và truyền thông tiên

tiến, hiện đại trong hệ thống logistics thành phố để theo kịp với sự phát triển của các nước trong

khu vực và trên thế giới.

3.1.2.2 Định hướng phát triển

- Phát triển TP. Hà Nội trở thành một trong ba trung tâm dịch vụ logistics lớn của cả nước và

khu vực, đạt trình độ quốc tế; góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, thương mại và đầu

tư của TP. Hà Nội và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc; thực hiện hiệu quả vai trò cửa ngõ kết nối

quốc gia phía Bắc Việt Nam của hai hành lang một vành đai kinh tế Việt Trung, đáp ứng nhu cầu

luân chuyển hàng hóa XNK, trung chuyển và nội địa.

- Từ nay đến năm 2020, ưu tiên tập trung phát triển hai trung tâm dịch vụ logistics có quy

mô lớn, hiện đại, đầu tư đồng bộ ở Khu vực huyện Phú Xuyên và Khu vực phía Bắc huyện Đông

Anh và phía Nam huyện Sóc Sơn.

- Xây dựng các đề án, chương trình trọng tâm để làm cơ sở cho việc phát triển hệ thống

logistics thành phố, phù hợp với đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của thành phố; đảm bảo mục

tiêu thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội và hội nhập kinh tế thế giới theo hướng công

nghiệp hóa - hiện đại hóa.

- Xây dựng các giải pháp về quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, đường

sắt, đường thủy nội địa và đường hàng không một cách đồng bộ, liên hoàn; cải thiện hành lang

pháp lý; xây dựng cơ chế thu hút vốn đầu tư để làm cơ sở thu hút các tập đoàn nước ngoài trên thế



131

giới và trong khu vực vào đầu tư, xây dựng, khai thác tại các trung tâm dịch vụ logistics trên địa

bàn thành phố, từ đó, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho ngành logistics nói riêng và TP. Hà Nội nói

chung.

3.1.2.3 Mục tiêu phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050

(1) Mục tiêu tổng quát:

Trong những năm tới, phát triển hệ thống logistics thành phố để đưa logistics trở thành một

ngành hạ tầng kinh tế then chốt, một ngành dịch vụ chủ lực của thành phố có đóng góp đáng kể

vào tăng trưởng GDP đồng thời hỗ trợ các ngành công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ

khác trên địa bàn phát triển với tốc độ vượt trội.

(2) Mục tiêu cụ thể:

Tuy hiện nay, Hà Nội chưa có chiến lược phát triển logistics thành phố tuy nhiên

trong các quy hoạch, chiến lược phát triển chung của các ngành, lĩnh vực của thành phố

cũng đã gián tiếp đề cập một số nội dung liên quan đến hệ thống logistics thành phố. Vì

vậy, những mục tiêu cụ thể phát triển hệ thống logistics TP. Hà Nội đến năm 2030 và tầm

nhìn đến năm 2050 rõ ràng là phải theo chiến lược phát triển khu vực dịch vụ của Việt

Nam đến năm 2030, thậm chí phải cao hơn. Cụ thể:

- Về phát triển cơ sở hạ tầng logistics:

Phát triển hạ tầng hệ thống logistics thành phố trên cơ sở kết hợp đồng bộ hạ tầng đường bộ,

đường sắt, đường thủy nội địa và đường hàng không, hạ tầng thông tin và truyền thông để đáp

ứng yêu cầu của các nhà cung cấp dịch vụ cũng như người sử dụng dịch vụ logistics thành phố

theo từng thời kỳ. Cụ thể:

. Tiếp tục hoàn thiện hạ tầng giao thông, đảm bảo các kết nối vật lý hỗ trợ quá trình luân

chuyển hàng hóa, dịch vụ, không để xảy ra tình trạng thiếu kết nối hay ùn tắc giao thông. Vận tải

đường bộ chủ yếu đảm nhận việc gom hàng, tạo chân hàng, vận chuyển hàng hóa, hành khách

với cự ly ngắn và trung bình; vận tải đường sắt chủ yếu đảm nhận vận tải hàng hóa, hành khách

đường dài, cự ly trung bình, khối lượng lớn, vận tải hành khách từ Hà Nội tới các tỉnh thành khác

trong cả nước; vận tải thuỷ nội địa chủ yếu đảm nhận vận tải hàng rời khối lượng lớn (than,

ximăng, phân bón, vật liệu xây dựng…) với chi phí thấp, hàng siêu trường, siêu trọng, vận tải

chuyển tiếp phục vụ nông nghiệp và nông thôn; vận tải hàng không chủ yếu đảm nhận vận tải

hành khách đường dài, quốc tế và hàng hoá có giá trị kinh tế cao. Phát triển vận tải hàng không

trở thành phương thức vận tải an toàn, phổ thông và thuận tiện theo hướng thị trường mở, gắn

liền với thị trường vận tải hàng không khu vực và thế giới; mở mới các tuyến bay quốc tế tầm

trung và xa, tăng tỷ lệ đảm nhận vận chuyển hành khách quốc tế đi/đến Hà Nội của các hãng

hàng không trong nước.



132

. Phát triển đúng tiến độ các công trình giao thông quan trọng như đường cao tốc, đường sắt

trên cao; kết nối liên hoàn hệ thống giao thông vận tải đường bộ, đường sắt và thủy nội địa trên địa

bàn thành phố với các khu vực khác.

. Tổ chức hiệu quả các điểm nút, đầu mối giao thông quan trọng như cảng hàng không,

cảng thủy nội địa, trạm chuyển tải đa phương thức.

. Xây dựng được hệ thống thông tin mô hình “Logink” cho phép kết nối các bên liên quan

trong chuỗi cung ứng;

. Xây dựng được cổng thông tin e-Logistics hỗ trợ giao dịch “Một cửa quốc gia”, kết nối

với cổng thông tin “Một cửa ASEAN”, cho phép người sử dụng trong và ngoài nước truy cập.

- Về phát triển khung pháp lý:

. Đảm bảo các cơ quan chức năng và lực lượng cán bộ quản lý nhà nước có khả năng tổ

chức hiệu quả môi trường pháp lý và các dịch vụ công, thực hiện thành công kế hoạch phát triển

hệ thống logistics trong từng giai đoạn.

. Hoàn thiện và duy trì khung pháp lý, năng lực hoạch định, thực thi của các cơ quan chức

năng đối với các chính sách: phát triển hoạt động vận tải và an ninh chuỗi cung ứng, thương mại

quốc tế, tài chính và đầu tư, phát triển nguồn vốn con người, quản lý chất lượng dịch vụ, quản lý

dự án PPP với sự tham gia đầu tư của các định chế tài chính lớn như World Bank, ADB,...;

- Các trung tâm logistics:

. Phát triển các trung tâm logistics và trung tâm dịch vụ hỗ trợ các ngành theo quy hoạch và

theo nhu cầu thực tế phát sinh trong từng giai đoạn.

- Về năng lực cung cấp dịch vụ logistics:

. Tạo các điều kiện thuận lợi để các nhà cung cấp dịch vụ logistics thành phố trên địa bàn thành

phố bảo đảm thực hiện toàn bộ các dịch vụ logistics với tiêu chuẩn dịch vụ không thua kém các nước

trong khu vực, làm cho hàng hóa có thể luân chuyển nhanh và rẻ hơn trong khi vẫn bảo đảm các yêu

cầu an toàn, tin cậy, tuân thủ các quy định quản lý xuất nhập khẩu, an ninh, môi trường...

. Giữ vững tốc độ tăng trưởng trung bình thị trường dịch vụ logistics là 20 - 25%, tổng giá

trị thị trường này dự đoán chiếm 10% GDP vào năm 2020.

. Phấn đấu đến năm 2030, dịch vụ logistics thành phố của TP. Hà Nội đạt trình độ phát

triển của khu vực và đạt trình độ phát triển trung bình khá của thế giới, trở thành động lực thúc

đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và cải thiện đời sống nhân dân.

. Tập trung phát triển dịch vụ logistics thành phố để đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc

tế trên cơ sở tiềm năng và điều kiện đặc thù của thành phố; phấn đấu giá trị gia tăng trong ngành

dịch vụ logistics thành phố bình quân 10 - 11%/ năm trong giai đoạn 2013 - 2020; từng bước đưa



133

tốc độ tăng trưởng dịch vụ cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của GDP, ổn định và nâng dần tỷ

trọng của ngành dịch vụ logistics thành phố trong GDP của thành phố.

. Dịch vụ logistics hướng đến dịch vụ trọn gói 3PL (integrated third party logistics service)

là chiến lược cạnh tranh để phát triển thị trường dịch vụ logistics của Hà Nội ngang tầm với các

thành phố lớn trong khu vực và thế giới cần được định hướng và hỗ trợ phát triển.

. Cơ cấu lại lực lượng doanh nghiệp dịch vụ logistics thành phố: giảm số lượng, tăng chất

lượng đến năm 2030 tương đương các thành phố lớn trong khu vực hiện nay như các thành phố ở

Singapore, Thái Lan, Malaixia…

- Về phát triển người sử dụng dịch vụ logistics:

Giai đoạn đến 2030, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng mạnh cả về doanh thu lẫn số lượng

doanh nghiệp của tất cả các ngành nghề, lĩnh vực trên địa bàn. Dự kiến từ nay đến năm 2020, Hà

Nội phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm 2016-2020 tăng 7,0 - 7,5%/năm và

tổng mức bán lẻ đạt 45,6 tỷ USD.

- Về phát triển năng lực sử dụng dịch vụ logistics:

Ngoài các mục tiêu phát triển nêu trên, để đảm bảo các đối tượng người sử dụng dịch vụ

logistics có năng lực khai thác hiệu quả hoạt động thuê ngoài logistics, tập trung nguồn lực xây

dựng thế mạnh cạnh tranh cho sản phẩm và giá trị cốt lõi của mình. Các chỉ tiêu cụ thể về năng

lực sử dụng dịch vụ:

. Tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics trên địa bàn đến năm 2020 là 40%.

. Phấn đấu giảm chi phí logistics đến mức 20% GDP của thành phố.

3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH

PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN 2050

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển hệ thống logistics thành phố

3.2.1.1. Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển logistics TP. Hà Nội đến năm 2030 và tầm

nhìn 2050

Xây dựng quy hoạch phát triển hệ thống logistics thành phố Hà Nội đến năm 2030 và tầm

nhìn 2050 là rất cần thiết hiện nay và là một công việc lớn, đòi hỏi phải có sự tham gia của nhiều

ngành với nhiều lĩnh vực khác nhau. Việc quy hoạch nên bắt đầu bằng việc phát triển cơ sở hạ

tầng logistics của thành phố. Tuy nhiên, các yếu tố cơ sở hạ tầng như đường bộ, đường sông,

đường hàng không… phục vụ cho nhiều mục tiêu trên quan điểm logistics nên khi quy hoạch cần

phải có sự tham gia của nhiều ngành dưới sự điều phối của cơ quan quản lý nhà nước cao nhất

của TP. Hà Nội, tránh tình trạng ngành nào cũng co kéo lợi ích cho ngành đó, khiến hệ thống hạ

tầng phát triển không được kết nối, đồng bộ và hiệu quả thấp.

Trong quy hoạch tổng thể phát triển ngành logistics thành phố cần quan tâm xây dựng các



134

trung tâm logistics lớn có tầm dài hạn 50 đến 100 năm. Cần giành quỹ đất và phát huy tối đa tiềm

năng của các nguồn lực về vật chất cũng như con người để xây dựng các trung tâm này. Hai khu

vực có thể quy hoạch thành các trung tâm logistics lớn của Hà Nội gồm:

- Khu vực huyện Phú Xuyên: Quy hoạch thành trung tâm logistics phía nam Hà Nội. Địa

điểm này có khả năng kết nối tốt với các tuyến đường cao tốc, đường quốc lộ Bắc - Nam, kết nối

giữa đường bộ và đường sắt, đường sông. Đây là trung tâm logistics phục vụ trung chuyển, phân

phối hàng hóa giữa hai miền Nam - Bắc.

- Khu vực phía Bắc huyện Đông Anh và phía Nam huyện Sóc Sơn: Quy hoạch thành trung

tâm Logistics phía Bắc Hà Nội. Địa điểm này có khả năng kết nối tốt với cảng biển Hải Phòng và

Cái Lân (Quảng Ninh), kết nối với sân bay quốc tế Nội Bài. Đây sẽ là trung tâm logistics phục vụ

xuất khẩu hàng hóa cũng như trung chuyển hàng hóa xuất khẩu của miền Bắc.

Ngoài ra, cần quy hoạch và xây dựng các trung tâm nhỏ hơn, được kết nối trên các tuyến

đường vành đai thành phố, các đầu mối gom hàng, các kho trữ hàng tại các khu vực tập trung

công nghiệp trên địa bàn TP. Hà Nội như khu vực Sài Đồng (quận Long Biên), khu Công nghệ

cao Hòa Lạc, Mê Linh…Chú ý phát triển các kho bãi chuyên dụng như kho nóng, kho lạnh.

Quy hoạch xây dựng các cảng cạn (Inland Container Depot) dọc theo các hành lang, các

tuyến vận tải. “Cảng cạn” được xem là nơi tập kết, trung chuyển Container có đầy đủ chức năng

như một cảng thông thường. Lợi thế của cảng cạn cho phép vận chuyển tất cả các phương tiện

ngoài phương tiện tàu biển (phù hợp với một thành phố không giáp biển như Hà Nội), cho phép

rút ngắn thời gian đóng, dỡ hàng; kiểm tra hải quan, thực hiện “kiểm tra một cửa” và “kiểm tra

một trạm” cho hàng hóa và có thể thực hiện vận chuyển đa phương thức đối với vận chuyển

container. Khuyến khích, thu hút các nhà cung cấp dịch vụ logistics lớn của thế giới và các doanh

nghiệp logistics trong nước đến đặt trụ sở, văn phòng giao dịch tại Hà Nội, xây dựng Hà Nội

thành trung tâm điều hành logistics của khu vực phía Bắc. Bố trí quy hoạch để các hãng logistics

đặt trụ sở, văn phòng, chi nhánh giao dịch tại Hà Nội. Bên cạnh đó, trong quy hoạch tổng thể

phát triển ngành logistics thành phố của Hà Nội, cần xem xét tính liên kết với các địa phương lân

cận, với các tỉnh trong cả nước, tạo thuận lợi cho sự giao lưu, vận chuyển, phân phối hàng hóa

của thành phố với các tỉnh trong cả nước.

3.2.1.2. Hoàn thiện và cụ thể hóa các chính sách phát triển hệ thống logistics của Nhà nước về

dịch vụ logistics thành phố.

Hệ thống logistics thành phố trên địa bàn Hà Nội hiện đang phát triển tương đối nhanh,

thực tế hoạt động ngành đã đi nhanh hơn các quy định pháp luật. Thành phố cần từng bước hoàn

thiện khung pháp lý cho hoạt động này. Cụ thể, xây dựng hành lang pháp lý đảm bảo tính nhất

quán, thông thoáng và hợp lý trong các văn bản, quy định liên quan đến lĩnh vực logistics thành



135

phố với mục đích tạo cơ sở cho một thị trường logistics thành phố phát triển, minh bạch. Cùng

với việc điều chỉnh và bổ sung Luật Thương mại 2005 về các điều khoản nói về logistics và Nghị

định 140 CP ngày 05/ 09/ 2007 Nhà nước cần ban hành bổ sung các văn bản pháp luật cho hoạt

động logistics và các lĩnh vực hỗ trợ như vận tải đa phương thức, thương mại điện tử, thủ tục hải

quan. Chuẩn hóa các quy trình dịch vụ logistics, thống kê báo cáo logistics, các định chế có liên

quan như thuế, bảo hiểm, ngân hàng, môi trường, chuẩn hóa các qui định về cấp phép, điều kiện

kinh doanh tiêu chuẩn, vận tải đa phương thức, thống nhất hóa và tiêu chuẩn hóa tên hàng và mã

hàng hóa. Việc xây dựng hệ thống pháp luật điều chỉnh các dịch vụ logistics rất cần thiết phải

tham khảo và tuân theo quy định của từng phương thức vận tải liên quan và các luật khác. Bên

cạnh đó, phải tính đến lộ trình hội nhập lĩnh vực logistics ở tầm khu vực, năm 2013 mở cửa thị

trường dịch vụ logistics của ASEAN, năm 2014 mở cửa thị trường dịch vụ logistics trong WTO.

Điều này đòi hỏi phải phối hợp chặt chẽ về chính sách, đồng bộ hóa về tiêu chuẩn kỹ thuật,

khung pháp lý cũng như quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng của các nước khác trong

khu vực. Ngoài ra, cần tiếp tục triển khai chi tiết để đưa luật vào vận hành trong thực tiễn kinh

doanh và để đạt hiệu quả cao, cần nghiên cứu kỹ và rút kinh nghiệm từ các thành phố lớn của các

nước trong khu vực và trên thế giới, đặt biệt là các thành phố ở Singapore và Trung Quốc, Nhật

Bản. Tuy nhiên khi vận dụng vào Hà Nội nên xét đến tình hình cụ thể của thành phố để vận dụng

cho phù hợp, tránh áp dụng rập khuôn, duy ý chí. Điều này đòi hỏi thành phố phải lập tổ chuyên

trách có hiểu biết sâu về lý luận hệ thống logistics thành phố và thực tiễn hệ thống logistics thành

phố trên địa bàn Hà Nội bằng cách thường xuyên tìm hiểu nhu cầu doanh nghiệp thông qua hội

thảo, lắng nghe kiến nghị của doanh nghiệp từ những khó khăn vướng mắc trong thực tiễn nhằm

tránh tính chủ quan khi ban hành những quy định không phù hợp, gây lãng phí và tác dụng

ngược lại với mục tiêu đề ra.

Tiếp đó, Thành phố cũng cần nhanh chóng có biện pháp, chính sách khuyến khích đầu tư,

hợp tác chuyển giao công nghệ, đào tạo cán bộ logistics nhằm tạo đà phát triển hệ thống logistics

thành phố, trước mắt, cụ thể hóa các văn bản pháp luật liên quan đến dịch vụ logistics thuê ngoài,

chuẩn hóa quy trình dịch vụ... Trong đó, hải quan là một trong các khâu quan trọng đồng thời là

điểm yếu của logistics Việt Nam và TP. Hà Nội nói riêng. Có thể nói, để coi đây là khâu đột phá

tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, cần tiếp tục mở rộng

việc thực hiện hệ thống hải quan một cửa, thông quan điện tử với danh mục thuế suất hài hòa,

minh bạch.. Qua khảo sát, thăm dò ý kiến của các nhà quản lý về logistics cho thấy được tầm

quan trọng của các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển hệ thống logistics trên

địa bàn thành phố (Biểu đồ 3.1)

Biểu đồ 3.1: Đánh giá của các nhà quản lý về mức độ quan trọng của những giải pháp

nhằm xây dựng và phát triển hệ thống logistics thành phố bền vững



136

(1 = không quan trọng, 2 = quan trọng, 3 = rất quan trọng)



Nguồn: Khảo sát của tác giả luận án

Bên cạnh đó, TP. Hà Nội nên sớm thể chế hóa dịch vụ logistics thuê ngoài 3PL để phát triển

dịch vụ logistics thành phố, cần có các chính sách phát triển ngành logistics của TP. Hà Nội…

3.2.1.3. Thành lập cơ quan liên ngành quản lý các dịch vụ logistics thành phố

Các hiệp hội ngành liên quan tới dịch vụ logistics gồm có Hiệp hội các doanh nghiệp dịch

vụ logistics Việt Nam (VLA), Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam (VSA), Hiệp hội Đại lý - Môi giới

hàng hải Việt Nam (VISABA), Hiệp hội Cảng biển Việt Nam (VPA), Hiệp hội Vận tải ôtô. Thực

tế trên địa bàn TP. Hà Nội chưa có cơ quan quản lý nhà nước về logistics mà đang do nhiều Sở

ban ngành như giao thông vận tải, thương mại, tài chính, hải quan đảm nhiệm theo phạm vi được

phân công. Điều này đòi hỏi phải sớm thành lập cơ quan quản lý nhà nước về logistics, trước mắt

có thể là Ban hay phòng quản lý logistics ở Sở công thương của thành phố. Cơ quan này là cầu

nối giữa các ngành có liên quan, giữa Hiệp hội cảng biển Việt Nam và Hiệp hội các doanh

nghiệp dịch vụ logistics với các doanh nghiệp nằm trên địa bàn thành phố. Từ đó có thể tăng

cường hợp tác trong việc trao đổi thông tin có liên quan tới các hoạt động vận tải, thương mại,

xếp dỡ hàng hóa, các thủ tục giao nhận hàng hóa của cảng, các loại giá dịch vụ cảng, thời gian

tàu đến, rời cảng, việc điều động phương tiện vận tải giao nhận hàng nhằm tránh ùn tắc tại cảng,

các thông tin về hàng hóa và giao nhận kho vận, thông tin về các cảng biển và các công ty giao

nhận kho vận... Hợp tác trong việc bảo đảm an ninh hàng hóa, cảng biển và cảng sông vì mất

cắp, rút ruột containers vẫn là một vấn đề nan giải đối với các doanh nghiệp giao nhận, vận tải.

Hợp tác đạo tạo nguồn nhân lực luôn là vai trò quan trọng. Sự hợp tác có hiệu quả giữa hai Hiệp

hội và đặc biệt là từng hội viên của hai Hiệp hội đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển

hệ thống logistics thành phố thời gian tới theo hướng xây dựng Hà Nội thành một trung tâm

logistics lớn của Việt Nam và khu vực. (Biểu đồ 3.2)



137

Biểu đồ 3.2: Các giải pháp cần tập trung để phát triển thị trường và hoàn thiện hệ thống

logistic trên địa bàn Hà Nội theo ý kiến của doanh nghiệp

(1 = rất cần thiết; 2 = cần thiết; 3 = không cần thiết; 4= không có ý kiến)



Nguồn: Khảo sát của tác giả luận án

3.2.1.4. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò của phát triển hệ thống logistics thành phố

Nâng cao nhận thức vai trò của logistics thành phố trong nền kinh tế quốc dân từ đó tạo

nhận thức rộng rãi về logistics thành phố đối với các cơ quan quản lý, các ngành trên địa bàn TP.

Hà Nội và sự cần thiết phải có kế hoạch, bước đi và biện pháp phát triển các dịch vụ logistics

thành phố của Thủ đô trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030 thời hội nhập. Cụ

thể, chính quyền thành phố cần tổ chức thường xuyên các khóa đào tạo ngắn hạn, cử các các bộ

chủ chốt của các cơ quan ban ngành có liên quan tham gia các hội thảo khoa học chuyên ngành về

logistics thành phố được tổ chức trong khu vực và trên thế giới nhằm cập nhật, bổ sung và nâng

cao nhận thức về logistics thành phố cũng như là phát triển hệ thống logistics thành phố. Ngoài ra,

chính quyền thành phố cần xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với chính quyền các thành phố

lớn trong khu vực và trên thế giới, thường xuyên tổ chức các đợt khảo sát thực tế cho các cán bộ

chuyên trách, các cán bộ quản lý cao cấp của các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics nhằm

học hỏi kinh nghiệm phát triển hệ thống logistics thành phố để đi tắt, đón đầu và vận dụng có hiệu

quả, phù hợp với điều kiện thực tiễn của thành phố Hà Nội.

3.2.1.5. Tăng cường vai trò nòng cốt, chủ đạo của Chính quyền thành phố

Tăng cường vai trò của Nhà nước trong việc định hướng và hỗ trợ, tạo điều kiện cho hệ

thống logistics thành phố phát triển. Nếu nhìn sang Singapore, chúng ta có thể thấy sức mạnh của

Nhà nước tác động đến hệ thống logistics thành phố như thế nào. Vì vậy, để tăng cường vai trò

“bàn tay vô hình” của Nhà nước thì một trong những biện pháp đó là tăng cường hơn nữa vai trò



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (228 trang)

×