Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (488.08 KB, 108 trang )
66
nợ Người được ghi sổ bằng một đơn vị tiền tệ nhất định và đến từng định kì nhất định do hai bên
thỏa thuận, người được ghi sổ sẽ sử dụng phương thức chuyển tiền để thanh toán cho Người ghi
sổ.
Quy trình thanh toán của phương thức ghi sổ
NH nước người ghi sổ
5
NH nước người được
ghi sổ
4
6
2
Người ghi sổ
3
Người được ghi sổ
1
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
Người ghi sổ cung ứng dịch vụ và mở sổ cái ghi nợ người được ghi sổ.
Người được ghi sổ yêu cầu NH chuyển tiền để thanh toán theo định kì.
Ghi nợ tài khoản người được ghi sổ.
Phát lệnh chuyển tiền cho NH trung gian (NH đại lý)
NH trung gian báo nợ tài khoản NH chuyển tiền.
NH trung gian báo Có tài khoản người ghi sổ
3. Phân tích ưu nhược điểm của phương thức chuyển tiền. Trường hợp áp dụng?
4. Trường hợp áp dụng và những điểm cần lưu ý khi sử dụng phương thức chuyển
tiền?
5. Trường hợp áp dụng và các lưu ý khi sử dụng phương thức ghi sổ
6. Các yêu cầu về chuyển tiền theo quy định của luật quản chế ngoại hối VN 2005
Chương II – Các giao dịch vãng lai, Điều 6,7,8 có quy định về thanh tóan và chuyển tiền liên
quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ và chuyển tiền một chiều.
(Mọi người đọc luật cho chính xác nhé) Một số yêu cầu chính rút ra từ các điều trên là:
− Người cư trú phải chuyển toàn bộ ngoại tệ có từ việc xuất khẩu hàng hóa dịch vụ
vào tài khoản ngoại tệ mở tại tổ chức tín dụng được phép ở VN. Trường hợp có nhu cầu giữ lại
ngoại tệ ở nước ngoài thì phải được phép của ngân hàng nhà nước VN.
− Mọi giao dịch thanh tóan, chuyển tiền phải thực hiện thông qua tổ chức tín dụng
được phép.
− Đối với chuyển tiền 1 chiều. Người cư trú là tổ chức tại VN phải chuyển khoản
tiền vào TK tại tổ chức tín dụng được phép hoặc bán cho tổ chức tín dụng được phép. Người cư
67
trú là cá nhân ở Việt Nam có thể cất giữ, mang theo người, gửi vào tài khoản hoặc bán cho tổ
chức tín dụng được phép.
7. Quy trình chuyển tiền trước và sau khi giao hàng
8. Trình bày thủ tục chuyển tiền theo quy định hiện nay của 1 NHTM VN
Tham khảo Ngân hàng Liên Việt, thủ tục chuyển tiền T/T ra nước ngoài cho khách hàng doanh
nghiệp: http://www.lienvietbank.net/hoi-dap-khach-hang-doanh-nghiep/dich-vukhac/content/thu-tuc-chuyen-tien-nuoc-ngoai
Hồ sơ cần thiết:
− 2 bản chính Lệnh chuyển tiền (theo mẫu của Ngân hàng)
− Bản sao hoá đơn nhập khẩu
− Bản sao hợp đồng ngoại thương
− Bản sao hợp đồng uỷ thác nhập khẩu (nếu nhập uỷ thác)
− Bản sao tờ khai hải quan nhập hàng (khách hàng xuất trình bản chính để Ngân hàng đối
chiếu)
Thủ tục thanh toán:
− Khách hàng nộp đầy đủ hồ sơ như trên cho Ngân hàng
− Nhân viên TTQT kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và xác nhận số lượng ngoại tệ khách
hàng cần mua để thanh toán (nếu khách hàng chưa có ngoại tệ thanh toán)
− Khách hàng sẽ nhận được công điện thanh toán ngay trong ngày nếu tài khoản đủ số dư
ngoại tệ và gửi hồ sơ hợp lệ trước 15:30. Sau thời gian trên công điện thanh toán sẽ được nhận
vào sáng hôm sau
9. Các rủi ro khi sử dụng phương thức chuyển tiền đối với các bên tham gia và biện
pháp phòng ngừa? (Ưu nhược điểm đã bao gồm rủi ro, biện pháp cũng đã nêu trong
phần lưu ý)
Ưu nhược điểm
Ưu điểm: là phương thức thanh toán đơn giản, thủ tục nhanh gọn.
Nhược điểm:
− Phương thức chuyển tiền thường chỉ có lợi cho người mua vì người mua
sau khi nhận hàng mới phải trả tiền cho người xuất khẩu. Đây là lợi thế của nhà nhập khẩu
nhưng lại là rủi ro của nhà xuất khảu khi hàng hóa đã được chuyển giao nhưng tiền hàng không
được thanh tóan, bị chậm trễ thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ.
− Tuy vậy, bên nhập khẩu cũng có thể gánh chịu rủi ro, đặc biệt trong
trường hợp chuyển tiền trước khi giao hàng như: nhận tòan bộ tiền hàng trước khi giao hàng, đặt
cọc, tạm ứng…Trong trường hợp này, nhà NK có thể sẽ phải gánh chịu rủi ro nếu tiền đã chuyển
mà hàng không được giao đúng thời hạn, đúng chất lượng hoặc số lượng.
− Trong phương thức chuyển tiền, NH chỉ đóng vai trò trung gian thanh toán
để hưởng hoa hồng nên không phát huy được một cách triệt để vai trò của NH.
− Chưa áp dụng được những tiến bộ của công nghệ NH.
Trường hợp áp dụng
68
Phương thức chuyển tiền là một bộ phận của phương thức thanh tóan khác, thường là kết thúc
của phương thức thanh toán khác như phương thức nhờ thu, ghi sổ, bảo lãnh NH, tín dụng chứng
từ, tín dụng dự phòng, thư ủy thác mua. Tuy nhiên, phương thức này cũng được áp dụng một
cách độc lập.
Là một phương thức thanh toán độc lập, phương thức này thường được áp dụng trong thanh toán
phi thương mại, bởi vì đặc trưng của giao dịch phi thương mại là chỉ sau khi có kết quả của việc
hoàn thanh nghĩa vụ giao dịch phi thương mại thì mới có số liệu để quy ra số tiền phải thanh
toán.
Ví dụ:
−
−
−
−
Chuyển tiền thanh tóan cung ứng dịch vụ cho nước ngoài
Chuyển tiền kiều hối, tiền cho du học sinh
Chuyển tiền đầu tư ra nước ngoài
Chuyển kinh phí hoạt động cho các tổ chức chính phủ và phi chính phủ thường trú
ở nước ngoài
Chuyển tiền viện trợ tài chính không hoàn lại cho nước ngoài
Chuyển tiền phát sinh từ các thu nhập yếu tố
Chuyển tiền lãi vay nợ NH, cổ tức, trái tức ra nước ngoài
Chuyển tiền bị phạt, tiền bồi thường thiệt hại ra nước ngoài…
−
−
−
−
Lưu ý
− Văn bản pháp lý điều chỉnh: Hiện nay trên quốc tế chưa có luật quốc tế cũng như
các tập quán quốc tế của ICC điều chỉnh phương thức thanh toán này. Việc chuyển tiền sẽ được
điều chình bằng luật quốc gia của các nước chuyển tiền và thỏa thuận giữa NH các nước, nếu có.
− Thời điểm chuyển tiền phải được quy định rõ trong hiệp định, hợp đồng hoặc các
thỏa thuận khác.
− Quy định rõ phương tiện chuyển tiền bằng điện (T/T) hay bằng thư (M/T).
− Để phòng ngừa rủi ro trong phương thức chuyển tiền, các bên nên: (biện pháp
phòng ngừa rủi ro)
•
Xây dựng rõ lộ trình chuyển tiền. Ví dụ: chuyển trước bao nhiêu % tại thời
điểm nào? Thanh tóan nốt phần còn lại tại thời điểm nào?...
• Thỏa thuận thời điểm chuyển tiền trùng với thời điểm giao hàng.
• Quy định rõ về phương tiện chuyển tiền, chi phí chuyển tiền.
Tham khảo: http://www.scribd.com/doc/38622851/r%E1%BB%A7i-ro-trong-ph
%C6%B0%C6%A1ng-th%E1%BB%A9c-thanh-toan
10. Các rủi ro khi sử dụng phương thức ghi sổ đối với các bên tham gia và biện pháp
phòng ngừa?
Ưu nhược điểm
Ưu điểm: là phương thức thanh toán đơn giản, thủ tục nhanh gọn.
Nhược điểm:
69
− Phương thức này hoàn toàn có lợi cho nhà nhập khẩu. Nhà XK sẽ phải
gánh chịu rủi ro khi bên NK không thanh tóan hoặc thanh tóan chậm. Bên cạnh đó, người xuất
khẩu sẽ rất khó khiếu nại do không có sự tham gia của Ngân hàng và các chứng từ của ngân
hàng. Là người xuất khẩu, bạn có thể phải thu tiền hàng ở nước ngoài, mà việc này rất khó và tốn
nhiều chi phí. Ngoài ra, việc theo dõi và xử lí các khoản phải thu gặp rất nhiều khó khăn do
không sử dụng hối phiếu hay bất kì chứng từ ghi nợ nào.
Tham khảo: http://www.tinkinhte.com/phat-trien-thi-truong-quoc-te-doi-voi-mat-hang-qua-tangva-trang-tri-noi-that/54-phuong-thuc-thanh-toan.nd5-sjd.35144.56.1.html
− Trong phương thức chuyển tiền, NH chỉ đóng vai trò trung gian thanh toán
để hưởng hoa hồng nên không phát huy được một cách triệt để vai trò của NH.
− Chưa áp dụng được những tiến bộ của công nghệ NH.
Trường hợp áp dụng
− Để hạn chế rủi ro, chỉ nên áp dụng phương thức này khi cả hai bên là các bạn
hàng có mối quan hệ làm ăn lâu dài, thực sự tin cậy lẫn nhau. Để đảm bảo an toàn cho nhà XK,
các bên có thể áp dụng biện pháp bảo đảm như thư bảo lãnh NH, thư tín dụng dự phòng, đặt cọc,
…
− Dùng cho phương thức hàng đổi hàng, gửi bán, đại lý kinh tiêu, nhiều lần, thường
xuyên trong một thời kì nhất định (6 tháng, 1 năm)
− Dùng trong thanh tóan phi thương mại như: Tiền cước phí vận chuyển, tiền phí
bảo hiểm, tiền hoa hồng trong nghiệp vụ môi giới, ủy thác, tiền lãi cho vay và thu nhập từ đầu tư.
Lưu ý
− Hiện vẫn chưa có luật và tập quán quốc tế ICC điều chỉnh phương thức thanh toán
ghi sổ. Khi áp dụng cần vận dụng luật quốc gia của nước mở sổ cái và/hoặc thỏa thuận NH đại lý
giữa NH hai nước.
− Quy định thống nhất đồng tiền ghi nợ trên sổ cái của người ghi sổ.
− Căn cứ ghi nợ trên sổ cái là hóa đơn thực hiện.
− Căn cứ nhận nợ của người được ghi sổ, hoặc là dựa vào trị giá hóa đơn thực hiện
hoặc là dựa vào kết quả tiếp nhận dịch vụ tại địa điểm quy định.
− Phương thức chuyển tiền hoặc là bằng thư, hoặc là bằng điện cần phải thỏa thuận
thống nhất giữa hai bên.
− Nếu áp dụng trong hợp đồng TM thì giá hàng trong phương thức ghi sổ thường
cao hơn giá hàng bán tiền ngay. Chênh lệch này là tiền lãi phát sinh ra của số teìen ghi sổ trong
khoảng thời gian bằng định kì thanh toán theo mức lãi suất được người nhập khẩu chấp nhận.
− Việc chuyển tiền thanh toán chậm của người được ghi sổ được giải quết như thế
nào, có phạt chậm trả không, mức phạt là bao nhiêu, tính từ lúc nào.
− Nếu phát sinh sự khác nhau giữa số tiền ghi nợ trên sổ cái của người ghi sổ và số
tiền nhận nợ của người được ghi sổ thì phải giải quyết như thế nào.
11. Các yêu cầu về chuyển tiền theo quy định của luật quản chế ngoại hối của Việt Nam năm
2005?
12. Quy trình chuyển tiền trước và sau khi giao hàng?
70
13. Các rủi ro khi sử dụng phương thức chuyển tiền đối với các bên tham gia và biện pháp
phòng ngừa?
14. Các rủi ro khi sử dụng phương thức ghi sổ đối với các bên tham gia và biện pháp phòng
ngừa?
Phương thức thanh toán bảo lãnh và thư tín dụng dự phòng
1. Khái niệm bảo lãnh theo URDG 758, ICC và theo Quyết định 26/2006/QĐ-NHNN
ngày 26/6/2006 của Việt Nam?
Theo Điều 2 Quy tắc thống nhất và Bảo lãnh theo yêu cầu (URDG 458 của Phòng Thương mại
quốc tế ICC, 1992) (P242 - GT) “Một bảo lãnh theo yêu cầu (Bảo lãnh) nghĩa là bất cứ sự bảo
lãnh, cam kết hoặc bảo đảm thanh toán nào khác dù được gọi và mô tả như thế nào, do 1 ngân
hàng hay 1 công ty bảo hiểm hoặc 1 cơ quan hay 1 người nào khác (người bảo lãnh) viết ra để
thanh toán 1 số tiền khi xuất trình bản yêu cầu thanh toán và các chứng từ khác quy định trong
bảo lãnh, trong các cam kết tương tự phù hợp với các điều khoản và điều kiện của bảo lãnh đó:
i. Khi có yêu cầu hoặc theo chỉ thị và với trách nhiệm của 1 bên (người yêu cầu bảo lãnh)
hoặc
ii. Khi có yêu cầu hoặc theo chỉ thị với trách nhiệm của 1 ngân hàng, công ty bảo hiểm hoặc
với bất kỳ 1 cơ quan hoặc 1 người nào khác (bên ra chỉ thị) hành động theo chỉ thị của người yêu
cầu bảo lãnh với bên kia (người hưởng lợi)
Theo khoản 1 điều 2 quyêt định 26 “Bảo lãnh ngân hàng”: Là cam kết bằng văn bản của tổ
chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài
chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả
cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay.
Xem thêm những điểm mới của URDG 758.
http://www.cyworld.vn/v2/myhome/cy/acc/id/12000868555/m/10/p/605
2. Khái niệm thư tín dụng dự phòng theo ISP98, ICC. Các loại thư tín dụng dự phòng
Theo Quy tắc thực hành tín dụng thư dự phòng quốc tế ISP98: (P254 - GT) Thư tín dụng dự
phòng là:
“Cam kết không huỷ ngang, độc lập, bằng văn bản và ràng buộc khi được phát hành…” “…
Người phát hành cam kết với người hưởng lợi thanh toán chứng từ xuất trình trên bề mặt phù
hợp với các điều khoản và điều kiện của thư tín dụng dự phòng theo đúng các quy tắc này…” và
“Người phát hành phải thanh toán chứng từ xuất trình bằng việc chuyển số tiền theo phương thức
trả tiền ngay…, hoặc chấp nhận hối phiếu của người thụ hưởng…, hoặc cam kết trả tiền sau hoặc
chiết khấu..”
Phân loại (P257 GT)
2.1.
Tín dụng dự phòng đảm bảo thực hiện (Performance Standby)
71
•
•
2.2.
•
2.3.
standby)
•
Đảm bảo nghĩa vụ thực hiện hợp đồng của người xin mở L/C trong đó kèm theo cả
trách nhiệm bồi thường trong trường hợp xảy ra vi phạm
Lĩnh vực áp dụng: Thương mại, đầu tư, xây dựng…
Tín dụng dự phòng cho khoản ứng trước (advance payment standby)
Đảm bảo trách nhiệm đối với khoản tiền ứng trước mà người thụ hưởng đã cấp cho
người xin mở tín dụng thư
Tín dụng dự phòng đảm bảo đấu thầu hay dự thầu (Bid bond/ Tender bond
Đảm bảo cho trách nhiệm phải thực hiện hợp đồng của người yêu cầu mở thư tín
dụng dự phòng khi anh ta trúng thầu
• Là cam kết của ngân hàng sẽ thanh toán một khoản tiền cho người hưởng lợi trong
trường hợp người xin mở L/C trúng thầu nhưng rút lui không thực hiện. Khoản thanh
toán thư tín dụng dự phòng này sẽ giúp người hưởng lợi trang trải thiệt hại do chậm
trễ tiến độ thi công hay chi phí để tổ chức 1 buổi đấu thầu khác
• Số tiền và thời hạn thư tín dụng thường do người mua quy định. Thường thời hạn của
thư tín dụng dự phòng đảm bảo dự thầu kéo dài tới thời điểm người dự thầu trúng
thầu và kí kết hợp đồng thương mại. Trường hợp người dự thầu không trúng thầu thì
thư tín dụng dự phòng cũng tự động hết hiệu lực
2.4.
Tín dụng dự phòng đối ứng (Counter Stanby)
• Phát hành nhằm bảo lãnh cho việc phát hành 1 thư tín dụng riêng biệt hay 1 cam kết
khác của chính người hưởng lợi quy định trong thư tín dụng dự phòng đối ứng.
• Cơ chế hoạt động:
Người ủy nhiệm (người xin phát hành) lập chỉ thị gửi ngân hàng mình(ngân hàng chỉ thị), yêu
cầu ngân hàng của đối tác (ngân hàng phát hành) phát hành 1 thư tín dụng dự phòng cho đối tác
hưởng lợi. Ngân hàng chỉ thị phát hành 1 thư tín dụng dự phòng đối ứng cho ngân hàng phát
hành hưởng. Khi nhận được đòi tiền ngân hàng phát hành thanh toán cho người hưởng lợi và thu
lại số tiền này từ ngân hàng chỉ thị theo đúng như cam kết trong thư tín dụng dự phòng đối ứng.
Người trả tiền vẫn là người ra chỉ thị đầu tiên, hai ngân hàng hành động là người cung cấp dịch
vụ và tài trợ cho ngân hàng.
2.5.
Tín dụng dự phòng tài chính (Financial Standby)
• Bảo lãnh trách nhiệm trả tiền cho một khoản tiền đã vay bao gồm bất kỳ chứng từ nào
chứng minh 1 trách nhiệm trả lại khoản tiền đã vay.
• Phạm vi bảo lãnh rộng và hay được sử dụng. Phù hợp với chức năng của ngân hàng
thương mại.
• Giá trị thư tín dụng có thể lên đến 100% giá trị hợp đồng cơ sở
2.6. Tín dụng dự phòng trả tiền trực tiếp (Direct – pay standby)
Đảm bảo thanh toán khi đến hạn theo quy định của hợp đồng cơ sở
Không quan tâm có xảy ra vi phạm hay không
Chưa có hình thức bảo lãnh Ngân hàng tương ứng
Người hưởng lợi được quyền đòi tiền ngân hàng phát hành khi đến hạn thanh toán hợp
đồng cơ sở mà ko cần biết có xảy ra vi phạm hay không từ phía người xin mở thư tín dụng dự
phòng. Vì vậy tín dụng thư dự phòng này gần như không còn mang tính chất dự phòng nữa mà
chắc chắn được thực hiện
•
•
•
•