1. Trang chủ >
  2. Kinh Doanh - Tiếp Thị >
  3. Quản trị kinh doanh >

Phương thức tín dụng chứng từ và thư ủy thác mua

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (488.08 KB, 108 trang )


84



7. Ngân hàng yêu cầu chấp nhận hay từ chối thanh toán.

8. Ngân hàng phát hành thông báo chấp nhận hay từ chối chứng từ.

Cậu 2: UCP 600 là gì? Những nội dung chủ yếu của UCP600?

Trả lời :

UCP 600 (Uniform Custom and practice for Ducumentary Credits ICC, Revision 2007,

No.600) ; là quy tắc và cách thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ, số 600, bản sửa đổi năm

2007 của Phòng Thương Mại Quốc Tế.

Các nội dung chủ yếu:

















Nguyên tắc chung và định nghĩa về tín dụng chứng từ.

Hình thức và thông báo thư tín dụng.

Nghĩa vụ và trách nhiệm của Ngân hàng.

Chứng từ

Những điều khoản khác như: quy định về số lượng và số tiền, giao từng phần, ngày hết

hạn hiệu lực, cách bốc xếp hàng, xuất trình chứng từ.

Chuyển nhượng L/C.

Nhượng tiền thu được.



Câu 3: ISBP là gì? Mối quan hệ giữa UCP 600 và ISBP681 ?ý nghĩa của nó trong thanh

toán quốc tế bằng thư chứng từ?

Trả lời:

ISBP ( International Standard banking Practice for the examination of document under document

credits) là tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế kiểm tra chứng từ theo L/C

Mối quan hệ giữa UCP 600 vs ISBP681 là:

Nội dung của ISBP681 không phủ định nội dung của UCP 600, nó giải thích thêm về các hoạt

động của ngân hàng, bổ sung cho UCP 600, áp dụng các điều khoản của UCP 600 và nhất quán

với UCP 600.

Bất cứ một điều khoản nào trong L/C thay đổi hay ảnh hưởng đến việc áp dụng một điều khoản

của UCP600 cũng có thể ảnh hưởng đến ISBP.(Do đó , khi xem xét các tập quán thực hành

được quy định trong ISBP 681, các bên phải thật cân nhắc đến bất kỳ điều khoản trong tín dụng

chứng từ mà nó loại trừ hay thay đổi nội dung được quy định trong một điều khoản của của

UCP600).

Khi áp dụng UCP 600 thì đương nhiên áp dụng ISBP 681

Ý nghĩa của ISBP trong thanh toán tín dụng chứng từ :

Là căn cứ cho các bên áp dụng trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Là căn cứ đối

chiếu khi xử lý các tranh chấp phát sinh.



85



Câu 4: L/C là gì? Tính chất của L/C

a)Khái niệm

L/C là viết tắt của letter of credit, thư tín dụng thương mại là một chứng thư (điện hoặc chứng

chỉ) ttong đó Ngân hàng phát hành L/C sẽ cam kết trả tiền cho người XK nếu họ xuất trình được

các chứng từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản quy định trong L/C.

Ngân hàng có thể phát hành bằng 2 cách : bằng thư hoặc bằng điện.

b) Tính chất của L/C:

Điều 4, UCP 600: Về bản chất tín dụng là một giao dịch riêng biệt với hợp đồng mua bán hoặc

các hợp đồng khác mà các hợp đồng này có thể làm cơ sở để lập thư tín dụng, các ngân hàng

không bị lien quan đến hoặc bị ràng buộc vào hợp đồng như thế hoặc thậm chí ngay cả trong tín

dụng có bất kỳ một dẫn chiếu nào tới hợp đồng, vì vậy sự cam kết của một ngân hàng để thanh

toán, thương lượng thanh toán hoặc thực hiện bất cứ một nghĩa vụ nào khác của thư tíndụng

không phụ thuộc vào các khiếu nại hoặc các biện hộ của ngườiyêu cầu phát sinh từ mối quan hệ

của họ với ngân hàng phát hành và người thụ hưởng.

Câu 5 : Quyền và nghĩa vụ của các ngân hàng phát liên quan đến phương thức tín dụng

chứng từ?

Trả lời:

Ngân hàng phát hành L/C (Issuing Bank hay opening Bank) là ngân hàng thường được hai bên

mua bán lựa chọn và quy định trong hợp đồng, nếu chưa có sự quy định trước người nhập khẩu

có quyền lựa chọn.

Quyền lợi và nghĩa vụ:

 Phát hành L/C theo đơn xin yêu cầu, thông báo L/C đó và gửi bản gốc L/C cho người thụ

hưởng L/C(thường thông qua một ngân hàng khác)

 Sửa đổi, bổ sung những yêu câu L/C đã được mở phải có sự đồng ý của ngân hàng phát

hành.

 Kiểm tra chứng từ người hưởng lợi L/C gửi đến, nếu phù hợp với các điều khoản của L/C

thì thanh toán và đòi tiền nhà nhập khẩu, ngược lại thì từ chối thanh toán. Ngân hàng chỉ

chịu trách nhiệm kiểm tra tính chân thật bề ngoài của các chứng từ

 Ngân hàng phát hành được miễn trách nhiệm trả tiền và các nghiệp vụ khác có liên quan

đến vận hành L/C trong trường hợp hoạt động của ngân hàng bị dừng lại do các bất khả

kháng.

 Mọi hoạt động phát sinh do lỗi của mình ngân hàng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Ngân hàng được hưởng một khoản thủ tục phí mở L/C.

Câu 6: quyên và nghĩa vụ của ngân hàng thông báo liên quan đến phương thức tín dụng

chứng từ?

Trả lời < tramg 341, sgt>



86



Ngân hàng thông báo ( Advising Bank) là Ngân hàng đại lí của Ngân hàng phát hành L/C ở nước

người hưởng lợi L/C.

Quyền và nghĩa vụ:

 Khi nhận được thông báo L/C của ngân hàng phát hành , NHTB sẽ chuyển toàn bộ nội

dung đã nhận được cho người hưởng lợi L/C dưới hình thức văn bản

 NHTB chỉ chịu trách nhiệm chuyển nguyên văn bức điện đó chứ không chịu trách nhiệm

dịch ra tiếng địa phương. Nếu NHTB thông báo sai nội dung thì NHTB sẽ phải chịu trách

nhiệm.

 Khi nhận được bộ chứng từ của người hưởng lợi L/C chuyển tới, NHTB chuyển ngay và

nguyên vẹn bộ chứng từ đó đến ngân hàng phát hanh L/C. NHTB không chịu trách nhiệm

về những hậu quả phát sinh ra do sự chậm trễ hoặc mất mát chứng từ trên đường đi đến

NHPH L/C, miễn là chứng minh rằng mình đã gửi nguyên vẹn và đúng hạn bộ chứng từ

đó qua bưu điện.

Câu 7 : Quyền và nghĩa vụ của ngân hàng xác nhận liên quan đến phương thức tín dụng

chứng từ ?

Trả lời < trang 343, sgt>

Ngân hàng xác nhận ( confirming bank) là ngân hàng thứ 3 theo yêu cầu của ngân hàng phát

hành L/C đứng ra cùng cam kết đứng ra trả tiền cho người hưởng lợi L/C. NHXN thường là ngân

hàng lớn, có uy tín trên thị trường tín dụng và tài chính quốc tế. Muốn được 1 Ngân hàng khác

xác nhận, NHPH L/C phải trả thủ tục, phí xác nhận ( Confirming charges) rất cao và kí quỹ xác

nhân 100% L/C

Câu 8: Quyền và nghĩa vụ của các ngân hàng theo lệnh liên quan đến phương thức tín

dụng chứng từ ?

Trả lới:

Khi ngân hàng theo lệnh là một ngân hàng được ngân hàng phát hành chỉ định đứng ra thực hiện

các nghĩa vụ được chỉ đinh.

Ngân hàng theo lệnh chỉ thực hiện những nghĩa vụ được ủy quyền và được hưởng một khoản phí

do ngân hàng ủy quyền trả.

Câu 9: khái niệm thư ủy thác mua – A/P ? so sánh A/P với L/C?

Trả lời:

Khái niệm:

Thư ủy thác mua là phương thức theo đó NH nước người NK theoyêu cầu của người NK viết

đơn yêu cầu NH đại lý tại nước ngườiXK phát hành một A/P cam kết sẽ mua hối phiếu của

người XKký phát với điều kiện chứng từ xuất trình phù hợp với các điềukiện đặt ra trong A/P

So sánh A/P và L/C:



87



Giống nhau :

Cùng là tín dụng chứng từ dung trong phương thức thanh toán tín dụng.

Khác nhau :



Nguồn luật điều chỉnh

Trường hợp áp dụng



Hình thức phát hành



A/P

Chưa có, áp dụng theo luật

của nước xuất khẩu

-Khi nhà XK không tin tưởng

vào khả năng thanh toán của

Ngân hàng tại nước người

NK.

-Các nước phát triển sử dụng

để nhập nguyên vật liệu quý,

hiếm của các nước đang hoặc

kém phát triển như quặng, dầu

thô...

Theo hình thức của A/P



L/C

Bộ tập quán quốc tế về L/C

-Khi mua bán hàng hóa thông

thường.



Theo hình thức L/C



Câu 10: trong buôn bán thông qua trung gian, loại L/C nào thường được áp dụng ? Đặc điểm

của của loại L/C đó?

Trả lời:

Trong mua bán thông qua trung gian người ta thường hay sử dụng 2 loại L/C là L/C giáp lưng

(back to back L/C) và L/C chuyển nhượng (transferable L/C)

Đặc điểm :

a)

Transferable L/C: là loại L/C mà trong đó quy định người hưởng lợi đầu tiên có thể yêu cầu

Ngân hàng mở L/C hoặc ngân hàng trả tiền, chấp nhận trả sau hay chiết khấu - Ngân hàng

chuyển nhượng, chuyển nhượng toàn bộ hay một phần số tiền cho một hay nhiều người khác

hưởng lợi.

Một số điểm cần lưu ý:

- Người hưởng lợi thứ 2 không được phép chuyển nhượng L/C cho người khác

- Chuyển nhượng có cho phép tu chỉnh hay không

- Quy định rõ ngân hàng nào là ngân hàng được quyền chuyển nhượng L/C

- Người hưởng lợi thứ nhất thay thế chứng từ: Hóa đơn, Hối phiếu

- Master transferable L/C cần quy định:

+ Partial shipment: allowed

+ Third party documents are acceptable

+ Stale documents are acceptable

b)



88



L/C giáp lưng (back to back L/C): là loại L/C được mở ra căn cứ vào L/C khác làm đảm bảo, làm

vật thế chấp. L/C ban đầu được gọi là L/C gốc, L/C mới là L/C giáp lưng.

Về đại thể L/C gốc và L/C giáp lưng giống nhau, nhưng :

- Chứng từ của L/C giáp lưng phải nhiều hơn L/C gốc

- Kim gạch L/C giáp lưng phải nhỏ hơn L/C gốc, khoản chênh lệch này do người trung

gian hưởng để chi trả phí mở L/C giáp lưng và phần hoa hồng của họ.

- Thời gian giao hàng của L/C giáp Hai L/C gốc và giáp lưng là hoàn độc lập với nhau.

- Số lượng phải sớm hơn L/C gốc.

Nghiệp vụ thư tín dụng giáp lưng rất phức tạp, nó đòi hỏi phải có sự kết hợp khéo léo và chính

xác các điều kiện của L/C gốc với L/C giáp lưng, nhất là các vấn đề có liên quan đến vận tải và

các chứng từ hàng hóa khác.

Thường sử dụng khi nhà môi giới không muốn cho khác hàng biết nguồn hàng của mình.

Câu 11 : Người nhập khẩu có thể dùng cách nào để ứng tiền cho nhà xuất khẩu?

Trả lời :

Người NK có thể ứng trước tiền hàng cho người XK thông qua các phương thức thanh toán tín

dụng chứng từ bằng L/C điều khoản đỏ ( Red Clause L/C)

L/C ĐIỀU KHOẢN ĐỎ (Red clause L/C): là loại L/C trong đó quy định ngân hàng phát hành

ứng trước một khoản tiền nhất định cho người hưởng lợi trước khi người bán thực hiện việc giao

hàng và xuất trình chứng từ. Còn gọi là L/C ứng trước

Một số lưu ý trong áp dụng L/C điều khoản đỏ:

+ Quy định số tiền ứng trước

+ Người XK phải ký phát 1 hối phiếu trơn đòi tiền NHPH. Trị giá hối phiếu bằng số tiền ứng

trước.

+ Số tiền đó sẽ được khấu trừ khi NHPH thanh toán cho người hưởng lợi



Câu hỏi 12: Loại L/C nào có thể dùng trong gia công hàng xuất khẩu? Đặc điểm của loại

L/C đó.

Trả lời:

Thư tín dụng đối ứng ( Reciprocal L/C ) thường được dùng trong gia công hàng xuất khẩu.

Loại thư tín dụng này có đặc điểm như sau:





Chỉ bắt đầu có hiệu lực khi thư tín dụng kia đối ứng với nó đã mở ra. Do đó, trong L/C

ban đầu thường phải ghi: “ L/C này chỉ có giá trị khi Người hưởng lợi đã mở lại một L/C

khác đối ứng với nó để cho người mở L/C này hưởng” và trong L/C đối ứng phải ghi câu:

“ L/C này đối ứng với với L/C số …mở ngày…qua Ngân hàng…”.







Nói cách khác, đây là L/C thanh toán có điều kiện. Trong khi L/C thông thường sẽ được

thanh toán, hoặc chấp nhận thanh toán khi xuất trình chứng từ phù hợp.







Ở các nước khác, từ lâu đã không sử dụng L/C này. Tuy nhiên, tại Việt Nam, thư tín dụng

đối ứng vẫn còn được sử dụng trong gia công tái xuất, vì nó giúp cho các doanh nghiệp

Việt Nam gia công hàng xuất khẩu mà không cần vốn.



89



Ví dụ:

Công ty ABC Hàn Quốc kí một hợp đồng gia công hàng may mặc với công ty Dệt Kim Hà Nội –

Việt Nam. Theo đó, ABC mở 1 L/C nhập thành phẩm cho người hưởng lợi là công ty Dệt Kim

và công ty Dệt Kim mở 1 L/C nhập nguyên liệu trả chậm 90 ngày cho người hưởng lợi là ABC.

Khi nhận được L/C được phát hành bởi Korex Bank Seoul , Dệt Kim Hà Nội yêu cầu Ngân hàng

của mình là NH Ngoại thương Việt Nam mở 1 L/C trả chậm 90 ngày đối ứng với L/C trên cho

người hưởng lợi là ABC.

Câu hỏi 13: Trong phương thức Barter, loại L/C nào có thể sử dụng? Trình bày đặc điểm

của loại L/C đó

Trả lời:

Barter là phương thức giao dịch hàng đổi hàng.

Thư tín dụng đối ứng cũng thường được sử dụng trong phương thức này.

Đặc điểm của thư tín dụng đối ứng : Tương tự câu 12

Ví dụ: Tương tự câu hỏi 12

Câu hỏi 14: Những nguồn luật nào điều chỉnh đơn xin mở L/C ở Việt Nam ? Tại sao lại coi

đơn xin mở L/C là hợp đồng kinh tế dịch vụ giữa người Nhập Khẩu và Ngân hàng phát

hàng L/C?

Trả lời:

Những nguồn luật điều chính đơn xin mở L/C ở Việt Nam là:





Luật Dân sự Việt Nam 2005.







Luật thương mại Việt Nam 2005







Các luật điều chỉnh Ngân hầng và người yêu cầu







UCP 600, ICC ,2007 nếu trong L/C có dẫn chiếu.







Pháp lệnh Ngoại hối , Nghị định 131/2005/ NĐ – CP về quản lý ngoại hối.



Trước hết phải hiểu Hợp đồng kinh tế là gì?

Hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc

thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ nghiên cứu, ứng dụng khoa học kĩ thuật

và các thỏa thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ mỗi

bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình.

Từ định nghĩa đó, có thể thấy, đơn xin mở L/C là hợp đồng kinh tế dịch vụ giữa người Nhập

khẩu và Ngân hàng vì:





Đây là thỏa thuận bằng văn bản, thông qua đơn xin mở L/C về việc Ngân hàng sẽ cung

cấp cho Người nhập khẩu một khoản tín dụng ( có thể là cho vay, có thể là đảm bảo bằng

uy tín).







Thứ 2, trong L/C quy định cả quyền và nghĩa vụ của các bên có liên quan. Cụ thể ở đây là

Ngân hàng và người Nhập khẩu. Ví dụ: Người Nhập khẩu cam kết thanh toán đầy đủ các

khoản phí liên quan và chấp hành nghiêm túc các quy định của Ngân Hàng trong quá



90



trình mở và thanh toán L/C , hay Ngân hàng có quyền tự động trích tài khoản tiền gửi của

người Nhập khẩu để thanh toán L/C trong trường hợp khách hàng không chuyển đủ tiền.

( Gtr / 328 – xem đơn xin mở L/C )

Câu hỏi 15: Ngân hàng phát hành L/C có khoảng thời gian bao nhiêu ngày để kiểm tra

chứng từ do người hưởng lợi L/C xuất trình ( theo quy định của UCP 600 )?

Trả lời:

Theo điều 14b, UCP 600, Ngân hàng phát hành có tối đa 5 ngày làm việc Ngân hàng tiếp theo

ngày xuất trình để kiểm tra các chứng từ được xuất trình có phù hợp hay không. (Điều này cũng

áp dụng với Ngân hàng chỉ định hay Ngân hàng xác nhận)

Câu hỏi 16: Giờ làm việc của Ngân hàng phát hành vào thứ 7 từ 9.00-13.00, Trung tâm thư

tín của Ngân hàng phát hành hoạt động 24h một ngày, đã nhận được bộ chứng từ từ ngân

hàng chiết khấu vào lúc 13.30, sau giờ làm việc. Bộ phận L/C của Ngân hàng phát hành

nhận bộ chứng từ vào thứ 2, ngày làm việc tiếp theo.

Câu hỏi: Đâu là ngày bắt đầu tính thời hạn kiểm tra bộ chứng từ, thứ bày hay thứ hai?

Trả lời:

Theo điều 33, UCP 600, Ngân hàng không có trách nhiệm tiếp nhận chứng từ xuất trình ngoài

giờ làm việc của Ngân hàng. Do đó, Ngày thứ 2 được coi là ngày Ngân hàng nhận bộ chứng từ

trên. Ngày bắt đầu tính thời hạn kiểm tra chứng từ là ngày làm việc Ngân hàng tiếp theo sau đó.

Câu hỏi 17: Phân tích tính chất pháp lý của UCP 600 và mối quan hệ của nó với Luật quốc

gia?

Trả lời:

Khi áp dụng UCP 600, cũng cần phải chú ý đến trường hợp xảy ra xung đột giữa luật quốc gia và

UCP 600.

Khi đó thì việc lựa chọn luật để tuân theo được thực hiện theo các nguyên tắc về xung đột pháp

luật. (Các nguyên tắc xung đột pháp luật là tổng thể các quy định của pháp luật tồn tại trong tất

cả các hệ thống tư pháp, quy định các nguyên tắc có tính chất hướng dẫn đối với việc lựa chọn

pháp luật điều chỉnh. Đó là các nguyên tắc của hệ thống pháp luật quốc gia, và chúng có tính

chất khác nhau theo từng nước.)

Vì vậy, nếu có mâu thuẫn giữa UCP 600 và luật quốc gia thì việc lựa chọn UCP 600 hay luật

quốc gia phụ thuộc vào quy định của pháp luật từng nước.

Ví dụ: Tại Mĩ, khi có mâu thuẫn giữa UCP và luật quốc gia thì UCP sẽ giành ưu thế. Tuy nhiên,

điều ngược lại lại xảy ra ở Trung Quốc, luật quốc gia giành ưu thế và phải được tuân thủ khi có

xung đột.

Tại Việt Nam, luật pháp quy định chỉ áp dụng tập quán quốc tế với điều kiện nó không trái với

những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, hoặc không bị pháp luật Việt Nam cấm và

không gây hậu quả làm thiệt hại đến lợi ích của Việt Nam. Nếu giữa luật Việt Nam và UCP 600

có sự khác biệt, thậm chí đối lập thì luật Việt Nam sẽ chiếm ưu thế và phải được tuân thủ.

Câu hỏi 18: Trong những chứng từ xuất trình đòi tiền Ngân hàng phát hành L/C. chứng từ

nào bị từ chối thanh toán, nếu ngày phát hành chứng từ đó sau ngày giao hàng quy định

trên L/C ? ( Bình luận điều 28e của UCP 600 ).



91



Trả lời:

Điều 28e, UCP600 quy định: Ngày phát hành chứng từ bảo hiểm không được muộn hơn ngày

giao hàng, trừ khi trên chứng từ bảo hiểm thể hiện là bảo hiểm có hiệu lực kể từ ngày không

chậm hơn ngày giao hàng.

Câu hỏi 19 : Em hiểu tính chân thật bề ngoài của L/C theo điều 9b của UCP 600 là gì?

Trả lời: ( Xem Thanh toán quốc tế bằng L/C – Nguyễn Thị Quy – Trang 56 )

Một L/C có tính chân thật bề ngoài là một thư tín dụng nếu được mở bằng điện Telex thì phải có

mã khóa testkey, nếu mở bằng điện Swift thì phải có codeswift ( một dạng chữ kí điện tử), nếu

mở bằng thư thì phải có chữ kí văn bản của Ngân hàng phát hành. Mã khóa phải được giải đúng

hoặc hoặc chữ kí phải đúng mẫu chữ kí đã đăng kí với Ngân hàng thông báo mới thể hiện L/C đó

là L/C thật được gửi từ NH có quan hệ đại lý trực tiếp với NH thông báo.

Câu hỏi 20: Người xuất khẩu có nên chấp nhận L/C không có tham chiếu UCP 600, 2007,

ICC? Tại sao?

Trả lời:

UCP là viết tắt của Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ. Dù được đa số các

quốc gia trên thế giới áp dụng và mang tính chất toàn cầu, nhưng UCP 600 không phải là 1 văn

bản luật. Đây chỉ là tập hợp các tập quán và thực tiễn Ngân hàng trong phương thức tín dụng

chứng từ được quốc tế thừa nhận, bao gồm những điều khoản mang tính chất hướng dẫn cho

người sử dụng. Các bên tham gia có quyền lựa chọn có hay không dùng UCP 600 để điều chỉnh

hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ. Hơn nữa, UCP 600 ra đời không tuyên bố hết hiệu lực

của các văn bản UCP trước đó.

Do vậy, người xuất khẩu có thể chấp nhận L/C không có tham chiếu UCP 600, 2007, ICC. Thậm

chí là chấp nhận UCP 500 , 1993 miễn là những điều kiện và điều khoản quy định trong L/C

được 2 bên đồng ý chấp nhận.

Câu hỏi 21: Phân tích ưu, nhược điểm của phương thức tín dụng chứng từ?

Trả lời:

Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận, trong đó Ngân hàng ( Ngân hàng mở thư tín

dụng ) theo yêu cầu của khách hàng ( người yêu cầu mở thư tín dụng ) sẽ trả một số tiền nhất

định cho một người khác ( người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng ) hoặc chấp nhận hối phiếu

do người này kí phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho Ngân hàng một bộ

chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định của thư tín dụng.

Ưu điểm:





Phương thức tín dụng chứng từ đảm bảo một cách tương đối quyền lợi của người bán và

người mua trong hoạt động ngoại thương. Trong khi người mua muốn nhận được hàng

thì mới trả tiền, người bán muốn giao hàng xong là được thanh toán ngay, chứng từ trong

phương thức tín dụng chứng từ là phương tiện tin cậy nhất đáp ứng yêu cầu chính đáng

của cả 2 bên: Ngay sau khi giao hàng, bên Bán hoàn thành bộ chứng từ như đã quy định

trong L/C, xuất trình tại NH được chỉ định trong thời gian quy định là có thể được thanh

toán. Trong khi đó, bên mua, một khi đã cầm trong tay bộ chứng từ phù hợp thì chắc chắn

sẽ nhận được hàng.



92







Thứ 2, phương thức tín dụng chứng từ giúp cho việc mua bán giữa các quốc gia trở nên

dễ dàng, dù chưa hiểu biết về nhau. Vì ở đây mạng lưới rộng khắp của các Ngân hàng

trên thế giới phát huy hiệu quả một cách đáng kể.



Nhược điểm:





Rườm rà trong cách thức thực hiện.







Thứ 2, trong phương thức tín dụng chứng từ, các bên chỉ căn cứ vào chứng từ mà không

căn cứ vào hàng hóa nên rủi ro có thể xảy ra với người Nhập khẩu khi chất lượng hay

tình trạng hàng hóa không đạt tiêu chuẩn như quy định trong hợp đồng, hay do sơ suất

trong quá trình chuyên chở. Lúc này, người Nhập khẩu đã thanh toán tiền cho Ngân hàng

nên việc khiếu kiện sẽ rất phức tạp và tốn kém.



Câu hỏi 22: Khi thực hiện phương thức tín dụng chứng từ doanh nghiệp xuất khẩu cần lưu

ý điều gì?

Trả lời:

Khi thực hiện phương thức tín dụng chứng từ, doanh nghiệp Xuất khẩu, với tư cách là người

hưởng lợi L/C cần lưu ý một số điểm cơ bản sau:

Những lưu ý chung với cả người bán và người mua:





Tìm hiểu về độ tin cậy của đối tác.







Phát hiện tính bất thường của hợp đồng.







Đảm bảo cho hợp đồng và L/C có nội dung đầy đủ, chặt chẽ về khía cạnh kĩ thuật và

pháp lý.



Những lưu ý riêng với người bán:





Cần phải dùng hợp đồng ràng buộc trách nhiệm, đề phòng trường hợp người mua không

mở, hoặc mở chậm L/C. Ví dụ, trong hợp đồng cần quy định các điều khoản phạt trong

trường hợp người mua không mở hoặc mở chậm L/C







Kiểm tra điều kiện chứng từ của L/C: Người xuất khẩu cần kiểm tra kĩ nội dung của L/C

để xem mình có khả năng lập được bộ chứng từ như trong L/C quy định hay không. Với

những điều kiện chứng từ bất lợi cho mình, người Xuất khẩu không nên nhất trí mà phải

yêu cầu sửa đổi.







Lập bộ chứng từ theo đúng quy định của UCP,tránh các lỗi xảy ra, xuất trình chứng từ

đúng thời hạn. Một bộ L/C muốn được thanh toán thì phải phù hợp nghiêm ngặt với L/C,

xuất trình đúng hạn và các chứng từ không được mâu thuẫn nhau ( theo điều 7a – UCP

600). Ngoài các lỗi như lỗi chính tả, lỗi tẩy bẩn, xóa rách người bán cần tránh các lỗi

thường xảy ra khi tạo lập các chứng từ như vận đơn, chứng từ bảo hiểm, giấy chứng nhận

xuất xứ…



Câu hỏi 23: Khi thực hiện phương thức tín dụng chứng từ, doanh nghiệp Nhập khẩu cần

lưu ý điều gì?

Trả lời:

Những lưu ý chung: tương tự câu 22



93



Những lưu ý riêng:





Đàm phán kí hợp đồng trước khi mở L/C: cần quy định rõ nguồn luật tham chiếu. Ví dụ

như UCP 600….







Làm đơn xin mở L/C thống nhất với hợp đồng và gửi đến Ngân hàng phát hành được quy

định trong hợp đồng . Do đó, để đảm bảo nhận được hàng hàng đúng như hợp đồng,

người Nhập khẩu cần chuyển tải kĩ lưỡng và đầy đủ, rõ ràng các điều khoản của hợp

đồng vào trong đơn xin mở L/C. Ngoài ra, cũng không nên đưa quá nhiều nội dung chi

tiết vào L/C. ( Gtr/325)







Dùng hợp đồng để ràng buộc người bán giao hàng. Ví dụ: Trong hợp đông, người mua

nên dùng điều khoản phạt trong trường hợp người bán giao hàng chậm.







Khi được Ngân hàng phát hành thông báo kết quả kiểm tra chứng từ, người Nhập khẩu

cần xem xét kĩ lưỡng và phải có câu trả lời bằng văn bản đồng ý hay từ chối thanh toán

trong thời gian cho phép là 48 tiếng ( Gtr / 337)



Câu hỏi 24: Theo UCP 600, khi thực hiện phương thức tín dụng chứng từ, Ngân hàng phát

hành cần lưu ý điều gì?

Trả lời:

Trong phương thức tín dụng chứng từ, Ngân hàng phát hành là Ngân hàng được 2 bên mua bán

lựa chọn và quy định trong hợp đồng, nếu chưa có sự quy định trước, người Nhập khẩu được

quyền lựa chọn.

Khi thực hiện phương thức tín dụng chứng từ, Ngân hàng phát hành cần đặc biệt chú ý đến các

quyền và nghĩa vụ cụ thể của mình để đảm bảo quyền lợi của bản thân Ngân hàng cũng như

những quy định cụ thể trong L/C:





Căn cứ vào đơn xin phát hành L/C của người Nhập khẩu để phát hành L/C theo đúng như

đơn xin mở L/C và tìm cách thông báo L/C đó cùng với việc gửi bản gốc L/C cho người

hưởng lợi, thông thường là thông qua 1 NH đại lý của nó ở nước người hưởng lợi.







Sửa đổi, bổ sung những yêu cầu của người yêu cầu phát hành L/C, hoặc của người hưởng

lợi L/C đối với L/C đã được mở, nếu có, phải có sự đồng ý của ngân hâng phát hành L/C.







Kiểm tra chứng từ của người hưởng lợi L/C gửi đến, nếu xét thấy các chứng từ đó phù

hợp với những điểm quy định trong L/C và không mâu thuẫn lẫn nhau thì trả tiền cho

người hưởng lợi và đòi tiền người Nhập khẩu. Ngược lại thì từ chối thanh toán. Khi kiểm

tra chứng từ của người hưởng lợi gửi đến, Ngân hàng chỉ phải kiểm tra về ngoài của

chứng từ xem có phù hợp với L/C hay không và không phải chịu trách nhiệm kiểm tra

tính pháp lý của chứng từ.







Ngân hàng phát hành L/C được miễn trách nhiệm trả tiền, hoặc các nghiệp vụ khác có

liên quan đến vận hành L/C trong trường hợp hoạt động của Ngân hàng bị dừng lại do

các bất khả kháng như chiến tranh, đình công, nổi loạn… ..







Mọi hậu quả phát sinh do lỗi của mình, Ngân hàng phát hành phải chịu trách nhiệm.

Ngân hàng cũng được hưởng một khoản thủ tục phí khi mở L/C.



94



25. Theo UCP600, khi thực hiện phương thức tín dụng chứng từ ngân hàng thông báo cần

chú ý điều gì? Điều 9

a. Ngân hàng thông báo thông báo tín dụng và bất cứ sửa đổi nào cho người thụ hưởng.

Ngân hàng thông báo nếu không phải là ngân hàng xác nhận, thì chỉ thông báo tín dụng

và các sửa đổi mà không cam kết về thanh toán hoặc thương lượng thanh toán.

b. Bằng việc thông báo tín dụng hoặc sửa đổi, ngân hàng thông báo cho biết nó đã thoả mãn

về tính chân thực bề ngoài, và thông báo phản ánh chính xác các điều kiện và điều khoản

của tín dụng hoặc sửa đổi đó.

c. Ngân hàng thông báo có thể sử dụng dịch vụ của một ngân hàng khác (ngân hàng thông

báo thứ hai) để thông báo cho người thụ hưởng. Ngân hàng thông báo thứ 2 này cũng

chịu trách nhiệm về tính chân thực bề ngoài của thông báo và rằng thông báo phản ánh

chính xác các điều kiện và điều khoản của tín dụng và sửa đổi.

d. Ngân hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng thông báo hoặc ngân hàng thông báo thứ hai

để thông báo tín dụng thì cũng phải sử dụng ngân hàng đó để thông báo sửa đổi thư tín

dụng. -> thông báo và sửa đổi phải qua một ngân hàng thông báo thôi.

e. Nếu một ngân hàng được yêu cầu thông báo tín dụng hoặc sửa đổi mà quyết định không

làm việc đó, nó phải thông báo ngay không chậm trễ cho ngân hàng đã ra yêu cầu này.

f. Nếu một ngân hàng được yêu cầu thông báo tín dụng hoặc sửa đổi, nhưng tự nó không có

thể thoả mãn về tính chân thực bề ngoài của thư tín dụng, của sửa đổi hoặc thông báo, thì

nó phải thông báo không chậm trễ cho ngân hàng mà từ đó nó nhận được chỉ thị. Tuy vậy

nếu ngân hàng thông báo hoặc ngân hàng thông báo thứ hai quyết định thông báo tín

dụng hoặc sửa đổi, thì nó phải thông báo cho người thụ hưởng hoặc ngân hàng thông báo

thư hai biết tự nó đã không thể thoả mãn được tính chân thực bề ngoài của tín dụng, sửa

đổi hoặc thông báo.



26. Trình bày điểm khác biệt trong quy trình thanh toán tín dụng chứng từ của các ngân

hàng thương mại Việt Nam và theo UCP600.

TL:

+ người nhập khẩu VN không thể trực tiếp yêu cầu ngân hàng phát hành (mẹ) phát hành L/C mà

phải thông qua chi nhánh của ngân hàng này có trụ sở thường trú cùng với người nhập khẩu

(cái này tìm được mỗi 1 điểm khác biệt, còn chẳng tìm được j thêm (

27. Quy trình phát hành L/C: Giáo trình tr. 329

1. Ngân hàng phát hành L/C thông qua ngân hàng đại lý của mình ở nước người hưởng lợi

L/C. Ngân hàng đại lý này đóng vai trò ngân hàng thông báo.

Nếu ngân hàng thông báo không có quan hệ đại lý với ngân hàng phát hành thì phải

thông qua một ngân hàng có quan hệ đại lý với cả hai.

Ngân hàng phát hành L/C

Ngân hàng đại lý

Ngân hàng thông báo

(Issuing bank)

(Advising bank)

2. Có 3 hình thức phát hành L/C cho người yêu cầu chọn:

- Bằng thư



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

×