Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (458 KB, 64 trang )
Do quy mô vốn tự có của các tổ chức tín dụng (TCTD) đã tăng một cách
nhanh chóng trong thời gian qua; trong khi đó, trình độ quản lý rủi ro trong kinh
doanh ngoại hối tại các NHTM chưa được cải thiện đáng kể là bao. Do đó, việc
quy định trạng thái ngoại tệ là ±30% vốn tự có là quá lớn, có thể khiến cho các
NHTM gặp nguy hiểm với rủi ro tỷ giá nếu mạo hiểm trong kinh doanh nên
ngày 20 tháng 3 năm 2012, NHNN đã ban hành Thông tư số 07/2012/TTNHNN quy định về trạng thái ngoại tệ thay thế cho Quyết định số
1081/2002/QÐ-NHNN ngày 07/10/2002 và Quyết định số 1168/2003/QÐNHNN ngày 2/10/2003. Điểm mới đó là giảm giới hạn tổng trạng thái ngoại tệ
dương hoặc âm từ ±30% xuống còn ±20% vốn tự có.
Vì thường xuyên phải đối mặt với tình trạng ngoại hối mở như vậy nên
việc quản trị rủi ro ngoại hối ngày càng có vai trò quan trọng trong hoạt đông
kinh doanh ngoại tệ của các NHTM.
Ví dụ: Ngày 12/11/2014, Ngân hàng Vietcombank có nhận gửi của công ty A
khoản tiền 500.000 USD kỳ hạn 1 năm đồng thời cho công ty B vay 1.000.000
USD cùng kỳ hạn. Ngoài ra, Vietcombank có mua của công ty C 120.000 USD
và bán cho công ty D 250.000 USD kỳ hạn 1 năm. Với một số thông tin trên thị
trường tiền tệ ngày 12/11/2014 như sau:
Bảng 4.1: Tình hình thị trường tiền tệ ngày 12/11/2014
Tỷ giá
Mua
Bán
Lãi suất
USD/VN
D
21.270
21.320
VND
Gửi
(%/nă
m)
6,2
EUR/USD
1,2170
1,2634
USD
0,25
Vay
(%/nă
m)
7
0,75
Nhận gửi công ty A 500.000 USD kỳ hạn 1 năm. Như
vậy, Vietcombank có khoản phải trả cho công ty A
đến hạn cả gốc và lãi là: 500.000(1+0,0025) =
501.250 USD
[28]
Cho vay công ty B 1.000.000 USD kỳ hạn 1 năm.
Nên Vietcombank có khoản phải thu cho công ty B
đến hạn cả gốc và lãi là: 1.000.000(1+0,0075) =
1.007.500 USD
Trạng thái ròng ngoại tệ giao dịch cùng kỳ hạn 1 năm được xác định là
NEUSD= ( AUSD-LUSD ) + ( CLUSD-CSUSD ) =
(1.007.500 - 501.250) + (120.000 - 250.000) = 376.250 USD > 0.
Như vậy, Vietcombank có trạng thái ròng giao dịch ngoại tệ kỳ hạn 1 năm
dương. Để phòng ngừa USD xuống giá, Vietcombank có thể:
Bán ngoại tệ kỳ hạn 1 năm trị giá 376.250 USD hoặc
Mua quyền chọn bán kỳ hạn 1 năm trị giá 376.250
USD.
5. Phân tích thái độ đối với rủi ro tỷ giá.
5.1. Xác định thái độ đối với rủi ro
Rủi ro tỷ giá thể hiện ở sự biến động hay sự sai lệch của tỷ giá giao ngay
trong tương lai so với tỷ giá kỳ vọng. Sự sai biệt này đôi khi gây ra tổn thất cho
doanh nghiệp, nhưng đôi khi tạo ra lợi nhuận bất thường, nếu tỷ giá biến động
theo chiều thuận lợi cho doanh nghiệp. Như vậy, sự biến động của tỷ giá có tác
động hai mặt: (1) mặt tích cực của nó có thể mang lại cho doanh nghiệp lợi
nhuận bất thường, (2) mặt tiêu cực của nó là có thể gây ra tổn thất cho doanh
nghiệp. Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp nên đối xử thế nào đối với sự biến động
tỷ giá hay rủi ro tỷ giá? Trả lời câu hỏi này phụ thuộc nhiều vào thái độ của nhà
quản lý đối với rủi ro tỷ giá. Do vậy trước tiên doanh nghiệp cần xác định rõ
thêm thái độ của mình như thế nào đối với rủi ro tỷ giá. Doanh nghiệp hoặc là
chấp nhận bất ổn có thể xảy ra để đổi lại được một khoản lợi nhuận kỳ vọng do
tỷ giá biến động thuận lợi và sẵn sàng trả giá nếu tỷ giá biến động bất lợi, hoặc
là từ chối khoản lợi nhuận kỳ vọng chứa đựng yếu tố rủi ro để đổi lại một sự
chắc chắn không có yếu tố rủi ro tỷ giá.
[29]
Những tác động tích cực diễn biến của tỷ giá hiện nay: Theo số liệu của
Tổng cục Thống kể, nếu như năm 2008 giá USD (tỷ giá VND/USD) tăng
6,31%, năm 2009 tăng tới 10,07%, năm 2010 tăng 9,68% thì năm 2011 chỉ tăng
có 2,2% và từ đầu năm 2012 đến nay giảm gần 1%. Cụ thể trong 10 tháng đầu
năm 2012, thì có 5 tháng tỷ giá tăng nhẹ, còn 5 tháng giảm; tính chung 10 tháng
tỷ giá giảm gần 0,88%. Dự báo với diễn biến hiện nay và mặc dù trong gần 2
tháng cuối năm thị trường ngoại tệ có thể biến động hơn nhưng tỷ giá cả năm
tăng không quá 1,5%, nằm trong dự báo và định hướng điều hành của NHNN
ngay từ đầu năm. Đây là một hiện tượng hiếm thấy về diễn biến tỷ giá trên thị
trường trong nhiều năm qua, chính xác là kể từ năm 1993 đến nay.
Diễn biến tỷ giá nói trên có những tác động tích cực đến nhiều mặt kinh
tế - xã hội. Trước hết, tỷ giá ổn định đã tác động tích cực đến tâm lý của người
dân, tâm lý của thị trường tài chính. Người dân, giới đầu tư tin tưởng vào sự ổn
định của đồng Việt Nam, hay đồng Việt Nam được coi trọng. Điều này làm
giảm hẳn tình trạng người dân lựa chọn việc cất trữ tài sản của mình bằng việc
mua ngoại tệ, góp phần đẩy lùi tình trạng đô la hóa trong xã hội; hạn chế tình
trạng nắm giữ ngoại tệ trên tài khoản của các doanh nghiệp.
Song tác động của thành công nổi bật hơn cả đó là thực hiện mục tiêu
kiềm chế lạm phát trong điều hành chính sách tiền tệ. Nói cụ thể hơn, đó là Việt
Nam trong thời gian dài là nền kinh tế nhập siêu và nhập siêu ở mức lớn. Do
đó, tỷ giá biến động theo hướng đồng Việt Nam giảm giá dẫn tới tình trạng “
nhập khẩu lạm phát” vào nền kinh tế nước ta trong một số năm qua. Điều này
thấy rõ nhất trong các năm 2009 – 2010 khi giá cả nhiều mặt hàng chủ lực,
chiến lược trên thị trường thế giới tăng mạnh, cộng với tỷ giá VND/USD cũng
biến động lớn, dẫn tới tình trạng “nhập khẩu kép” lạm phát vào nền kinh tế
nước ta. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng hàng đầu dẫn đến tình
trạng lạm phát cao ở Việt Nam trong những năm gần đây. Khi tỷ giá ổn định,
thì hàng hóa nhập khẩu ổn định, các mặt hàng sử dụng nhiều nguyên nhiên vật
[30]
liệu, phụ tùng, linh kiện nhập khẩu,... giá cũng ổn định. Ngoài ra, các mặt hàng
nông sản, thủy hải sản,... thu mua cho xuất khẩu, đặc biệt là lúa gạo, cà phê, cao
su, hạt điều, thủy sản,...cũng không biến động theo sự biến động của tỷ giá.
Diễn biến đó thực tế cũng góp phần lớn vào việc ổn định chỉ số giá tiêu dùng
trên thị trường xã hội trong năm 2012.
Tỷ giá ổn định tác động tích cực đến nợ nước ngoài của Việt Nam nói
chung và nợ công nói riêng. Bởi vì, nếu như tỷ giá chỉ cần tăng thêm 3-4% thôi
thì mỗi năm số nợ của nước ta tính ra nội tệ tăng thêm hàng chục nghìn tỷ đồng,
bằng số thu ngân sách một năm của trên 10 tỉnh miền núi.
5.2. Phân loại thái độ đối với rủi ro
Rủi ro tỷ giá thể hiện ở sự biến động hay sự sai lệch của tỷ giá giao ngay
trong tương lai so với tỷ giá kỳ vọng. Sự sai lệch này đôi khi gây ra tổn thất cho
doanh nghiệp, nhung đồng thời tạo ra lợi nhuận bất thường nếu như tỷ giá biến
động theo hướng có lợi cho doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra ở đây là thái độ của
các nhà quản lý như thế nào về rủi ro có thể xảy ra và các biện pháp phòng
ngừa. Doanh nghiệp có thể chấp nhận mạo hiểm với những rủi ro trong tương
lai để kỳ vọng nhận được lợi nhuận cao hơn, nhưng cũng có thể không muốn
mạo hiểm. Và thái độ của doanh nghiệp đối với rủi ro tỷ giá được chia làm ba
loại như sau?
A. Thích rủi ro: nhà quản lý sẵn sàng chấp nhận rủi ro tỷ giá với kỳ vọng là sự
biến động của tỷ giá diễn ra theo hướng có lợi, khi ấy, doanh nghiệp có thể
kiếm thêm khoản lợi nhuận kỳ vọng do tăng doanh thu hoặc giảm chi phí từ kế
quả biến động thuận lợi của tỷ giá.
Có nghĩa là ở thời điểm hiện tại, nhà quản lý chấp nhận đầu tư hoặc chấp
nhận các hoạt động mua bán thông qua đồng ngoại tệ với các giao dịch xảy ra
trong tương lai với mong muốn rằng tại thời điểm giao dịch xảy ra thì tỷ giá sẽ
diễn biến theo hướng có lợi.
[31]
Ví dụ: Đầu năm 2009,Công ty B xuất khẩu gỗ chế biến sang EU sẽ nhận
thanh toán bằng euro, giá trị hợp đồng là 1 triệu euro. Ngày công ty này ký hợp
đồng với đối tác tỷ giá EUR/VND là 20.220, tương đương 20,22 tỷ đồng. Nhà
quản lý chấp nhận rủi ro với hi vọng rằng đến thời điểm thanh toán, tỷ giá sẽ
tăng và công ty sẽ thu được lời. Tuy nhiên đến thời điểm thanh toán (tháng
6/2009), do năm 2009 có nhiều biến về tỷ giá nên đến thời điểm thanh toán tỷ
giá EUR/VND là 20.100. Khi đó, công ty B đã bị thiệt hại 120 triệu đồng do sự
biến động của tỷ giá EUR/VND.
Như vậy, việc doanh nghiệp có đạt được lợi nhuận cao hay không còn
phụ thuộc vào sự mạo hiểm của các nhà quản lý. Đó gọi là thái độ thích sự rủi
ro của các nhà quản lý.
B. Ngại rủi ro: nhà quản lý không muốn tổn thất cũng không ham lợi nhuận kỳ
vọng từ sự biến động của tỷ giá. Vấn đề họ quan tâm chỉ là lợi nhuận chắc chắn
từ kết quả sản xuất kinh doanh biết trước, không chịu sự tác động của rủi ro tỷ
giá, chứ không phải lợi nhuận kỳ vọng phụ thuộc vào rủi ro tỷ giá.
Có rất nhiều nhà đầu tư ngại đầu tư vào các lĩnh vực có nhiều biến động
về tỷ giá, vì họ chỉ hài lòng về những gì đạt được từ hoạt động sản xuất kinh
doanh của mình chứ không mong đạt được những lợi ích từ sự thay đổi tỷ giá
trong tương lai. Hay còn gọi là không chấp nhận sự mạo hiểm để đạt được lợi
ích lớn hơn.
C. Bàng quan với rủi ro: nhà quản lý tỏ ra không tách biệt được giữa thái độ thích
hay ngại rủi ro.
Ví dụ: Một doanh nghiệp trong nước đang có những cơ hội để mở rộng thị
trường sang các nước khác, nhưng sau khi thấy được những biến động của tỷ
giá trong thời gian đó, anh ta lại lưỡng lự vì không muốn những tổn thất sẽ xảy
ra ngay khi gia nhập vào thị trường mới, nhưng anh ta lại huy vọng rằng tỷ giá
sẽ tăng để mang lại lợi nhuận cao hơn nữa. Như vậy, anh ta không thể phân biệt
[32]
được là anh ta có nên mạo hiểm hay là muốn được an toàn ở những gì đã đạt
được hiện tại.
5.3. Sự cần thiết phòng ngừa rủi ro tỷ giá
Phòng ngừa rủi ro tỷ giá có vai trò hết sức quan trọng vì nó ảnh hưởng
đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có những phương pháp
phòng ngừa rủi ro phù hợp, nó sẽ bảo vệ và đóng góp những giá trị gia tăng
thông qua việc hạn chế tổn thất cho doanh nghiệp. Ngoài ra, có chiến lược
phòng ngừa rủi ro sẽgiúp doanh nghiệp thực hiện được những kế hoạch trong
tương lai, có tính nhất quán và kiểm soát, góp phần phân bổ và sử dụng hiệu
quả những nguồn lực có trong doanh nghiệp và trên hết góp phần tối đa hóa giá
trị của doanh nghiệp.
Cụ thể vai trò của quản lý rủi ro tỷ giá được thể hiện ở những khía cạnh:
Tính cạnh tranh của giá cả hàng hoá dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng,sản
xuất ra được duy trì và cải thiện trên thị trường nhất là các hàng hóa xuất khẩu,
sản phẩm nhập khẩu hay có nguyên vật liệu đầu vào nhập khẩu.
Ví dụ :
Giả sử ngày 04/08 công ty Cholonimex đang thương lượng ký kết hợp
đồngNK trị giá 200.000USD. Hợp đồng sẽ đến hạn thanh toán 6 tháng sau kể từ
ngày ký hợp đồng. Ở thời điểm thương lượng hợp đồng, tỷ giá USD/VND =
16.850 trong khi tỷ giá ở thời điểm thanh toán chưa biết. Sự không chắc chắn
của tỷ giá USD/VND vào thời điểm thanh toán khiến cho hợp đồng NK của
Cholonimex chứa đựng rủi ro tỷ giá. Vào ngày thanh toán tỷ giá USD/VND =
16.650 thì cứ mỗi USD NK làm cho chi phí giảm 200VND so tỷ giá lúc thương
lượng hợp đồng. Toàn bộ hợp đồng trị giá 200.000USD, công ty tiết kiệm được
200 x 200.000 = 40.000.000 VND => chi phí nhập khẩu giảm, tăng khả năng
cạnh tranh thị trường trong nước.
Xéttrên 1 hợp đồng, sự rủi ro tỷ giá là thiệt hại có thểchấp nhận được, bởi
con số này không lớn. Nhưng xét trong toàn bộ hoạt động xuất nhập khẩu,
doanh nghiệp có đến hàng trăm hợp đồng như vậy hoặc có những hợp đồng có
[33]
giá trị lớn hơn thì thiệt hại sẽ lớn hơn rất nhiều. Như thế sẽ ảnh hưởng đến lợi
nhuận, thậm chí đảo ngược kết quả kinh doanh (doanh nghiệp có thể bị lỗ).
Các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận được duy trì, đáp ứng đúng mục tiêu
để từ đó có tác động tốt đến tâm lý nhà đầu tư. Đồng thời, từ việc doanh thu, lợi
nhuận của doanh nghiệp ít bị ảnh hưởng từ biến động của rủi ro tỷ giá, khiến
cho giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp cổ phần được tăng cao, tăng giá trị thị
trường của doanh nghiệp. Điều này có lợi cho doanh nghiệp trong việc huy
động vốn với chi phí thấp, từ đó sản xuất kinh doanh có hiệu quả, giúp doanh
nghiệp dễ dàng hoạch định các chính sách tài trợ và đầu tư, từ đó tận dụng các
cơ hội tốt cho việc đầu tư và sản xuất kinh doanh. Không chỉ đối với DN XNK,
việc phòng ngừa rủi ro tỉ giá cũng rất quan trọng đối với các DN tham gia vào
những hoạt động có liên quan đến ngoại tệ như DN vay USD , những khoản
vay có thời hạn dài, việc vay bằng ngoại tệ thường hấp dẫn hơn so với vay bằng
tiền đồng. Tuy nhiên, những hợp đồng tín dụng ngoại tệ vay dài hạn thường áp
dụng lãi suất thả nổi. Lãi suất vay thời gian sau này có thể cao hơn hoặc thấp
hơn lãi suất vay tại thời điểm ký hợp đồng. Vì vậy,việc tính toán chi phí đầu tư
cũng như phòng ngừa rủi ra tỷ giá ảnh hưởng rất lơn đến việc xác định hiệu quả
đầu tư.
Việc quản lý tốt rủi ro tỷ giá còn giúp doanh nghiệp tận dụng những biến
động có lợi của tỷ giá trên thị trường.Doanh nghiệp có thể tận dụng cơ hội để
xuất nhập khẩu, mua bán trao đổi ngoại tệ, hay vay ngoại tệ để tìm kiếm lợi
nhuận.Dễ dàng hoạch định chiến lược phát triển tương lai sang thị trường phát
triển quốc tế.
Tùy theo sự biến động của tỷ giá và quy mô hoạt động của doanh nghiệp
lớn hay nhỏ, những tổn thất và tác động có trở nên nghiêm trọng hay không.
Mục tiêu của người điều hành doanh nghiệp là phải không ngừng gia tăng giá
trị của doanh nghiệp. Muốn vậy, cần phải có giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá
như là giả pháp chống lại sự sụt giảm của doanh nghiệp.
5.4.Các quyết định liên quan đến quản lý rủi ro tỷ giá
Phòng ngừa rủi ro tỷ giá là một quá trình theo đó một doanh nghiệp áp
dụng các giải pháp để bảo vệ mình khỏi sự tác động của sự biến động tỷ giá.
[34]
Quyết định có nên phòng ngừa rủi ro tỷ giá hay không thật ra là một quyết định
đầu cơ. Nó phụ thuộc vào sự biến động của tỷ giá và thái độ của nhà quản lý
đối với rủi ro tỷ giá.
5.4.1. Quyết định có nên phòng ngừa rủi ro tỷ giá hay không?
Sự biến động của tỷ giá gây ra rủi ro tỷ giá cho doanh nghiệp, đứng trước
rủi ro đó nhà quản lý phải ra quyết định có nên áp dụng các giải pháp phòng
ngừa rủi ro tỷ giá hay không, kế đến mới quyết định nên ngừa rủi ro tỷ giá bằng
cách nào.
Việc ra quyết định đầu tiên chủ yếu dựa vào sự kỳ vọng của nhà quản lí
đối với tỷ giá trong tương lai và thái độ của nhà quản lí đối với rủi ro tỷ giá.
Tuy nhiên, bản thân kỳ vọng còn chứa đựng rủi ro nên suy cho cùng chính thái
độ của nhà quản lí đối với tỷ giá mới là yếu tố chính tác động đến quyết định có
nên áp dụng giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá hay không. Nếu nhà quản lý là
người ngại rủi ro thì trong mọi tình huống tốt nhất là nên áp dụng giải pháp
ngừa rủi ro để có được một sự chắc chắn, đồng thời loại bỏ tác động của rủi ro
tỷ giá. Nếu nhà quản lý là người thích rủi ro hay sẵn sàng chấp nhận rủi ro tỷ
giá thì trước tiên nhà quản lý nên dựa vào dự báo để hình thành kì vọng của
mình đối với sự biến động tỷ giá. Kế đến dựa vào kì vọng của mình để quyết
định có nên ngừa rủi ro tỷ giá hay không.
Phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái chiếm một vị trí hết sức quan trọng
trong hoạt động quản trị rủi ro của các DN có hoạt động XNK. Việc áp dụng có
hiệu quả các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá không những giúp DN hạn chế
thiệt hại về kinh tế mà còn tạo ra sự khác biệt và lợi thế cạnh tranh của một DN
trên thị trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hiện
nay. Nhận thức rõ vấn đề và trải qua nhiều bài học về rủi ro tỷ giá khi Việt Nam
hoạt động theo cơ chế thị trường theo cam kết của WTO, hiện nay nhiều DN đã
quan tâm thỏa đáng đến hoạt động này.
[35]
Ông Nguyễn Văn Nam, Tổng Giám đốc Công ty XNK Nguyên Trung
cho biết, mỗi năm công ty của ông XK 50.000 tấn nông sản các loại, do đó, việc
sử dụng hợp đồng mua bán ngoại tệ kỳ hạn là cách để DN tránh được những rủi
ro tỷ giá. Ông Nguyễn Văn Nam cho biết, thông thường, DN XK dùng tiền
VNĐ để mua nguyên vật liệu trong nước và sau khi xuất hàng đi, đối tác nước
ngoài sẽ thanh toán bằng ngoại tệ. Rủi ro là ở chỗ thời gian thanh toán lại cách
nhau vài tháng. Trong trường hợp giá ngoại tệ giảm vào ngày đối tác thanh
toán, lợi nhuận của DN sẽ giảm xuống. Do đó, nếu DN ký hợp đồng bán ngoại
tệ kỳ hạn với ngân hàng có thể giảm thiểu rủi ro khi thanh toán.
Năm 2013, với sự chủ động của Ngân hàng Nhà nước về sự ổn định tỷ
giá cũng như diễn biến của tỷ giá ít biến động từ đầu năm đến nay, các DN
XNK cũng bớt lo lắng hơn về khả năng biến động tỷ giá những tháng cuối năm.
Tuy nhiên, hiện các DN đã thực sự chủ động với sự rủi ro này bởi DN đã nhận
thức được rằng, việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá là rất quan trọng. Một DN chia sẻ
bài học xương máu khi không sử dụng công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá hồi
những năm 2005-2009. Khi đó, DN vay 1 triệu USD với thời hạn từ 1 năm và
đã tổn thất khoảng 29.000USD mỗi năm do chênh lệch tỷ giá giữa thời điểm
vay và thời điểm trả nợ. Trước bài học của mình và để rút ra kinh nghiệm, DN
này đã thực hiện một khảo sát quy mô nhỏ với các DN XNK khác. Kết quả cho
thấy có 40% DN sử dụng công cụ phòng ngừa bất cứ khi nào có giao dịch phát
sinh, 40% DN sử dụng khi giá trị giao dịch từ 500 nghìn USD trở lên và 16%
DN sử dụng khi giá trị giao dịch từ 300 nghìn USD trở lên. Chi phí bình quân
hàng năm cho sử dụng công cụ phòng ngừa của DN cũng chủ yếu dưới 100
triệu đồng và số DN có chi phí trên 500 triệu đồng chiếm khá ít, chỉ 10%. Với
kết quả khảo sát về hiệu quả “85% DN giảm được đáng kể rủi ro và 10% DN
giảm hoàn toàn rủi ro tỷ giá hối đoái”, DN này đã hoàn toàn yên tâm sử dụng
công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá từ năm 2011 đến nay.
[36]
Ngừa rủi ro để chớp thời cơ
Không chỉ đối với DN XNK, việc phòng ngừa rủi ro tỉ giá cũng rất quan
trọng đối với các DN tham gia vào những hoạt động có liên quan đến ngoại tệ
như DN vay 1 triệu USD nói trên. Theo ông Phạm Hồng Hải, Phó Tổng giám
đốc, Nghiệp vụ Ngân hàng toàn cầu, Kinh doanh vốn và ngoại hối HSBC Việt
Nam, đối với những khoản vay có thời hạn dài, việc vay bằng ngoại tệ thường
hấp dẫn hơn so với vay bằng tiền đồng. Tuy nhiên, những hợp đồng tín dụng
ngoại tệ vay dài hạn thường áp dụng lãi suất thả nổi. Lãi suất vay thời gian sau
này có thể cao hơn hoặc thấp hơn lãi suất vay tại thời điểm ký hợp đồng. Vì
vậy, việc tính toán chi phí đầu tư dự án trở nên khó khăn, ảnh hưởng đến việc
xác định hiệu quả đầu tư. Do đó, để phòng ngừa rủi ro này, DN có thể sử dụng
công cụ hoán đổi tiền tệ giữa USD và tiền đồng và hoán đổi lãi suất USD. Công
cụ hoán đổi tiền tệ sẽ giúp công ty chuyển nghĩa vụ thanh toán từ USD sang
tiền đồng cho phù hợp với doanh thu mà không phải thay đổi chi tiết khoản vay.
Trong khi đó, việc hoán đổi lãi suất USD sẽ giúp công ty chuyển nghĩa vụ trả
lãi suất USD từ thả nổi sang cố định.
Hiện Việt Nam đang từng bước thực hiện lộ trình gia nhập Tổ chức
Thương mại thế giới (WTO), tự do hóa kinh tế bao gồm tự do hóa thương mại,
tự do hóa đầu tư và tự do hóa tài chính. Tiến trình tự do hóa tài chính tất yếu sẽ
dẫn đến tự do hóa lãi suất, tự do hóa tỷ giá hối đoái. Các bước tự do hóa tài
chính này vừa tạo ra thời cơ đồng thời cũng tạo ra thách thức mới cho nền kinh
tế nói chung và cho các DN nói riêng. Đặc biệt, đến cuối năm 2018, nền kinh tế
Việt Nam sẽ hoàn toàn hoạt động theo cơ chế thị trường như đã cam kết đa
phương khi gia nhập WTO. Lộ trình này cho thấy DN XNK cần thiết phải có
nhận thức về các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá nếu không muốn gặp những
bất lợi trong hoạt động XNK của mình.
5.4.2. Quyết định giải pháp nào để phòng ngừa rủi ro tỷ giá?
[37]
Một khi đã quyết định ngên ngừa rủi ro tỷ giá, tiếp theo nhà quản lý cần
ra quyết định ngừa rủi ro bằng giải pháp nào. Nhìn chung quyết định giải pháp
phòng ngừa rủi ro tỷ giá là quyết định lựa chọn sử dụng một trong những giải
pháp sau đây:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
Hợp đồng kỳ hạn
Hợp đồng hoán đổi
Hợp đồng giao sau (tương lai)
Hợp đồng quyền chọn
Sử dụng kết hợp các giao dịch trên thị trường tiền tệ.
Sử dụng các giải pháp khác
Tình huống:
Vào ngày xxx, công ty xuất khẩu ABC ký một hợp đồng xuất khẩu trị giá
1.000.000 USD, thời hạn thanh toán sau 3 tháng. Biết tỷ giá giao ngay
USD/VND = 21.036, lãi suất tiền gửi và cho vay của USD: 3% - 4%/năm;
VND: 12% - 14%/năm.
Hãy nhận dạng rủi ro tỷ giá và đưa ra biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá
đối với công ty ABC
Nhận dạng rủi ro
Trong tình huống trên, do chưa biết được tỷ giá giao ngay USD/VND khi
hợp đồng đến thời hạn thanh toán nên công ty đứng trước rủi ro nếu USD giảm
giá so với VND ở thời điểm thanh toán. Sự giảm giá này của USD có thể gây ra
cho công ty ABC tổn thất giao dịch bằng trị giá hợp đồng nhân cho chênh lệch
tỷ giá giữa hai thời điểm thanh toán và ký kết hợp đồng. Tuy nhiên, nếu đến
thời điểm thanh toán USD không giảm mà lên giá so với VND thì công ty có
lợi. Do đó công ty ABC phải lựa chọn: (1) chủ động phòng ngừa rủi ro ngoại
hối nhằm ngăn chặn tổn thất giao dịch, (2) thụ động chờ đến khi hợp đồng đến
hạn, nhận USD và bán theo tỷ giá giao ngay ở thời điểm đáo hạn.
[38]