Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (18.15 MB, 45 trang )
[S74] Shioda chứng minh rằng, nếu một mặt xạ ảnh trơn s là đơn hữu tỉ, thì
số Picard của s bằng số Betti thứ hai của nó. Artin và Shioda đưa ra dự đoán
chiều ngược lại cũng đúng cho các mặt K3 (xem chẳng hạn trong [S77]):
D ự đoán: Mọi mặt K3 siêu lạ đều là đơn hữu tỉ.
Trong bài báo này chúng tôi xét dự đoán trên trong trường đặc số 5. Giả
sử k là một trường có đặc số bằng 5. Xét không gian các đa thức biến X bậc
6, kí hiệu bởi k{xỉ6. Giả sử u là không gian con của k[xl6, bao gồm các đa
thức f(x) thuộc k[x]6 sao cho phương trình bậc năm f ’(x)=0 không có
nghiệm bội. Rõ ràng u là một tập con mở trù mật của k[xl6. Với m ỗ i/th u ộ c
u , kí hiệu Cf là đường cong xạ ảnh bậc 6 mà phần affine của nó được định
nghĩa bởi
y5 -f(x) = 0.
Giả sử Y f—>p 2 là phủ 2 lá của p 2 với phần rẽ nhánh là Cf, và giả sử x^ ->
Yf
là giải kì dị cực tiểu của Yf . Kết quả chính của bài báo là:
Định lý: N ế u f là một đa thức trong u , thì Xflà một mặt K3 siêu lạ với
ơ(Xf) < 3. Ngược lại, nếu X là một mặt K3 siêu lạ với ơ(Xf) < 3, thì tồn tại
đa thức f trong u sao cho X đẳng cấu với Xị .
Do phần affine của Yf định nghĩa bởi Y 2 - y5 - f(x), vì vậy trường hàm
V
k(Xf) bằng k(\v,x,y), và nó chứa trong mở rồng trường siêu việt thuần túy
k(w l/5,xl/5) của k. Từ đó ta có hệ quả sau:
Hệ q u ả : Mọi mặt K3 siêu lạ trong đặc số 5 với bất biến Artin < 3 đều là đơn
hữu tỉ.
Tính đơn hữu tỉ của một mặt K3 siêu lạ trong đặc số p > 0 với bất biến
Artin ơ được chứng minh trong các trường hợp sau:
(i ) p = 2,
(ii) p = 3 và ơ < 6,
(iii) p lẻ và ơ < 2.
3
Các trường hợp (i) và (ii) được chứng minh bởi Rudakov và Shafarevich
trong [RS78,RS81]. Trường hợp (iii) của suy ra từ việc kết hợp 2 kết quả của
Ogus và của Shioda [S77], Ogus chứng minh mỗi mặt K3 siêu lạ trong đặc
số p > 0 với bất biến Artin ơ< 2 là mặt Kummer, còn kết quả của Shioda là
mỗi mặt Kummer đều là đơn hữu tỉ.
Để chứng minh định lý trên, chúng tôi chứng tỏ rằng mỗi mặt K3 siêu lạ
trong đặc số p > 0 với bất biến Artin ơ< 3 song hữu tỉ với mặt K3 chuẩn tắc
với kì dị 5A4, mặt K3 này là một phủ 2 lá của p 2, và sau đó chứng tỏ rằng
mạt K3 này đẳng cấu với Yị với m ộ t /n à o đó thuộc u . Chứng minh bước thứ
nhất cần dùng đến định lý cấu trúc của dàn Néron-Severi của các mặt K3
siêu lạ (xem [RS78]). Để chứng minh bước thứ hai, chúng tôi khảo sát các
đường cong bậc 6 với kì dị 5A4.
Hiện tại cùng với giáo sư Ichiro Shimada, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu
dự đoán này. Trong tháng 3/2007, giáo sư Ichiro Shimada sẽ sang trường ta
giảng bài cho học viên, NCS; báo cáo xêmina; và thảo luận khoa học với
nhóm chúng tôi.
4
2.
Nghiên cứu giải kỳ dị và các bất biến tôpô của kỳ dị
Dưới đây là một vài nét chính trong hướng nghiên cứu này. Đây là nội dung
luận văn thạc sỹ của anh Lê Quý Thường [V3] dưới sự hướng dẫn của TS. Phó
Đức Tài. (Anh Thường đã viết lại luận văn thành một bài báo tiếng Anh gần 20
trang và đã gửi đăng tạp chí.)
Điểm kì dị của tập đại số là đối tượng cơ bản trong hình học đại số và là tâm
điểm nghiên cứu của rất nhiều nhà toán học lớn trong suốt thế kỷ qua. Các
nghiên cứu sâu sắc đã được thực hiện như giải kì dị, phân thớ Milnor, ...
Với mỗi siêu mặt V xác định bởi đa thức nhiều biến/(z) của C[z], z=(z0,
z„) có kì dị tại gốc toạ độ, J. Milnor đã xây dựng một phân thớ đặc trưng cho kì
dị đó, sau này gọi là phân thớ Milnor ([M68]). Phân thớ này cho phép nghiên
cứu kì dị một cách hiệu quả từ phương diện tôpô, mang lại những hiểu biết về
tôpô của siêu mặt V trong lân cận của các điểm kì dị. Khi nghiên cứu về phân
thớ đặc trưng của kì dị phức, Milnor rất chú ý đến các liên (link) K (liên hệ với
lý thuyết nút), các thớ F và đồng phôi đơn đạo h. Những kết quả của ông trong
lĩnh vực này đem đến cho chúng ta một cái nhìn đầy đủ và sâu sắc về tôpô của
kì dị phức, đặc biệt là kì dị cô lập.
Các nghiên cứu về đơn đạo của kì dị phức cho những kết quả hết sức
thú vị. Chẳng hạn, khi n khác 2, đa tạp K là một mặt cầu tôpô nếu và chỉ nếu
giá trị của đa thức đặc trưng A (?) của h* tại r= l khả nghịch trong z (xem
[M68], tr. 68); hoặc, khi n lẻ thì đa thức đặc trưng A(0 hoàn toàn xác định cấu
trúc khả vi của K (xem [M68], tr. 69), ... Bên cạnh đó, hàm zeta của đơn đạo h,
với mối quan hệ mật thiết với đa thức đặc trưng của /2 * và nhiều bất biến quan
trọng khác như số Milnor, đa thức Alexander, chuỗi Poincaré, các cặp Puiseux,
nửa nhóm của kì dị,
đã trở thành một trong những bất biến quan trong nhất
trong lý thuyết kì dị. Hơn nữa, với nguồn gốc từ lý thuyết số, hàm zeta của đơn
đạo còn phản ánh được các tính chất của trường hàm, vành địa phương của kì dị
và liên hệ được nhiều đối tượng khác nhau trong hình học và số học.
Được thúc đẩy bởi các nghiên cứu về phân thớ Milnor, hàm zeta của
đơn đạo được nghiên cứu rất mạnh mẽ từ những năm 70 của thế kỷ XX bởi
nhiều nhà toán học tên tuổi. Không lâu sau khi N. A'Campo ([AC75]) đưa ra
5
một phương pháp xuất sắc tính hàm zeta bằng giải kì dị, A. N. Varchenko đã
có được lời giải đầy đủ cho bài toán tìm hàm zeta của kì dị không suy biến của
các tập đại số (giải tích) phức. Cần nói thêm rằng, ở thời điểm đó, sự phát triển
của hình học xuyến và các phép giải xuyến (khởi đầu bởi G. Kempf, F.
Knudsen, D. Mumford, B. Saint-Donat,...) đã hỗ trợ rất lớn cho công trình này
của Varchenko.
Hàm zeta sau đó còn được quan tâm nghiên cứu bởi nhiều nhà toán học
khác như w. Ebeling, A. Campillo, s. M. Gusein-Zade, F. Delgado, K. Saito,
M. Oka, B. Teissier, ... Trong giai đoạn này hàm zeta được nghiên cứu trong
mối quan hệ với các đối tượng khác, như chuỗi Poincaré của vành địa phương,
đối ngẫu Saito, nửa nhóm của kì dị, ... Mặt khác, với việc xây dựng được các
tháp giải Tschimhausen bằng các phép biến đổi xuyến, A'Campo và Oka
([A 096]) đã chỉ ra một phương pháp khác tính hàm zeta của kì dị đường cong
phẳng phức bất khả quy suy biến và mở ra khả năng tính được kì dị suy biến
tổng quát của đường cong phẳng phức và các đa tạp đại số (giải tích) phức (nếu
mở rộng khái niệm về các đa thức xấp xỉ Tschimhausen).
Nội dung của hướng nghiên cứu này của chúng tôi là phát triển phương
pháp của A ’Campo và Oka để tìm hàm zeta của kì dị suy biến của đường cong
phức trong trường hợp tổng quát. Kết quả chính của nó là Định lý sau đây
Định lý chính: Hàm zeta của kì dị suy biến (C,0) bằng
ao= eeù(rf ) G^vự,)
nc<0 LlCcto,
trong đó <£,(/), < (0 được xác định như sau:
^c
f,(0 =
-(O
0
11
=
r > 0,
I-r
^. (
0
-
q~ì
=
ơ
’> •
m
J
/ =|
n
/ .
1 N
A ,
_
. 1_
J
_
J > ‘ p=\
11
= ml ự ) , với e là một cạnh nào đó "trên" G ĩ .
6
3. Đường cong elliptic và các ứng dụng
Dưới đây là một vài nét chính trong hướng nghiên cứu này. Đây là nội dung
luận văn thạc sỹ của chị Lê Thị Minh Hải [VI] dưới sự hướng dẫn của TS. Phó
Đức Tài.
Đường cong elliptic là một đối tượng quan trọng trong toán học. Lịch sử
phát triển của đường cong elliptic đã trải qua một thời gian dài và nhừng ứng
dụng của đường cong elliptic đang tiếp tục được khám phá. Gần đây, những
ứng dụng quan trọng của đường cong elliptic đã được phát hiện trong lý thuyết
mật mã (xem [W03]), trong sự phân tích các số nguyên lớn, trong việc giải các
phương trinh Diophante, chẳng hạn bài toán Fermat (xem [W03])... Đối với hai
ứng dụng đâu, việc tính toán thực hành trên các đường cong elliptic với hệ số
lớn là vấn đề mấu chốt. Vì vậy cần thiết phải có các thuật toán hiệu quả cho
việc tính toán. Một trong các vấn đề chính là đưa ra thuật toán để tính toán
nhóm M ordell-Weil, tức là nhóm của các điểm hữu tỉ trên các đường cong
elliptic.
Nhóm Mordell-Weil là một nhóm aben hữu hạn sinh. Phần hữu hạn của
nó, còn được gọi là nhóm xoắn, có thể tính được dễ dàng nhờ định lý NagellLutz, trong khi đó việc tính toán phần tự do thì lại vô cùng khó khán. Có hai
thuật toán chính để tính phần tự do. Thuật toán thứ nhất dựa theo ý tưởng của
Manin trong, từ đó Gebel và Zimmer đã lập trình trong phân mêm đại sô máy
tính SIMATH. Thuật toán thứ hai dựa theo ý tưởng của Birch và SwinnertonDyer trong [BS63], được Cremona viết thành chương trình mwrank trong C++
(xem [C77, Chương 3].
Nội dung chính của luận văn là trình bày một số thuật toán hay dùng cho
việc tính toán trên các đường cong elliptic, trọng tâm là thuật toán tính hạng
(thuật toán thứ hai nói trên), và giới thiệu gói lệnh Ellcurves cho Maple 10.
Ngoài ra, trong gói lệnh Eỉlcurves còn nhiều lệnh khác mà các thuật toán chúng
tôi xây dựng dựa theo lý thuyết từ các tài liệu [C77], [ST92] và [W03].
4. Nghiên cứu về nhóm đại số và lý thuyết biểu diễn
Đây là chủ đề mà NCS. Đào Phương Bắc, một thành viên của nhóm, đang
trong quá trình là nghiên cứu sinh.
7
Các nhóm con quan sát được và nhóm con Grosshans được xuất hiên tự
nhiên trong việc nghiên cứu bài toán số 14 của Hilbert về tính hữu hạn sinh của
vành hàm bất biến và những dạng mở rộng của bài toán này. Khi làm việc với
những nhóm đại số xác định trên trường đóng đại số thì đã có những tiêu chuẩn
đẹp của F. Grosshans [G97], A. Sukhanov [S90] và F. Bogomolov [B79]. Trong
hướng nghiên cứu này, chúng tôi có một số tiêu chuẩn mới nhận được cho
những nhóm này xác định trên trường số học (là những trường không đóng đại
số).
Một số tài liệu tham khảo chính cho hướng nghiên cứu này ngoài 3 tài liệu
trên, bao gồm: [B91], [K78] và [M94],
Anh Đào Phương Bắc và giáo sư hướng dẫn đã công bố một bài báo [NB05].
Trong năm 2006, anh Bắc đã có một số kết quả mới về chủ đề này và đã báo
cáo tại hội thảo khoa học. Hiện tại đang chuẩn bị công bố bài báo thứ hai.
5. Đường cong hữu tỉ có kỳ dị
Dưới đây là một vài nét chính trong hướng nghiên cứu này. Đây là nội dung
luận văn thạc sỹ của chị Nguyễn Thị Quyên [V3] dưới sự hướng dẫn của TS.
Phó Đức Tài.
Nội dung luận văn là trình bày ứng dụng của D-kết thức cho việc nghiên
cứu kì dị của đườns cong hữu tỉ. Mở đầu là các kết quả của A.van den EssenJ.T.Yu ([vdE97], 1997) và J.Gutierrez-R.Rubio-J.T.Yu ([GRY02], 2002), đều
đăng trên Proc. o f AMS. Một kết quả của họ cho biêt tọa độ của các điêm kì dị
có thể tính được thông qua tham sổ hóa của đường cong hữu tỉ. Chúng tôi đặt
vấn đề nghiên cứu xem liệu có bất biến nào của các điểm kì dị có thể tính được
thông qua tham số hóa này?
Dựa vào ví dụ phong phú của bảng phân loại đường cong hữu tỉ bậc bổn,
chúng tôi đã phát hiện ra bất biến ô của các kì dị của đường cong hữu tỉ bậc
bốn có thể đọc được thông qua khai triển của D-kết thức. Chúng tôi đưa ra dự
đoán cho trường hợp tổng quát:
D ự đoản: Cho đường cong c được cho dưới dạng tham sổ x=f(t), y=g(t). Giả
sử D-kết thức của f(t), g(t) có phân tích
8