1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Quản trị kinh doanh >

3- Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong công ty VINACOMM.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 63 trang )


- Giai đoạn 2: Ứng dụng tin học mức sơ khai: Tin học được sử dụng với các

ứng dụng sơ khai nhất như soạn thảo văn bản, bảng tính, thu thập lưu trữ thông tin,

chuẩn bị hồ sơ tài liệu, thư điện tử, diễn đàn, hội thoại, lịch công tác…

- Giai đoạn 3: Ứng dụng tin học mức tác nghiệp: Khi đó doanh nghiệp đã có

một loạt các ứng dụng phục vụ cho từng nhu cầu của công tác nghiệp vụ một cách đơn

lẻ như ứng dụng các phần mềm kế toán, phần mềm quản lý nhân sự tiền lương, phần

mềm quản lý khách hàng, quản lý vật tư, quản lý hợp đồng. Các ứng dụng này được

sử dụng một cách rời rạc hướng tác nghiệp và mang tính thống kê lưu trữ số liệu là

chính.

- Giai đoạn 4: Ứng dụng tin học mức chiến lược: Ở giai đoạn này doanh nghiệp

đã ứng dụng CNTT vào điều hành hoạt động của mình một cách trực tuyến với các

giải pháp toàn diện cho tất cả các nguồn lực của mình theo các giải pháp như ERPEnterprise Resource Planning- Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp, CRMCustomer Relationship Management- Hệ thống quản lý mối quan hệ khách hàng,

SCM- Supply Change Management - Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng….Các giải

pháp này đã tích hợp tất cả các nguồn lực doanh nghiệp thành một khối thống nhất

theo hướng điều hành trực tuyến đảm bảo nguồn thông tin lưu trữ tập trung và khai

thác trên nhiều phương diện theo hướng mở.

- Giai đoạn 5: Ứng dụng tin học mức thương mại điện tử: Ở giai đoạn này các

ứng dụng CNTT của doanh nghiệp đã dựa trên nền tảng điều hành trực tuyến với công

nghệ Internet hướng doanh nghiệp với khách hàng và doanh nghiệp với doanh nghiệp

với phạm vi mở rộng toàn cầu.



15



1.3.2- Thực trạng ứng dụng CNTT trong các tác nghiệp

a. Quản lý tài chính:

- Các thông tin tài chính chứng từ rời rạc từ các bộ phận khác nhau không đồng

nhất hoặc chuyển về phòng tài chính dẫn đến chồng chéo hoặc có độ lệch trong các

thông tin tài chính của doanh nghiệp. Có tình trạng này do mỗi bộ phận ứng dụng các

phần mềm rời rạc khác nhau do đó số liệu tài chính không được tổng hợp kịp thời và

dễ mắc sai sót.

- Mỗi một bộ phận có một thông tin về mã hàng hoá , sản phẩm, khách hàng,

không đồng nhất trong toàn bộ công ty do mỗi bộ phận ứng dụng CNTT khác nhau

dẫn đến khó có thể theo dõi được giá trị tồn kho tức thời, tình hình công nợ tại mỗi

thời điểm, kết quả kinh doanh, tài chính trên bình diện toàn công ty.

- Các phần mềm tài chính kế toán hiện tại chưa có quản lý kế hoạch chi tiêu và

theo dõi thực hiện dẫn đến không kiểm soát được chi tiêu vượt quá kế hoạch.

- Các dữ liệu lưu trữ bị phân mảnh lớn dẫn đến không phân tích đa chiều dữ liệu

tài chính để đưa ra các quyết sách lớn ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp.

b. Quản lý công nợ:

- Do hầu hết các bộ phận sử dụng các ứng dụng rời rạc nên không tổng hợp

được kịp thời tình hình kết quả kinh doanh, công nợ của toàn tất cả các khách hàng

của toàn công ty dẫn đến không kiểm soát được công nợ kịp thời của khách hàng, nhà

cung cấp dẫn đến công nợ quá hạn.

- Hầu hết các doanh nghiệp không có các ứng dụng tin học trong các hệ thống

báo giá, chiết khấu, thưởng bán hàng với các mức bán hàng chi tiết đa dạng khác nhau

dẫn đến thiếu tính linh hoạt trong quan hệ khách hàng công nợ giảm năng cạnh tranh

của doanh nghiệp khi hội nhập toàn cầu.

- Do ứng dụng rời rạc nên mối quan hệ giữa hệ thống bán hàng công nợ với kho

khá lỏng lẻo dẫn đến khó có thể tối ưu hoá bài toán cung ứng sản phẩm làm giảm tính

linh hoạt của công ty tăng rủi ro trong kênh phân phối sản phẩm.

16



c. Quản lý kho:

- Các hệ thống hiện tại không có khả năng tích hợp tổng hợp tự động thông tin

tồn kho trên toàn bộ tất cả các hệ thống kho của tổng công ty mà chỉ tổng hợp thông

tin trên hệ thống các kho riêng lẻ. Điều đó dẫn đến không thể nắm rõ kịp thời tình

hình tồn kho hiện tại để lên kế hoạch đặt hàng. Đó là một vấn đề khó khăn đối với các

công ty hiện nay do hầu hết các doanh nghiệp đều phải nhập nguyên vật liệu, phụ

kiện, công nghệ phụ trợ từ bên ngoài nên thiếu tính linh hoạt chủ động trong điều

hành sản xuất.

- Hệ thống thông tin quản lý kho hiện tại không tự động cập nhật được nhu cầu

hàng hóa, các bản kế hoạch, các đơn hàng do đó không tự động cân đối tồn kho hiện

tại để lên được bản kế hoạch nhập xuất phục vụ kinh doanh, kế hoạch phân phối dẫn

đến các kế hoạch nhập hàng và kế hoạch phân phối, kế hoạch nhập xuất nguyên vật

liệu và hàng hoá luôn có một độ trể thời gian rất lớn dẫn đến rủi ro lớn trong vấn đề

kinh doanh của công ty.

- Hệ thống thông tin quản lý kho hiện tại đã tích hợp được khá nhiều phương

pháp tính giá nhưng còn khá đơn giản nên khi muốn phân tích chi phí, giá thành theo

nhiều tiêu thức gần như khó có số liệu chính xác chi tiết ảnh hưởng lớn đến công tác

tài chính của doanh nghiệp trong việc điều chuyển

d. Quản lý nhân sự tiền lương:

- Hệ thống quản lý nhân sự tiền lương các doanh nghiệp đa số làm thủ công

hoặc nếu có sử dụng các phần mềm độc lập không gắn kết với hệ thống toàn công ty.

- Bảng theo dõi lương, năng suất công ty đều làm thủ công dưới đơn vị sản xuất

nhỏ nhất là các tổ sản xuất và chuyền sản xuất dẫn đến khi tổng hợp lên trên mất khá

nhiều thời gian và nhân lực.

- Việc lên kế hoạch nhân sự cho các kế hoạch sản xuất cũng khá thủ công và

không chủ động do không có sự kết nối qua lại giữa kế hoạch sản xuất và các nhu cầu

đơn hàng. Các kế hoạch đào tạo nhân công cho các sản phẩm mới cũng khá bị động

dẫn đến tiến độ điều hành sản xuất thường xuyên bị trễ.

17



e. Quản lý tổng thể:

- Hầu hết các doanh nghiệp không có một hệ thống thông tin quản lý tổng thể

các nguồn lực thể hiện được trạng thái tức thời của doanh nghiệp dẫn đến các nhà

quản lý điều hành khó nắm bắt được thông tin từ các hoạt động của doanh nghiệp dẫn

đến không đưa ra được các quyết sách điều hành nhanh và chính xác.

- Chưa thể theo dõi tiến trình công việc tại các doanh nghiệp hiện nay trên hệ

thống máy tính của doanh nghiệp trên bình diện toàn bộ công ty dẫn đến hệ thống máy

tính của công ty chưa là các công cụ để điều hành hoạt động của công ty của các nhà

lãnh đạo.

- Các hệ thống hỗ trợ phân tích nhiều chiều hoạt động của doanh nghiệp để hỗ

trợ các nhà quản lý lập các kế hoạch trung và dài hạn.

- Hệ thống quản lý khá cồng kềnh và không hiệu quả lệ thuộc nhiều vào con

người chưa ứng dụng được nhiều công nghệ cao vào quản lý giảm chi phí nâng cao

hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

1.4- Nhu cầu công nghệ thông tin của các doanh nghiệp trong thực hiện các

giải pháp.

Với những thách thức và giải pháp cấp bách đó thì các doanh nghiệp Việt Nam

cần phải xác định rõ công nghệ thông tin là một trong những công cụ chính để thực

hiện các giải pháp đó khi hội nhập thị trường toàn cầu. Qua khảo sát chung thì nhu cầu

công nghệ thông tin hiện nay được đánh giá khá cấp bách với một số nhu cầu chính

sau:

Thứ nhất là, các doanh nghiệp muốn tăng cường năng lực quản lý, năng lực

cạnh tranh của mình trên thị trường bằng cách nâng cấp hệ thống CNTT hiện nay.

Thứ hai là, mô hình quản lý CNTT mới mà các doanh nghiệp Việt Nam hướng

tới hiện nay hướng tới phải đạt tầm giải pháp theo tiêu chuẩn quốc tế nhưng vẫn phù

hợp với hệ thống các quy định của nhà nước Việt Nam.



18



Thứ ba là, giải pháp mới phải đạt được yêu cầu quản lý rộng, đa dạng, đặc thù

theo cơ cấu tổ chức hiện nay và trong tương lai của công ty.

Thứ tư là, giải pháp CNTT mới phải mang tính tích hợp để tạo thành một hệ

thống thông tin thống nhất trên tất cả các mặt của doanh nghiệp.



CHƯƠNG 2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN



19



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

×