Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 63 trang )
Các nguồn lực chính của doanh nghiệp:
- Thông tin
- Tài chính
- Nguồn nhân lực
- Thiết bị máy móc
- Tài sản cố định
- Khách hàng, nhà cung cấp
- Quy trình sản xuất, quy trình công nghệ của doanh nghiệp
- Năng lực quản lý của doanh nghiệp
- Năng lực kinh doanh của doanh nghiệp
- Thương hiệu, uy tín của từng sản phẩm, từng dịch vụ của của doanh
nghiệp
2.2.2- Tài nguyên doanh nghiệp:
Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất, tri thức được sử dụng để tạo ra của cải
vật chất hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới của con người.
Tài nguyên là đối tượng sản xuất của con người. Xã hội loài người càng phát
triển, số loại hình tài nguyên và số lượng mỗi loại tài nguyên được con người khai
thác ngày càng tăng.
Nhưng làm thế nào để các nguồn lực của doanh nghiệp trở thành các tài nguyên
quý giá? Đó là câu hỏi trăn trở của toàn bộ các nhà quản lý doanh nghiệp. Đó là p hải
làm cho mọi bộ phận đều có khả năng khai thác nguồn lực phục vụ cho công ty . Tiếp
theo các lịch trình, các hoạch định khai thác nguồn lực của các bộ phận phải phối hợp
nhịp nhàng .Và phải thiết lập được các quy trình khai thác để đạt được hiệu quả cao
nhất.
27
2.2.3- Hoạch định doanh nghiệp:
Hoạch định trong doanh nghiệp không chỉ là tính toán dự báo các khả năng sẽ
phát sinh trong quá trình điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà còn là
hoạch định trước các nội dung công việc, thiết lập các quy trình, trình tự xử lý công
việc để mọi thành viên trong công ty tuân theo.
Thứ nhất: ta xét đến khía cạnh đầu tiên của hoạch định doanh nghiệp đó là
tính toán dự báo các khả năng sẽ phát sinh trong quá trình điều hành sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Đó là các chức năng tính toán dự báo các nhu cầu sẽ phát
sinh, lập kế hoạch sản xuất trong tương lai . Ví dụ tổng nhu cầu nguyên vật liệu, kế
hoạch năng suất, dự kiến tiêu hao về thời gian cho công tác sản xuất. Mặt khác lập các
kế hoạch về mua hàng, bán hàng đồng thời xây dựng các kế hoạch, các dự kiến về chi
tiêu của doanh nghiệp. Ngoài ra còn lập các kế hoạch khác cho doanh nghiệp và cho
từng bộ phận.
Thứ hai: đó là hoạch định trước các nội dung công việc. Đó có thể là một
trong các nội dung sau: hoạch định chính sách giá bán , các chính sách chiết khấu của
công ty trong bán hàng; hoạch định các kiểu mua hàng để phục vụ tính toán lựa chọn
phương án mua hàng; mô hình sản xuất, mô hình chi phí phục vụ tính chọn phương án
sản xuất; các phương thức thanh toán, các chính sách tín dụng cho khách hàng dùng
cho theo dõi thu, theo dõi trả tiền.
Thứ ba: đó là thiết lập các quy trình, trình tự xử lý công việc để mọi thành viên
trong doanh nghiệp tuân theo. Đó là quy trình xử lý nghiệp vụ trong mỗi phòng ban,
phân xưởng của đơn vị, quy trình chuyển chứng từ giữa các bộ phận của công ty
thông qua tác nghiệp chương trình,quy trình chỉnh lý sửa đổi số liệu khi phát hiện có
sai sót của nhân viên trong quá trình tác nghiệp.
2.2.4- Hệ thống quản trị doanh nghiệp:
Trong mỗi doanh nghiệp để hoạt động sản xuất kinh doanh được vận hành một
cách trơn tru nhất thì cần một bộ máy quản trị doanh nghiệp giàu năng lực. Nhu cầu
thông tin của hệ thống quản trị này rất lớn đòi hỏi có tính chính xác, nhanh nhạy và
28
tổng hợp cao. Do đó các giải pháp ERP luôn phải đáp ứng tối đa các nhu cầu đó và
định hướng thông tin cho các nhà quản trị. Các nhà quản trị trong doanh nghiệp tuỳ
theo mức độ và quyền hạn sẽ xử lý các thông tin để đảm bảo hoạt động của doanh
nghiệp. Hệ thống quản trị doanh nghiệp có tính đa dạng và đặc thù rất lớn tuỳ theo mô
hình tổ chức, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khảo sát và nắm bắt
rõ hệ thống quản trị doanh nghiệp sẽ đảm bảo cho hệ thống giải pháp ERP của doanh
nghiệp triển khai thành công.
2.2.5- Hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning):
2.2.5.1. Giới thiệu chung
Trong nền kinh tế thị trường, để tồn tại, mỗi doanh nghiệp đều phải kiểm soát
và phát huy tối đa các nguồn lực của mình để đưa ra một chiến lược phát triển bền
vững. Là kết quả của hàng trăm năm phát triển kinh tế thị trường, kết hợp với gần một
thế kỷ cách mạng. Công nghệ thông tin cùng với hơn 30 năm phát triển không ngừng,
ERP (Enterprise Resource Planning) giúp cho các doanh nghiệp có thể hoạch định và
kiểm soát hiệu quả tất cả các nguồn lực cần thiết để nhận, làm, giao hàng và lập tài
khoản đơn đặt hàng của khách hàng, phân phối và dịch vụ. Nói cách khác, ERP là hệ
thống các giải pháp phần mềm tổng thể có thể xử lý tất cả các giao dịch của doanh
nghiệp trên nền tảng ứng dụng và cơ sở dữ liệu thống nhất.
ERP là phần mềm trên máy tính tự động hoá các tác nghiệp của đội ngũ nhân
viên của doanh nghiệp nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động và hiệu quả quản
lý toàn diện của doanh nghiệp. Nói cách khác, ERP là phần mềm phục vụ tin học hóa
tổng thể doanh nghiệp. Đây chỉ là một cách nhìn “dễ hiểu” về khái niệm ERP. Trên
thực tế, khái niệm ERP theo chuẩn quốc tế giới hạn trong phạm vi hoạch định nguồn
lực, các nguồn lực bao gồm nhân lực (con người), vật lực (tài sản, thiết bị...) và tài lực
(tài chính). Khối lượng công việc trong hoạch định và sử dụng các nguồn lực của
doanh nghiệp chiếm phần lớn trong toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp nên ERP là
hệ thống phần mềm rất lớn.
2.2.5.2- Lợi ích của doanh nghiệp khi sử dụng ERP
29
a. Tiếp cận thông tin quản trị đáng tin cậy
ERP giúp các nhà quản lý dễ dàng tiếp cận các thông tin quản trị đáng tin cậy
để có thể đưa ra các quyết định dựa trên cơ sở có đầy đủ thông tin.Nếu không có hệ
thống ERP, một cán bộ quản lý cấp cao phải dựa vào nhiều nguồn để có được thông
tin cần thiết dùng cho việc phân tích tình hình tài chính và hoạt động của công ty. Với
hệ thống ERP, điều này có thể được thực hiện một cách dễ dàng bằng cách sử dụng
một phần mềm ứng dụng và trong thời gian thực. Ngoài ra, hệ thống ERP tập trung
các dữ liệu từ mỗi phân hệ vào một cơ sở quản lý dữ liệu chung giúp cho các phân hệ
riêng biệt có thể chia sẻ thông tin với nhau một cách dễ dàng. Hơn nữa, hệ thống ERP
không chỉ thu thập và xử lý khối lượng lớn các giao dịch hàng ngày mà còn nhanh
chóng lập ra các phân tích phức tạp và các báo cáo đa dạng.
b. Công tác kế toán chính xác hơn
Phần mềm kế toán hoặc phân hệ kế toán của phần mềm ERP giúp các công ty
giảm bớt những sai sót mà nhân viên thường mắc phải trong cách hạch toán thủ công.
Phân hệ kế toán cũng giúp các nhân viên kiểm toán nội bộ và các cán bộ quản lý
cao cấp kiểm tra tính chính xác của các tài khoản. Hơn nữa, một phân hệ kế toán được
thiết kế tốt sẽ hỗ trợ các qui trình kế toán và các biện pháp kiểm soát nội bộ chất
lượng.
c. Cải tiến quản lý hàng tồn kho
Phân hệ quản lý hàng tồn kho trong phần mềm ERP cho phép các công ty theo
dõi hàng tồn kho chính xác và xác định được mức hàng tồn kho tối ưu, nhờ đó mà
giảm nhu cầu vốn lưu động và đồng thời giúp tăng hiệu quả kinh doanh..
d. Quản lý nhân sự hiệu quả hơn
Phân hệ quản lý nhân sự và tính lương giúp sắp xếp hợp lý các qui trình quản lý
nhân sự và tính lương, do đó làm giảm chi phí quản lý đồng thời giảm thiểu các sai sót
và gian lận trong hệ thống tính lương.
30
e. Các qui trình kinh doanh được xác định rõ ràng hơn
Các phân hệ ERP thường yêu cầu công ty xác định rõ ràng các qui trình kinh
doanh để giúp phân công công việc được rõ ràng và giảm bớt những phức tạp và các
vấn đề liên quan đến các hoạt động tác nghiệp hàng ngày của công ty.
2.2.6. Các khái niệm cơ bản của ERP :
ERP là phần mềm quản lý tổng thể doanh nghiệp, trong đó phần hoạch định
nguồn lực là phần cơ bản. Những gì quan trọng nhất trong hoạt động của doanh
nghiệp đều được ERP quản lý, và với mỗi ngành nghề kinh doanh, mỗi doanh nghiệp
thì kiến trúc chức năng hay chức năng của hệ thống ERP có thể rất khác nhau. Đối với
doanh nghiệp Việt Nam thì hoạt động của doanh nghiệp mang khá nhiều đặc thù riêng
đòi hỏi giải pháp ERP cần phải giải quyết. Hệ thống phải chia sẻ thông tin kịp thời,
chính xác, thông suốt trong phạm vi toàn công ty giúp điều hành kinh doanh hiệu quả,
đáp ứng nhanh yêu cầu đa dạng của khách hàng, giảm chi phí sản xuất, giảm lao động
gián tiếp, giảm thời gian giãn ca, tăng năng suất lao động đồng thời tăng thu nhập cho
nhân viên Đó là các yêu cầu tổng quan đặt ra cần phải giải quyết triệt để như sau:
- Quản lý dữ liệu tập trung: Toàn bộ dữ liệu của tổng công ty, các xí nghiệp
thành viên, các phòng ban chức năng, hệ thống cung ứng, sản xuất, phân phối phải
được xử lý và quản lý tập trung. Khoảng cách địa lý cách biệt giữa các đơn vị là một
vấn đề đặt ra cho giải pháp lưu trữ, truyền và xử lý dữ liệu.
- Giải quyết các bài toán: Tài chính kế toán, quản lý chi phí, bảo hiểm y tế, tính
lương, thưởng, cân đối đồng bộ vật tư, bài toán tồn kho... một cách linh hoạt nhất phục
vụ thông tin cho quản lý, sản xuất, phân phối và kế hoạch. Bài toán giá thành cũng là
một bài toán quan trọng mà hệ thống ERP giải quyết rất mạnh.Hệ thống phải tính
được giá thành hoàn nguyên ứng đến từng công đoạn chi tiết trên toàn bộ dây chuyền,
cho phép xử lý linh hoạt việc tại mỗi công đoạn.
- Giải pháp quản lý nhà cung ứng, khách hàng, hệ thống phân phối: Nếu là
một doanh nghiệp chuyên về thiết bị công nghệ cao, đặc biệt là tiêu thụ nội địa thì giải
pháp ERP cần phải có tính năng quản lý hệ thống bán hàng, thường rất phức tạp.
31
Thông thường các công bán hàng qua hệ thống kênh phân phối, siêu thị hoặc qua các
chuỗi cửa hàng. Chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hệ thống quản lý bán hàng có đủ
mạnh hay không là khả năng tập hợp được trạng thái tiêu thụ, doanh thu bán hàng,
trạng thái tồn kho sản phẩm cũng như các dự báo tiêu thụ để phục vụ cho điều động
hàng, điều chỉnh sản lượng sản xuất cũng như quyết định các chương trình khuyến
mãi hay bán giảm giá.
- Tốc độ xử lý và nhập liệu phải nhanh: Trong một số doanh nghiệp, số lượng
danh điểm trong quản lý sản xuất là rất lớn và cần lưu trữ để phục vụ phân tích thống
kê nên việc quản lý danh điểm ngoài yêu cầu đáp ứng theo dõi nguyên phụ liệu, phải
đảm bảo tốc độ xử lý, thời gian nhập liệu nhanh, thuận tiện trong kiểm soát danh
điểm. Đây là một trong những yếu tố quyết định hệ thống ERP dùng được hay không.
- Tích hợp với hệ thống phần mềm: Đặc điểm của thiết bị chấm công là ứng
dụng hệ thống phần mềm trong việc quản lý nhân viên. Việc tích hợp giữa hai hệ
thống phần mềm và ERP sẽ mang lại hiệu quả cao. Các kết quả mang lại có thể giúp
tính toán chính xác. Từng chi tiết ngày công của nhân viên... được tính toán tự động
trên phần mềm. Ngoài ra, tích hợp phần mềm, đồng thời ứng dụng công nghệ quét sản
phẩm, sẽ cho phép hệ thống ERP cập nhật trực tuyến các công việc đã hoàn thành trên
từng công đoạn, từ đó hỗ trợ điều độ chính xác. Đây cũng là một điểm nóng của các
doanh nghiệp nói chung nhằm tăng hiệu quả điều hành, cũng như giúp có thông tin
cho bài toán lương khi điều động nhân viên.
- Hệ thống ERP phải là một thể thống nhất hữu cơ tất cả các nguồn lực của
doanh nghiệp: Doanh nghiệp thường tổ chức nhân sự theo phòng, ban của tất cả các
doanh nghiệp hiện nay là cách tổ chức nhân sự theo từng nhóm mà doanh nghiệp cho
là tốt nhất để có thể dễ dàng tác nghiệp và quản lý, phục vụ mục tiêu hoàn thành các
nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cách tổ chức theo phòng, ban này
cũng rất khác nhau tùy từng doanh nghiệp, kể cả với các doanh nghiệp hoạt động
trong cùng ngành nghề. Khái niệm “quy trình” trong hoạt động của doanh nghiệp
được hiểu như sau: nếu cơ cấu tổ chức theo phòng ban của doanh nghiệp được thể
hiện theo chiều dọc thì các bước của quy trình lại được tổ chức theo chiều ngang. Một
32
quy trình hoạt động của doanh nghiệp bao gồm nhiều bước, mỗi bước thực hiện một
chức năng nào đó, mỗi bước có hệ thống thông tin hoặc dữ liệu đầu vào và có kết quả
là hệ thống thông tin hoặc dữ liệu đầu ra. Thông tin đầu vào của bước này là thông tin
đầu ra của bước trước; thông tin đầu ra của bước này cũng là thông tin đầu vào của
bước kế tiếp... Một điều dễ nhận ra là một quy trình hoạt động của doanh nghiệp, đặc
biệt là các quy trình chính có thể liên quan đến nhiều phòng, ban của doanh nghiệp,
tức là để cho quy trình hoạt động đến các bước sau cùng thì cần có sự tham gia về
nhân sự từ nhiều phòng, ban. Các phần mềm quản lý rời rạc thường phục vụ cho hoạt
động của một phòng, ban cụ thể (như phòng kinh doanh, phòng kế toán, phòng nhân
sự...) và như một “ốc đảo” đối với các phần mềm của phòng ban khác. Việc chuyển
thông tin từ phòng, ban này sang phòng, ban khác được thực hiện một cách thủ công
(chuyển văn bản, copy file...) với năng suất thấp và không có tính kiểm soát. CácChức
năng của ERP cũng phục vụ cho các phòng, ban nhưng hơn thế, nó giải quyết mối
quan hệ giữa các phòng, ban khi mô phỏng tác nghiệp của đội ngũ nhân viên theo quy
trình. Thông tin được luân chuyển tự động giữa các bước của quy trình và được kiểm
soát chặt chẽ. Các báo cáo trên phần mềm ERP có thể lấy thông tin từ nhiều bước
trong quy trình và thậm chí từ nhiều quy trình khác nhau. Cách làm này tạo ra năng
suất lao động và hiệu quả quản lý thông tin rất cao cho doanh nghiệp.
Khi xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO, bạn sẽ thấy rõ nét nhất về
các quy trình. Với mỗi doanh nghiệp, các quy trình được phân thành các quy trình sản
xuất kinh doanh chính và các quy trình phụ trợ. Các quy trình sản xuất kinh doanh
chính là đối tượng đầu tiên được mô phỏng trên hệ thống ERP. Một điều cần nói là rất
nhiều doanh nghiệp Việt Nam, cho dù đã hoạt động nhiều năm, nhưng vẫn không có
các tài liệu về các quy trình hoạt động của mình và các tài liệu này chỉ được xây dựng
dưới sự giúp đỡ của các công ty tư vấn xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO.
- Hệ thống phải có tính mở cao thích nghi nhanh với những thay đổi của
doanh nghiệp: Do tốc độ tăng trưởng và phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam
rất lớn cộng với sự biến động về môi trường kinh doanh, của cơ chế chính sách và của
chính nội tại các nguồn lực của doanh nghiệp nên giải pháp đưa ra cần đồi hỏi tính mở
33
cao thích nghi nhanh với mọi thay đổi tác động đến hoạt động của doanh nghiệp. Để
đáp ứng được yêu cầu này hệ thống cần đạt được một số tiêu chí sau:
+ Mềm dẻo, linh hoạt để có thể điều chỉnh không chỉ phù hợp với yêu cầu hiện
tại của doanh nghiệp mà còn sẵn sàng cho các yêu cầu của sự phát triển trong tương
lai và sự biến động khách quan của chính sách, chế độ kế toán tài chính của nhà nước,
các chế độ chính sách khác…
+ Hệ thống được tham số hoá hoàn toàn đảm bảo khi có sự thay đổi chỉ cần cấu
hình lại hệ thống, giảm thiểu tối đa độ trễ thời gian của hệ thống, chi phí tối thiểu khi
sửa chữa phục vụ thay đổi.
+ Dễ dàng mở rộng hệ thống, tích hợp các module mở rộng khi phát sinh nhu
cầu.
+ Hệ thống mở, linh hoạt với nhiều hình thức xuất/ nhập dữ liệu giao tiếp dễ
dàng với các ứng dụng khác.
2.2.7. Các chức năng của hệ thống ERP:
- Quản trị tài chính: Nhóm chức năng này gồm các chức năng chính là kế toán
bán hàng, kế toán đặt hàng , kế toán giá thành sản xuất, và kế toán tổng hợp cho phép
doanh nghiệp kiểm soát toàn bộ công nợ phải thu, phải trả, tổng hợp chi phí và doanh
thu chi tiết đa chiều, thiết lập được kế hoạch xoay vòng vốn hiệu quả cho doanh
nghiệp. Phân tích đa chiều về hoạt động tài chính, cung cấp kịp thời và chính xác các
thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Phân hệ quản lý tiền, ngân sách hỗ
trợ cho việc lập ngân sách, hợp nhất các báo cáo từ các đơn vị thành viên, các giao
dịch nội bộ và giao dịch ngoại tệ. Tất cả các báo cáo tài chính đều theo tiêu chuẩn kế
toán Việt Nam và chuẩn kế toán thế giới. Ngoài ra các chức năng quản trị tài chính
còn được kết hợp chặt chẽ với các chức năng khác như quản trị sản xuất, nhân sự tiền
lương, kho, công nợ phải thu phải trả….
- Quản trị kho: Chức năng này nhằm quản lý toàn bộ các nghiệp vụ kho phát
sinh với các tiêu thức tình giá tuỳ chọn theo kiểu Phương thức tính giá trong vật tư,
kho, giá bình quân hay giá chuẩn. Với hệ thống tham số hoá được ứng dụng trong các
34
hệ thống kiểm soát giá bán, chiết khấu, thưởng cho từng loại mặt hàng theo kiểu ma
trận giúp Doanh nghiệp linh động điều chỉnh các tiêu thức giá bán, thưởng bán hàng,
chiết khấu phù hợp với từng đối tượng sản phẩm, khách hàng theo mọi thời điểm khác
nhau. Ngoài ra với các lớp thông số về kích thước trọng lượng, thông tin về mã vật tư
hàng hoá…sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng sắp xếp, vận chuyển và theo dõi quản lý bảo
hành vật tư hàng hoá trong kho.
- Quản trị bán hàng và công nợ phải thu: Chức năng này giúp doanh nghiệp
theo dõi và quản lý toàn bộ các quy trình nghiệp vụ bán hàng bao gồm: Quản lý báo
giá, theo dõi các đơn đặt hàng của khách hàng, quản lý các điều kiện thanh toán, các
chế độ thanh toán, tín dụng cho từng khách hàng với các tiêu thức bán hàng khác nhau
của Doanh nghiệp như bán sỉ, bán trả chậm, ký gửi… Căn cứ vào đơn hàng của khách
hàng chương trình cho phép thiết lập các kế hoạch giao hàng cho khách hàng. Phát
hành hoá đơn và chuyển sang theo dõi kiểm soát phải thu sau khi kết thúc một giao
dịch bán hàng. Từ các số liệu bán hàng, tiến hành xử lý phân tích đánh giá quá trình
kinh doanh bán hàng của doanh nghiệp. Ngoài ra ở chức năng này của hệ thống thì
công nợ phải thu sẽ được tổng hợp và phân tích chi tiết nhất đảm bảo các kết nối với
các chức năng quản trị tài chính.
- Quản trị mua hàng và công nợ phải trả: Chức năng này cho phép theo dõi và
quản lý toàn bộ quy trình nghiệp vụ đặt mua hàng hoá, nguyên vật liệu, vật tư thiết bị
phục vụ cho sản xuất kinh doanh từ khâu tính toán thiết lập kế hoạch đặt hàng, bảng
đặt hàng dự kiến và các đơn đặt hàng với nhà cung cấp. Theo dõi nhận hàng dựa trên
các điều kiện giao hàng, các điều kiện thanh toán khi đặt hàng. Sau khi kết thúc nhận
hàng căn cứ vào các hoá đơn của nhà cung cấp để chuyển sang theo dõi kiểm soát
thanh toán phải trả sau khi kết giao dịch.
Chức năng này cũng cho phép tính toán, xử lý phân đoạn các khoản chi phí trả
cho quá trình đặt hàng như vận chuyển ứng với các tiêu thức mua của từng nhà cung
cấp. Điều này cho phép tính toán lượng đặt hàng kinh tế (Economic Order Quantity).
Đồng thời cũng tính các mức tồn kho an toàn giúp xây dựng các lượng đặt hàng lặp lại
(Re-Order) trong quá trình sản xuất.
35
Chức năng này cũng cho phép quản lý chi tiết và tổng hợp công nợ phải trả theo
nhiều tiêu chí đảm bảo kết nối với chức năng quản trị tài chính.
- Quản trị nhân sự - Tiền lương: Chức năng cho phép tạo CSDL về lý lịch
nhân viên, lưu trữ các quyết định, đơn từ có liên quan trong quá trình công tác của
nhân viên tại đơn vị. Phân hệ cũng cho phép chấm công và tính lương cho từng nhân
viên, từng phòng ban hay từng nhóm nhân viên theo nhiều tiêu thức khác nhau.Trong
doanh nghiệp việc tính lương cho nhân viên cần theo dõi công khai qua hệ thống bảng
chấm công điện tử. Nhờ vào hệ thống tham số cho phép khai báo xác định các hình
thức cách tính lương linh hoạt. Chức này đáp ứng hầu hết các nghiệp vụ về lương cho
các loại hình doanh nghiệp, chẳng hạn như: Quản lý tạm ứng theo kỳ đột xuất, theo
dõi và tham gia các quá trình đóng và hưởng các loại hình bảo hiểm, nghĩa vụ đóng
thuế thu nhập, quá trình tăng lương, thưởng,….
- Quản trị Marketing: Chức năng cho phép tạo CSDL khách hàng, Nhà cung
cấp bắt đầu từ tìm kiếm thông tin, đánh giá các lớp khách hàng tiềm năng, Khách hàng
triển vọng, khách hàng thân thiết. Lập kế hoạch tiếp xúc và tiến hành ghi nhận các nội
dung đang gặp gỡ, trao đổi với khách hàng/nhà cung cấp đến lúc chấm dứt bằng kết
quả đặt hàng của khách hàng/nhà cung cấp. Phân hệ cũng được thiết kế quản lý theo
dõi các thông tin về các chiến dịch quảng cáo, đánh giá hiệu quả của các đợt khuyến
mại, quảng cáo mà doanh nghiệp đang thực hiện, tiến hành phân tích số liệu khách
hàng theo nhiều góc độ khác nhau phục vụ cho việc hoạch định kế hoạch phát triển thị
trường của doanh nghiệp.
- Quản trị sửa chữa: Hệ thống máy móc thiết bị của doanh nghiệp lớn và ảnh
hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh nên hệ thống cần quản lý chặc chẽ
được năng lực máy móc thiết bị, các kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng để các phòng ban
khác biết được lập ra các kế hoạch phù hợp.
- Quản trị hệ thống: Thực hiện phân quyền khai thác, thiết lập môi trường làm
việc. Thiết lập các kết nối dữ liệu giữa các đơn vị thành viên. Xây dựng các thủ tục
sao lưu, phục hồi dữ liệu. Các tiện ích khác liên quan đến quản trị hệ thống.
36
- Hệ thống cảnh báo thông minh: Cho phép thiết lập các chỉ tiêu cảnh báo tại
các bộ phận - Chuyển vào nhà kho dữ liệu. Gửi message tới các nhân viên, các cán bộ
quản lý qua Mobile với hệ thống GMS. Ngoài ra khi xử lý thao tác dữ liệu ở mỗi chức
năng cụ thể đều xây dựng các cảnh báo riêng phù hợp với từng trường hợp đảm bảo
thao tác xử lý chuẩn nhất. Hệ thống cũng cần phát hiện các sai sót do xử lý dữ liệu để
cảnh báo cho nhân viên xử lý.
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU MỘT VÀI GIẢI PHÁP VÀ ÁP DỤNG CHO
CÔNG TY VINACOMM
3.1. Tổng quan về giải pháp ERP công ty VINACOMM.
Thông qua khảo sát thực trạng ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp hiện
nay để tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trước bối cảnh hội nhập kinh tế
toàn cầu thì giải pháp ERP cho doanh nghiệp phải đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu
tổng quan:
- Để đáp ứng được các yêu cầu tổng quát trên giải pháp mà tôi trình bày trong
khuôn khổ luận văn này được khái quát trong sơ đồ sau và được chi tiết hoá trong
phần hai.
37