Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 122 trang )
Chƣơng 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN
DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở HUỲÊN BUÔN ĐÔN – ĐĂK LĂK
2.1.
Tổng quan về huyện Buôn Đôn
2.1.1. Điều kiện về địa lý, lịch sử
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Nguồn: Niên giám thống kê 2006
Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Buôn Đôn
Buôn Đôn là huyện biên giới của tỉnh Đăk Lăk nằm ở phía Tây Bắc tỉnh
Đăk Lăk, cách TP. Buôn Ma Thuột 30km. Với thiên nhiên hùng vĩ, nhiều núi đồi,
sông suối ghềnh thác, hồ, có đường biên giới chung tiếp giáp với tỉnh Mulđulkiriri –
Camphu chia dài 46,7km. Diện tích tự nhiên 141.040ha, trong đó đất nông nghiệp
132.653,21 ha, đất phi nông nghiệp 6.859,75ha, đất ở 540,54ha và đất chưa sử dụng
là 1.527,04ha. (Theo Niên giám thống kê huyện Buôn Đôn năm 2011)
32
Buôn Đôn có phía Nam giáp huyện Cư Jút, phía Đông Nam giáp thành phố
Buôn Ma Thuột, phía Đông giáp huyện Cư M’gar, phía Bắc giáp huyện Ea Súp.
Phía Tây huyện là biên giới với Campuchia.
2.1.1.2. Lịch sử
Huyện Buôn Đôn được thành lập theo Nghị định số 137/1995/NĐ-CP ngày
30/10/1995 của Chính phủ. Tách ra từ huyện Ea Súp và một phần từ thành phố
Buôn Ma Thuột từ ngày 17 tháng 10 năm 1995 trên cơ sở địa danh Bản Đôn trước
đây, vốn một thời là thủ phủ của tỉnh Đắk Lắk.
Buôn Đôn là tên huyện mới đặt khi thành lập huyện mới, còn Bản Đôn cũ
theo tên gọi tiếng Lào ngày xưa (sắc dân Lào chiếm đa số ở đây khi còn sơ khai) có
nghĩa là “Làng Đảo” nghĩa là một ngôi làng được xây dựng trên một ốc đảo của
Sông Serepôk. Đây là một trong những điểm giao thương quan trọng của 3 nước
Đông Dương ngày xưa.
2.1.2. Đặc điểm hành chính, dân cư
Toàn huyện có 7 đơn vị hành chính cấp xã. Trong đó có 3 xã vùng III và 4 xã
vùng II. Toàn huyện có 99 thôn, buôn và 18 dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân
tộc thiểu số là: 6.358 hộ (Theo Báo cáo Số 184/BC- UBND)
Diện tích, dân số và mật độ dân số tại các xã ở Buôn Đôn được phân bố
không đồng đều giữa các xã.
Bảng 2.1: Diện tích, dân số, mật độ dân số năm 2011 ở huyện Buôn Đôn
Huyện Buôn Đôn
Xã Krông Na
Xã Ea Hoar
Xã Ea wer
Xã Tân Hòa
Xã Cuôr Knia
Xã Ea Nuôl
Xã Ea Bar
Tổng cộng
Diện tích (km2)
Dân số trung bình Mật độ dân số
(Người)
(Người/km2)
1.115,2
4.505
4,0
45,5
3.412
75,0
80,5
7.946
98,7
57,7
11.234
194,7
20,0
7.708
385,4
67,5
10.808
160,1
24,0
15.894
662,3
1.410,4
61.507
43,6
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Buôn Đôn năm 2011
33
Người Êđê, M’nông và J’rai là các tộc người tại chỗ hay tộc người địa
phương chính, còn các tộc người khác di cư đến trong 30 năm qua, như Tày, Nùng,
Mường, Dao, Thái và Mông.
2.1.3. Đặc điểm về Kinh tế - Văn hóa – Xã hội
2.1.3.1. Kinh tế
Do khí hậu Tây Nguyên phân thành 2 mùa rõ rệt, đồng bào các dân tộc ở đây
chỉ canh tác, cấy trồng một vụ trong năm vào mùa mưa và luân canh. Việc trồng cây
công nghiệp như hồ tiêu, cà phê, cao su dần dần đóng vai trò quan trọng trong kinh
tế hộ gia đình người Êđê, M’nông, J’rai ... Bên cạnh đó người dân bản địa còn
trồng trọt lúa, bắp, đậu, rau và chăn nuôi trâu, bò, lợn, dê, gà, vịt, ngan, ngỗng.
Năm 2011 tổng diện tích gieo trồng là 22.788 ha tăng 688ha so với năm
2010. Tổng sản lượng lương thực năm 2011 là: 40.950 tấn, tăng 448 tấn so với năm
2010, bình quân lương thực đầu người: 658kg/người. Thu nhập bình quân đầu
người theo giá cố định năm 1994: 5,96 triệu, tính theo giá hiện hành khoảng 12 triệu
đồng. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn là: 24,403 triệu đồng tăng 16,3%
so với năm 2010. (Báo cáo số 184/BC- UBND).
Mặc dù tình hình kinh tế của người dân tại huyện Buôn Đôn trong những
năm gần đây đã cải thiện và tăng lên rất nhiều. Tuy nhiên, do hầu hết người dân
sống bằng nghề nông nhưng số lượng đất đai ngày càng thu hẹp, giá các loại phân
bón và tiêu dùng ngày càng gia tăng, đất đai bạc mầu, giá các sản phẩm nông
nghiệp thường xuyên biến động … đã ảnh hưởng lớn đến đời sống hàng ngày của
người dân nơi đây. Tỷ lệ hộ nghèo ở Buôn Đôn còn khá cao: Tổng số hộ nghèo toàn
huyện là 5.776 hộ, chiếm tỷ lệ 41,43% tổng dân số toàn huyện. Trong đó số hộ
nghèo là người dân tộc thiểu số là: 3.142 hộ chiếm 54,4% tổng số hộ nghèo (Theo
Báo cáo Số 184/BC- UBND) nên công tác xóa đói giảm nghèo tại huyện Buôn Đôn
luôn là vấn đề cấp thiết và nan giải.
2.1.3.2. Văn hóa- Xã hội
34
Huyện Buôn Đôn tập trung rất nhiều dân tộc có tiềm năng lớn về hoạt động
du lịch nên được UBND huyện quan tâm nhiều mặt, đặc biệt về Văn hóa – Xã hội.
Tình hình Văn hóa – Xã hội trên địa bàn huyện đã đạt được những thành tựu đáng
kể như năm 2011 huyện đã tạo việc làm mới cho 1.100 người; tỷ lệ lao động qua
đào tạo chiếm 34% (trong đó qua đào tạo nghề chiếm trên 27%). Tỷ lệ hộ nghèo
giảm mạnh (theo tiêu chí 2005) chỉ chiếm 25% dân số toàn huyện, số hộ đạt tiêu
chuẩn gia đình văn hóa chiếm 75%; thôn, buôn đạt văn hóa chiếm 72%; thôn, buôn
có nhà sinh hoạt cộng đồng chiếm trên 56%. (Báo cáo số 184/BC- UBND)
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận trên, huyện Buôn Đôn
còn gặp phải những khó khăn, hạn chế về nhiều mặt như công tác bảo tồn các di
tích, phong tục tập quán chưa được quan tâm hợp lý, tệ nạn xã hội ngày càng gia
tăng, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, giáo dục, y tế chưa được đầu tư thích đáng…
2.2.
Tiềm năng du lịch cộng đồng tại huyện Buôn Đôn
2.2.1. Văn hóa, nếp sống của cộng đồng địa phương
Hiện tại huyện Buôn Đôn có 18 dân tộc anh em cùng chung sống. Trong đó
chủ yếu là người Kinh, Ê đê, M’nông; J’rai, Lào… Phần lớn các tộc người còn giữ
lại di sản văn hoá riêng, tạo thành một mảng màu đặc sắc trong toàn bộ đời sống
văn hoá Tây Nguyên.
Người Êđê theo tín ngưỡng đa thần thể hiện trong các nghi lễ về mọi mặt
của cuộc sống. Có những nghi lễ theo vòng đời từ khi người mẹ mang thai đến khi
đứa trẻ sinh ra, lớn lên, dựng vợ, gả chồng đến khi già, chết; có những nghi lễ thuộc
vòng sinh trưởng của cây trồng từ khi chọn đất làm rẫy cho đến khi thu hoạch; và
những nghi lễ của chung cộng đồng như lễ cúng bến nước thường được tổ chức vào
đầu mùa mưa, ngoài ra còn có lễ rước Kpan khi dựng xong nhà mới.
Người M’nông ở Buôn Đôn sống trong những ngôi làng mà họ gọi là bon.
Mỗi bon có vài chục nóc nhà dài. Rừng và đất bao quanh theo truyền thống phục vụ
cho trồng trọt, săn bắt, khai thác gỗ, có ranh giới tự nhiên như suối, ao hồ .... Cũng
như người Êđê, người M’nông theo chế độ mẫu hệ, những gia đình lớn sống chung
35
trong một ngôi nhà, đứng đầu là một người phụ nữ. Nếu người Êđê sống trong
những ngôi nhà sàn thì người M’nông lại sống ở những ngôi nhà trệt.
Trong đời sống tinh thần của người M’nông có rất nhiều nghi lễ và lễ hội
liên quan chặt chẽ đến vòng đời cũng như tập quán canh tác của họ. Có nghi lễ lơ
yang koih diễn ra trước khi trồng cây hay lễ tắm lúa khi cho lúa vào kho. Thêm vào
đó, còn có các nghi lễ chung, ví dụ nghi lễ lập bon mới hoặc bắt đầu mùa săn.
Y phục truyền thống của đồng bào phổ biến là các loại áo choàng, quần hoặc
váy, áo chui đầu, khố được dệt bằng các hoa văn kim tuyến với các màu sắc cơ bản
như đỏ, đen, xanh thẫm, trắng, tím. Các hoa văn trang trí tương tự các hình vẽ động
vật, hoa lá cách điệu.
J’rai là một trong những tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ MalayoPholynesien, hệ Nam Đảo. Xã hội J’rai theo chế độ mẫu hệ, đứng đầu gia đình là
một phụ nữ. Giống như người Êđê, địa điểm sinh hoạt cộng đồng của người J’rai
thường diễn ra ở bến nước và trong ngôi nhà cộng đồng dài, gọi là nhà rông (sang
rung). Cũng giống như hầu hết các tộc người Tây nguyên khác, nghi lễ đóng vai
trò quan trọng trong xã hội J’Rai và được tổ chức thường xuyên vào giai đoạn
chuyển tiếp từ mùa khô sang mùa mưa (tháng Ba/Tư) và sau vụ gặt (tháng Mười
Một/Mười Hai).
2.2.2. Tri thức bản địa
- Nghề truyền thống:
+ Nghề sản xuất và chăm sóc cây cà phê: đồng bào các dân tộc ở Buôn Đôn vẫn
phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào cây cà phê. Có rất nhiều du khách muốn khám
phá: bí kíp làm nên hạt cà phê có vị thơm ngon rất riêng mang tên Buôn Ma Thuột.
Đây là điều kiện hết sức thuận lợi để du lịch cộng đồng phát triển. Ở Buôn Đôn, du
khách sẽ được tìm hiểu về vòng đời và cách chăm sóc cây cà phê, quy trình chế biến
từ cà phê hạt đến sản phẩm cà phê tinh chế mà mọi người sử dụng hằng ngày.
+ Nghề dệt thổ cẩm bằng khung cửi: Từ xưa tới nay, các dân tộc Ê Đê, M’Nông,
J’rai … ở Đắk Lắk nói chung và huyện buôn Đôn nói riêng đã có nghề truyền thống
chuyên dệt thổ cẩm. Sản phẩm dệt thổ cẩm gồm nhiều loại: áo, quần, khăn, túi xách,
36
tấm đắp, tấm thảm…, đây cũng là một trong những nghề truyền thống tạo được
nhiều công ăn việc làm cho người dân tại bản địa tại huyện Buôn Đôn.
+ Nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng: Nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng
thành voi nhà đã từng tồn tại ở Buôn Đôn hơn 100 năm là của người Mnông gốc
Lào, thiên di từ Lào sang vùng Buôn Đôn. Sau này được các tộc người Êđê, Jrai,
Mnông và Lào phát triển mạnh và duy trì cho đến ngày hôm nay.
- Kiến trúc, điêu khắc
+ Nhà dài: Khu du lịch thác Bảy Nhánh, buôn Niêng I của xã Ea Nuôl, buôn Trí,
buôn Yang Lành, buôn Hwa và gần đây nhất là hai buôn Tul A, Tul B (xã Ea Wer),
buôn Ko Dung (xã Ea Nôul) mới được sở văn hóa thể thao và du lịch huyện Đăk
Lăk khảo sát để xây dựng tuyến du lịch cộng đồng vẫn còn giữ được tính nguyên
gốc về kiến trúc, chất liệu, qui mô (dài đến vài chục mét) và đặc biệt, trong nhà
trưng bày nhiều hiện vật dân tộc học như ghế kpan, cây nêu, ché rượu cần…
+ Tượng nhà mồ: Tượng mồ được đẽo gọt thô sơ bằng những nhát rìu thô ráp mộc
mạc, các nét vạch ngang, vạch chéo sơ lược. Với dụng cụ đơn giản là chiếc rìu và
cây chà gạc, từ thân gỗ tròn, nghệ nhân chỉ cần phác hoạ một vài chi tiết là bức
tượng bỗng trở nên sống động, có hồn bằng những mảng khối được nhấn mạnh.
Khác với tượng của người Việt, của người Khmer là những bức tượng linh thiêng,
đặc biệt trang trọng khi đặt ở nơi thờ cúng, tượng mồ Tây Nguyên ra đời từ thiên
nhiên, được đặt trong khung cảnh thiên nhiên, sống với thiên nhiên rồi hoà tan vào
thiên nhiên cùng với thời gian nhưng rất gần gũi với cuộc sống quen thuộc hàng
ngày của buôn làng như: tượng người ôm mặt ở các góc, tượng nam nữ có tính phồn
thực, tượng con gái chia cơm lam, tượng người đánh trống, tượng chó cõng khỉ...
- Ẩm thực: Sản phẩm địa phương và đặc sản địa phương rất đặc trưng của người
Tây Nguyên như: thịt rừng nướng, gà nướng Bản Đôn, cơm lam, các món ăn từ các
loài cá sông đặc sản như cá lăng, cá mõm trâu với rượu cần, rượu AmaKông, cà phê
chồn do chính những người dân bản địa sản xuất cũng chính là những tiềm năng lớn
để phát triển du lịch cộng đồng tại Buôn Đôn.
37
2.2.3. Lễ hội voi Buôn Đôn
Hội đua voi và liên hoan cồng chiêng là những cuộc trình diễn, giới thiệu
văn hóa truyền thống ấn tượng nhất của cư dân Tây Nguyên, là sinh hoạt lễ hội
được tổ chức vào tháng 3 hàng năm ở Bản Đôn. Trong lễ hội du khách có thể xem
các cuộc tranh tài của voi từ đá bóng, chạy đua đến bơi vượt sông... Đây là một lễ
hội cuốn hút nhiều du khách đến với Bản Đôn – Đắk Lắk.
2.2.4. Hệ sinh thái rừng Yokdon
Tài nguyên rừng trong khu vực khá phong phú, chủ yếu là rừng khộp với các
kiểu trạng thái và tổ hợp khác nhau, đã tạo nên nhiều sinh thái cảnh quan đặc trưng
cho kiểu rừng lá rộng, họ dầu rụng lá theo mùa. Các diện tích rừng này đã góp phần
không nhỏ trong việc giữ và điều tiết nguồn nước, hạn chế xói mòn và rửa trôi đất,
đặc biệt là sinh cảnh thích hợp của thú lớn, trong đó có Voi rừng. Trong huyện có
Vườn Quốc gia Yok Đôn lớn nhất nước với diện tích 115.500ha nơi bảo tồn Voi
châu Á và hệ sinh thái rừng Khộp độc nhất vô nhị mang tính đặc trưng của rừng
nhiệt đới Đông Nam Á. Rừng nguyên sinh chiếm trên 90% diện tích toàn vườn. Chủ
yếu là các cánh rừng ẩm xanh tươi và rừng bụi với nhiều loại cây gỗ quý như giáng
hương, cà te, cẩm lai, trắc, gỗ đỏ, sao lá tím… Nơi đây cũng tập hợp nhiều loài hoa
quý hiếm, chỉ riêng hoa phong lan đã có trên 23 loài với đủ màu sắc.
Theo tài liệu của dự án PARC tại VQG Yok Đôn thì khu hệ động vật hoang
dã của vùng rất đa dạng. Khảo sát cơ bản trong năm 2002-2003, cho thấy có rất
nhiều loài được liệt kê trong Sách đỏ Việt Nam cũng như Sách đỏ của Châu Á và
thế giới. Tại các khu vực rừng của huyện Buôn Đôn trước đây đã có sự hiện diện
của các loài Bò xám (Bos sauveli), Trâu rừng (Bubalus arnee) và Hươu cà tong
(Cervus eldi). Những loài này hầu như đã bị biến mất trong khu vực. Tuy nhiên,
hiện nay vẫn còn hiện diện số lượng lớn Bò rừng, Bò tót, ba loài rái cá và các loài
thú có vú quan trọng khác. Đây là vùng phân bố Voi rừng còn lại duy nhất ở tỉnh
Đăk Lăk.
38
2.2.5. Cảnh quan thác nước
Hệ thống thuỷ văn trong khu vực khá phong phú, nhưng điểm hạn chế là
phần lớn các con suối, thác đều khô cạn vào mùa khô, ngoại trừ sông Sêrêpok.
+ Sông Serepôk: Serepôk (hay Srêpôk), tên gọi trong tiếng Campuchia là Tongle
Xrepok, là dòng sông lớn nhất trong hệ thống sông ngòi ở Đắk Lắk dài 406 km.
Đây là một chi lưu quan trọng của sông Mê Kông. Đoạn chảy trên địa phận Đăk
Lăk còn được gọi là sông Đăk Krông
+ Thác Bảy nhánh: Thác Bảy Nhánh thuộc buôn N’DRêch, xã Ea Huar, huyện
Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk, cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 35km về hướng
tây bắc. Dòng Sêrêpôk chảy về đây gặp một ghềnh đá lớn chia làm 7 dòng sông nhỏ
chảy qua các tảng đá tạo thành 6 hòn đảo giữa các nhánh sông, vì vậy gọi là thác
Bảy Nhánh.
+ Hồ Đức Minh: Hồ Đăk Mil- theo cách gọi bằng tiếng Ê Đê, hay hồ Đức Minhtheo cách gọi bằng tiếng Việt, là một hồ nhân tạo được tạo nên từ một công trình
thủy lợi chặn dòng suối Đắk Man, tỉnh Đắk Lắk. Hồ Đăk Mil nằm cách Bản Đôn cũ
chừng 5km về hướng Ea Súp thuộc địa bàn xã Krông na, huyện Buôn Đôn. Diện
tích mặt hồ gần 200ha, độ sâu 15m, là nguồn cung cấp cá tôm và nước tưới trong
vùng. Núi Chư Ké và Chư Min bao bọc ba mặt hồ.
2.3. Thực trạng hoạt động du lịch cộng đồng tại huyện Buôn Đôn
2.3.1. Thực trạng hoạt động du lịch tại Huyện Buôn Đôn
2.3.1.1.
Thực trạng du khách
Du khách đến Khu du lịch Buôn Đôn hằng năm tập trung vào tháng 1, 2, 4,
5, 6, 7, 8 với tỷ lệ khách chênh lệch cao: Khách nội địa chiếm 99,95%, khách nước
ngoài chiếm 0,05% (năm 2011). Thời gian lưu khách ở khu du lịch thấp, cao nhất là
3 ngày. Trong đó, chủ yếu là người Việt Nam, khách quốc tịch nước ngoài hầu như
không qua đêm tại Buôn Đôn.
Bảng 2.2: Số khách đến du lịch trên địa bàn huyện Buôn Đôn
Số khách/ năm
* Số khách đến (Người)
+ Người Việt Nam.
2008
120.524
120.294
39
2009
120.000
119.715
2010
147.000
146.750
2011
222.800
222.700
+ Người nước ngoài
230
285
250
100
* Số khách lưu trú (Người)
+ Người Việt Nam.
9.875
9.500
10.000
15.000
+ Người nước ngoài
* Số ngày khách lưu trú (ngày)
+ Người Việt Nam.
1.253
1.352
1.645
2.400
+ Người nước ngoài
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Buôn Đôn năm 2011
2.3.1.2.
Thực trạng doanh thu
Năm 2011 ngành du lịch Buôn Đôn đã có những bước phát triển mới, với
doanh thu và lượng khách đến với Buôn Đôn ngày một tăng, góp phần tích cực vào
sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Tuy nhiên, so với tiềm năng du lịch lớn thì
doanh thu từ hoạt động du lịch mang lại cho huyện Buôn Đôn còn hạn chế. Ngay cả
ở những trung tâm du lịch lớn của Buôn Đôn như khu du lịch sinh thái Buôn Đôn
theo kết quả khảo sát cho thấy số tiền khách tiêu dùng cho hoạt động mua sắm, ăn
uống, vui chơi giải trí (ngoài chương trình tour) khá khiêm tốn khoảng 100 200.000 đồng/ngày/người.
Bảng 2.3: Doanh thu du lịch trên địa bàn huyện Buôn Đôn
Đơn vị: Triệu đồng
Loại doanh thu
2008
2009
2010
2011
Doanh thu dịch vụ (Thuê phòng, lữ 1.707
2.188
2.464
4.400
hành, vận chuyển khách, thu khác.)
Doanh thu bán hàng hóa
4.653
5.387
7.213
7.436
Doanh thu ăn uống
4.095
4.875
5.281
5.539
Doanh thu khác
45
50
42
25
Tổng cộng
10.500
12.500
15.000
17.400
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Buôn Đôn năm 2011
2.3.1.3. Về cơ sở hạ tầng và cở sở vật chất – kỹ thuật phục vụ du lịch
* Giao thông vận tải
- Đường bộ: Đăk Lăk là trung tâm của Tây Nguyên với mạng lưới đường bộ rất
phát triển, các quốc lộ 14, 26, 27 nối Đăk Lăk với các tỉnh Tây Nguyên, các tỉnh
duyên hải miền Trung, miền Đông Nam bộ.
- Đường hàng không: Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) đã
có đường bay trực tiếp từ Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM đến Buôn Mê Thuột hàng
40
ngày và hàng tuần. Bên cạnh đó, hãng hàng không Air Mekong triển khai đường
bay mới từ Buôn Ma Thuột đến 2 hòn đảo Phú Quốc và Côn Đảo.
Mặc dù, huyện Buôn Đôn đã chú trọng đầu tư phát triển hệ thống giao thông
nông thôn trong ở các xã đã được xây dựng và bảo dưỡng hàng năm. Trục giao
thông liên xã thường là đường cấp phối, đường liên thôn được mở rộng đáp ứng
được nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa… Song, nhiều tuyến đường vào Buôn
và các điểm du lịch vẫn còn đường đất, chưa có hệ thống đèn đường chiếu sáng.
Riêng tỉnh lộ 1 đoạn từ huyện Buôn Đôn đến trung tâm huyện Ea Soup đang bị
xuống cấp nghiêm trọng cần thiết phải sửa chữa, nâng cấp. Các mối liên hệ kinh tế
trong nước và quốc tế chủ yếu trông cậy vào đường ô tô, mạng lưới đường sắt chưa
có, đường sông khó có khả năng phát triển do địa hình đồi núi. Trong khi đó đường
hàng không chỉ có duy nhất sân bay Buôn Mê Thuột.
* Cơ sở lưu trú và các hãng kinh doanh du lịch trên địa bàn
Tính đến cuối năm 2011 toàn tỉnh Đăk Lăk có 149 cơ sở lưu trú du lịch (Bao
gồm 53 khách sạn, 96 nhà nghỉ và nhà khách với tổng số 2.730 buồng) và16 doanh
nghiệp kinh doanh lữ hành. Trong đó có 5 doanh nghiệp lữ hành quốc tế và 11
doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa trên địa bàn tỉnh. (Nguồn: Sở văn hóa thể
thao và du lịch Đăk Lăk năm 2011)
Riêng trên địa bàn Buôn Đôn, cơ sở lưu trú ở huyện Buôn Đôn còn thiếu và
kém về chất lượng, chưa có khách sạn đạt tiêu chuẩn về chất lượng. Số lượng cơ sở
kinh doanh lưu trú, du lịch hàng năm tăng chậm không đáp ứng đủ nhu cầu của du
khách. Theo kết quả phỏng vấn hàng năm số cơ sở kinh doanh lưu trú chỉ đáp ứng
khoảng 60% nhu cầu của du khách vào những mùa cao điểm.
Bảng 2.4: Số cơ sở kinh doanh thương mại, du lịch và khách sạn nhà hàng trên địa
bàn huyện Buôn Đôn. (Phân theo ngành)
Đơn vị: Cơ sở
Ngành
Thương mại
Du lịch – dịch vụ
Khách sạn nhà hàng
Tổng cộng
2008
2009
2010
2011
1.077
1.024
996
1.120
187
196
253
272
124
153
190
190
1.388
1.373
1.439
1.582
Nguồn: Niên giám huyện Buôn Đôn năm 2011
41
* Điện, nước, thông tin liên lạc
- Điện, nước: Đến nay, hầu hết các hộ dân ở các xã đều được mắc điện lưới quốc
gia phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt. Hệ thống xử lý và cấp nước về cơ bản đã đáp
ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân địa phương. Tuy nhiên, một số xã thuộc vùng
sâu, vùng sa vẫn trong tình trạng thiếu nước sinh hoạt như buôn Knia 1, Knia 2,
Knia 3 và Knia 4, xã Ea Bar, buôn Niêng 3, xã Ea Nuôl và buôn Jang Pông, xã Ea
Huar
- Thông tin liên lạc: Các xã thuộc các huyện đều có bưu điện văn hoá xã và máy
tiếp sóng, mặc dù cho đến nay việc tiếp sóng còn hạn chế về chất lượng, thời lượng
nhưng bước đầu đã đáp ứng được phần nào nhu cầu của nhân dân và khách du lịch.
Một số điểm du lịch đã lắp đặt hệ thống điện thoại cố định và đường truyền Internet
tốc độ cao.
2.3.1.4
Về xúc tiến, quảng bá du lịch
UBND và sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Đăk Lăk đã tiến hành nhiều
hoạt động nhằm xúc tiến, quảng bá du lịch Buôn Đôn nói riêng và du lịch Đăk Lăk
nói chung đến du khách trong và ngoài nước. Các hoạt đông tiêu biểu như tổ chức
các Lễ hội truyền thống hàng năm như: Lễ hội đâm trâu, hội đua voi, lễ hội cồng
chiêng, ngày hội văn hóa, thể thao, du lịch các dân tộc khu vực Tây Nguyên…
Ngoài ra, tỉnh đăng còn cai tổ chức nhiều hoạt động như Lễ hội Cà phê
Buôn Ma Thuột, giải bóng chuyền nữ quốc tế VTV Sun Group Cúp và các hội nghị
do sở, ngành trên địa bản tỉnh đăng cai tổ chức... nên đã thu hút được một lượng rất
lớn du khách đến Đắk Lắk nói chung và Buôn Đôn nói riêng tham quan và vui chơi
đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch nơi đây phát triển.
Hoạt động tuyên truyền quảng bá được tích cực thực hiện dưới nhiều hình
thức và phương tiện truyền thông khác nhau như: quảng bá trên Wedsite, hệ thống
panô áp phích, các chương trình giới thiệu về du lịch Buôn Đôn thông qua các lễ
hội, các sự kiện quan trọng.
42