1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Công nghệ thông tin >

Chương 2. NHU CẦU PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG CĐSP HƯNG YÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 71 trang )


29



người. Dạy học là một bộ phận của giáo dục – đó là quá trình tác động qua lại giữa giáo

viên và nhằm truyền thụ và lĩnh hội những tri thức khoa học, những kỹ năng và kỹ xảo

hoạt động nhận thức thực tiễn, để trên cơ sở đó, hình thành thế giới quan, phát triển năng

lực sáng tạo và xây dựng các phẩm chất nhân cách theo mục đích giáo dục.

Giáo dục và dạy học là hiện tượng xã hội đặc trưng của xã hội loài người. Giáo

dục nảy sinh cùng với xã hội loài người, trở thành một chức năng sinh hoạt không thể

thiếu được và không bao giờ mất đi ở mọi giai đoạn phát triển của xã hội. Giáo dục là

một bộ phận của quá trình tái sản xuất mở rộng sức lao động xã hội, một trong những

nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy xã hội phát triển về mọi mặt. Giáo dục mang tính lịch

sử cụ thể, tính chất, mục đích, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp và tổ chức giáo dục

biến đổi theo các giai đoạn phát triển của xã hội, theo các chế độ chính trị - kinh tế của

xã hội. Do đó, trình độ khoa học công nghệ, đặc biệt là CNTT, phát triển buộc giáo

dục cần được cải tổ để có thể tạo ra và tái tạo lại sức lao động xã hội mới nhằm tạo

động lực mọi cho tiến bộ xã hội trên nhiều lĩnh vực.

Ứng dụng ICT vào hoạt động dạy học nhằm giúp trang bị cho người học những

tri thức; kỹ năng, kỹ xảo; nhân sinh quan và các phương pháp giải quyết vấn đề. Trên

nền tảng ấy, cá nhân có khả năng gia nhập vào cuộc sống xã hội một cách có hiệu quả,

góp phần phát triển kinh tế - xã hội và bản sắc văn hoá dân tộc. Ứng dụng CNTT trong

giáo dục không chỉ đơn thuần là đưa CNTT vào dạy học trong nhà trường như là một

môn học hay như là phương tiện dạy học. Trong lịch sử phát triển của mình, việc ứng

dụng ICT trong giáo dục cũng đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển [3].

Ngày nay, vấn đề ứng dụng ICT đã được hầu hết các nước trên thế giới quan tâm

và đã trở nên một vấn đề toàn cầu. Hội nghị Bộ trưởng giáo dục các nước thành viên của

tổ chức diễn đàn hợp tác kinh tế các nước Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 2

ngày 07 tháng 4 năm 2000 về “Giáo dục trong xã hội học tập ở thế kỷ XXI” xác nhận

tầm quan trọng của ICT trong xã hội học tập. Tại diễn đàn này các Bộ trưởng đã khẳng

định tiềm năng rộng lớn của ICT trong việc chuẩn bị tương lai cho HSSV cũng như

cung cấp cơ hội học tiếp cho người lớn tuổi. ICT mang đến sự đổi mới về cách học cho

mọi cấp học. ICT cũng tạo điều kiện cho việc hợp tác nghiên cứu khoa học và học từ xa.

Các Bộ trưởng nhấn mạnh phương châm “Giáo dục không biên giới ” giữa các thành

viên APEC. ICT trong giáo dục sẽ là giải pháp chiến lược nhằm đáp ứng nhu cầu của

nền kinh tế dựa trên tri thức. Trong dạy và học thì CNTT có các chức năng sau [3]:

 CNTT là đối tượng học tập – giảng dạy

 CNTT là công cụ học tập

 CNTT là một người hướng dẫn

 CNTT là một phương tiện mở

 CNTT là phương tiện truyền thông



30



Tóm lại, không thể phủ nhận được vai trò và tầm quan trọng của việc sử dụng

CNTT trong giáo dục. CNTT có một vai trò vô cùng to lớn trong công tác giáo dục

ngày nay. Nếu không có CNTT thì hoạt động giáo dục sẽ không theo kịp sự phát triển

của xã hội và sẽ không đáp ứng được mục tiêu giáo dục lớn nhất là “đáp ứng theo nhu

cầu của xã hội” những công dân “vừa hồng lại vừa chuyên”.



2.1.2. Vai trò của CNTT trong công tác quản lí đào tạo

Tại hội thảo “Tăng cường năng lực ứng dụng CNTT trong đào tạo và nghiên cứu

khoa học” khối các trường đại học, cao đẳng đã diễn ra tại Hội trường Khu Công nghệ

phần mềm ĐHQG-HCM ngày 26-5-2009, các đại biểu đã được nghe một số báo cáo

chia sẻ những kinh nghiệm trong việc tuyên truyền, động viên, khuyến khích đội ngũ

cán bộ, giảng viên khắc phục khó khăn vươn lên làm chủ việc ứng dụng CNTT vào

quá trình giảng dạy và nghiên cứu khoa học, công tác quản lý, giảng dạy, nâng cao

chất lượng đào tạo. Các báo cáo và ý kiến của các đại biểu tham dự đều nhất trí đánh

giá về thực trạng ứng dụng CNTT trong thời gian gần đây vào quản lý đào tạo, giảng

dạy, nghiên cứu khoa học đã được đẩy mạnh, hiệu quả ngày càng cao, góp phần vào

việc nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo, giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên

vẫn còn những bất cập hạn chế, đó là: Quản lý giáo dục đại học chưa theo kịp với sự

phát triển của giáo dục đại học [21].

Chất lượng đào tạo là vấn đề quan trọng hàng đầu của mỗi trường. Công tác quản

lí đào tạo góp phần không nhỏ vào việc đảm bảo chất lượng đào tạo. Công việc quản

lý đào tạo từ việc lên chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh cho từng ngành nghề đào tạo của

trường đến việc thu nhận hồ sơ dự tuyển của thí sinh, tổ chức tuyển sinh, quản lý, đánh

giá kết quả học tập rèn luyện của HSSV và nhận những phản hồi của xã hội về chất

lượng của HSSV khi tốt nghiệp ra trường… Đó là một khối lượng công việc lớn, đòi

hỏi sự nhanh chóng và chính xác.

Trong các trường chuyên nghiệp, CNTT có vai trò rất lớn đối với hai công tác

chính trong công tác quản lý đào tạo là công tác tuyển sinh, công tác tổ chức quản lý

đào tạo.



2.1.2.1. Vai trò của CNTT trong công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng

Công tác tuyển sinh không những là việc làm quan trọng của mỗi trường mà còn

việc được cả xã hội quan tâm. Với tính chất quan trọng và nhạy cảm như vậy, công tác

tuyển sinh luôn được sự chỉ đạo, giám sát chặt chẽ của Bộ Giáo dục – Đào tạo. Để

thuận lợi cho công tác tuyển sinh, đảm bảo nhanh chóng, chính xác và quản lý thống

nhất, hàng năm, Bộ Giáo dục – Đào tạo ban hành và phát phần mềm tuyển sinh đại

học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp cho các trường chuyên nghiệp. Phần mềm

tuyển sinh do Bộ Giáo dục – Đào tạo ban hành đã đáp ứng được tất cả các nghiệp vụ

của công tác tuyển sinh: nhận hồ sơ dự tuyển, dự thi, tổ chức thi, xét tuyển, gọi thí sinh



31



trúng tuyển, in danh sách thí sinh trúng tuyển và nhập học. Sau đây là một số chức

năng chính trong phần mềm tuyển sinh đại học do Bộ Giáo dục – Đào tạo ban hành.



Hình 2.1 Giao diện chức năng Nhập hô sơ đăng ký dự thi



trong phần mềm tuyển sinh đại học cao đẳng



Hình 2.2 Giao diện chức năng Tổ chức thi

trong phần mềm tuyển sinh đại học cao đẳng



32



Hình 2.3 Giao diện chức năng Nhập kết quả thi

trong phần mềm tuyển sinh đại học cao đẳng



Hình 2.4 Giao diện chức năng Xét tuyển

trong phần mềm tuyển sinh đại học cao đẳng



33



Hình 2.5 Giao diện chức năng In giấy báo nhập học

trong phần mềm tuyển sinh đại học cao đẳng



2.1.2.2. Vai trò của CNTT trong công tác tổ chức quản lý đào tạo

Công tác quản lý đào tạo bao gồm các việc: lập thời khoá biểu, quản lý giờ dạy,

ra đề thi, tổ chức thi, chấm thi, nhập điểm, tổng hợp điểm, in các bảng điểm, đánh giá

kết quả học tập rèn luyện của HSSV, … Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều phần

mềm hỗ trợ cho các công việc này. Mỗi phần mềm có đặc thù riêng, đáp ứng được

những yêu cầu đặc thù của từng trường và đều bám sát các qui chế về tổ chức đào tạo,

kiểm tra, thi và công nhận tốt nghiệp các do Bộ Giáo dục – Đào tạo banh hành. Tuỳ

theo nhu cầu và điều kiện của mỗi trường mà lựa chọn các phần mềm phù hợp cho

công việc. Sau đây là một số chức năng chính trong phần mềm quản lý đào tạo mà

trường CĐSP Hưng Yên đang tiếp cận.



34



Hình 2.6 Giao diện chính mô đun Quản lý sinh viên



Hình 2.7 Giao diện chức năng Tạo lập chương trình khung



35



Hình 2.8 Màn hình chính mô đun Quản lý điểm



Trong quản lí đào tạo thì việc ứng dụng CNTT để phân tích dữ liệu đào tạo

nhằm hỗ trợ ra quyết định quản lí đào tạo.

Với quá trình quản lý đào tạo, thì việc nghiên cứu dữ liệu tuyển sinh và dữ liệu

về kết quả học tập của HSSV sẽ hỗ trợ giúp cho các nhà quản lý đưa ra những quyết

định điều chỉnh phù hợp. Đối tượng trúng tuyển của trường CĐSP Hưng Yên đa dạng,

phần nhiều là nữ, ngoài ra còn có các đối tượng chính sách,… Do đó, dựa trên kết quả

học tập của HSSV, các nhà quản lý cần tìm hiểu mối quan hệ với đặc điểm của các đối

tượng trúng tuyển. Để các nhà quản lý có những nhận định tổng quan về vấn đề này,

cần có hệ thống tìm ra các tập luật liên quan bằng cách sử dụng các luật kết hợp.

Chẳng hạn, chúng ta sử dụng các thông tin như: tuổi, giới tính, khu vực ưu tiên, điểm

thi đầu vào… để dự đoán kết quả học tập của HSSV đạt loại gì (khá, trung bình.

Chẳng hạn, HSSV là nữ thì thường có kết quả học tập cao…

Hơn nữa, dựa trên kết quả học tập của HSSV cũng hỗ trợ cho HSSV lựa chọn

môn học. Chẳng hạn, từ việc tìm ra luật liên quan giữa các môn học mà HSSV đã học

tốt, ví dụ: nếu HSSV học môn Cơ sở dữ liệu ở kỳ trước tốt thì học môn Phân tích hệ

thống ở kỳ sau cũng tốt… giúp HSSV lựa chọn các môn học tiếp dựa theo kết quả học

tập của mình. Tương tự, tìm ra các luật liên quan giữa các môn học mà HSSV đã học

chưa đạt, ví dụ: nếu HSSV học môn Cơ sở dữ liệu ở kỳ trước chưa đạt thì môn học

Phân tích hệ thống ở kỳ sau cũng chưa đạt… giúp HSSV có nên lựa chọn môn học tiếp

theo hay không.

Ngoài ra, hệ thống phân tích dữ liệu đào tạo còn giúp cho các nhà quản lý phát

hiện ra các dấu hiệu bất thường để có những biện pháp xử lý kịp thời.



36



2.2. Nhu cầu ứng dụng CNTT tại trƣờng CĐSP Hƣng Yên

2.2.1. Thực trạng ứng dụng CNTT của trƣờng CĐSP Hƣng Yên

Trường CĐSP Hưng Yên là trường chuyên đào tạo giáo viên Mầm non, Tiểu

học, Trung học cơ sở cho tỉnh Hưng Yên. Vì vậy, Nhà trường xác định công tác dạy và

học là công tác trọng tâm.

Được sự quan tâm của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hưng Yên

và các sở ngành có liên quan, trường CĐSP Hưng Yên vài năm gần đây đã được đầu

tư nhiều về cơ sở vật chất của trường nói chung và hạ tầng về CNTT nói riêng.

Để phục vụ công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu của giáo viên và HSSV, Nhà

trường trang bị 03 phòng máy với 150 máy tính và một phòng máy chuyên dụng. Các

phòng máy đều được trang bị các máy tính có cấu hình cao và các thiết bị đi kèm hiện

đại như máy chiếu, hệ thống loa, míc…. Đồng thời, các máy tính đều được nối mạng

Internet, cài các phần mềm hỗ trợ nhằm giúp giáo viên và HSSV có thể nghiên cứu,

giảng dạy, học tập và tìm tài liệu nhanh chóng và chính xác. Mỗi phòng máy đều có

cán bộ kỹ thuật quản lý, tư vấn, bảo trì và mở cửa từ 07h đến 20h các ngày làm việc

trong tuần. Các phòng máy này phục vụ những giờ thực hành, các tiết dạy theo

phương pháp mới, bài giảng cần sự trợ giúp của CNTT để mô phỏng, làm cho bài

giảng thêm trực quan sinh động. Phòng máy cũng là nơi để cán bộ, giáo viên và HSSV

trong trường tự học tập, nghiên cứu, tìm kiếm tài liệu trên Internet. Cùng với phòng

máy hiện đại là một thư viện điện tử luôn được cập nhật những đầu sách mới, được kết

nối với các thư viện điện tử của các trường khác.

Không chỉ có vậy, tất cả các khoa, tổ trong trường đều được trang bị đầy đủ máy

tính, các máy đều được nối mạng LAN, mạng Internet và được cài đặt các phần mềm

chuyên dụng hỗ trợ cho việc quản lý và công tác chuyên môn. Đồng thời, Nhà trường

còn bỏ ra một khoản kinh phí lớn để trang bị hệ thống máy chiếu hiện đại cho các

khoa, tổ chuyên môn nhằm tin học hoá giảng dạy. Do đó, hầu như các giảng viên, giáo

viên ở các khoa, tổ đều đã và đang học tập, nghiên cứu và xây dựng giáo án điện tử và

sử dụng giáo án điện tử ở các bộ môn mình giảng dạy kết hợp với những phần mềm

chuyên dụng để làm cho bài giảngg ngày càng hấp dẫn và có sự sáng tạo cao. Cùng

với việc trang bị hệ thống thiết bị công nghệ thì Nhà trường còn tổ chức những đợt bổ

túc tin học cho giáo viên toàn trường nhằm trang bị cho giáo viên các kiến thức, kĩ

năng và mở rộng, nâng cao trình độ tin học của đội ngũ giảng viên Nhà trường. Chính

vì thế mà mấy năm gần đây việc dạy và học của trường đã có những khởi sắc với xu

hướng tin học hoá rất nhanh và chất lượng giảng dạy ngày một nâng cao tạo ra hứng

thú học tập cho HSSV.

Tất cả các phòng ban đều được trang bị hệ thống máy vi tính, máy in, các thiết bị

điện tử và phần mềm chuyên dụng liên quan đến chức năng đặc thù của từng phòng

ban. Chẳng hạn như phòng Kế hoạch – Tài chính đã được Nhà trường trang bị cho



37



phần mềm kế toán chuyên dụng. Hay phòng tổ chức và công tác Tổ chức được trang bị

phần mềm quản lí nhân sự…

Đặc biệt, cùng với xu hướng tin học hoá học đường của cả nước và đổi mới

phương pháp, hình thức thi cử lấy trắc nghiệm làm hình thức thi chủ yếu thì năm 2008

trường CĐSP Hưng Yên đã đầu tư hơn 50 triệu đồng để trang bị hệ thống máy và phần

mềm chấm thi trắc nghiệm giao cho phòng đào tạo quản lí và sử dụng. Bên cạnh đó,

phòng Đào tạo còn được Nhà trường quan tâm giao cho nhiệm vụ hợp tác với Viện

Toán học - Viện khoa học và công nghệ Việt Nam để xây dựng phần mềm quản lí đào

tạo chuyên dụng cho phòng nhằm tin học hoá công tác quản lí đào tạo.

Hoạt động trọng tâm của mỗi trường học là hoạt động dạy và học. Công tác quản

lý đào tạo bao gồm lên kế hoạch, kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy và học. Sau khi

nghiên cứu quy trình quản lý đào tạo tại trường CĐSP Hưng Yên, tác giả đưa sơ đồ

luồng dữ liệu phản ánh hoạt động quản lý đào tạo của trường CĐSP Hưng Yên như

Hình 2.9 (a,b,c). Phòng Đào tạo có vai trò trung tâm trong hoạt động quả lý đào tạo

của Nhà trường.

Hàng năm, kết thúc công tác tuyển sinh, phòng Đào tạo tập hợp và báo cáo kết

quả tuyển lên Ban Giám hiệu Nhà trường và gửi cho các khoa tổ chuyên môn liên

quan danh sách thí sinh trúng và nhập học của từng ngành học.

Đối với việc tổ chức thi, đánh giá chất lượng sinh viên, phòng Đào tạo lên lịch

thi và tổ chức thi các môn chung (các môn học được tất cả sinh viên học). Khi có kết

quả đánh giá, phòng Đào tạo gửi kết quả đó cho các khoa tổ chuyên môn trong trường.

Các khoa tổ chức thi và đánh giá chất lượng các môn riêng và gửi kết quả đánh giá lên

phòng Đào tạo. Phòng Đào tạo tổng hợp các kết quả đánh giá, báo cáo kết quả đánh

giá với Ban Giám hiệu và gửi kết quả đánh giá cho các khoa tổ chuyên môn trong

trường.



38



(a)



39



(b)



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

×