1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Công nghệ thông tin >

1 Tổng quan về SAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.92 MB, 94 trang )


13



Hình 1.1 Bus kết nối SCSI song song

Với khả năng làm việc khá ổn định, tốc độ kết nối cao, và khả năng cho phép

người quản trị kết nối các thiết bị lưu trữ trong và ngoài một cách đơn giản. SCSI song

song đã đáp ứng được yêu cầu của thị trường trong những năm 1980. Tuy nhiên khi

dung lượng hệ thống lưu trữ ngày một lớn hơn, máy chủ có tốc độ xử lý ngày càng

nhanh hơn thì một vấn đề nảy sinh là các thiết bị lưu trữ ngoài (external storage device)

bắt đầu lớn lên. Các thiết bị lưu trữ dựa trên SCSI ngày càng yêu cầu tăng thêm dung

lượng. Khoảng cách giữa máy chủ với thiết bị lưu trữ cũng đòi hỏi ngày một xa hơn.

Tốc độ truy cập vào ra (I/O rate) cũng phải tăng lên. Để đáp ứng một phần các yêu cầu

này một số biến thể (variant) của chuẩn SCSI được phát minh để hỗ trợ khoảng cách

giữa máy chủ và thiết bị lưu trữ xa hơn. Tuy nhiên yêu cầu về tốc độ truyền dẫn luôn

gặp khó khăn với giao tiếp SCSI song song, để đáp ứng đầy đủ các yêu cầu này các

giải pháp dần dần được phát triển. Một trong hướng phát triển là xây dựng thiết bị lưu

trữ truyền dữ liệu nối tiếp với bộ truyền nhận tốc độ cao, kháng nhiễu, đơn giản trong

ghép nối, nhiều công ty đã tiến hành thí nghiệm việc truyền dẫn nối tiếp trên các môi

trường khác nhau và đã có nhiều mạch tốc độ cao cho phép tốc độ truyền dẫn lên đến

100Mbit/giây ra đời [1].

Công nghệ kênh quang được sử dụng lần đầu tiên vào kết nối thiết bị lưu trữ chỉ để

giải quyết việc tăng khoảng cách, đơn giản việc nối cáp. Việc tăng khoảng cách truyền

này đã căn bản thay thế các thiết bị sử dụng kết nối SCSI cũ bằng kênh truyền nối tiếp

quang tốc độ cao.



14



Hình 1.2 Sử dụng kênh quang để tăng khoảng cách



Kết nối kênh quang cung cấp các giao diện kết nối có tốc độ cao hơn, đơn giản về

việc đấu nối (cabling), có thể đấu nối server với các thiết bị lưu trữ ở xa đến 10km

hoặc 30km khi có hỗ trợ của thiết bị mở rộng.

Các thiết bị lưu trữ kênh quang ban đầu sử dụng giao thức Fibre Channel

Arbitrated Loop (FC-AL). Giao thức này cho phép các đĩa trong cùng một vòng tự

thỏa thuận địa chỉ với nhau trước khi trao đổi dữ liệu trên vòng kết nối. (Hình 1.3).

FC-AL giúp việc gắn nối, mở rộng các thiết bị lưu trữ trở nên đơn giản, giúp phân

cách thiết bị lưu trữ ra khỏi máy chủ. Việc ghép nối giữa máy chủ với thiết bị lưu trữ

còn linh hoạt hơn với sự trợ giúp của các thiết bị ghép nối như hub kênh quang

(Fiber- channel hub) hoặc switch kênh quang (Fiber – channel switch). Các thiết bị kết

nối làm giảm lỗi trên mạng và tăng cường tín hiệu trên đường truyền [4,5,6].



15

Hình 1.3 Vòng kết nối nhiều máy chủ với thiết bị lƣu trữ



Hình 1.4 Kết nối máy chủ với thiết bị lƣu trữ qua chuyển mạch kênh quang



Ngày nay mạng lưu trữ -SANcó cấu trúc giống như mạng máy tính. Các thiết bị cơ

sở hạ tầng bao gồm hub, switch, bridge và router cũng đóng vai trò chuyển tiếp hoặc

định hướng dữ liệu đi trên mạng. Giao diện giao tiếp giữa máy chủ với mạng lưu trữ

giờ được gọi là Host Bus Adapter- HBA[1].



16



Hình 1.5 Mô hình mạng lƣu trữ dữ liệu hiện đại



1.2 Lợi ích của lƣu trữ SAN

1.2.1 Đảm bảo tính sẵn sàng cao:

Dữ liệu số hóa, dữ liệu của các ứng dụng Internet, ngân hàng, điện lực

đều tăng theo hàm mũ với biến là thời gian. Có khá nhiều kỹ thuật cũng được

đưa ra để đáp ứng với sự gia tăng này như web caching, web load balancer,

distributed server cluster. Tuy nhiên các kỹ thuật này không thể áp dụng vào

cho các ứng dụng quan trọng như lưu trữ ảnh, email, cơ sở dữ liệu cho các ứng

dụng ngân hàng, tài chính hay thương mại điện tử. Các ứng dụng này đòi hỏi

phải đáp ứng khả năng cung cấp thông tin, giá cả trực tuyến. thông tin phải

trung thực, chính xác. Chính vì vậy độ khả dụng cao với những hệ thống này là



17



cực kỳ quan trọng, việc ngừng cung cấp dịch vụ của hệ thống trong khoảng

thời gian ngắn sẽ gây ra những tổn thất lớn lao.

Ví dụ: Với phần mềm email server nổi tiếng của microsoft là Exchange

Server, việc sử dụng lưu trữ SAN sẽ giúp cho Exchange có khả năng sử dụng

cơ sở dữ liệu có kích thước lớn, đáp ứng được sự gia tăng về số người dùng

cũng như dung lượng của từng hòm thư trong doanh nghiệp. Các lỗi tại một

điểm (single point of failure) được khắc phục bởi tính dự phòng toàn bộ của

SAN và các giải pháp Cluster ứng dụng của microsoft.

Các hệ thống có độ an toàn cao (HA- High availability) ngày này được sử dụng

phổ biến trong thiết kế đảm bảo khả năng kháng lỗi cho thiết bị lưu trữ.

Nhìn chung với tính sẵn sàng cao trong thiết bị lưu trữ, đường kết nối và

các thiết bị khác. SAN cho phép các máy chủ kết nối đến thiết bị lưu trữ bằng

nhiều đường khác nhau và cung cấp khả năng dự phòng cho từng đường, linh

hoạt, đơn gian hơn trong việc quản lý vùng lưu trữ.

1.2.2 Tập trung thiết bị lưu trữ

Dữ liệu của một hệ thống sẽ gia tăng cùng với thời gian, việc gia tăng

cũng gây khó khăn trong việc quản lý các thiết bị lưu trữ đơn lẻ được gắn cùng

server. Để quản lý được sự gia tăng vùng lưu trữ các nhà quản trị hệ thống bắt

đầu tập trung các thiết bị lưu trữ. Xu hướng sử dụng thiết bị lưu trữ lớn xuất

hiện nhiều hơn việc sử dụng các thiết bị lưu trữ cục bộ đơn lẻ.

Do các tính năng nổi bật của lưu trữ SAN các nhà quản trị hệ thống đã

nhận thấy rằng mặc dù nhu cầu của cơ quan, công ty mình hiện chưa cần

chuyển sang lưu trữ SAN nhưng cũng cho rằng việc triển khai SAN vào hệ

thống của mình là đúng lúc. Ví dụ : Web server đang thiếu vùng lưu trữ dữ

liệu trong khi một server bên cạnh – Database server lại còn trống hàng trăm

Gigabyte. Với các thiết bị lưu trữ cũ không có cách nào để giải quyết được yêu

cầu này nên nhiều trường hợp người sử dụng phải trả chi phí lớn cho việc dự

toán vùng lưu trữ không hợp lý.

1.2.3 Giảm nghẽn mạng khi sao lưu dữ liệu (backup)

Hầu hết các nhà quản trị hệ thống phải đối đầu với việc mạng tắc nghẽn

khi thực hiện sao lưu dữ liệu bởi đa số các phần mềm backup (như VERITAS



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

×