1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Luật >

Chương 3 PHUƠNG HUỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP CƠ SỞ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY (TRONG ĐÓ CÓ TỈNH HÀ NAM)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 119 trang )


đình. Giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với công bằng và

tiến bộ xã hội theo đường lối của Đảng đang là vấn đề nổi cộm hiện nay. Có

những vấn đề thuộc về cơ chế chính sách phải được giải quyết ngay từ cấp vĩ

mô, nhưng có nhiều vấn đề phải được giải quyết ngay từ cơ sở.

Quá trình công nghiệp hóa, nhất là trong bối cảnh hội nhập với thế giới,

phát triển bền vững trở nên yêu cầu bức xúc, đòi hỏi bộ máy nhà nước dành ưu

tiên cao cho việc chăm lo tới yêu cầu này, nhất là thu hẹp khoảng cách phát triển

giữa các vùng miền và tầng lớp dân cư, bảo vệ môi trường… Công nghiệp hóa

theo hướng hiện đại cũng đặt ra yêu cầu đổi mới phong cách làm việc, phương

tiện quản lý tương ứng. Song song với quá trình công nghiệp hóa là quá trình đô

thị hóa tăng tốc. Điều đó đòi hỏi chính quyền cấp cơ sở không chỉ ở các phường,

thị trấn, thị tứ mà thậm chí ở cả làng, xã cũng đang bị đô thị hóa làm quen với

phương thức quản lý đô thị đang ngày càng trở nên phổ biến.

* Yêu cầu của quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền

Việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân

và vì dân không những chỉ đòi hỏi sự thay đổi của cơ cấu tổ chức và hoạt

động của các cơ quan nhà nước ở trung ương, mà còn cả các cơ quan nhà

nước ở địa phương, trong đó có chính quyền cấp cơ sở. Nhà nước pháp quyền

đòi hỏi các chủ thể của nó phải có quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng. Trên cơ

sở đó các chủ thể phải chủ động và tự chịu trách nhiệm về mọi hành vi của

mình. Trước hết của sự đổi mới này là sự phân định rõ ràng quyền hạn, trách

nhiệm của từng cấp chính quyền địa phương, phân định giữa trung ương và

địa phương và giữa địa phương với địa phương.

Trong nhà nước pháp quyền nhân dân thực hiện quyền làm chủ của

mình thông qua việc chuyển từ hình thức dân chủ gián tiếp, dân chủ đại diện

sang dân chủ trực tiếp. Người dân trực tiếp lựa chọn và bầu ra những người và

các cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của mình. Vai trò của các cơ

quan dân cử như Hội đồng nhân dân cũng cần có sự thay đổi để đáp ứng với



71



yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền. Hơn thế nữa, trong điều kiện khoa

học công nghệ phát triển như vũ bão, nhất là công nghệ thông tin, người dân

có thể đối thoại trực tiếp với các cơ quan quản lý, có thể phản ánh mọi tâm tư

nguyện vọng và kiến nghị, đề xuất của mình qua các phương tiện thông tin đại

chúng, giao lưu trực tuyến… Trong điều kiện như vậy cần thiết phải nghiên cứu

tổ chức hợp lý các cơ quan trong bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa

phương, trong đó có chính quyền cấp cơ sở để phù hợp với điều kiện mới.

* Yêu cầu xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng

cường kỷ luật, trật tự kỷ cương xã hội ở cơ sở

Bản chất Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Điều đó

thể hiện bản chất của chế độ dân chủ, tất cả mọi quyền lực đều thuộc về nhân

dân. Quan điểm trên phải được xây dựng và thể hiện trong mối quan hệ ứng

xử giữa cơ quan công quyền với công dân ngay trên địa bàn xã, phường, thị

trấn nơi mà người dân đang làm ăn sinh sống. Việc "thực hiện tốt quy chế dân

chủ, mở rộng dân chủ trực tiếp ở cơ sở, tạo điều kiện để nhân dân tham gia

quản lý xã hội, thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng" [16, tr. 134]

là đòi hỏi chính đáng của mỗi người dân và là trách nhiệm của Đảng, Nhà

nước nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm cho khối đại đoàn

kết toàn dân thực sự là động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới của đất nước.

* Xuất phát từ chính những tồn tại, yếu kém của hệ thống chính quyền

cơ sở ở nước ta

So với chính quyền nhà nước ở trung ương, việc nghiên cứu để cải

tiến, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức chính quyền địa phương nói chung và chính

quyền cấp cơ sở nói riêng có phần ít được quan tâm bởi trong một thời gian

dài đất nước có chiến tranh, vấn đề quốc gia dân tộc được ưu tiên hàng đầu.

Chính vì vậy tổ chức và hoạt động của chính quyền cơ sở; năng lực trình độ

và phẩm chất đạo đức của cán bộ cơ sở vừa không đáp ứng được yêu cầu của

công cuộc đổi mới, vừa không đáp ứng được đòi hỏi và lòng mong đợi của



72



nhân dân. Tổ chức bộ máy cồng kềnh, chức năng, nhiệm vụ, hoạt động chồng

chéo và nhất là sự suy thoái về đạo đức, tệ quan liêu, tham nhũng của không ít

cán bộ cấp cơ sở đã đẩy chính quyền đối lập với nhân dân, nhân dân mất lòng

tin đối với chính quyền, đồng nghĩa với việc nhân dân mất niềm tin vào Nhà

nước, vào Đảng. Vì vậy, việc nghiên cứu cải cách chính quyền địa phương

nói chung, chính quyền cấp cơ sở nói riêng là một vấn đề rất cấp thiết hiện

nay và là một phần tất yếu, quan trọng của công cuộc cải cách hành chính.

* Chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước về tổ chức hợp lý

chính quyền địa phương ở nước ta

Trước tiến trình đổi mới, xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa, bộ máy nhà nước ta luôn được nghiên cứu cải

tiến, sắp xếp, tổ chức lại để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, phát huy

quyền làm chủ của nhân dân, hướng tới việc xây dựng và hoàn thiện Nhà

nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Việc nghiên cứu nhằm tổ chức hợp lý chính quyền địa phương, tìm ra sự khác

biệt giữa đô thị và nông thôn để có cách quản lý hữu hiệu hơn, phát huy các

chế định dân chủ trực tiếp ở cơ sở đã được Đảng và Nhà nước ta đặt ra từ lâu.

Tại Đại hội Đảng VII (tháng 6 năm 1991), Đảng xác định tiếp tục cải

cách bộ máy nhà nước và đề ra nhiệm vụ về sửa đổi Hiến pháp, cải tiến tổ

chức và hoạt động của Chính phủ, chính quyền địa phương.

Đặc biệt, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương

khóa IX (tháng 2/2002) về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở

cơ sở xã, phường, thị trấn đã xác định: "chính quyền phường không quản lý

toàn diện các hoạt động sản xuất, đời sống dân cư trên địa bàn như chính quyền

xã, thị trấn, song có nhiệm vụ rất quan trọng trong quản lý đô thị. Cần phân

định rõ hơn thẩm quyền, trách nhiệm và tạo điều kiện để chính quyền phường

thực hiện tốt nhiệm vụ, đặc biệt trong việc quản lý thực hiện quy hoạch, quản

lý đất đai, nhà ở, hộ tịch, vệ sinh môi trường, trật tự đô thị" [17, tr. 172].



73



Tiếp tục xu hướng đó, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ X của Đảng (năm 2006) sau khi nêu đánh giá "Mô hình tổ chức chính

quyền địa phương, nhất là tổ chức Hội đồng nhân dân, còn những điểm bất

hợp lý" đã đề ra việc phải "Điều chỉnh cơ cấu chính quyền địa phương phù

hợp với những thay đổi chức năng, nhiệm vụ. Phân biệt rõ những khác biệt

giữa chính quyền nông thôn và chính quyền đô thị để tổ chức bộ máy phù

hợp" [18, tr. 64; 254].

Gần đây vấn đề tổ chức hợp lý chính quyền địa phương được đặt ra

một cách thẳng thắn khi Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung

ương khóa X (năm 2007) đã chỉ rõ "đối với chính quyền nông thôn không tổ

chức Hội đồng nhân dân ở huyện; đối với chính quyền đô thị không tổ chức

Hội đồng nhân dân ở quận và ở phường".

Đặc biệt tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XII (tháng 11 năm 2008) đã

thông qua Nghị quyết số 26/2008/QH12 về thực hiện thí điểm không tổ chức

Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã

thông qua Nghị quyết số 724/2009/NQ-UBTVQH12 ngày 16 tháng 01 năm

2009 về danh sách huyện, quận, phường thực hiện thí điểm. Theo đó việc thí

điểm bắt đầu từ ngày 25 tháng 4 năm 2009 tại 67 huyện, 32 quận và 483

phường của 10 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Đây có thể coi là một

bước tiến đổi mới rất căn bản về tổ chức bộ máy chính quyền địa phương

trong đó có chính quyền cơ sở (phường) ở nước ta trong thời kỳ đổi mới. Đây

cũng là kết quả của sự tìm tòi nghiên cứu lựa chọn mô hình tổ chức phù hợp

với những thay đổi về vai trò, chức năng của bộ máy nhà nước nói chung, của

từng cấp chính quyền địa phương nói riêng trong thời kỳ mới.

Hà Nam là tỉnh không nằm trong diện tổ chức thí điểm đợt này, xong

những cải cách cho chính quyền địa phương nói chung, chính quyền cấp cơ sở

nói riêng ở đây cũng không là ngoại lệ.



74



3.2. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CHỦ YẾU KHI NGHIÊN CỨU ĐỔI MỚI TỔ

CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP CƠ SỞ NÓI RIÊNG, CHÍNH

QUYỀN ĐỊA PHƢƠNG NÓI CHUNG



Từ việc phân tích những căn cứ, yêu cầu của sự đổi mới tổ chức và

hoạt động của chính quyền địa phương nói chung, chính quyền cấp cơ sở nói

riêng, xuất phát từ lý luận và kinh nghiệm xây dựng chính quyền cấp cơ sở

của các nước trên thế giới, chúng ta thấy rằng không thể có một mô hình tổ

chức chính quyền cơ sở chung cho tất cả các nước, và cũng không thể có một

chính quyền cơ sở phù hợp với một quốc gia trong mọi thời kỳ phát triển của

nó, mà phải căn cứ vào mục tiêu chính trị, kinh tế - xã hội của từng thời kỳ để

tổ chức cho phù hợp. Với mục tiêu xây dựng một nhà nước pháp quyền, kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi bộ máy chính quyền phải

hoạt động có hiệu lực và hiệu quả, đáp ứng nhanh nhạy các yêu cầu mà thực

tiễn đòi hỏi. Vì vậy, để thiết kế mô hình chính quyền cơ sở phù hợp trong giai

đoạn hiện nay ở nước ta, theo chúng tôi cần quán triệt một số quan điểm chủ

yếu sau đây:

Một là, cần xuất phát từ các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo việc xây dựng

và hoàn thiện chính quyền địa phương nói chung, chính quyền cấp cơ sở nói

riêng, đã được khẳng định trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng.

Đổi mới tổ chức chính quyền địa phương trong điều kiện xây dựng

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân

và vì nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Tăng cường

sự chỉ đạo và điều hành tập trung thống nhất của trung ương, đồng thời phát

huy trách nhiệm và tính chủ động, năng động của địa phương. Phát huy dân

chủ kết hợp chặt chẽ với tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm

trên thực tế quyền làm chủ của nhân dân trong tổ chức và hoạt động của bộ

máy nhà nước.



75



Hai là, nghiên cứu đổi mới tổ chức chính quyền địa phương nói

chung, chính quyền cấp cơ sở nói riêng ở nước ta hiện nay cần phải trên cơ

sở kế thừa những kinh nghiệm lịch sử tổ chức và hoạt động của chính quyền

địa phương ở nước ta trong lịch sử, đặc biệt từ sau Cách mạng tháng Tám

năm 1945 đến nay.

Mục đích của việc nghiên cứu pháp luật về tổ chức chính quyền địa

phương nói chung, chính quyền cấp cơ sở nói riêng trong lịch sử là nhằm xác

định cho được khả năng kế thừa, bởi vì kế thừa trong pháp luật chính là trân

trọng, khai thác và phát huy những giá trị truyền thống văn hóa dân tộc. Một

hệ thống pháp luật, trong đó có pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương

có khả năng duy trì một trật tự xã hội ổn định, phát triển và tiến bộ là một hệ

thống vừa bao gồm cái truyền thống, vừa có cái mới. Cái mới chỉ có thể có

sức sống và vươn được vào tương lai khi nó là sự kết tinh tất cả những tinh

túy của truyền thống [53, tr. 415].

Khi nghiên cứu những kinh nghiệm lịch sử tổ chức và hoạt động của

chính quyền địa phương cần xem xét một cách khách quan, toàn diện, phân

tích, đánh giá đầy đủ cả những kinh nghiệm thành công, cũng như cả những

hạn chế, thậm chí sai lầm và nguyên nhân của những sai lầm, hạn chế đó để

kế thừa và phát triển những kinh nghiệm hay, tránh lặp lại những sai lầm của

quá khứ.

Ví dụ, sự khác nhau về mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở địa

bàn đô thị và địa bàn nông thôn không phải bây giờ mới được đặt ra. Sau

Cách mạng tháng Tám năm 1945, chúng ta đã phân biệt rõ sự khác nhau trong

việc quản lý và tổ chức bộ máy chính quyền ở nông thôn với quản lý và tổ

chức bộ máy chính quyền ở đô thị, nên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký ban hành

hai sắc lệnh: Sắc lệnh số 63 ngày 22/11/1945 quy định tổ chức Hội đồng nhân

dân và Ủy ban hành chính xã, huyện, tỉnh, kỳ; và Sắc lệnh số 77 ngày

21/12/1945 quy định về tổ chức chính quyền nhân dân ở các thị xã và thành



76



phố với hai mô hình khác nhau. Tiếc rằng kinh nghiệm này đã không được

chúng ta kế thừa và phát triển [28].

Hay vấn đề bầu xã trưởng: Lê Thánh Tông trong tổ chức bộ máy và

quản lý hành chính cấp xã đã thay đổi chức danh "xã quan" thành xã trưởng

và quy định tiêu chuẩn, tư cách, trách nhiệm của xã trưởng, tổ chức bầu xã

trưởng. Thời Tây Sơn cũng thiết lập chế độ bầu xã trưởng. Hình thức bầu cử

trực tiếp để chọn người đứng đầu hàng xã thực hiện từ thế kỷ XV cho chúng

ta nhiều suy nghĩ [49].

Ba là, cần nghiên cứu, tiếp thu một cách có chọn lọc kinh nghiệm tổ

chức chính quyền địa phương của các nước phù hợp với điều kiện và hoàn

cảnh cụ thể ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức bộ máy nhà nước của các nước nói

chung, tổ chức chính quyền địa phương nói riêng chính là tiếp thu tinh hoa

văn hóa của nhân loại, làm giàu cho trí tuệ và văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên

cần nghiên cứu thấu đáo, áp dụng một cách linh hoạt kinh nghiệm nước ngoài,

tránh tư tưởng, quan điểm lệch lạc và sai lầm trái với các nguyên lý cơ bản

của chủ nghĩa Mác-Lênin và các quan điểm của Đảng về bản chất và nguyên

tắc tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa của ta.

Bốn là, việc phân quyền giữa trung ương và địa phương cần được tiến

hành theo pháp luật nhằm bảo đảm một sự kiềm chế quyền lực.

Thực hiện chế độ phân quyền theo pháp luật. Đòi hỏi phân cấp thẩm

quyền ở đây là giữa trung ương và các chính quyền cơ sở. Việc thực hiện

phân công thẩm quyền theo pháp luật, tăng quyền chủ động cho Hội đồng

nhân dân cấp cơ sở là phù hợp với xu hướng "hướng về cộng đồng cơ sở"

hiện nay đang diễn ra phổ biến trên thế giới. Trung Quốc trong hai thập kỷ

qua đang chuyển đổi cơ chế áp đặt sang cơ chế dân chủ hợp tác ở cơ sở, xây

dựng thôn, xã tự quản. Ấn Độ thực hiện chủ trương phi tập trung hóa, chuyển

ngân sách, chuyển quyền quyết định nhiều việc về các hội đồng nhân dân



77



huyện, xã….Điều này có ý nghĩa khơi dậy tính chủ động tự quản, tự quyết

định đến từng cơ sở sẽ giúp khai thác hết các tiềm năng vật chất và trí tuệ của

từng người dân, từng cộng đồng cơ sở - mà tiềm năng này rất nhiều. Thực

hiện quyền công dân, dân chủ phải thật rõ ràng từ cơ sở. Từ đó xây dựng bộ

máy chính quyền bầu cán bộ lãnh đạo quản lý cơ sở theo ý kiến và quyết định

của dân. Qua đó xây dựng một xã hội công dân tích cực và tăng niềm tin

chính trị của đa số vào chế độ hiện hành [14, tr. 474].

Chủ trương chung của phân cấp giữa trung ương và địa phương là:

những việc gì, ở cấp nào có điều kiện và khả năng thực hiện tốt thì phân giao

cho đầy đủ quyền hạn và bảo đảm những điều kiện cần thiết cho cấp đó giải

quyết. Cơ quan được phân giao thẩm quyền phải chịu hoàn toàn trách nhiệm

về quyết định của mình. Cơ quan chính quyền cấp trên tăng cường kiểm tra,

giám sát, nhưng không can thiệp và không làm thay cấp dưới [14, tr. 468].

Năm là, chính quyền các cấp được tổ chức đa dạng các mô hình: Trước

hết là phải phân biệt giữa đơn vị hành chính tự nhiên (là đơn vị hành chính được

tạo thành khi có sự kết hợp giữa cộng đồng lãnh thổ và cộng đồng dân cư) và

đơn vị hành chính nhân tạo (là đơn vị được tạo thành từ một yếu tố hoặc là dân

cư hoặc là lãnh thổ), giữa các vùng đô thị với nông thôn. Và từ đó hình thành

chính quyền cấp cơ sở hoàn chỉnh trực tiếp từ nhân dân cho các đơn vị hành

chính tự nhiên mà mục tiêu của chúng là thể hiện ý chí của cộng đồng dân cư và

của cộng đồng lãnh thổ bền vững. Xã/thôn/làng/bản/ấp, thị trấn, thị xã, thành

phố, kể cả các thành phố trực thuộc trung ương đến các thành phố thuộc tỉnh là

những đơn vị hành chính tự nhiên, nên được gọi là cấp chính quyền cơ sở, dưới

cấp này không hình thành một cấp chính quyền nào khác. Tiếp theo đó là phải

phân biệt đơn vị hành chính nhân tạo, mà mục tiêu của chúng chủ yếu theo nhu

cầu quản lý của Nhà nước, ví dụ như phường, huyện, quận [14, tr. 470].

Theo hướng đó cần đề cao tính tập trung ở các đơn vị hành chính có

tính chất nhân tạo, thiết lập bộ máy chính quyền gọn nhẹ có chức năng chính



78



là triển khai quyền lực nhà nước xuống các lãnh thổ; Đồng thời tăng cường

tính chủ động cho các đơn vị hành chính tự nhiên. Tiêu chí là ở chỗ các cơ

quan chính quyền đều phải tham gia đích thực vào việc giải quyết các công

việc của nhân dân chứ không phải ở chỗ có hay không có Hội đồng nhân dân.

Sáu là, cần thiết kế lại các mối quan hệ giữa các cơ quan trong chính

quyền địa phương; giữa cơ quan chính quyền địa phương với các cơ quan

nhà nước cấp trên: Trong mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân (nơi có Hội

đồng) với cơ quan chấp hành của nó cần bảo đảm sự gắn kết giữa hai cơ quan

này, nghĩa là không nên để cơ quan chấp hành đồng thời là cơ quan hành

chính nhà nước trực thuộc cấp trên. Các chức năng quản lý hành chính vẫn

giao cho Hội đồng nhân dân và cơ quan chấp hành của nó thực hiện nhưng

trên tinh thần tự chủ, dưới sự giám sát của một cơ cấu đại diện của cấp trên

hoặc cơ chế tự giám sát bằng pháp luật. Mọi cấp chính quyền đều hoạt động

theo quy định của pháp luật, trong khuôn khổ và chịu trách nhiệm trước pháp

luật. Nhà nước nên để chính quyền tự trị tự tổ chức đời sống của mình, tự

chịu trách nhiệm về hành vi của mình, không cần nhà nước phải bao biện làm

thay tất cả.

Bảy là, đổi mới quan điểm nhận thức về chính quyền cấp cơ sở trong

cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước ta. Để có một quan niệm phù hợp về chính

quyền cơ sở cần thiết phải khắc phục quan niệm lâu nay xem chính quyền cơ

sở chỉ thuần túy là cấp chính quyền thấp nhất, là cấp dưới trực thuộc của cấp

huyện, cấp tỉnh, chịu sự lãnh đạo điều hành trực tiếp của chính quyền cấp

trên, có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ cấp trên giao phó theo đúng quan

hệ mệnh lệnh-phục tùng. Chúng ta cần phải nhìn nhận sẽ có sự thay đổi về

chất trong mối quan hệ giữa các cấp chính quyền địa phương với nhau và với

nhà nước trung ương. Từng cấp chính quyền phải tự chịu trách nhiệm về

những hoạt động của mình. Mối quan hệ trên dưới bằng cách hướng dẫn, chỉ

đạo, ra lệnh sẽ được thay dần bằng pháp luật, thậm chí bằng các hợp đồng quy

định rõ quyền hạn và trách nhiệm của các bên.



79



Tám là, tiếp tục khẳng định cả trong nhận thức và quan điểm, cả

trong các quy định của pháp luật, chính quyền cấp cơ sở phải được tổ chức

và hoạt động đúng với vai trò chức năng của cấp chính quyền cơ sở, không tự

biến mình thành cấp trung gian, đùn đẩy công việc, trách nhiệm xuống các

trưởng thôn, tổ trưởng dân phố như bấy lâu nay các cấp chính quyền xã,

phường, thị trấn vẫn làm.

3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ HOÀN THIỆN TỔ CHỨC VÀ HOẠT

ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP CƠ SỞ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY TRÊN

ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM NÓI RIÊNG, TRONG PHẠM VI CẢ NƯỚC NÓI CHUNG



Đổi mới, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp cơ sở tuy

là vấn đề hết sức bức xúc, cần phải được thực hiện khẩn trương với sự quyết tâm

và nỗ lực cao nhất. Song đây là vấn đề rộng lớn, phức tạp và nhạy cảm vì đụng

chạm tới con người và tổ chức, tới thói quen và tâm lý, tới sự đan kết và ràng

buộc ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, mọi cấp mọi ngành, không chỉ

liên quan tới các quy định của pháp luật mà còn liên quan đến cả các biện pháp

tổ chức thực hiện trên thực tế… Điều đó đòi hỏi vấn đề đổi mới cần có thời gian

và sự chuẩn bị thật chu đáo, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, nghiên cứu thấu đáo

về lý luận, có sự đóng góp ý kiến của toàn thể nhân dân đặc biệt ý kiến của các

nhà khoa học. Trong khuôn khổ của một đề tài Luận văn, chỉ thực hiện trong

thời gian hạn hẹp, tác giả chưa có nhiều điều kiện đi sâu vào việc nghiên cứu

toàn diện công cuộc đổi mới cả về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp cơ

sở, vì vậy tác giả chỉ xin đề cập đến một số giải pháp cụ thể sau đây.

3.3.1. Không tổ chức Hội đồng nhân dân phƣờng

* Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề không tổ chức Hội đồng nhân

dân phường

- Về mặt lý luận, Theo PGS.TS Nguyễn Đăng Dung, cũng như ý kiến

của nhiều nhà khoa học, tổ chức chính quyền địa phương nói chung, chính



80



quyền cấp cơ sở nói riêng phụ thuộc vào nhiều thứ, nhưng trước hết vào việc

hình thành ra các lãnh thổ hành chính trực thuộc. Các đơn vị lãnh thổ địa

phương trên thế giới hiện nay được hình thành theo hai nguyên tắc cơ bản: tự

nhiên và nhân tạo.

Lãnh thổ hành chính tự nhiên tức là lãnh thổ hình thành một cách tự

nhiên. Đó là các cộng đồng dân cư bền vững, nhà nước buộc phải thừa nhận

trong quá trình thực hiện sự cai trị-quản lý của mình. Ví dụ như các Commun

của các nước phương Tây; xã, làng ở các nước phương Đông (Việt Nam), các

thành phố cho dù là những thành phố rất lớn, rất đông dân, cũng như những

thành phố rất nhỏ… Thường những đơn vị lãnh thổ này là những đơn vị lãnh

thổ cơ sở, nhà nước không nên chia nhỏ ra thành nhiều đơn vị cơ sở khác.

Việc tổ chức quản lý những vùng lãnh thổ này cần thiết phải tính đến nguyện

vọng và ý chí của cộng đồng dân cư. Vì vậy, tham gia vào cơ chế vận hành bộ

máy chính quyền địa phương, ngoài các cơ quan quản lý còn có cả các cơ

quan do dân cư hợp thành trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra. Việc tổ chức chính

quyền ở đây mang nhiều tính chất tự quản, tự trị.

Khác với các đơn vị hành chính tự nhiên, mà nhà nước buộc phải công

nhận, các đơn vị lãnh thổ hành chính nhân tạo là những đơn vị được nhà nước

trung ương chia lãnh thổ thành các đơn vị hành chính trực thuộc theo nhu cầu

quản lý của trung ương. Đối với các lãnh thổ hành chính nhân tạo, việc tổ

chức và hoạt động của các cơ quan địa phương chủ yếu để thực hiện chức

năng quản lý. Việc tổ chức các cơ quan nhà nước ở đây đơn giản chỉ cần

những cơ quan hành chính để đảm nhiệm chức năng hành chính như mục tiêu

của nó đã đề ra, chúng thường được gọi là cấp chính quyền không hoàn chỉnh.

Theo đó, các nhân viên đảm nhiệm các công việc hành chính ở đây được bổ

nhiệm mà không cần có sự lựa chọn bằng phương pháp bầu cử từ cử tri địa

phương. Ở đây không nhất thiết phải thành lập hay tổ chức ra các cơ quan đại

diện dân cử [14, tr. 421-422].



81



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

×