Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 36 trang )
Chọn lọc các thể đột biến là 1 công việc khó
khăn và tốn nhiều công sức vì ĐB thường
không có hướng, tác nhân ĐB gây ra rất nhiều
loại ĐB khác nhau, trong đó chỉ có một phần rất
nhỏ là loại ĐB mà người chọn giống quan tâm.
* Đối tượng thích hợp chủ yếu là: vi sinh
vật và thực vật.
Vi sinh vật sinh sản bằng cách phân đôi nên không thể tạo BDTH,
BDDT ở vi sinh vật chủ yếu được tạo ra nhờ đột biến. vsv có tốc
độ sinh sản nhanh nên chọn lọc và nhân các thể đột biến dễ dàng
hơn
Thực vật: thích hợp với việc khai thác các sản phẩm là cơ quan
sinh dưỡng như; rễ, thân, lá, hoa,.. để tạo giống đa bội. Còn cây
lấy hạt thì không thể tạo ra đa bội vì cây đa bội thường bị giảm
khả năng sinh sản hoặc bất thụ.
Động vật bậc thấp; có thể gây đột biến, ví dụ; ruồi giấm, tằm,..
Động vật bậc cao thì không áp dụng phương pháp này vì; hệ gen
của chúng rất phức tạp, phần lớn các đột biến đều làm mất cân
bằng hệ gen dẫn đên những rối loạn về sinh lí nên giảm sức
sống, giảm khả năng sinh sản, thậm chí còn gây chết
2. Một số thành tựu tạo giống ở
Việt Nam
• Gây đột biến bằng tác nhân vật lí:
Giống lúa Mộc tuyền đột biến MT1 có
nhiều đặc tính quí (chín sớm nên rút ngắn
thời gian cach tác), thấp và cứng cây, chịu
chua và phèn nên có thể trồng ở nhiều
vùng khác nhau, năng suất tăng 15-25%.
Tạo giống Ngô DT6: chín sớm, năng suất
cao, hàm lượng Pr tăng 1,5%..
• -Gây ĐB bằng tác nhân hoá học:
• Táo gia lộc xử lí bằng NMU (nitrô mêtyl
urê) táo má hồng cho 2 vụ quả/năm,
khối lượng quả tăng cao và thơm ngon.
• Cây dâu tằm (3n) có nhiều đặc tính quí:
bản lá dày, năng suất cao.
• Dưa hấu và nho (tam bội) đều không có
hạt và nâng cao hàm lượng đường