1. Trang chủ >
  2. Giáo án - Bài giảng >
  3. Toán học >

Công nghệ tạo giống cây trồng bằng đột biến phóng xạ cho nông dân.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 36 trang )


Ở Việt Nam hiện nay nguồn

tia gamma là nguồn phóng xạ

chủ yếu được sử dụng trong

chọn tạo giống cây trồng bằng

phương pháp gây đột biến.



Phương pháp thực hiện gây đột biến

bằng tia phóng xạ

• Để tạo ra các giống cây đột biến bằng công

nghệ này, tùy theo từng đối tượng cây trồng

người ta có thể chiếu xạ trực tiếp các bộ phận

của cây như mầm, chồi, hạt phấn, nhụy, hạt

giống hay toàn bộ cây ở những giai đoạn khác

nhau hoặc, sử dụng các mẩu mô lá, mô thân,

mô rễ, mô nụ, hoa... để nuôi cấy, tạo những

callus (những khối mô bất định), sau đó chiếu tia

xạ vào những callus này.



• Tùy vào liều lượng và thời gian, chiếu xạ

sẽ tạo ra những đứt gãy nhiễm thể hoặc

những thay đổi về cấu trúc gene. Những

mẫu sau khi chiếu xạ có thể được gieo

trồng trực tiếp hoặc được mang về phòng

thí nghiệm để nhân lên và tái sinh cây.

Qua đánh giá, lai tạo, chọn lọc nhiều thế

hệ ngoài đồng ruộng những dòng, giống

ưu việt sẽ được nhân lên để sản xuất đại

trà.



Các nhà khoa học đang nghiên cứu dùng phóng

xạ để tạo ra giống cam đột biến không hạt



Ưu điểm của phương pháp

• Các giống cây trồng mới sẽ có nhiều các

đặc tính vượt trội tổ hợp được nhiều đặc

tính mà con người hằng mong muốn như

kết hợp được năng suất, chất lượng với

chống chịu các stress hữu sinh và vô sinh,

cải thiện đáng kể hàm lượng các hoạt

chất có ích, đa dạng về kiểu dáng, thời

gian sinh trưởng… ở các giống cây trồng

mới.



Nhược điểm



• Phương pháp sử dụng hóa chất ngày nay

bị hạn chế vì độc hại, và có nguy cơ gây

ung thư cao.



Sản phẩm của tương lai

• Trong thời gian tới sẽ có thêm các giống

cây được nghiên cứu chọn tạo bằng

phương pháp chiếu xạ gây đột biến như

cây bông, khoai tây, khoai lang, dâu tằm,

chuối, các cây dược liệu có hàm lượng

tinh dầu và hoạt chất sinh học cao. Các

loại cây ăn quả như cam, quýt, nhãn, vải

không hạt, v.v.



• Đặc biệt, thời gian tới đây, các nhà khoa

học còn chủ trương dùng phóng xạ để tiệt

sinh côn trùng, cung cấp hàng tỷ côn trùng

tiệt sinh cho sản xuất, khống chế ngưỡng

an toàn cho các loại dịch sâu hại nguy

hiểm nhất nhằm bảo vệ mùa màng, phục

vụ cho nông nghiệp.



• So với phương pháp tạo giống cây trồng

mới bằng biến đổi gene đang gây nhiều

tranh cãi và lo ngại từ nhiều tổ chức y tế,

môi trường thế giới, đồng thời thực phẩm

biến đổi gene vẫn còn bị hạn chế trong

tiêu dùng và xuất khẩu thì, tạo giống cây

mới bằng đột biến phóng xạ được đánh

giá là phương pháp có tiềm năng, an toàn

và thực tế các đã đóng góp rất lớn vào sự

phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.



4. Những con vật của tương lai



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.ppt) (36 trang)

×