1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Nông - Lâm - Ngư >

Bảng 2: Bảng tổng kết qui ước xác định cường độ cảm nhiễm HPV trên tôm giống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 55 trang )


tôm giống có thể sử dụng kết quả của bảng 2 làm cơ sở ban đầu để đánh giá

cường độ cảm nhiễm.

4.1.2 Tỉ lệ cảm nhiễm HPV và MBV trên 3 tỉnh ĐBSCL

Trong 265 mẫu tôm post thu ở 3 tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu được

kiểm tra có 67 mẫu nhiễm HPV dương tính chiếm tỷ lệ 25,3% (67/265), 159

mẫu nhiễm MBV chiếm tỉ lệ 60% (159/265). Trong 67 mẫu nhiễm HPV

dương tính có 59 mẫu cảm nhiễm thấp (22,3%), 4 mẫu cảm nhiễm trung bình

(1,5%), 4 mẫu cảm nhiễm nặng (1,5%). Trong 159 mẫu nhiễm MBV dương

tính có 29% nhiễm nhẹ, 12% nhiễm trung bình, và 19% nhiễm nặng. Tỉ lệ cảm

nhiễm HPV và MBV được thể hiện qua hình 1&2



1,5%



1,5%

22,3%



74,7%



Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

- HPV

+ HPV

++ HPV



+++ HPV



Hình 1: Tỉ lệ cảm nhiễm HPV trên tôm giống ở 3 tỉnh ĐBSCL



19%

40%

12%

29%



-MBV

++ MBV



+ MBV

+++ MBV



Hình 2: Tỉ lệ cảm nhiễm MBV trên tôm giống ở 3 tỉnh ĐBSCL



Qua hình 1 cho thấy tỉ lệ cảm nhiễm HPV trên của 3 tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh

và Bạc Liêu hiện tại thấp hơn so với tỉ lệ cảm nhiễm trên tôm giống ở các trại

giống trên hai đảo IIoilo và Samar (Philippin) lần lượt là: 70-99% và 20-100%

(Catap et al., 2003), nhưng cao hơn so với philippin trong những năm 1993 và

1994 cụ thể là 1,5% và 9,4% (Gomez, 1998).



20



Kết quả xác định tỉ lệ cảm nhiễm tự nhiên của HPV và MBV cho thấy tỉ lệ

cảm nhiễm của MBV (60%) cao hơn so với tỉ lệ cảm nhiễm của HPV (25,3%)

trong 3 tháng thu mẫu. Cường độ cảm nhiễm của HPV thấp hơn cường độ cảm

nhiễm của MBV ở cả 3 mức độ nhiễm: cảm nhiễm thấp (HPV 22,3% < MBV

29%), cảm nhiễm trung bình (HPV 1,5% < MBV 12%) và cảm nhiễm nặng

(HPV 1,5% < MBV 19%). Theo nghiên cứu năm 2003 tỉ lệ tôm giống nhiễm

MBV ở ĐBSCL cao, chiếm tỉ lệ khoảng 60% (Đặng Thị Hoàng Oanh và ctv,

2004). Đến 3 tháng đầu năm 2007 tỉ lệ nhiễm MBV trên tôm giống ở ĐBSCL

vẫn không thay đổi (60%) so với tỉ lệ nhiễm MBV năm 2003 do Đặng Thị

Hoàng Oanh và ctv nghiên cứu, và có 25,3% tôm giống nhiễm HPV.

Hiện nay trong tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giống của Bộ Thuỷ Sản (2000),

HPV không phải là một chỉ tiêu được đánh giá, nhưng HPV làm cho tôm tăng

trưởng chậm, kích cỡ nhỏ dẫn đến sản lượng bị giảm. Theo kết quả nghiên cứu

về nguyên nhân gây ra hiện tượng chậm lớn trên tôm nuôi ở Thái Lan, HPV có

ảnh hưởng đến sinh trưởng của tôm nhiều hơn và làm cho thời gian nuôi kéo

dài hơn MBV (Flegel et al., 2004). Bên cạnh đó HPV là một trong những

mầm bệnh được phát hiện trên tôm bệnh “phân trắng, teo gan”, chiếm tỉ lệ 36

% và gây thiệt hại nghiêm trọng cho bà con nuôi tôm ở khu vực miền Trung

(Nguyễn Khắc Lâm, 2007).



Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Qua kết quả khảo sát bước đầu tại khu vực ĐBSCL cho thấy xuất hiện HPV

trên tôm giống và chiếm tỉ lệ cao. Kết hợp với một số thông tin về ảnh hưởng

của HPV ở Việt Nam, Thái Lan, Philippin thì người nuôi tôm cần kiểm tra

HPV trên tôm giống trước khi thả nuôi là rất cần thiết.

4.1.3 Tỉ lệ cảm nhiễm kép giữa HPV và MBV trên tôm giống ở ĐBSCL

Số lượng và tỉ lệ mẫu nhiễm kép HPV và MBV được trình bày trong bảng sau

Bảng 3: Số lượng và tỉ lệ nhiễm kép HPV và MBV trong tổng số mẫu phân tích

Mầm Bệnh

Không nhiễm

MBV

HPV

HPV-MBV



Số mẫu

98

159

67

59



Tỉ lệ nhiễm (%)

36,98

60

25,3

22,26



Qua bảng 3 cho thấy số lượng tôm giống nhiễm kép HPV-MBV khá cao

(22,26%). Hiện tượng tôm giống nhiễm kép đều xuất hiện ở 3 tỉnh Trà Vinh,

Sóc Trăng và Bạc Liêu. Tôm giống với tỉ lệ cảm nhiễm kép 2 loài vi-rút khá

cao ở 3 tỉnh thu mẫu là điều đáng lo ngại: vì cả hai loại bệnh này đều làm cho



21



tôm chậm lớn, tôm bị còi, chiều dài ngắn hơn và khối lượng tôm nuôi nhẹ hơn

những con tôm bình thường (Chayaburakul et al., 2004).

Năm 2000 sản lượng tôm nuôi của Thái Lan là 249.633 tấn trị giá khoảng

2,697 tỷ USD và năm 2001 là 255.568 tấn trị giá 2,467 tỷ USD và năm 2002

sản lượng giảm xuống còn 212.091 tấn trị giá 1,846 tỷ USD. Tôm sú Penaeus

monodon nuôi ở Thái Lan rất chậm lớn và làm giảm sản lượng thủy sản, ước

thiệt hại khoảng 300 triệu USD được gọi là hội chứng tăng trưởng chậm

MSGS. HPV được xem là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự

tăng trưởng của tôm. Tỉ lệ nhiễm kép MBV-HPV rất cao trên tôm có kích cỡ

và khối lượng nhỏ. HPV nhiễm cùng với MBV làm giảm sự tăng trưởng của

tôm rất lớn (Chayaburakul et at., 2004).

Còn theo Flegel et al. (2004), tôm giống nhiễm kép HPV-MBV chỉ có một số

ít trường hợp nhiễm nặng làm tôm chết, còn đa số chỉ gây chậm lớn cho tôm

nuôi.



Trung



Năm 2002 có nghiên cứu về nguyên nhân gây ra hiện tượng chậm lớn trên tôm

sú nuôi ở Thái Lan. Bằng phương pháp phân tích mô bệnh học trên 2 loại tôm,

tôm nhỏ (≤ 16,8g) và tôm bình thường (≥ 24g). Tỉ lệ nhiễm kép 2 loài vi-rút

HPV-MBV ở trên tôm nhỏ Thơ (10/88) cao học với và nhiễm kép 2

tâm Học liệu ĐH Cần là 10%@ Tài liệuhơn sotập tỉ lệ nghiên cứu

loài vi-rút HPV-MBV trên tôm bình thường là 7% (7/71) (Chayaburakul et al.,

2004). Qua nghiên cứu ở Thái Lan có thể thấy được sự ảnh hưởng đến sinh

trưởng của tôm nuôi khi bị nhiễm kép HPV-MBV là đáng kể. Hiện nay tỉ lệ

tôm giống nhiễm kép MBV-HPV ở khu vực ĐBSCL là rất cao (22,26%), điều

này rất nguy hại cho người nuôi tôm ở khu vực này. Để đảm bảo tính bền

vững trong quá trình nuôi thì việc loại bỏ tôm giống nhiễm 2 loài vi-rút này

trước khi thả nuôi là cần thiết.

4.1.4 Tỉ lệ cảm nhiễm HPV và MBV ở 3 tỉnh khác nhau: Trà Vinh, Bạc

Liêu và Sóc Trăng.

Trong 3 tỉnh được thu mẫu tôm giống để nghiên cứu về mức độ cảm nhiễm

HPV thì Sóc Trăng là tỉnh được thu nhiều mẫu nhất là 126 mẫu, trong đó có

27 mẫu nhiễm HPV chiếm tỉ lệ 25,3%, 70 mẫu nhiễm MBV chiếm tỉ lệ

50,56%; đứng thứ hai là tỉnh Bạc Liêu có 89 mẫu, trong đó có 21 mẫu nhiễm

HPV chiếm tỉ lệ 23,6%, 50 mẫu nhiễm MBV chiếm tỉ lệ 56,18% và thấp nhất

là tỉnh Trà Vinh 50 mẫu, trong đó có 19 mẫu nhiễm HPV chiếm tỉ lệ 38%, 39

mẫu nhiễm MBV chiếm tỉ lệ 78% (Bảng 4).



22



Bảng 4: Tỉ lệ cảm nhiễm HPV và MBV ở 3 tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh và Bạc Liêu.

Tên tỉnh

Trà Vinh

Bạc Liêu

Sóc Trăng



Trung



Số mẫu

50

89

126



TLCN HPV (%)

38

23,6

21,43



TLCN MBV (%)

78

56,18

55,56



Tỉ lệ nhiễm HPV và MBV ở các tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL tương đối cao

chủ yếu là do thiếu lượng tôm giống sản xuất tại chỗ nên phải nhập giống từ

nhiều nơi khác có chất lượng kém. Năm 2005, diện tích nuôi tôm của tỉnh Bạc

Liêu đạt 112.000 ha, cần đến 11 tỷ con tôm giống. Tuy nhiên, 112 cơ sở sản

xuất giống trên địa bàn tỉnh mới đáp ứng khoảng 20% nhu cầu tôm giống.

Lượng tôm giống còn lại chủ yếu nhập từ các tỉnh miền trung. Năm 2005,

Trung tâm khuyến ngư tỉnh Bạc Liêu xét nghiệm 2.326 mẫu tôm giống thì

phát hiện gần 50% số mẫu kém chất lượng, trong đó có 941 mẫu nhiễm MBV,

184 mẫu nhiễm vi-rút đốm trắng. Thanh tra Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản

kiểm tra 1.489 phương tiện vận chuyển gần một tỷ con tôm giống nhập vào

tỉnh, phát hiện 123 phương tiện vi phạm, với lượng con giống kém chất lượng

lên đến hàng triệu con. Từ đầu vụ đến cuối năm 2006, tỉnh Trà Vinh có 6.400

hộ thả nuôi với 338 triệu con tôm giống trên diện tích 9.337 ha. Nhưng ngành

chỉ mới kiểm dịch được 66,1 triệu con giống sản xuất tại địa phương và 17

triệu con liệu ĐH Được biết, @ Tài nhu học tập và nghiên cứu

tâm Họcgiống nhập. Cần Thơnăm 2006,liệu cầu tôm giống của Trà Vinh

khoảng ba tỷ con, trong khi hơn 110 trại sản xuất giống trong tỉnh mới đáp

ứng được khoảng 45% nhu cầu, số còn lại phải nhập từ các nơi khác về. Năm

2006, tỉnh Sóc Trăng thả nuôi hơn 5 tỉ con giống, chỉ kiểm dịch khoảng 1,75

tỉ con, còn lại 3,25 tỉ con nhập ngoài tỉnh không đảm bảo chất lượng. Đến

tháng 3 - 2007, tỉnh Sóc Trăng đã có gần 170 ha mặt nước nuôi tôm bị thiệt

hại trong số gần 11.000 ha thả nuôi. Trong đó, diện tích thả nuôi trước lịch

thời vụ bị thiệt hại 89 ha và địa phương có diện tích thiệt hại nhiều nhất là

huyện Mỹ Xuyên 87 ha. Mặc dù tỷ lệ thiệt hại không nhiều như vụ nuôi năm

trước, nhưng nhiều người lo ngại đây sẽ là nguy cơ phát tán mầm bệnh cho cả

vụ nuôi. Con giống thả nuôi sớm không đảm bảo chất lượng và môi trường

nhiệt độ chưa ổn định là hai nguyên nhân chủ yếu làm diện tích nuôi tôm ở

Sóc Trăng bị thiệt hại.

4.1.5 Tỉ lệ cảm nhiễm HPV trên tôm giống qua 3 tháng thu mẫu ở ĐBSCL

Vụ nuôi tôm chính trong năm bắt đầu từ khoảng giữa tháng 2 đến đầu tháng 3.

Như vậy lượng tôm giống cung cấp cho người nuôi trong tháng 3 ở khu vực

ĐBSCL nhiều hơn so với những tháng còn lại. Tỉ lệ cảm nhiễm qua 3 tháng

thu mẫu ở 3 tỉnh ĐBSCL được thể hiện qua đồ thị sau:



23



60

50

40

30

20

10

0

Tháng 3



Tháng 4



Tháng 5



Hình3: Tỉ lệ cảm nhiễm HPV qua các tháng thu mẫu ở ĐBSCL



Trung



Qua hình 4 cho thấy tỉ lệ cảm nhiễm HPV ở ĐBSCL có sự dao động qua 3

tháng thu mẫu cao. Trong tháng 3 có 35 mẫu nhiễm HPV trên 93 mẫu kiểm tra

chiếm tỉ lệ 37,63%. Thông thường tháng 3 là tháng bắt đầu vụ nuôi chính nên

cần nhiều giống hơn nên các trại giống sản xuất nhanh và ồ ạt để cung ứng cho

thị trường mà không chú ý chất lượng con giống. Thêm vào đó do vấn đề cung

nhiều hơn cầu, nên có khoảng 80% giống được nhập từ miền trung, và đa số

tôm nhập có chất lượng kém do vận chuyển và một số trại không chú ý đến

chất lượng. Có thể tôm giống có tỉ lệ cảm nhiễm HPV trong tháng 3 cao hơn

so Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

tâmvới 2 tháng còn lại. Tháng 4 có 15 mẫu nhiễm trên 111 mẫu phân tích

chiếm tỉ lệ 13,51%. Tháng 5 có 17 mẫu nhiễm trên 61 mẫu phân tích chiếm tỉ

lệ 27,87%.

4.1.6 Tỉ lệ cảm nhiễm HPV trên tôm thịt ở 2 tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng

Trong 316 mẫu tôm thịt thu từ 30 ao nuôi tôm ở Trà Vinh, Sóc Trăng có 14

mẫu tôm nhiễm HPV dương tính, tỉ lệ cảm nhiễm trên tôm thịt tương đối thấp

(4,43%). Những ao nuôi có tôm nhiễm HPV ở Sóc Trăng chậm lớn và có khối

lượng nhẹ hơn, chiều dài ngắn hơn so với những ao tôm nuôi không nhiễm

HPV (Bảng 5).

Tỉ lệ cảm nhiễm HPV trên tôm thịt (4,43%) nhỏ hơn nhiều so với tỉ lệ cảm

nhiễm trên tôm giống (25,3%). Theo kết quả điều tra những ao nuôi 30 ao nuôi

tôm ở Sóc Trăng và Trà Vinh, không có hộ nuôi nào kiểm tra HPV trước khi

thả giống nuôi, chỉ kiểm MBV, WSSV, YHV. Khi nhiễm 1 trong 3 tác nhân

kể trên thì người nuôi loại bỏ đàn giống đó. Theo kết quả bảng 3 cho thấy tỉ lệ

nhiễm kép MBV-HPV chiếm tỉ lệ cao, khoảng 22,26%, ngẫu nhiên người nuôi

tôm sẽ loại bỏ những mẫu nhiễm MBV và cả HPV, chính vì vậy mà tỉ lệ cảm

nhiễm HPV trên tôm thịt và tôm giống ở Trà Vinh và Sóc Trăng sự chênh lệch



24



cao. Còn theo nghiên cứu của Flegel et al. (1999), tỉ lệ cảm nhiễm trên tôm

giống là 60% thì tỉ lệ tôm chết cũng là 60%.

Bảng 5: Khối lượng và chiều dài của tôm nuôi nhiểm HPV và tôm nuôi không nhiễm HPV.

(Mẫu tôm nuôi ao thứ 14 Sóc Trăng chỉ bị nhiễm HPV, không có nhiễm MBV)

Mẫu nhiễm HPV

Mẫu không nhiễm HPV

ST 14.1

ST 14.2

ST 14.3

ST 14.18

ST 14.19

ST 14.20

Chiều dài

3,94

5,61

6,32

12

12,8

14,98

Trọng lượng

8,7

9,5

9,7

11,9

12,5

13



Qua kết quả bảng 7 cho thấy tôm nhiễm HPV có chiều dài và khối lượng nhỏ

hơn nhiều so với tôm bình thường. Do số lượng mẫu nhiễm HPV thấp (n < 30)

nên không thể xác định được mối tương quan cụ thể giữa chiều dài và khối

lượng của tôm bị nhiễm HPV. Còn ở tỉnh Trà Vinh do trong quá trình thu mẫu

không có dụng cụ cân khối lượng tôm nên không xác định được chiều dài và

khối lượng tôm nhiễm HPV.

4.2 Một số biến đổi mô học trên tôm nhiễm HPV



Trung



4.2.1 Cấu tạo gan tụy ở tôm

Cấu tạo gan tụy giáp xác tương tự tổ chức gan của động vật bậc cao. Là một tổ

chức dễ bị tổn thương, chẳng hạn ảnh hưởng của thuốc trừ sâu và chất ô nhiễm

tâm Học liệu ĐHnước (Baticados & Tendencia, 1991). và nghiên cứu

khác có trong nguồn Cần Thơ @ Tài liệu học tập

Gan tụy tôm được cấu tạo chủ yếu bởi các ống tiểu quản và các loại tế bào

biểu mô khác nhau:tế bào E, R, F và tế bào B. Giữa các ống tiểu quản gan tụy

là xoang mạch máu. Ống tiểu quản được chia ra làm 3 đoạn: đoạn đầu, đoạn

giữa và đoạn cuối. Tế bào E nằm ở đỉnh của ống tiểu quản, tế bào R còn gọi là

tế bào dự trữ. Tế bào nằm F xa điểm đầu của ống gan tụy và có nhiều không

bào lớn. Tế bào B có chức năng bài tiết. Đoạn đầu của ống tiểu quản gồm tế

bào E và tế bào R (tế bào dự trữ). Đoạn giữa được giới hạn bởi hai loại tế bào,

tế bào R và tế bào F. Đoạn cuối gồm nhiều tế bào B có nhiều không bào lớn

(Bell & Lightner, 1988).

Khi môi trường thay đổi, hoặc có sự tấn công của mầm bệnh thì gan tụy biến

đổi cấu trúc. Gan tụy là cơ quan đích của MBV và HPV (Trần Thị Tuyết Hoa,

2004). Hai loài vi-rút này làm cho gan tụy hoại tử và teo lại. Vì thế khi nhìn

tổng quát gan tụy thấy gan tụy của những tôm nhiễm HPV hoặc MBV nhỏ hơn

so với gan tụy khoẻ.

4.2.2 Biến đổi mô học trên gan tụy tôm giống và tôm thịt nhiễm HPV

Khi tôm bị nhiễm bệnh HPV không có dấu hiệu đặc trưng để nhận biết, nhưng

nếu tôm bị nhiễm nặng thì gan có màu hơi trắng, ở giai đoạn đầu gan tụy phì

25



đại nhưng về sau teo lại nhỏ hơn bình thường. HPV nhiễm chủ yếu ở tế bào E

nằm ở đỉnh đầu của ống tiểu quản gan tụy, HPV làm cho các nhân trong tế bào

biểu mô gan tụy bị hoại tử dưới hình thức tạo thể vùi trong nhân phì đại. Sự

phát triển thể vùi trong nhân làm chuyển đổi vị trí của hạch nhân. Thông

thường HPV chỉ tạo một thể vùi trong nhân phì đại nhưng đôi khi có thể quan

sát thấy hai thể vùi trong cùng một nhân phì đại. Ở giai đoạn sớm thể vùi bắt

màu kiềm nhẹ, kích thước nhân phì đại tương đối nhưng về sau những thể vùi

bắt màu kiềm đậm hơn và nhân phì đại chiếm gần hết thể tích của tế bào. Một

số biến đổi mô học của tôm sú (Penaeus monodon) bị nhiễm HPV thu ở

ĐBSCL giống với các nghiên cứu Lightner (1994), Flegel et al. (2004),

Chayaburakul et al. (2004) là tạo thể vùi trong nhân của tế bào biểu mô gan

tụy và đặc biệt là tế bào phôi.



d

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

B



A



Hình 4: A-Cấu tạo vi thể của gan tụy bình thường, B-Gan tụy của tôm thịt nhiễm HPV ở độ

phóng đại 10X (H&E) d-Thể vùi của HPV trên tế bào gan tụy



k

d



A



B



Hình 5: A: Cấu tạo vi thể của gan tụy bình thường ở độ phóng đại 40X và B: Gan tụy tôm giống

nhiễm HPV ở độ phóng đại 100X (H&E). k- Tế bào gan tụy khỏe, d-Thể vùi của HPV trên tế

bào gan tụy của tôm giống.



26



HPV chỉ tạo từ 1-2 thể vùi trên gan tụy, thông thường là một thể vùi nhưng đôi

khi có 2 thể vùi. Như vậy số lượng thể vùi do bệnh HPV tạo ra thấp hơn so với

thể ẩn của bệnh MBV, MBV tạo thể ẩn trên gan tụy từ 1-5,6 thể ẩn. Thể vùi

HPV bắt màu tím của Hematoxyline còn thể ẩn MBV bắt màu hồng của Eosin.

Thể vùi HPV có kích thước lớn hơn so với thể ẩn MBV.



tế bào khỏe



HPV

10 µm



MBV



Hình 6: Gan tụy tôm giống nhiễm cả hai bệnh MBV và HPV ở độ phóng đại 100X (H&E)



Trung



Đường kính của thể vùi được xác định bằng cách đo trên kính hiển vi quang

học ở độ phóng đại 40X. Theo kết quả bảng 6 cho thấy đường kính dao động

trong khoảng (1,125 – 2,25 µm), nghiên cứu của Catap et al. (2003) thì thể vùi

HPV có đường ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học Như vậy đường cứu

tâm Học liệu kính dao động trong khoảng (5-11µm).tập và nghiênkính

thể vùi của HPV trên tôm giống thu ở ĐBSCL thì nhỏ hơn nhiều so với tôm

giống thu ở Philippin. Nguyên nhân có thể là do giai đoạn kiểm tra giống khác

nhau (tôm giống nhiễm HPV thu ở ĐBSCL có giai đoạn từ 12-13 ngày tuổi,

trong khi đó tôm giống nhiễm HPV ở Philippin có giai đoạn từ 15-18 ngày

tuổi). Theo nghiên cứu của Lightner (1996) cho rằng thời kỳ đầu thể vùi

thường nhỏ nằm ở trung tâm của nhân, sau đó lớn dần và chiếm gần kín nhân.

Trên cơ sở nghiên cứu của Lightner (1996) và thông tin về giai đoạn của tôm

giống có thể đưa ra kết luận là thể vùi của HPV trên tôm giống thu ở ĐBSCL

thì thuộc giai đoạn đầu, ở Philippin thì thể vùi thuộc giai đoạn sau. Vì vậy mà

đường kính thể vùi của HPV ở hai nơi là khác nhau.

Bảng 6: Đường kính thể vùi HPV trên tôm giống.

Số mẫu đo

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10



Đường kính (µm)

2,25

1,5

2,125

1,75

1,5

1,25

1,25

1,25

2,5

1,125



27



11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

Trung bình



1,125

1,375

1,5

1,875

1,75

2,25

1,75

1,75

2,125

1,625

2,125

1,5

1,75

1,5

1,75

1,875

1,75

1,5

2,25

1,375

1,7 ± 0,37



4.3 So sánh kết quả kiểm tra HPV giữa 2 phương pháp: phết mẫu tươi

gan tụy bằng Malachite Green (MG) và mô học truyền thống (H&E)



Trung



Trong 30 mẫu phân tích bằng 2 phương pháp, phết mẫu tươi và mô học truyền

thống có liệu ĐH kết quả trùng hợp (83,33%), 5 tập và nghiên cứu

tâm Học25 mẫu có Cần Thơ @ Tài liệu học kết quả sai khác nhau

(16,67%). Như vậy phương pháp phết mẫu tươi có độ chính xác khá cao. Có

hai trường hợp có thể dẫn đến 5 mẫu có kết quả phân tích sai khác nhau,

trường hợp một là nhuộm H&E âm tính, nhuộm MG cho kết quả dương tính,

do gan tụy tôm giống có nhiều thể mỡ nên làm cho khó quan sát thể vùi dẫn

đến kết quả của phương pháp nhuộm MG không chính xác. Trường hợp hai,

nhuộm H&E dương tính, nhuộm MG cho kết quả âm tính, nguyên nhân là do

tôm giống được kiểm tra với phương pháp nhuộm MG nhiễm HPV với cường

độ cảm nhiễm thấp, do thao tác phết mẫu gan tụy không tốt dẫn đến kết quả

nhuộm MG không chính xác.

Cả 2 phương pháp chỉ có thể phân tích được tôm giống nhiễm HPV ở giai

đoạn lớn hơn 12 ngày tuổi. Với phương pháp mô học truyền thống có thể nhận

biết tôm nhiễm HPV tạo thể vùi bắt màu tím của Hematoxylin, nhận biết tôm

nhiễm MBV tạo thể ẩn bắt màu hồng của Eosin. Còn đối với phương pháp

phết mẫu tươi nhuộm Malachite Green có thể nhận biết tôm nhiễm HPV tạo

thể vùi bắt màu xanh của Malachite Green, nhận biết tôm nhiễm MBV tạo thể

ẩn bắt màu xanh của Malachite Green khác với thể vùi của HPV. Ngoài ra

phương pháp nhuộm Malachite Green và nhuộm H&E đều có ưu nhược điểm

riêng.

28



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

×