1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Kinh tế >

Chương 2 TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH Ở TỈNH LÀO CAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 132 trang )


+ Thực vật, Lào Cai có tài nguyên rừng phong phú phân bố theo đai cao, với

nhiều loại gỗ quý như bách xanh, thiết xam, thông tre, thông đỏ, bách tùng, dẻ

tùng... Ngoài ra còn có nhiều loại dược liệu quý như: thảo quả, tô mộc, sa nhân,

đương quy, đỗ trọng... Lào Cai cũng là xứ sở của các loài hoa, quả, rau sạch mang

hương vị rất riêng, được gieo trồng theo phương thức truyền thống. Đặc biệt vườn

quốc gia Hoàng Liên được đánh giá là một trong những điểm đa dạng sinh học

trong hệ thống các khu rừng đặc dụng của khu vực Đông Dương, rất hấp dẫn đối

với các nhà khoa học và khách du lịch.

+ Động vật, có nhiều loại thú quý như sơn dương, cheo, nai, hoẵng... và có

một số động vật đặc hữu như gà lôi tía, khướu đuôi đỏ, rắn lục sừng... Tài nguyên

động vật là điểm mạnh để Lào Cai thu hút khách du lịch quốc tế.

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn

- Dân cư và dân tộc: Dân số trên 55,69 vạn người, với 25 dân tộc anh em

cùng sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 65%; Lào Cai là nơi có 3 trên 4 ngữ

hệ lớn nhất Việt Nam là Nam Á (Việt, Mường, Kháng, Mông, Dao, La Chí), Hán Tạng (Hoa, Hà Nhì, Phù Lá), Tày - Thái (Tày, Nùng, Giáy, Bố Y...) với nền văn hóa

đa sắc tộc. Các dân tộc vùng cao với bản sắc văn hóa truyền thống là sản phẩm du

lịch đặc sắc hấp dẫn khách quốc tế đến Lào Cai.

- Tập quán canh tác: Ruộng bậc thang là tác phẩm của các dân tộc vùng cao

được làm trên những sườn dốc gần nguồn nước. Việc khai khẩn làm ruộng bậc

thang và chăm sóc cây trồng được sử dụng bằng những kỹ thuật làm ruộng truyền

thống có từ hàng ngàn năm lịch sử, tạo nên cảnh quan của núi rừng, có sức hấp dẫn

lớn đối với du khách.

- Điều kiện kinh tế - xã hội: Sau gần 20 năm tái lập kinh tế Lào Cai đã có

những bước tăng trưởng, đời sống nhân dân được cải thiện, tỷ lệ đói nghèo giảm từ

54,8% năm 1991 xuống còn 9,6% năm 2004; 2,78% năm 2009 (ở thành thị); 48,95%

năm 2005 xuống 25,63% năm 2009 (ở nông thôn). Từ đó làm cho tỷ lệ nghèo chung

năm 2005 là 38,84% giảm xuống 19,68% năm 2009. Mức tăng GDP của tỉnh Lào Cai

những năm gần đây cho thấy sự cố gắng lớn nhằm phát triển nền kinh tế ổn định và

bền vững từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các ngành kinh tế khác

trong đó có kinh tế du lịch.



49



- Tài nguyên du lịch nhân văn: Với những di tích lịch sử văn hóa, là nơi sinh

sống của 25 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều mang nét đặc trưng riêng, nên đã tạo

cho Lào Cai sự đa dạng của văn hóa đa sắc tộc. Sự hội tụ của các tiềm năng là lợi

thế để Lào Cai phát triển thành một trung tâm du lịch. Các tài nguyên này bao gồm

những giá trị văn hóa vật thể như di tích lịch sử văn hóa, di chỉ khảo cổ, kiến trúc

nghệ thuật, những sản phẩm thủ công truyền thống, và những giá trị văn hóa phi vật

thể như văn nghệ dân gian, lễ hội, ẩm thực thể hiện bản sắc của văn hóa Lào Cai, có

sức hấp dẫn đối với khách du lịch. Hiện nay toàn tỉnh có 16 di tích lịch sử, văn hóa

được công nhận cấp tỉnh, 12 di tích đã được Bộ Văn hóa công nhận xếp hạng di tích

quốc gia. Phần lớn các di tích được xếp hạng đã thực sự trở thành các điểm thăm

quan du lịch hấp dẫn. Đặc biệt các khu di tích Đền Thượng, đền Bảo Hà trong

những năm gần đây thu hút đông đảo du khách viếng thăm. Công tác bảo tồn đã tập

trung vào các di sản văn hóa trọng điểm, có giá trị cao và gắn với việc khai thác

nguồn lợi các di sản phục vụ xóa đói, giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Việc

nghiên cứu, khai thác phát triển giá trị di sản văn hóa dân tộc Lào Cai sẽ tạo ra các

sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao. Nghề thủ công truyền thống của các dân

tộc Lào Cai cũng khá phong phú và đa dạng như nghề thổ cẩm của người Thái, Dao,

Tày, Nùng, Mông, Hà Nhì...nghề rèn đúc của người Mông, nghề đan của người

Kháng, Hà Nhì, Phù Lá, La Ha; Nghề làm đồ trang sức của người Dao, người

Nùng... đã và đang tạo ra những món quà lưu niệm đầy ý nghĩa cho du khách.

2.1.3. Đánh giá chung về tài nguyên du lịch

- Lợi thế: Lào Cai là tỉnh có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng,

mang những nét đặc trưng độc đáo kể cả về tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên

nhân văn được phân bố khá tập trung, nổi bật là Sa Pa, Bắc Hà, Bát Xát và thành

phố Lào Cai. Tỉnh Lào Cai có vai trò là một trung tâm du lịch của tiểu vùng miền

núi Tây Bắc và cũng là tỉnh biên giới cửa ngõ, tiếp giáp với tỉnh Vân Nam - một

tỉnh đầy tiềm năng du lịch của Trung Quốc, đây là một trong những điều kiện thuận

lợi để Lào Cai phát triển kinh tế du lịch. Từ những lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên

du lịch sẽ giúp cho Lào Cai phát triển nhiều loại hình du lịch như: du lịch văn hóa,

du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch thăm quan, du lịch thể thao, du lịch

nghiên cứu khoa học... Điều này đã được minh chứng rõ nét bằng số lượng khách



50



du lịch đến với Lào Cai trong những năm qua và tốc độ tăng trưởng về lượt khách

của những năm sau so với năm trước.

- Những hạn chế:

+ Do địa hình núi cao nên các tuyến đường chịu tác động lớn của mưa bão,

lũ gây lở, trượt đất, đá... Giao thông đi lại khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến quá

trình đầu tư, khai thác các tuyến, điểm du lịch của tỉnh.

+ Tài nguyên động thực vật phong phú, nhưng những năm qua công tác bảo

tồn và khai thác còn nhiều hạn chế nên dẫn đến tình trạng suy thoái tài nguyên, đi

ngược lại với hướng phát triển du lịch bền vững của tỉnh.

+ Với 25 dân tộc, Lào Cai có thế mạnh phát triển du lịch dựa trên nền văn hóa

đa sắc tộc, nhưng do nhận thức của cộng đồng dân tộc về du lịch chưa cao, chưa ý

thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ tài nguyên, cũng như lợi ích của việc khai

thác tài nguyên hợp lý vào phát triển du lịch, cho nên mức độ tham gia vào quá trình

phát triển du lịch của địa phương còn hạn chế.

+ Mức tăng trưởng của ngành du lịch những năm qua khá cao, do xuất phát

điểm thấp, nên mức đóng góp vào tỷ trọng GDP toàn tỉnh còn thấp, chưa tạo được

nguồn thu đáng kể cho tỉnh để đầu tư, nâng cao chất lượng của hệ thống cơ sở hạ

tầng và cơ sở vật chất khác phục vụ phát triển du lịch.



51



Bảng 2.1 . Đặc điểm và xu hướng phát triển của ngành du lịch tỉnh Lào Cai

Năm



TT

Chỉ tiêu



5



2009



2015 (KH)



2020 (KH)



180



230



235



328



330



380



410



1



2



3



3



5



8



12



4



7



9



12



14



20



23



30



50



71



80



88



95



110



Số lượng đơn vị kinh doanh lữ

hành, trong đó:

- Có giấy phép lữ hành quốc tế



14



27



31



35



37



41



45



4



7



10



12



12



15



18



- Có giấy phép lữ hành nội địa



4



2008



- Các loại cơ sở lưu trú khác



3



2007



- Khách sạn 1 đến 2 sao

2



2006



- Khách sạn 3 đến 5 sao



1



2005



10



20



21



23



26



27



52



70



6.100



7.500



8.900



10.500



Số lượng cơ sở lưu trú, trong đó:



15

24

28

37

41

Số lượng khu, điểm hấp dẫn thu hút

khách du lịch

1.400

1750

2.100

2.600

3.200

Số lao động trực tiếp trong ngành

(người)

3.000

3.250

4.100

4.600

5.100

Số lao động gián tiếp trong ngành

(người)

Nguồn: Sở Văn hoá Thể thao và Du tịch tỉnh Lào Cai



53



2.2. Thực trạng phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Lào Cai

2.2.1. Thực trạng

* Về kết cấu hạ tầng:

- Giao thông: Lào Cai có các loại hình giao thông đó là đường bộ, đường sắt,

đường thủy, trong đó đường bộ và đường sắt đóng vai trò quan trọng.

+ Đường bộ: Hiện có 4 tuyến đường quốc lộ đi qua, trong đó quốc lộ 70 là

tuyến đường quan trọng nhất, đây là tuyến đường xuyên Á, nối liền giữa vùng Tây

Nam - Trung Quốc với Việt Nam và các nước ASEAN. Đường tỉnh lộ và đường

giao thông nông thôn, hiện đã có đường ô tô đến tất cả các xã, phường trong tỉnh.

Tuy nhiên do địa hình núi cao, hiểm trở, mưa lũ nên các tuyến đường này có nhiều

hạn chế về mặt cắt ngang, độ dốc và thường xuyên bị xuống cấp nên ảnh hưởng

không nhỏ trong hoạt động giao thông. Về phương tiện giao thông, bước đầu đã đáp

ứng được một phần nhu cầu vận chuyển khách và hàng hóa. Nhưng chất lượng các

phương tiện, chất lượng phục vụ, và độ an toàn giao thông cho khách du lịch là một

thách thức lớn đối với ngành du lịch và của các cơ quan quản lý.

+ Đường sắt: Có 2 tuyến đường sắt chính đó là tuyến đường sắt liên vận quốc

tế Hà Nội - Lào Cai - Hà Khẩu - Côn Minh (Trung Quốc), trong đó chặng từ Hà Nội

đến Lào Cai và ngược lại được coi là tuyến đường sắt bận rộn nhất cả nước, và tuyến

thứ hai là đường sắt chuyên dụng Phố Lu - Cam Đường (tuyến này chủ yếu để phục

vụ cho hoạt động khai thác vận chuyển quặng). Tuy nhiên đường sắt, hệ thống tín

hiệu, toa xe, công tác dịch vụ, vệ sinh và nhà ga chất lượng còn thấp và lạc hậu, nên

chưa đáp ứng nhu cầu đi lại của khách du lịch và nhân dân. Mặt khác du khách mong

muốn có sự cải thiện về chất lượng phục vụ trong các phương tiện, trong đó có tuyến

đường sắt Hà Nội - Lào Cai, giảm thời gian đi tàu, tổ chức tốt hơn các dịch vụ phục

vụ khách ở ga Lào Cai. Các du khách phê bình về việc thiếu vệ sinh tại các khoang

(bụi, bẩn, ẩm, mốc) và thiếu tiện nghi (trừ tàu Victoria). Điều chắc chắn là chất lượng

toa vận chuyển còn kém xa tiêu chuẩn quốc tế. Đối với Lào Cai, thì đường sắt là

phương tiện vận chuyển rất quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa và hành

khách, vì vậy việc cải tạo và nâng cấp là yêu cầu rất bức xúc hiện nay.



54



+ Đường thủy: sông Hồng, sông Chảy là hai con sông chính, chảy qua tỉnh

Lào Cai, ngoài ra còn rất nhiều sông suối khác, có giá trị kinh tế cao. Do đặc điểm

địa hình núi cao, lòng sông dốc, lưu tốc lớn nên giao thông đường thủy hiện còn

nhiều hạn chế. Nếu được quan tâm đầu tư, có thể khai thác và phục vụ tốt cho nhu

cầu vận tải hàng hóa, hành khách và cảnh quan du lịch.

+ Đường hàng không: Hiện Tổng cục Hàng không Việt Nam đang tiến hành

khảo sát lập dự án, dự kiến năm 2010 sân bay Lào Cai sẽ được xây dựng.

Trong những năm qua giao thông đã có bước phát triển vượt bậc, từ hệ thống

đường đến chất lượng phương tiện. Nhưng thực tế thì khách còn phê phán nhiều về

hệ thống giao thông, do không có quy tắc hoặc không tuân theo quy tắc, thiếu các

hệ thống về biển báo, đèn giao thông, chở quá tải, vượt quá tốc độ. Đặc biệt khách

du lịch quốc tế phê bình gay gắt việc thiếu bộ phận cứu thương trong trường hợp bị

tai nạn.

- Hệ thống điện: Hiện có 9/9 huyện, thị và 115 xã, phường có điện lưới quốc

gia. Về nguồn điện đảm bảo cung cấp, nhưng về hệ thống mạng dây truyền tải điện

chưa đảm bảo, do hệ thống mạng cũ trước đây chưa đáp ứng nhu cầu, cũng như về

mặt mỹ quan, độ an toàn.

- Cấp thoát nước:

+ Về cấp nước, nguồn nước cung cấp cho Lào Cai hiện nay đều lấy từ các

sông, suối, hồ và một phần từ nước ngầm. Mặc dù chưa có điều tra cụ thể về trữ

lượng, chất lượng, nhưng thực tế trừ nước ngoài sông Hồng và khu vực một số nhà

máy tuyển quặng là chưa đảm bảo, còn lại đều có chất lượng tương đối tốt. Hệ

thống cung cấp nước sạch đạt tiêu chuẩn tại thành phố Lào Cai và hầu hết các

huyện, cùng với hệ thống giếng khoan, nước lần đang cung cấp cho 42% dân số

toàn tỉnh. Như vậy hệ thống nước chỉ mới đáp ứng nhu cầu ở thành phố và các trung

tâm huyện lỵ còn các khu vực khác chưa có. Do vậy việc quy hoạch xây dựng hệ

thống nước sạch cho các tuyến điểm có tiềm năng khai thác du lịch là hết sức cần

thiết.

+ Về thoát nước, hiện nay hệ thống thoát nước chủ yếu tập trung ở một số

khu đô thị là chính, nhưng chất lượng xử lý chưa đảm bảo. Một số khu đô thị du



55



lịch hầu như đều lợi dụng thế núi dốc, tự chảy, hầu như chưa qua xử lý theo tiêu

chuẩn quy định.

- Thông tin liên lạc: Bưu chính viễn thông là một trong những ngành có bước

tiến nhanh chóng về số lượng cũng như về chất lượng. Những năm qua hệ thống

này ở Lào Cai đã được quan tâm nên mạng lưới hầu như có hết trên các huyện thị,

bước đầu đã đáp ứng yêu cầu cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và trong hoạt

động du lịch. Tuy nhiên hiện nay do đường truyền dung lượng còn nhỏ, mạng lưới

thông tin chỉ đến các trung tâm xã. Chưa mở rộng đến các khu du lịch, các điểm du

lịch bản làng, nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo đảm chất lượng các dịch vụ

của du lịch Lào Cai.

* Hiện trạng về phát triển du lịch Lào Cai:

Ngày 12-8-1991, kỳ họp thứ 9 – Quốc hội khóa VIII, ra nghị quyết chia tỉnh

Hoàng Liên Sơn ra thành hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái, ngày 1-10-1991, tỉnh Lào

Cai được tái lập. Năm 1992, năm đầu tiên ngành Du lịch Lào Cai được thành lập,

Lào Cai mới chỉ đón được 8.000 lượt khách, doanh thu đạt 1,3 tỷ đồng thì đến năm

2009 đã có trên 700.000 lượt khách; doanh thu du lịch đạt 513 tỷ đồng (tăng gấp

395 lần so với năm 1992). Lượng khách du lịch đến Lào Cai trong giai đoạn 2001 2010 ước đạt 5.307.000 lượt, tốc độ tăng trưởng bình quân của khách đạt: 11,3%.

Trong đó khách quốc tế ước đạt 2.319.000 lượt (chiếm 43,6%). Số lao động làm

việc trực tiếp tại các doanh nghiệp du lịch và các cơ sở lưu trú lên tới 3200 người.

Cơ sở vật chất du lịch cũng không ngừng tăng lên, tổng số cơ sở lưu trú trên toàn

tỉnh hiện nay là 335 cơ sở, với 3926 phòng chủ yếu tập trung tại Sa Pa; Bắc Hà và

thành phố Lào Cai. Số lượng cơ sở lưu trú vượt 19,6% so với mục tiêu của kế hoạch.

Trong đó có 20 cơ sở đạt chất lượng từ 1 đến 4 sao với trên 600 phòng. Ngoài ra còn

80 nhà nghỉ lưu trú tại gia ở các thôn bản phát triển du lịch cộng đồng tập trung tại

hai huyện Sa Pa và Bắc Hà. Toàn tỉnh đã có hàng chục doanh nghiệp, chi nhánh

kinh doanh lữ hành quốc tế. Hệ thống nhà hàng đặc sản, nhà hàng vườn cũng được

mở rộng và phát triển. Các phương tiện vận chuyển du lịch như tàu, taxi, ôtô các

loại không ngừng được đổi mới và nâng cao chất lượng.



56



Bảng 2.2. Kết quả hoạt động du lịch Lào Cai đến năm 2008



Năm 2006

Chỉ tiêu



STT



Tổng lượt khách



ĐVT



1.000 lượt



Số tuyệt

đối



560



Năm 2007



Số thực

hiện/

số KH

(%)

1,81



Số tuyệt

đối



632



Năm 2008



Số thực

hiện/

số KH

(%)

3,6



Số tuyệt

đối



667



Số thực

hiện/

số KH (%)

1,9



1

Khách quốc tế



190



223



260



2



Ngày khách bình quân



Ngày



2,9



2,95



3,1



3



Mức chi tiêu bình quân



VNĐ



172.000



195.000



480.000



4



Doanh thu du lịch xã hội



Tỷ đồng



280



- Trực tiếp



Người



1615



2135



2.500



- Gián tiếp



Người



3230



4270



5.000



Số cơ sở lưu trú thẩm định



Cơ sở



215



229



328



3,7



362



3,42



434



Việc làm

5



6



Nguồn: Sở Văn hoá thể thao và du lịch Lào Cai



57



3,6



Năm 2006, du lịch Lào Cai đón 560.000 lượt khách, vượt 1,81% kế hoạch,

doanh thu đạt 280 tỷ đồng. Năm 2009, mặc dù kinh tế thế giới suy thoái song ngành

du lịch Lào Cai đã đón 700.451 lượt khách, doanh thu đạt 513,422 tỷ đồng, vượt

16,7% kế hoạch, tăng 18,3% so với năm 2008.

Một số loại hình du lịch đã khai thác có hiệu quả như: Du lịch nghỉ dưỡng tại

Sa Pa, Bắc Hà; Du lịch sinh thái, mạo hiểm (gắn với sông Chảy, Phan Si Păng, đi

bộ thăm các bản làng, hang động, thác nước...); Du lịch văn hóa, cộng đồng; Du lịch

tâm linh; Du lịch mua sắm... Đến nay, định hướng không gian du lịch trên địa bàn

từng bước được mở rộng thông qua việc khảo sát và khai thác thêm các tuyến, điểm

du lịch cộng đồng mới. Các tuyến ngoại tỉnh cũng đã được hình hành, trong đó tập

trung vào khách Trung Quốc đi bằng thẻ du lịch theo tuyến Lào Cai - Hà Nội - Hải

Phòng - Quảng Ninh và các tỉnh phía nam. Khu du lịch Bắc Hà đã quy hoạch các

điểm du lịch, đầu tư và đưa vào khai thác, sử dụng: chợ Văn hóa Bắc Hà, dinh thự

cổ Hoàng A Tưởng, đền Bắc Hà, Bản Phố; Khôi phục, bảo tồn các lễ hội và trò chơi

dân gian, đặc biệt là tổ chức giải đua ngựa truyền thống. Thành phố Lào Cai được

xác định là cầu nối các tuyến du lịch cho khách Việt Nam sang Trung Quốc và

khách Trung Quốc qua Lào Cai thăm các tỉnh khác của Việt Nam, đồng thời là một

trong những điểm đến trong chương trình du lịch "Về cội nguồn" của ba tỉnh Lào

Cai - Yên Bái - Phú Thọ, do đó đã thu hút được nhiều nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực

du lịch, trong đó có 12 doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào các lĩnh vực

du lịch sinh thái, khách sạn cao cấp với tổng vốn đầu tư trên 800 tỷ đồng. Sản xuất

hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống và dịch vụ đã được quan tâm đầu tư, nhiều cơ

sở vui chơi giải trí được hình thành như: Khu du lịch sinh thái Thanh Kim, Hàm

Rồng (Sa Pa), hồ Na Cồ (Bắc Hà), công viên Nhạc Sơn (thành phố Lào Cai)... đáp

ứng nhu cầu của du khách.



58



Bảng 2.3. Bảng so sánh lượng khách qua các năm

so CK

Chỉ tiêu



ĐVT



2001



năm 2000

(%)



so CK

2002



năm 2001

(%)



so CK

2003



năm 2002

(%)



so CK

2004



năm 2005

(%)



Tốc độ

tăng trưởng



I - Tổng lượt khách



Lượt



265,000



125.89



331,000



124.91



380,000



114.80 480,000



106.25



17.96



Khách Quốc tế



nt



146,000



103.40



175,000



119.86



135,000



77.14 170,000



105.88



1.53



Khách nội địa



nt



119,000



171.72



156,000



131.09



245,000



157.05 310,000



106.45



41.57



II - Tổng Doanh thu



Tr.đ



54,300



149.18



76,600



141.07



145,000



189.30 180,000



119.44



49,74



Doanh thu nội địa



Tr.đ



5.92



Doanh thu quốc tế



Tr.đ



53.18

so CK



Chỉ tiêu



ĐVT



2006



năm 2005

(%)



so CK

2007



năm 2006

(%)



so CK

2008



năm 2007

(%)



so CK

2009



năm 2008

(%)



Tốc độ

tăng trưởng



I - Tổng lượt khách



Lượt



560,000



109.80



632,000



112.86



667,000



105.54



700.45



105.02



8.36



Khách Quốc tế



nt



190,000



105.56



223,000



117.37



388,000



173.99



326.89



84.25



17.73



Khách nội địa



nt



370,000



112.12



409,000



110.54



279,000



68.22



373.56



133.89



24.55



II - Tổng Doanh thu



Tr.đ



280,000



130.23



362,000



129.29



434,000



119.89 513,422



118.30



24.42



Doanh thu nội địa



Tr.đ



145,000



123.93



196,000



135.17



196,000



136.34 262,715



98.31



23.36



Doanh thu quốc tế



Tr.đ



135,000



137.76



166,000



122.96



166,000



96.85 250,707



155.94



28.16



Nguồn: Sở Văn hoá thể thao và du lịch Lào Cai



59



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

×