Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.56 MB, 68 trang )
KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TRONG PHÁT TRIỂN
DU LỊCH THỊ XÃ HÀ TIÊN, TỈNH KIÊN GIANG
Hệ thống lãnh thổ du lịch thể hiện mối quan hệ không gian của các yểu tố trong hoạt
động du lịch. Các yếu tố đó là khách du lịch, TNDL, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất – kỹ
thuật du lịch, đội ngũ cán bộ nhân viên và hệ thống điều hành quản lý du lịch.
Trong hệ thống lãnh thổ du lịch, TNDL được coi là điều kiện hàng đầu. Sự phân bố
TNDL đã tạo nên các khu du lịch, điểm du lịch, cụm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch
và vùng du lịch – tức là những biểu hiện của việc tổ chức hoạt động du lịch theo lãnh thổ.
Có thể nói rằng: mọi quá trình tổ chức lãnh thổ du lịch bắt đầu và kết thúc bằng TNDL.
1.2. KHÁI QUÁT VỀ DU LỊCH VĂN HÓA
1.2.1. Khái niệm về du lịch văn hóa
Theo Luật du lịch Việt Nam (2005): “Du lịch văn hóa là hình thức dựa vào bản sắc
văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn
hóa truyền thống”.
Du lịch văn hóa là loại hình phổ biến trong du lịch tập trung mối quan tâm đến một
quốc gia hay một vùng đất nào đó chủ yếu dưới góc độ văn hóa. Du lịch văn hóa bao gồm
các tuyến du lịch đến một đô thị có bề dày lịch sử hoặc những thành phố lớn cùng các
công trình văn hóa của nó như các viện bảo tàng, nhà hát… Hình thức này cũng bao gồm,
mặc dù không phổ biến lắm, việc đưa các du khách đến những vùng hẻo lánh để dự các lễ
hội ngoài trời, đi thăm nơi ở của các danh nhân văn hóa, những công trình kiến trúc hay
những thắng cảnh thiên nhiên được biết đến và ca ngợi qua văn chương, hội họa.
Du lịch văn hóa còn là loại hình du lịch gắn liền với con người và các giá trị truyền
thống do con người sáng tạo nên. Du lịch văn hóa bao hàm việc hào nhập vào cuộc sống
cộng đồng dân cư, tìm hiểu và hòa mình vào những phong tục tập quán, những truyền
thống của các dân tộc, các địa phương.
1.2.2. Phân loại du lịch văn hóa
1.2.2.1. Du lịch tìm hiểu bản sắc văn hóa
Khách đi tìm hiểu các nền văn hóa là chủ yếu. Mục đích đi tìm hiểu, nghiên cứu.
Đối tượng khách chủ yếu là các nhà nghiên cứu khoa học, học sinh, sinh viên. Đó có thể
là những chương trình du lịch dã ngoại đến các dãy phố cổ kính, các khu di tích của thành
phố, phố cổ hay làng mạc xưa để khách tìm hiểu phong tục tập quán, lối sống văn hóa của
người dân nơi đó. Khách sẽ đi bộ tham quan các công trình kiến trúc, nghệ thuật, tìm hiểu
tập quán sinh hoạt của người dân và tham gia các lễ hội đặc sắc của địa phương… Hình
thức du lịch này sẽ không thể đi một ngày để khám phá nên khách du lịch sẽ nghỉ qua
đêm hoặc ít nhất cũng phải trải nghiệm trong một ngày trọn vẹn.
1.2.2.2. Du lịch tham quan văn hóa
Đây là loại hình du lịch văn hóa kết hợp tham quan với nghiên cứu tìm hiểu văn hóa
trong một chuyến đi. Đối tượng tham gia phong phú gồm cả khách đi để chiêm ngưỡng,
để biết và thỏa mãn sự tò mò, có thể theo trào lưu. Do vậy, trong một chuyến đi du khách
thường đi đến những điểm du lịch trong đó vừa có những điểm du lịch văn hóa, vừa có
những điểm vui chơi, giải trí, các trò tiêu khiển mới lạ… Đối tượng khách là những người
vừa thích phiêu lưu mạo hiểm, thích tìm cảm giác mới và chủ yếu là những người trẻ tuổi.
Mô hình hoạt động này hiện đang nở rộ tại đồng bằng sông Cửu Long khi các nhà du lịch
luôn kích cầu khách bằng việc luôn “khuyến mãi” thêm những giá trị cảnh quan, công
NGUYỄN THỊ MỸ TRANG (6116531)
19
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TRONG PHÁT TRIỂN
DU LỊCH THỊ XÃ HÀ TIÊN, TỈNH KIÊN GIANG
viên, khu trò chơi, ẩm thực xung quanh hoặc phân bố rải rác dọc các đường đến điểm
tham quan văn hóa.
1.2.2.3. Du lịch kết hợp tham quan văn hóa với mục đích khác
Mục đích chính của khách là đi công tác có kết hợp với tham quan văn hóa. Đối
tượng là những người đi dự hội thảo, hội nghị, kỉ niệm những ngày lễ lớn, các cuộc triển
lãm, các chính khách đến giao lưu hoặc công tác trên một đất nước khác, các nhà hoạt
động văn hóa đến tìm hiểu các công trình nghiên cứu của mình trên những đất nước có sự
khác biệt hoặc tương đồng về văn hóa, đồng thời có tham gia những buổi thảo luận tại nơi
tham quan…
1.2.3. Đặc trưng du lịch văn hóa
Ngày nay du lịch trở thành nhu cầu cần thiết và tất yếu đối với mỗi con người, con
người đi du lịch để thể hiện bản thân và khám phá thế giới.
Bên cạnh những loại hình Du lịch sinh thái, Du lịch khám chữa bệnh, Du lịch mạo
hiểm… Du lịch văn hóa được xem là loại sản phẩm rất có lợi thế của những nước đang
phát triển, thu hút nhiều khách du lịch quốc tế. Du lịch văn hóa phát triển trên cơ sở khai
thác những sản phẩm văn hóa, lễ hội truyền thống của dân tộc, kể cả những phong tục tín
ngưỡng… để tạo sức hút đối với du khách từ khắp nơi trên thế giới. Đối với khách du lịch
có cơ sở nghiên cứu, khám phá văn hóa và phong tục tập quán bản địa, thì du lịch văn hóa
là tối ưu để thỏa mản những nhu cầu của họ.
Du lịch văn hóa góp phần bảo tồn di tích lịch sử, lễ hội, làng nghề truyền thống, tạo
ra các khả năng hỗ trợ việc bảo tồn của các di tích khảo cổ đang có nguy cơ bị tàn lụi.
Nhiều làng nghề thủ công truyền thống được khôi phục dần và phát triển, tạo nên các
điểm tham quan du lịch, sản xuất hàng lưu niệm thủ công mỹ nghệ bán cho khách. Nó còn
góp phần đắc lực cho việc khôi phục và lưu giữ các di sản kiến trúc đang góp phần cho sự
phát triển du lịch văn hoá như bảo tàng, nhà hát, các hoạt động văn hóa, kể cả văn hóa ẩm
thực đang dần mai một hoặc bị phá hủy bởi thời gian, bởi sự lãng quên của người dân bản
địa. Bảo tồn các hoạt động văn hóa bằng việc khích lệ các hoạt động văn hóa dân gian,
thúc đẩy các mặt hàng truyền thống, chia sẻ lợi ích từ nguồn thu cho việc tôn tạo bảo vệ
các di tích lịch sử văn hóa.
Du lịch văn hóa phát triển trên cơ sở khai thác những sản phẩm du lịch văn hoá, lễ
hội truyền thống của các dân tộc, kể cả những phong tục tín ngưỡng… để tạo sức hút cho
du khách từ khắp nơi trên thế giới. Phần lớn du lịch văn hóa gắn liền với địa phương, nơi
lưu giữ nhiều giá trị văn hóa, khách du lịch ở các nước phát triển thường lựa chọn những
lễ hội của các nước để tổ chức những chuyến du lịch ra nước ngoài. Bởi thế thu hút khách
du lịch tham gia du lịch văn hóa tức là tạo ra dòng chảy mới và cải thiện cuộc sống người
dân địa phương.
Du lịch phát triển đã tạo thêm nguồn thu để tôn tạo, trùng tu các di tích và nâng cao
ý thức, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương và cộng đồng dân
cư giữ gìn, phát triển di sản văn hóa.
NGUYỄN THỊ MỸ TRANG (6116531)
20
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TRONG PHÁT TRIỂN
DU LỊCH THỊ XÃ HÀ TIÊN, TỈNH KIÊN GIANG
1.2.4. Các điều kiện ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch văn hóa
1.2.4.1. Đối tượng khách
Theo Luật du lịch Việt Nam: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du
lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”.
Những người tham gia vào các tuyến du lịch văn hóa chủ yếu là những khách du lịch cao
tuổi và thanh niên – những người đang bước vào độ tuổi chững chạc và năng động. Đối
với khách cao tuổi, họ thường có nhiều thời gian rỗi, có kinh nghiệm trong việc đi du lịch.
Chính vì yếu tố tuổi cao nên họ có xu hướng trở về những thứ cổ điển, thích tìm hiểu âm
nhạc, nghệ thuật quần chúng, các món ăn đậm đà tính dân tộc và quan tâm đến chất lượng
phục vụ khi sử dụng các dịch vụ du lịch. Ngược lại đối với thanh niên, đây là nhóm có số
lượng đông đúc, họ ưa thích khám phá tìm tòi, muốn thử sức mình, thích đi xa, thích tự
do, thích thay đổi điểm du lịch và thường đi thành nhóm nhỏ do đó có xu hướng đòi hỏi
tính mới mẻ, đa dạng trong dịch vụ du lịch. Họ có khả năng thanh toán thấp, ít có kinh
nghiệm du lịch. Đối với khách hàng trung niên, là nhóm đối tượng đã gây dựng được sự
nghiệp, gia đình, thường là những người có địa vị xã hội, có khả năng thanh toán cao, có
sự tự chủ lớn trong du lịch tham quan, họ thường kết hợp giữa đi công tác và đi du lịch.
1.2.4.2. TNDL văn hóa
TNDL văn hóa gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di
tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, lễ hội, làng nghề cổ truyền, các công trình lao
động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử
dụng phục vụ mục đích du lịch. Yếu tố quan trọng để du khách xác định điểm tham quan
của mình, là TNDL ở nơi đó phải đủ mạnh để thu hút sự tò mò của khách du lịch. Thực tế
thì ít du khách chịu bỏ tiền ra mua tour tham quan các cảnh quan nhân tạo mà không có
sự hiện diện của các di tích, lễ hội, các công trình mang yếu tố văn hóa.
1.2.4.3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật đóng một vai trò hết sức quan trọng trong
quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch, cũng như quyết định mức độ khai thác
tiềm năng du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch. Chính vì vậy nên sự phát
triển của ngành du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật
chất kỹ thuật.
Sự kết hợp hài hoà giữa TNDL và cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch giúp cho
cơ sở phục vụ du lịch có hiệu quả. Thực tế, một điểm du lịch cho dù rất hấp dẫn về tài
nguyên (cảnh quan đẹp, văn hóa bản địa phong phú, sự khác biệt về phong tục, tập
quán…) nhưng thiếu đi những công trình phục vụ cho du lịch thì khó phát triển được. Vị
trí của TNDL là căn cứ để bố trí hợp lý cơ sở vật chất kỹ thuật trên các vùng lãnh thổ của
đất nước và là tiền đề cơ bản để hình thành các trung tâm du lịch.
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm nhiều thành phần, chúng có những chức
năng và ý nghĩa nhất định đối với việc tạo ra, thực hiện các sản phẩm du lịch. Để đảm bảo
cho việc tham quan du lịch trên quy mô lớn cần phải xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật
tương ứng như trạm thông tin dành cho du khách, dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi, dịch vụ bưu
chính viễn thông…
NGUYỄN THỊ MỸ TRANG (6116531)
21
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TRONG PHÁT TRIỂN
DU LỊCH THỊ XÃ HÀ TIÊN, TỈNH KIÊN GIANG
1.2.4.4. Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sự thành công trong sự phát triển tất cả các
ngành kinh tế, du lịch, xã hội… Trong lĩnh vực du lịch, cần phải có nguồn nhân lực luôn
luôn sẵn sàng phục vụ du khách. Bởi vì, đây là ngành kinh tế đặc trưng, du khách không
thể hoặc sẽ bị hạn chế đi các nhu cầu khám phá của bản thân khi điểm du lịch không có
hướng dẫn của nhân viên phục vụ, thiếu đi các hướng dẫn viên, thuyết minh viên… làm
giảm sự sinh động của chương trình du lịch, hoạt động du lịch sẽ diễn ra một cách trật tự,
quy củ vì bản thân mỗi du khách không có được sự thống nhất trong các nhu cầu diễn ra
liên tục của mình.
1.2.4.5. Chính sách phát triển
Để phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Chính phủ cần đề ra
những chiến lược, quy hoạch, các chương trình, đề án phát triển du lịch sao cho hợp lý.
Chính sách phải đảm bảo khuyến khích, huy động tập trung nguồn lực, khai thác tối ưu
tiềm năng, thế mạnh của đất nước, bảo tồn và phát huy được những giá trị văn hoá truyền
thống, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, tạo động lực thúc đẩy phát triển
kinh tế-xã hội. Quan điểm, đường lối và chính sách đúng đắn là tiền đề cho sự phát triển
du lịch nói chung và du lịch văn hoá nói riêng.
1.2.4.6. Yếu tố thời vụ và thời tiết
So với các loại hình du lịch khác, du lịch văn hóa mang tính chất đại chúng tuy có
chịu ảnh hưởng tính thời vụ nhưng không phụ thuộc hoàn toàn. Sự ảnh hưởng của yếu tố
thời tiết, khí hậu không là vấn đề mang tính chất thiết yếu, tuy nhiên người đi du lịch sẽ
ngại tham gia các hoạt động lễ hội khi thời tiết không tốt đẹp. Chính vì vậy, yếu tố thời vụ
và ảnh hưởng của khí hậu cũng đóng vai trò đáng kể trong việc phát triển của du lịch văn
hóa. Du khách mặc dù rất mong muốn được tham quan di tích quan trọng đó nhưng cũng
cần phải có thời gian, sự quan sát và sự chịu ảnh hưởng của thời tiết tại địa điểm tham
quan.
1.2.4.7. Các nhân tố khác
Sự phát triển của du lịch văn hóa nói riêng và du lịch nói chung đòi hỏi phải có
những điều kiện khách quan và điều kiện chủ quan cần thiết nhất định. Trong đó các điều
kiện chúng ta thường thấy như: điều kiện thời gian là điều kiện bắt buộc vì một người
không có đủ thời gian để nghỉ ngơi thì sẽ không nghĩ đến chuyện dành thì giờ cho rong
ruổi du lịch. Điều kiện nguồn khách, điều kiện nguồn kinh tế, cơ sở hạ tầng, điều kiện về
an toàn, ổn định chính trị trong khu vực…
Việc có TNDL văn hóa phong phú, sự sẵn sàng đón khách, môi trường văn hóa cởi
mở, tiếp xúc sẽ là những nhân tố góp phần thúc đẩy du lịch văn hóa phát triển nhưng cũng
cần có sự bổ sung không thể thiếu của TNDL tự nhiên. Chúng sẽ bổ trợ cho sự khô cứng
của di tích văn hóa, thêm vào đó những mảnh xanh, những khung cảnh thơ mộng để du
khách có thể dễ dàng hơn trong việc thưởng thức tour du lịch văn hóa của mình.
NGUYỄN THỊ MỸ TRANG (6116531)
22
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TRONG PHÁT TRIỂN
DU LỊCH THỊ XÃ HÀ TIÊN, TỈNH KIÊN GIANG
1.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA
1.3.1. Khái niệm về di tích lịch sử - văn hóa
DTLS – VH là tài sản quý giá của mỗi địa phương, mỗi dân tộc, đất nước và cả nhân
loại. Ở đó chứa đựng tất cả những gì thuộc về truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa, trí
tuệ, tài năng, giá trị văn hóa nghệ thuật của mỗi quốc gia.
Theo hiến chương Vơnidơ – Italia (1996): “Di tích lịch sử - văn hóa bao gồm những
công trình xây dựng lẻ loi, những khu di tích ở đô thị hoặc nông thôn, là những bằng
chứng của một nền văn minh riêng biệt, của một sự tiến hóa có ý nghĩa hay là một biến cố
về lịch sử”.
Theo pháp luật bảo vệ và sử dụng DTLS – VH và danh lam thắng cảnh
(04/04/1984): “Di tích lịch sử - văn hóa là những công trình xây dựng, địa điểm, đồ vật,
tài liệu và các tác phẩm có giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật, cũng như các giá trị văn
hóa khác, hoặc liên quan đến các sự kiện lịch sử, quá trình phát triển văn hóa – xã hội”.
1.3.2. Phân loại di tích lịch sử - văn hóa
DTLS – VH chứa đựng nhiều nội dung lịch sử khác nhau. Mỗi di tích có nội dung,
giá trị văn hóa, lượng thông tin riêng biệt. Có 4 loại DTLS – VH:
Di tích văn hóa khảo cổ: là những điểm ẩn dấu một bộ phận giá trị văn hóa, thuộc
về một thời kỳ lịch sử - xã hội loài người chưa có văn tự và thời gian nào đó trong lịch sử
cổ đại. Di tích văn hóa khảo cổ còn được gọi là di chỉ khảo cổ, nó được phân thành di chỉ
cư trú và di chỉ mộ táng, ngoài ra còn có cả những công trình kiến trúc cổ, những thành
phố cổ, tàu thuyền cổ bị chìm đắm.
Di tích lịch sử: là những di tích ghi nhận sự kiện lịch sử hoặc các đặc điểm lịch sử
tiêu biểu của các dân tộc trong quá trình phát triển lịch sử của mình. Lịch sử của mỗi quốc
gia là một quá trình lâu dài với những sự kiện được ghi dấu, do vậy những di tích nào gắn
với các sự kiện tiêu biểu mới được coi là di tích. Di tích lịch sử bao gồm:
Di tích ghi dấu về dân tộc học: Sự ăn ở, sinh hoạt của các tộc người.
Di tích ghi dấu những sự kiện lịch sử quan trọng, tiêu biểu có ý nghĩa quyết định
chiều hướng của đất nước, của địa phương.
Di tích ghi dấu chiến công xâm lược.
Di tích ghi dấu những kỷ niệm.
Di tích ghi dấu sự vinh quang lao động.
Di tích ghi dấu tội ác của đế quốc, phong kiến.
Di tích văn hóa – nghệ thuật đặc biệt là các DTLS – VH , bao gồm các công trình
kiến trúc có giá trị hoặc các tác phẩm nghệ thuật khác như tượng đài, các bích họa…
Những di tích này không chỉ chứa đựng giá trị kiến trúc mà chứa đựng cả những giá trị
văn hóa xã hội văn hóa tinh thần.
Các danh lam thắng cảnh: loại hình này là sự tập hợp của 2 di tích: nhân tạo và di
tích thiên tạo. Đây là nơi có phong cảnh thiên nhiên đẹp, có chứa đựng những công trình
do con người tạo ra, thường là những ngôi chùa, ngôi đền hay một công trình văn hóa nào
đó.
NGUYỄN THỊ MỸ TRANG (6116531)
23
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TRONG PHÁT TRIỂN
DU LỊCH THỊ XÃ HÀ TIÊN, TỈNH KIÊN GIANG
1.3.3. Vai trò của di tích lịch sử - văn hóa đối với hoạt động du lịch
Các DTLS – VH được coi là tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn. Nếu như TNDL tự
nhiên hấp dẫn du khách bởi sự hoang sơ độc đáo và hiếm hoi của nó, thì TNDL nhân văn,
đặc biệt là các DTLS – VH thu hút khách bởi những giá trị về kiến trúc, điêu khắc tôn
giáo và cả sự đa dạng phong phú, tính truyền thống cũng như tính địa phương của nó. Các
DTLS – VH là 1 thành tố hết sức quan trọng tạo nên loại hình du lịch văn hóa. Loại di
tích khảo cổ có ý nghĩa rất lớn và là động lực thúc đẩy hoạt động du lịch… Ngày nay,
khách du lịch ngoài mục đích đến các di chỉ khảo cổ để tham quan, tìm hiểu nâng cao sự
hiểu biết, họ còn có nhu cầu mua các hiện vật được tái tạo tại các di tích đó để làm lưu
niệm.
DTLS – VH là một sản phẩm có giá trị gồm các đình, chùa, đền miếu là những di
sản văn hóa vật thể, chứa tiềm ẩn trong đó là các hình thức sinh hoạt văn hóa mang bản
sắc tôn giáo, tín ngưỡng riêng của từng vùng, từng miền.
Các DTLS – VH đều mang trong mình thông điệp của quá khứ. Nơi đây trở thành
không gian văn hóa cho nhân dân trong những sinh hoạt lễ hội truyền thống, lễ hội tôn
giáo nơi họ được quyền thể hiện các nghi thức, lễ thức bày tỏ tâm linh, tâm nguyện của
mình. Khách đến với các DTLS – VH không đơn thuần là chỉ để quan tâm, thể hiện tâm
linh mà còn là để tìm hiểu, nghiên cứu khoa học. Vì vậy, các DTLS – VH có vai trò quan
trọng trong hoạt động du lịch, là điều kiện giúp cho du lịch đất nước ngày một phát triển.
1.4. Thực tiễn khai thác DTLS – VH trong phát triển du lịch ở Việt Nam
TNDL nhân văn trong đó nổi bật nhất là hệ thống DTLS – VH đóng vai trò quan
trọng trong việc phát triển du lịch ở Việt Nam, hiện nay đã có rất nhiều di tích đang được
đưa vào khai thác phục vụ phát triển du lịch như: khu di tích Đền Hùng (Phú Thọ), di tích
Hồ Gươm – đền Ngọc Sơn (Hà Nội), khu di tích Kim Liên (Nghệ An), khu di tích lịch sử
địa đạo Củ Chi, Dinh Thống Nhất (TP.Hồ Chí Minh) các DTLS – VH gắn liền với những
thời kì dựng nước, giữ nước và nguồn cội của ông cha, hoạt động du lịch tại các di tích
đang thu hút hàng triệu lượt khách và công tác đầu tư bảo tồn, tôn tạo ngày một hoàn
thiện hơn với mục đích bảo vệ, phát huy các giá trị của di tích và giáo dục truyền thống
uống nước nhớ nguồn cho thế hệ trẻ sau này.
Trong đó nổi bật nhất là tỉnh Thừa Thiên – Huế là một địa phương tiêu biểu nơi có
nhiều di tích đang được khai thác phục vụ du lịch. Ở Huế, hệ thống DTLS – VH có rất
nhiều loại hình (lăng, đền, chùa, địa điểm lịch sử, nhà lưu niệm…) với 891 di tích đã
được xếp hạng và chưa xếp hạng. Các di tích đã góp phần tạo nên giá trị quan trọng làm
cho Huế trở thành điểm hấp dẫn đối với du lịch. Nổi bật nhất trong hệ thống DTLS – VH
ở Huế là Quần thể di tích Cố đô Huế nơi còn lưu giữ những kiến trúc kinh đô của triều đại
phong kiến Việt Nam. Ngoài ra, Huế còn nhiều di tích nổi tiếng liên quan đến nhà
Nguyễn như hệ thống các phủ, chùa…, những di tích lịch sử về hai cuộc kháng chiến
chống thực dân cùng những di tích về các nhà cách mạng lỗi lạc như Phan Bội Châu, Trần
Cao Vân… Đặc biệt, nơi đây còn lưu giữ nhiều di tích gắn liền với thời niên thiếu của
Chủ tịch Hồ Chí Minh. Với những lợi thế trên, khách du lịch đến Thừa Thiên – Huế tham
quan các di tích ngày càng tăng, làm tăng doanh thu, góp phần thúc đẩy các hoạt động du
lịch phát triển, làm cho du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn.
NGUYỄN THỊ MỸ TRANG (6116531)
24
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TRONG PHÁT TRIỂN
DU LỊCH THỊ XÃ HÀ TIÊN, TỈNH KIÊN GIANG
Với 132 di tích đã xếp hạng quốc gia và tỉnh trong tổng số 891 di tích, nhưng số
lượng di tích của Thừa Thiên – Huế đưa vào khai thác đang còn quá ít so với tiềm năng.
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên – Huế trong số các DTLS – VH
đứng đầu các điểm du lịch đón khách nội địa và quốc tế là Quần thể di tích Cố đô Huế.
Tuy nhiên, trong đó chỉ có Đại Nội và lăng vua là các điểm du lịch đông khách nhất, còn
hầu hết các di tích còn lại chưa được đầu tư, khai thác cho hoạt động du lịch. Số di tích
cách mạng đưa vào khai thác cũng rất ít. Hệ thống chùa ở Huế có trên 100 nhưng hiện tại
chỉ có vài chùa đón khách như chùa Thiên Mụ, Từ Đàm, Bảo Quốc...
Công tác bảo tồn, tu bổ và tôn tạo các DTLS – VH trên địa bàn tỉnh luôn được quan
tâm triển khai tốt, đem lại những hiệu quả tích cực về mặt kinh tế, xã hội, góp phần quan
trọng vào việc thu hút khách đến Huế, tạo ra sự quan tâm đối với cộng đồng địa phương.
Từ năm 1996 – 2010, trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế đã tổ chức thực hiện việc bảo
vệ, tu bổ, trùng tu, tôn tạo các công trình có giá trị tiêu biểu, quy mô lớn về hạ tầng và
cảnh quan tại các di tích góp phần làm phong phú thêm sản phẩm phục vụ khách du lịch.
Bên cạnh đó, nguồn thu từ du lịch đã góp phần cho sự phát triển ngành du lịch Thừa
Thiên – Huế và đóng góp thiết thực cho công tác quản lí và bảo tồn, trùng tu, tôn tạo các
DTLS – VH trong thời gian qua. Hoạt động khai thác giá trị của các DTLS – VH đã góp
phần tạo thêm việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập và đời sống văn hóa cho
người dân. Việc bảo vệ, tu bổ, tôn tạo các di tích và cảnh quan môi trường xung quanh đạt
được những kết quả tốt, góp phần bảo tồn và làm tăng giá trị di tích cho hoạt động khai
thác phục vụ du lịch.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển bên cạnh những thành tựu, hoạt động khai thác
các di tích trong những năm qua vẫn còn tồn tại một số vấn đề bất hợp lí, chưa phát huy
hết giá trị và vai trò của các DTLS – VH. Việc phát triển du lịch tại nơi đây vẫn còn tiềm
ẩn những dấu hiệu thiếu ổn định. Doanh thu và khách du lịch tham quan các di tích, mặc
dù trong thời gian qua có sự gia tăng, trung bình năm sau cao hơn năm trước, nhưng sự
gia tăng đó lại không đều và không ổn định. Do vậy, sự phát triển này chưa tạo những đột
phá về tốc độ tăng trưởng kinh tế trong việc khai thác các DTLS – VH.
Các DTLS – VH chưa được đầu tư khai thác hợp lí khi số lượng di tích đưa vào khai
thác phục vụ du lịch còn quá ít so với tiềm năng. Sức tải của các điểm di tích hầu như
không vượt quá ngưỡng cho phép do lượng khách đến Huế tương đối đều vào các tháng
trong năm. Tuy nhiên, trong các kì Festival, do tập trung trong thời gian ngắn nên một số
điểm di tích bị quá tải. Vai trò của địa phương trong quản lí, nhất là trong lĩnh vực quy
hoạch phát triển du lịch hầu như không có. Sự phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành
trong công tác quản lí di tích chưa được duy trì thường xuyên. Ngoài những di tích được
bảo vệ, trùng tu, hiện nay trên địa bàn Thừa Thiên – Huế vẫn còn nhiều di tích đang trong
tình trạng xuống cấp, bị hư hại…
NGUYỄN THỊ MỸ TRANG (6116531)
25
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TRONG PHÁT TRIỂN
DU LỊCH THỊ XÃ HÀ TIÊN, TỈNH KIÊN GIANG
Chương 2
TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI TÍCH
LỊCH SỬ - VĂN HÓA TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
THỊ XÃ HÀ TIÊN
2.1. KHÁI QUÁT VỀ THỊ XÃ HÀ TIÊN
2.1.1. Vị trí địa lí
Hà Tiên là thị xã nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Kiên Giang, cách thành phố Rạch
Giá 90km, phía Bắc là đường biên giới giáp với vương quốc Campuchia, phía Đông giáp
huyện Giang Thành và phía Nam giáp huyện Kiên Lương, phía Tây giáp huyện đảo Phú
Quốc và Vịnh Thái Lan.
Sông Giang Thành bắt nguồn từ Campuchia nối liền với kênh Vĩnh Tế tạo nên tuyến
đường thủy quan trọng nối liền thành phố Châu Đốc và TXHT, không những thế nơi đây
còn là cảng thị buôn bán sầm uất với nước bạn Campuchia qua cửa khẩu quốc tế Hà Tiên.
Với những thuận lợi về vị trí như trên TXHT được xen là cửa ngõ giao thương quan trọng
của tỉnh Kiên Giang và đồng bằng sông Cửu Long qua cả hai đường thủy và bộ.
Ngày 17/09/2012, Bộ xây dựng đã ban hành Quyết định số 839/QĐ – BXD công
nhận TXHT, tỉnh Kiên Giang là đô thị loại III, qua đó cho thấy tầm quan trọng về vị trí
của TXHT là trung tâm thương mại, dịch vụ và du lịch thứ 2 của tỉnh Kiên Giang, có vai
trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của cả vùng tứ giác Long Xuyên. Hằng
năm, TXHT đón nhận hàng triệu lượt khách tham quan du lịch, theo quốc lộ 955A du
khách từ huyện Tri Tôn, thành phố Châu Đốc cũng có thể đến các điểm di tích tại TXHT.
TXHT khu vực hoạt động du lịch sầm uất nhất của tỉnh Kiên Giang, nơi có sức hấp dẫn
cao khách du lịch. Các nhà điều hành tour có thể đưa khách từ các thành phố như thành
phố Cần Thơ và Hồ Chí Minh đến tham quan TXHT qua các tuyến du lịch: Tiền Giang –
Cần Thơ – Châu Đốc – Hà Tiên hay Cần Thơ – Châu Đốc – Campuchia. Ngoài ra, với sự
thuận lợi về hệ thống giao thông đường biển những năm gần đây tuyến tàu cao tốc Phú
Quốc – Hà Tiên vận chuyển cả xe và người rất nhanh và thuận lợi tạo nên tuyến tam giác
du lịch: Hà Tiên – Phú Quốc – Rạch Giá. Chính vì vị trí thuận lợi đi lại dễ dàng nên số
lượng khách đến tham quan tìm hiểu các di tích lịch sử ở TXHT ngày càng tăng.
NGUYỄN THỊ MỸ TRANG (6116531)
26
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TRONG PHÁT TRIỂN
DU LỊCH THỊ XÃ HÀ TIÊN, TỈNH KIÊN GIANG
Hình 1. Bản đồ hành chính TXHT
Nguồn:http://hatien.kiengiang.gov.vn/portals/0/BAN%20DO%20HANH%20CHANH%20
HT-Model.jpg.
NGUYỄN THỊ MỸ TRANG (6116531)
27
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TRONG PHÁT TRIỂN
DU LỊCH THỊ XÃ HÀ TIÊN, TỈNH KIÊN GIANG
2.1.2. Lịch sử hình thành
Hà Tiên xưa kia thuộc đất Mang Khảm, tục danh Trúc Phiên Thành, còn gọi là Đồng
Trụ Trấn. Năm 1679, Mạc Cửu người Lôi Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc – vì bất
phục tùng chính sách cai trị của nhà Thanh, nên bỏ quê hương lưu lạc đến Hà Tiên chiêu
mộ lưu dân lập ra các thôn: Rạch Giá, Cà Mau, Cần Vọt, Phú Quốc, Trũng Kè, Vũng
Thơm.
Năm Mậu Tý (1708) vì tình hình Chân Lạp nội loạn và muốn duy trì địa vị của mình
nên Mạc Cửu đem ngọc, lụa đến Thuận Hóa dâng biểu xưng thần, xin cho làm Hà Tiên
trưởng. Chúa Hiển Tông đã chuẩn y đề nghị này, triều đình sắc phong cho Mạc Cửu chức
Tổng binh trấn Hà Tiên. Năm 1735 ông mất, được nhà vua phong tặng Khai trấn Thượng
trụ quốc Đại tướng quân Vũ Nghị Công. Con trai là Mạc Thiên Tích (1718 – 1780) kế
nghiệp cha điều hành chính sự năm Túc Tông hoàng đế thứ 10.
Năm 1832, vua Minh Mạng thứ 13 chia Nam kỳ thành 6 tỉnh, trấn Hà Tiên được
chia thành hai tỉnh An Giang và Hà Tiên. Tỉnh Hà Tiên bao gồm tỉnh Kiên Giang, Bạc
Liêu và Cà Mau hiện nay.
Năm 1867, Pháp đem quân đánh chiếm 3 tỉnh miền Tây (An Giang, Vĩnh Long, Hà
Tiên). Tỉnh Hà Tiên bị Pháp chiếm ngày 24 tháng 06 năm 1867. Từ đây Hà Tiên dưới sự
cai trị của Pháp cho đến khi giành được độc lập vào năm 1945.
Ngày 18 tháng 07 năm 1882, Pháp thành lập tỉnh Bạc Liêu gồm địa phận hai tổng
Thạnh Hòa và Thạnh Hưng của tỉnh An Giang cũ cùng với 3 tổng Quảng Long, Quảng
Xuyên, Long Hưng của huyện Long Xuyên thuộc tỉnh Hà Tiên cũ.
Đối với chính quyền cách mạng, sau năm 1945 vẫn giữ hai tỉnh Rạch Giá và Hà
Tiên. Năm 1951 sáp nhập tỉnh Hà Tiên vào Long Châu Hậu để thành lập tỉnh Long Châu
Hà. Tỉnh Rạch Giá giải tán để phân chia nhập vào tỉnh Cần Thơ và Bạc Liêu. Năm 1954,
thành lập lại hai tỉnh Rạch Giá và Hà Tiên, cuối năm 1956 sáp nhập tỉnh Hà Tiên vào
Rạch Giá vẫn lấy tên là tỉnh Rạch Giá. Hà Tiên còn là một huyện bao gồm thị xã Hà Tiên,
huyện Kiên Lương và huyện Giang Thành hiện nay. Năm 1965, huyện Hà Tiên được tách
ra khỏi tỉnh Rạch Giá nhập vào tỉnh An Giang. Năm 1967 trả về cho tỉnh Rạch Giá. Năm
1971 lại tách ra nhập với Châu Đốc để thành lập tỉnh Châu Hà, năm 1974 gọi là tỉnh Long
Châu Hà.
Từ sau năm 1975, tỉnh Kiên Giang vẫn giữ tên cũ, kể cả địa phận và ranh giới. Tỉnh
Minh Hải được thành lập gồm cả tỉnh An Xuyên và phần lớn tỉnh Bạc Liêu. Hà Tiên là thị
xã của tỉnh Kiên Giang.
Ngày 08 tháng 07 năm 1998, tái lập lại TXHT. Ngày 01 tháng 09 năm 1998, TXHT
chính thức đi vào hoạt động. Năm 1999, huyện Hà Tiên đổi tên thành huyện Kiên Lương,
với huyện lị mới là thị trấn Kiên Lương. Từ đây lịch sử Hà Tiên bước sang một trang sử
mới, với vai trò là một trung tâm kinh tế của tỉnh Kiên Giang nói riêng và đồng bằng sông
Cửu Long nói chung.
Tóm lại, từ những điều trình bày như trên, chúng ta nhận thấy rằng, lịch sử vùng đất
Hà Tiên trải qua nhiều giai đoạn phát triển. Mỗi bước đi của vùng đất này là sự phản ánh
sinh động quá trình mở cõi và làm chủ vùng đất phương Nam của dân tộc Việt Nam. Từ
NGUYỄN THỊ MỸ TRANG (6116531)
28
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TRONG PHÁT TRIỂN
DU LỊCH THỊ XÃ HÀ TIÊN, TỈNH KIÊN GIANG
một vùng đất hoang vu, dân cư thưa thớt trở nên trù phú dưới sự cai trị của dòng họ Mạc.
Và quyết định nương nhờ chúa Nguyễn của Mạc Cửu đã đánh dấu bước ngoặt đối với
vùng đất Hà Tiên.
2.1.3. Ý nghĩa tên gọi
Tên Hà Tiên có trong văn bản lần đầu tiên vào mùa thu năm Mậu Tý (1708) khi Mạc
Cửu xin dâng đất ấy cho chúa Nguyễn Phước Chu và xin làm Hà Tiên trưởng.
Truyền thuyết cho rằng, xưa kia Mạc Cửu nhìn thấy có tiên giáng thế trên sông
(sông Giang Thành ngày nay) nên đặt là Hà Tiên, lấy làm tên gọi cho vùng dinh trấn của
mình mà thành đến ngày nay. Lại có thuyết khác cho rằng, “Hà Tiên” xuất phát từ tên gọi
con rạch Tà Ten là một ấp cư dân cổ ở hướng Đông Bắc TXHT nằm bên bờ trái sông
Giang Thành. Khi xưa, người Khmer gọi sông này là Tà Ten (sau là Prêk Ten). Tà có
nghĩa là sông, Ten là tên sông. Về sau chữ Tà được đổi là Hà và Ten được biến thành
Tiên. Sách Nghiên cứu Hà Tiên viết: Cách giải thích cũ “nơi đây xưa kia có tiên hiện
xuống đi lại trên sông, nên gọi là Hà Tiên”. Có thuyết nhận định từ tên cổ của người
Khmer là Cro – tiên có nghĩa là nơi bán chiếu, đệm mà ra.
2.1.4. Điều kiện tự nhiên
Hà Tiên là một trong 14 huyện, thị và thành phố của tỉnh Kiên Giang với địa hình đa
dạng bao gồm: đồi núi, đồng bằng, biển và đảo đã tạo nên sự hấp dẫn đối với khách du
lịch.
Hà Tiên có rất nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: hang Tiền, Thạch Động,
núi Bình San, núi Phù Dung, Núi Lộc Trĩ, núi Châu Nham, Hòa Đại Kim Dữ, biển Đông
Hồ,… và nhiều bãi biển tuyệt đẹp như bãi Dương, Mũi Nai… không chỉ có giá trị về mặt
phát triển du lịch mà có giá trị về văn hóa bởi những câu chuyện nửa thật, nửa hư xung
quanh các danh thắng ấy.
Hà Tiên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, do ở vĩ độ thấp và ở ven
biển nên khí hậu mang tính chất khí hậu đại dương. Nhiệt độ trung bình hằng năm là
khoảng 27 – 28 độ C, tháng lạnh nhất là tháng 12 và tháng 1 (25 – 26 độ C), tháng nóng
nhất là tháng 4 và tháng 5 (28 – 29 độ C). Độ ẩm tương đối trung bình 81,9%. Mùa mưa
từ tháng 5 đến tháng 10, có nhiều năm mùa mưa đến sớm và kết thúc muộn hơn các khu
vực khác ở đồng bằng sông Cửu Long. Lượng mưa lớn, trung bình 2.118 mm/năm.
Diện tích đất tự nhiên của TXHT là 8.851,5 ha, trong đó đất nông nghiệp 4386 ha (chiếm
49,55%), nhưng mức độ phèn cao, nếu ứng dựng khoa học kỹ thuật tốt để nuôi trồng thủy
sản đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra còn quỹ đất chưa sử dụng là 2.561,8 ha.
Với điều kiện khí hậu như vậy đã tạo nên những thuận lợi cơ bản để phát triển
ngành đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy sản, nông nghiệp và du lịch.
Trên địa bàn TXHT có những con sông lớn chảy qua cung cấp nước ngọt như sông
Giang Thành và sông Hậu qua kênh Vĩnh Tế, kênh Rạch Giá – Hà Tiên. Hà Tiên còn có
khoảng 22 km chiều dài bờ biển, với rất nhiều tài nguyên lâm sản, hải sản phong phú, rất
thuận lợi để phát triển thương nghiệp. Trong đó, biển Đông Hồ có vị trí đặc biệt quan
trọng. Biển Đông Hồ là vùng biển rộng, chia thị xã làm hai khu riêng biệt: phía đông nam
là phường Tô Châu và Thuận Yên, phía tây Bắc là phường Đông Hồ, phường Bình San,
phường Pháo Đài và xã Mỹ Đức. Đây là nơi rất thuận lợi để xây dựng cảng biển. Ngoài
NGUYỄN THỊ MỸ TRANG (6116531)
29
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP