Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (735.23 KB, 141 trang )
BỘ MÔN TIN HỌC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ
3.2. Cấu trúc chung của chương trình Pascal:
Chương trình là một dãy các câu lệnh chỉ thị cho máy các công việc phải thực hiện.
Một chương trình Pasccal đầy đủ gồm ba phần chính:
Phần tiêu đề
Phần khai báo
Phần thân chương chình
Program Têntựđặt ; { Phần tiêu đề}
{ Phần khai báo }
Uses ... {khai báo sử dụng thư viện chuẩn}
Label ... {khai báo nhãn}
Const ... {khai báo hằng}
Type ... {khai báo kiểu dữ liệu}
Var ... { khai báo biến}
Function ... { khai báo các chương trình con}
Procedure ... {hàm và thủ tục }
{ Phần thân chương trình }
Begin
{ Các lệnh }
End.
a. Phần tiêu đề chương trình
Phần này bắt đầu bằng từ khóa Program, sau đó ít nhất là một khoảng trắng và một
tên do người dùng tự đặt, cuối cùng kết thúc bằng dấu chấm phẩy ‘;’.
Ví dụ: Program Btap1;
hoặc: Program Giai_pt_bac2;
Phần tiêu đề chiếm một dòng, còn gọi là phần đầu của chương trình, nó có thể không có
cũng được.
b. Phần khai báo
Phần khai báo có nhiệm vụ giới thiệu và mô tả các đối tượng, các đại lượng sẽ tham
gia trong chương trình, giống như ta giới thiệu các thành viên trong một cuộc họp. Nó gồm
khai báo sử dụng thư viện chuẩn, khai báo nhãn, khai báo hằng, khai báo kiểu dữ liệu mới,
Ngôn ngữ lập trình Pascal
6
BỘ MÔN TIN HỌC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ
khai báo biến, và khai báo các chương trình con. Tùy theo yêu cầu cụ thể mà mỗi khai báo
này có thể có hoặc không.
Khai báo nhãn (Label) chỉ dùng khi trong chương trình có sử dụng lệnh nhảy không điều
kiện GOTO. Nhược điểm của lệnh GOTO là làm mất tính cấu trúc của chương trình,
trong khi có thể thay thế nó bằng các câu lệnh có cấu trúc của Pascal. Vì thế, để rèn luyện
kỹ năng lập trình có cấu trúc, chúng ta sẽ không dùng lệnh GOTO trong giáo trình này.
Các thủ tục và hàm được dùng khi có nhu cầu thiết kế các chương trình lớn, phức
tạp. Đối với các bài toán nhỏ, đơn giản, việc sử dụng chương trình con là chưa cần thiết.
Sau đây ta điểm qua vài nét về các khai báo thông dụng nhất.
* Khai báo hằng và khai báo biến:
Biến là đại lượng có giá trị thay đổi được, còn Hằng là đại lượng có giá trị không
đổi, chúng được dùng trong chương trình để lưu trữ các dữ liệu, tham gia vào các biểu thức
tính toán và các quá trình xử lý trong máy. Việc khai báo có tác dụng xác định tên và kiểu
dữ liệu của biến hay hằng. Biến và Hằng là những thành phần khó có thể thiếu được trong
một chương trình. Để khai báo biến ta dùng từ khóa Var, để khai báo hằng ta dùng từ khóa
Const, ví dụ:
Const N=10 ;
Var x, y: Real ; i, k: Integer;
* Khai báo (định nghĩa) một kiểu dữ liệu mới:
Ngoài các kiểu dữ liệu mà bản thân ngôn ngữ đã có sẵn như kiểu thực, kiểu
nguyên, kiểu ký tự, kiểu lôgic,.v.v. người dùng có thể tự xây dựng các kiểu dữ liệu mới
phục vụ cho chương trình của mình, nhưng phải mô tả sau từ khóa TYPE. Khi đã định
nghĩa một kiểu dữ liệu mới, ta có thể khai báo các biến thuộc kiểu dữ liệu này. Ví dụ, ta
định nghĩa một kiểu dữ liệu mới có tên là Mang:
Type Mang = Array[1..10] of Real;
Bây giờ có thể khai báo hai biến A và B có kiểu dữ liệu là kiểu Mang: Var A, B: Mang ;
* Khai báo sử dụng thư viện chuẩn:
Turbo Pascal có sẵn một số hàm và thủ tục chuẩn, chúng được phân thành từng
nhóm theo chức năng mang các tên đặc trưng, gọi là các thư viện hay đơn vị chương trình
(Unit ), như: Crt, Graph, Dos, Printer, .v.v. . Muốn sử dụng các hàm hay thủ tục của thư
viện nào, ta phải khai báo có sử dụng thư viện đó, lời khai báo phải để ở ngay sau phần tiêu
đề của chương trình theo cú phá:
Uses danhsáchthư viện ;
Ví dụ: do thủ tục Clrscr nằm trong thư viện CRT, nên nếu trong chương trình mà có dùng
lệnh Clrscr, thì phải khai báo: Uses CRT;
Ngôn ngữ lập trình Pascal
7
BỘ MÔN TIN HỌC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ
Muốn sử dụng cả hai thư viện CRT và GRAPH, ta khai báo: Uses CRT, GRAPH;
c. Phần thân chương trình:
Đây là phần chủ yếu nhất của một chương trình, bắt buộc phải có.
Thân chương trình bắt đầu bằng từ khóa BEGIN và kết thúc bằng END. (có dấu
chấm ở cuối). Giữa khối BEGIN và END là các lệnh. Mỗi lệnh phải kết thúc bằng dấu
chấm phẩy: ‘;’. Một lệnh, nếu dài, thì có thể viết trên hai hay nhiều dòng, ví dụ:
Writeln(‘ Phuong trinh co hai nghiem la:
X1= ‘, X1:8:2,‘ va X2= ‘, X2:8:2;
Ngược lại, một dòng có thể viết nhiều lệnh miễn là có dấu ‘;’ để phân cách các lệnh đó,
chẳng hạn:
Write(‘ Nhap A, B, C: ‘ ); Readln(A,B,C);
Thông thường mỗi dòng chỉ nên viết một lệnh để dễ đọc, dễ kiểm tra lỗi.
3.3. Ví dụ
Để kết thúc phần này, xin giới thiệu chương trình cho phép nhập vào họ tên, mã số,
các điểm Toán, Lý của một sinh viên, tính điểm trung bình theo công thức:
rồi in Họ tên, mã số, các điểm Toán, Lý và điểm trung bình của sinh viên đó lên màn hình.
PROGRAM VIDU2;
Uses CRT;
Var
Ho_ten, Maso: String[20];
Toan, Ly, Dtb: Real;
Begin
Write(‘ Nhap Ho va ten: ‘); Readln(Ho_ten);
Write(‘ Nhap ma so: ‘); Readln(Maso);
Write(‘ Nhap diem Toan: ‘); Readln(Toan);
Write(‘ Nhap diem Ly: ‘); Readln(Ly);
Dtb:= (Toan+Ly) / 2;
Clrscr;
Writeln(‘ KET QUA THI CUA SINH VIEN:’);
Writeln(‘Ho va ten: ‘, Ho_ten);
Writeln(‘Ma so: ‘, Maso);
Writeln(‘Diem Toan: ‘, Toan:3:1);
Writeln(‘Diem Ly: ‘, Ly:3:1);
Writeln(‘Diem Tbinh: ‘, Dtb:3:1);
Readln;
Ngôn ngữ lập trình Pascal
8
BỘ MÔN TIN HỌC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ
END.
4. Sử dụng phần mềm Turbo Pascal
4.1. Giới thiệu Turbo Pascal
Turbo Pascal là một phần mềm có nhiệm vụ giúp người lập trình soạn thảo và thực
hiện các chương trình viết bằng ngôn ngữ Pascal. Các chức năng chính của Turbo Pascal là
o Cung cấp một hệ soạn thảo văn bản cho phép người lập trình soạn và sửa
chương trình dễ dàng, tiện lợi.
o Giúp người lập trình tìm các lỗi về văn phạm trong chương trình.
o Dịch (compiler) chương trình viết bằng ngôn ngữ Pascal thành một chương
trình viết dưới dạng mã máy.
o Thực hiện hay chạy (Run) chương trình viết bằng ngôn ngữ Pascal.
o Cung cấp các thư viện có sẵn nhiều hàm (function) và thủ tục (procedure)
chuẩn mang lại cho người lập trình nhiều công cụ hữu ích, làm giảm bớt
khối lượng phải lập trình.
4.2. Khởi động Turbo Pascal
a. Các tập tin chính của Turbo Pascal:
Để chạy được Turbo Pascal 7.0, chỉ cần hai tập tin sau là đủ:
•
TURBO.EXE: tập tin chính của TP
•
TURBO.TPL: tập tin chứa các thư viện của TP
Nếu muốn vẽ đồ họa thì phải có thêm các tập tin:
•
GRAPH.TPU, tập tin chứa thư viện đồ họa
*.BGI: các tập tin màn hình đồ họa
*.CHR: các tập tin tạo kiểu chữ
Trong các tập tin màn hình đồ họa thì thông thường chỉ cần tập tin EGAVGA.BGI
là đủ, vì ngày nay phần lớn màn hình đều có kiểu EGA hay VGA.
Nếu muốn xem hướng dẫn sử dụng Turbo Pascal thì cần có thêm tập tin
TURBO.HLP
Thông thường các tập tin này được để trong một thư mục riêng có tên là TP, hay
TP7. Dưới đây ta giả thiết thư mục chứa Turbo Pascal là TP nằm ngay tại gốc của đĩa
cứng C hay đĩa mềm A.
b. Khởi động Turbo Pascal:
Ngôn ngữ lập trình Pascal
9
BỘ MÔN TIN HỌC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ
a) Nếu ta làm việc trên máy cá nhân có hệ điều hành là MSDOS thì sau khi khởi động máy
xong:
Trường hợp dễ nhất là trên máy tính đã thiết lập sẵn đường dẫn đến thư mục TP
chứa Turbo Pascal, khi đó chỉ cần gõ một lệnh:
TURBO ↵
Trên màn hình sẽ hiện ra cửa sổ soạn thảo như hình 1.1 .
Nếu gõ lệnh trên mà cửa sổ Turbo Pascal không hiện ra, do máy tính chưa thiết lập
đường dẫn đến thư mục TP, trường hợp này phải di chuyển vào thư mục TP bằng lệnh:
CD \TP ↵ gõ tiếp: CD \BIN ↵ rồi sau đó gõ tiếp:TURBO ↵
hoặc gõ lệnh: TP\Bin\Turbo.exe ↵
b) Nếu làm việc trên máy cá nhân hoặc trong một mạng có hệ điều hành là WINDOWS 9x,
thì sau khi khởi động WINDOWS 9x:
Trường hợp có sẵn một Shortcut chứa Turbo Pascal ở trên Desktop: hãy nhắp left
mouse hai lần liên tiếp vào biểu tượng Shortcut của Turbo Pascal.
Trường hợp không có sẵn một Shortcut chứa Turbo Pascal: hãy chọn lệnh Start,
chọn tiếp lệnh Run, rồi gõ vào đường dẫn đầy đủ của tập tin TURBO.EXE, chẳng hạn:
C:\TP\BIN\TURBO.EXE ↵ , nếu khởi động TP từ đĩa C.
A:\TP\BIN\TURBO.EXE ↵, nếu khởi động TP từ đĩa A.
c. Cửa sổ Turbo Pascal và cách chọn lệnh
Trong cửa sổ này, dòng trên cùng là một thực đơn ngang, liệt kê chín nhóm lệnh
chính của TP. Muốn chọn một lệnh trong thực đơn này, có thể tiến hành theo một trong hai
cách:
Cách một:
Gõ phím F10. Lúc này, trên thực đơn xuất hiện một khung sáng (thường là màu
xanh). Muốn chọn lệnh nào thì gõ các phím mũi tên ↑ , ↓ dời khung sáng đến lệnh đó rồi
Enter. Một thực đơn con của lệnh vừa chọn hiện ra, gọi là thực đơn dọc.
Để chọn một lệnh trong thực đơn dọc, hãy gõ các phím mũi tên ↑ , ↓ , dời khung
sáng đến lệnh đó rồi Enter. Khi không muốn chọn lệnh nào thì gõ phím ESC để trở về
vùng soạn thảo.
Ngoài cách dùng phím F10 nói trên, cũng có thể chọn một lệnh trong thực đơn
ngang bằng cách gõ đồng thời phím Alt với phím chữ cái đầu tiên của tên lệnh muốn
chọn. Ví dụ, muốn chọn lệnh File thì gõ đồng thời hai phím Alt và F (viết tắt là Alt-F),
tương tự, muốn chọn lệnh Compile thì gõ Alt-C.
Ngôn ngữ lập trình Pascal
10