1. Trang chủ >
  2. Kỹ thuật >
  3. Kiến trúc - Xây dựng >

II. Nhà thờ đá tại Nha Trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (868.93 KB, 12 trang )


Nhà thờ công giáo với kiến trúc phương Tây là điểm đến yêu thích của các cặp

uyên ương khi muốn có bộ ảnh cưới đẹp.

Ngày 3/9/1928, nhà thờ được khởi công xây dựng trên một mõm núi nhỏ có tên là

núi Bông. Cái tên nhà thờ Núi cũng do đó mà có. Để tạo mặt bằng trên đỉnh núi, người ta

đã sử dụng khoảng 500 vỏ trái mìn.

Nhà thờ được xây dựng hoàn toàn theo lối kiến trúc nhà thờ Công giáo phương

Tây. Lối kiến trúc này giống với nhà thờ ở Sa Pa và một số địa điểm khác tại Việt Nam.

Một gác chuông cao ở chính giữa có treo 3 quả chuông là điểm dễ nhận biết của các nhà

thờ Công giáo phương Tây.



Bên trong nhà thờ.

Nhà thờ là một không gian đẹp được những nhà nhiếp ảnh và quay phim rất ưa

thích.Những cặp tình nhân cũng lựa chọn nơi đây làm nơi chụp ảnh cưới. Nhà thờ mở

cửa đón khách tất cả các ngày trong tuần từ 8h sáng và vẫn duy trì các buổi giảng đạo vào

buổi sáng và buổi chiều.



CHÙA LONG SƠN

Xây dựng từ năm 1963, đã đưa ngôi chùa vào danh sách kỷ lục Việt Nam: “Ngôi

chùa có tượng Phật ngoài trời lớn nhất Việt Nam”.

III.



Chùa đẹp từ ngay cổng ra vào, bởi những cột đá và bức phù điêu bố trí ngay chính điện.

Quanh chùa là vườn cây xanh mướt cộng thế núi vững chãi sau lưng, tạo cảnh sắc chung

hài hòa và sinh động. Khuôn viên chùa khá rộng, do nằm giữa vườn cây nên không khí

thoáng mát và trong lành. Mái chùa theo kiểu chùa truyền thống Việt Nam, nhiều chi tiết

tinh xảo và đẹp mắt.

Chính điện thoáng và rộng đến 1.670m2, đủ cho hàng trăm phật tử và khách hành hương

đến hành lễ. Đặc biệt có một bức tượng Phật tổ bằng đồng đang ngồi thuyết pháp, cao

1,6m, nặng 700kg.

Ngoài hiên chùa là gần 200 bậc thang dẫn lên núi Trại Thủy, để khách hành hương

vừa chiêm bái vừa vãn cảnh chùa thanh tịnh ngay giữa thành phố sầm uất Nha Trang.

Đến bậc thứ 44, du khách sẽ dừng lại để chiêm ngưỡng bức tượng Phật nhập niết bàn giả

đá hoa cương tuyệt đẹp.Phía sau bức tượng là một bức phù điêu lớn mô tả cảnh 49 đệ tử

của Đức Phật ngày đêm niệm Phật.

Tuy mới xây dựng trong thời gian gần đây, khoảng năm 2003, nhưng bức tượng tuyệt đẹp

này đã trở nên quen thuộc với phật tử khắp nơi, thu hút rất nhiều người đến chiêm bái

hằng ngày. Tiếp tục rảo bước lên những bậc tam cấp, du khách còn được chiêm ngưỡng

một đại hồng chung cao đến 5,5m do phật tử ở Huế tặng chùa năm 2002.Và khi lên đến

đỉnh đồi Trại Thủy, ai cũng có cảm giác thanh thản bình an khi nhìn thấy bức tượng Phật

trang nghiêm ngồi thuyết pháp hiện lên giữa trời xanh mây trắng và một không gian

khoáng đạt mênh mông. Bức tượng cao 21m, bên dưới là đài sen cao 7m.Xung quanh đài

sen là chân dung bảy vị hòa thượng và đại đức đã tự thiêu để chống lại chế độ đàn áp

Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm.

Được xây dựng từ năm 1963 bởi sự đóng góp của phật tử trong vùng cũng như các vùng

lân cận, bức tượng tuyệt đẹp và trang nghiêm đã điểm một nét đẹp cao quý và thanh tao

cho ngôi chùa.

Từ nơi này nhìn xuống cảnh vật xung quanh, có thể chiêm ngưỡng thành phố Nha

Trang xinh đẹp hiền hòa bên dưới, quả là một chuyến vãn chùa thú vị, mang đến cảm

giác an nhiên trong tận tâm hồn.



IV.



Tháp Bà Ponagar



Khu di tích Tháp Bà Ponagar,Nha Trang,Khánh Hoà là một trong những quần thể

kiến trúc thuộc nền văn hóa Chăm Pa có quy mô vào loại lớn nhất còn lại ở miền Trung

Việt Nam, được xây dựng từ khoảng thế kỉ thứ 8 đến thế kỉ 13, thời kỳ đạo Hinđu(Ấn Độ

giáo) đang cường thịnh tại Vương quốc Chăm Pa cổ.



Po Nagar hay Tháp Bà là ngôi đền nằm trên đỉnh một ngọn đồi nhỏ cao khoảng

50 mét so với mực nước biển, ở cửa sông Cái , cách trung tâm thành phố Nha Trang

khoảng 2 km về phía bắc, nay thuộc phường Vĩnh Phước. Tên gọi "Tháp Po Nagar" được

dùng để chỉ chung cả công trình kiến trúc này, nhưng thực ra nó là tên của ngọn tháp lớn

nhất cao khoảng 23 mét.



Nữ vương Po Nagar - còn gọi là Yan Pu Nagara, Po Inu Nagar hay Bà Đen (nguời

Việt Nam gọi là Thiên Y Thánh Mẫu Ana) - là vị nữ thần được tạo nên bởi áng mây trời

và bọt biển, người tạo dựng ra trái đất, sản sinh gỗ quí, cây cối và lúa gạo. Tương truyền,

tượng bà Thiên Y Thánh Mẫu Ana theo tín ngưỡng phồn thực của người Chăm, không có

quần áo, nhưng đến nay đã được Việt hoá, nữ thần ăn mặc theo kiểu Phật giáo.

Tổng thể kiến trúc của Po Nagar gồm 3 tầng, đi từ dưới lên trên.Ở tầng thấp,

ngang mặt đất bằng là ngôi tháp cổng mà nay không còn nữa.Từ đấy có những bậc thang

bằng đá dẫn lên tầng giữa.



Những hàng cột trong quần thể Tháp Bà Po Nagar



Ở tầng giữa gọi là Mandapa ( tức là nhà khách, nhà tĩnh tâm) dành cho khách hành

hương nghỉ ngơi, chuẩn bị lễ vật và sửa soạn trang phục trước khi làm lễ chính thức ở

trên. Mandapa dài 20m, rộng 15m, gồm 4 hàng cột hình bát giác( bao gồm 10 cột lớn và

12 cột nhỏ). Trên thân các cột lớn có các lỗ mộng, khoét sâu vào thân cột , đối xứng

ngang bằng với đỉnh của các cột nhỏ

Tầng trên cùng là nơi các ngọn tháp toạ lạc. Những ngôi tháp được xây dựng theo

kiểu Chăm, gạch xây rất khít mạch, không nhìn thấy chất kết dính.Tháp thờ chính ở dãy

trước khá lớn và cao khoảng 23 mét, là tháp Po Nagar. Tháp có 4 tầng, mỗi tầng đều có

cửa, tượng thần và hình thú bằng đá, ở 4 góc có 4 tháp nhỏ. Bên trong là tượng nữ thần

(cao 2,6 m) tạc bằng đá hoa cương màu đen (trước đó là gỗ trầm hương, và xa hơn nữa là

bằng vàng) ngồi trên bệ đá uy nghiêm hình đài sen, lưng tựa phiến đá lớn hình lá bồ đề.

Đây là một kiệt tác về điêu khắc Chămpa, là sự kết hợp hài hòa giữa kỹ thuật tượng tròn

và chạm nổi.

Trên đỉnh tháp có tượng thần Shiva cỡi ngưu thần Nandin, và các tượng linh vật

như chim thiên nga, dê, voi v.v. Mặt ngoài tường tháp lại được trang trí bởi những hình

điêu khắc vào đá như những vũ công, người chèo thuyền, xay gạo hay đi săn với cung



tên. Cửa chính ở phía đông dẫn vào một tiền sảnh, ở hai bên cửa có hai trụ đá được khắc

truyền ký, đỡ một phiến đá hình thuẫn có khắc hình nữ thần Durga đang múa giữa hai

nhạc công.Bên trong tháp tối và lạnh. Cuối tháp có một bệ thờ bằng đá đặt tượng Bà Po

Nagar với mười cánh tay. Hai bàn tay dưới đặt trên hai đầu gối, các bàn tay khác thì cầm

những vât dụng như đoản kiếm, mũi tên, chùy và cây lao ở bên phải và chuông, đĩa, cung

và tù và ở bên trái.Các tháp khác thờ: thần Siva (một trong ba vị thần tối cao của Ấn Độ

giáo), thần Sanhaka, thần Ganeca (theo truyền thuyết là con trai thần Siva).

Trong quần thể kiến trúc này còn lưu giữ nhiều bia ký cổ nhất của người Chăm,

ghi lại việc cúng ruộng và dân công nô lệ cho nữ thần, những lời ngợi ca Thánh Mẫu, liệt

kê những cống phẩm quí giá cũng như những tốn kém trong quá trình xây dựng tháp.

Khu di tích Tháp Bà được Bộ Văn hóa xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia

năm 1979. Với lối kiến trúc độc đáo và đặc sắc, quần thể đền tháp Po Nagar là nơi hành

hương của các tín đồ đến tiến hành các nghi lễ tôn giáo, hàng năm thu hút rất nhiều khách

du lịch đến tham quan.

Lễ hội Tháp Bà thường diễn ra từ ngày 21 đến ngày 23 tháng 3 âm lịch hàng năm

với nhiều hoạt động hoạt động phong phú, đa dạng nhằm giới thiệu, tôn vinh những nét

đẹp của văn hoá Chăm và được xếp hạng là một trong 16 lễ hội quốc gia. Năm nay, Lễ

hội chính thức khai mạc ngày 5/5 (tức 23/3 âm lịch), thu hút hơn 5000 người thuộc 100

đoàn hành hương đến từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước.



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

×