Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 22 trang )
Quản trị văn hoá đa quốc gia
TS. Mai Thanh Hùng
Sữa còn được chế biến thành
hai thứ rượu. Người ta đổ sữa ngựa
vào một chiếc túi da đặc biệt rồi treo
lên bên trái cửa ra vào lều. Mỗi ngày
phải đảo và đánh sữa hàng trăm lần
để làm men. Người lớn, trẻ con và khách
vãng lai, ai đi qua cũng cầm chiếc gậy cắm sẵn trên miệng túi da và khoắng mạnh
bên trong. Rượu cất bằng sữa để uống vào mùa đông có tác dụng chống rét.
Người ta chưng cất sữa đã lên men, được giữ lại từ mùa hè. Nồi cất của họ rất thô
sơ, ống dẫn rượu làm bằng gỗ. Để cho hơi khỏi bị thoát, khi nấu người ta phủ vải
lên trên. Rượu cất lần đầu chỉ đạt 20% độ cồn. Cất lần thứ hai đạt 35%. Đến lần
thứ tư mới được một thứ cồn mà tiếng Mông Cổ gọi là “thuốc độc”. Rượu này chỉ
uống trong những bữa tiệc đầu năm.
Khi mùa đông đến “thức ăn đỏ”, tức là thịt, được thay thế sữa. Người Mông
Cổ phân biệt thịt nóng là thịt của con vật có mõm nóng, còn thịt lạnh là của loài có
mõm lạnh. Thịt nóng được ăn trong những bữa ăn tập thể theo nghi thức hay
trong giao tế xã hội. Còn thịt lạnh dùng trong bữa ăn gia đình, ít khi mời khách và
không bao giờ dùng để thờ cúng. Thịt nấu để cả xương mà gặm là món ăn được
ưa chuộng nhất, người nào sau bữa ăn để mỡ chảy đến tận khuỷu tay, vết mỡ và
thức ăn bắn khắp người, đó là điềm của sự
phồn vinh.
Miếng ngon nhất đối với họ là thịt ở đầu
con vật, những
rẻo thịt bám quanh hàm. Người ta cầm cả
cái đầu cừu để
gặm và miếng đó thường dành cho khách
quý.
Thức uống chủ yếu của họ là chè. Người ta thường pha chè với váng sữa
hoặc bỏ pho mát khô vào để đun cho tan. Đây là thức uống sau bữa ăn
Thói quen của người Mông Cổ
•
Ngủ lều: Lều Yurt là dạng không gian cư ngụ truyền thống của người Mông Cổ.
Trên thảo nguyên rộng lớn, sống cuộc sống nay đây mai đó, người Mông Cổ ngày
càng hoàn thiện kĩ thuật dựng lều Yurt, được dựng bằng vải bạt phủ lên một
khung gỗ được tạo trước về sau người Mông Cổ có làm thêm một số dạng Yurt
bằng gỗ, gạch và các chất liệu khác.Các lều Yurt có cầu trục trụ tròn, vòm mái
được thiết kế tỉ mỉ và ấn tượng. Với các công trình mang cảm hứng lều Yurt theo
khuynh hướng hiện đại thì chóp vòm càng được trang trí tỉ mỉ hơn.
7
Quản trị văn hoá đa quốc gia
TS. Mai Thanh Hùng
• Mông Cổ là đất nước duy nhất mà ngựa là trung tâm trong cuộc sống hàng ngày
(cho đến tận bây giờ). Trẻ em Mông Cổ học cưỡi ngựa ngay khi biết đi và cho đến
nay, người Mông Cổ vẫn đứng đầu thế giới về khả năng cưỡi ngựa
• Cách người Mông Cổ sống (ứng xử) với ngựa cũng rất khác so với các vùng khác
trên thế giới. Ngôn ngữ của họ thấm nhuần văn hóa ngựa. Ví dụ, khi muốn chào
đón ai đó mà người Mông Cổ rất ngưỡng mộ (và tôn trọng), họ sẽ nói: anh/chị
cưỡi ngựa giỏi chứ?; hay khi muốn đi vệ sinh, họ sẽ nói: ra xem con ngựa của tôi
thế nào
• Ngựa Mông Cổ được phân biệt theo màu sắc. Có khoảng 300 tên màu chỉ để nhận
dạng ngựa. Có điều lạ là, ngay cả khi đếm hết số ngựa tại Mông Cổ bạn cũng sẽ
không bao giờ tìm thấy tên con ngựa này trùng với tên con ngựa kia, tất nhiên là
chính xác với màu lông của nó
• Trong xã hội Mông Cổ, người phụ nữ được cho là có nhiệm vụ tổ chức kinh tế chủ
chốt khi những người đàn ông tập luyện đao kiếm hay đánh trận. Các pháp sư có
vị trí tôn giáo lớn trong bộ lạc cũng thường là phụ nữ. So với vai trò của người
phụ nữ Châu Âu trung đại thì cùng thời kì đó vai trò của phụ nữ Mông Cổ được đề
cao hơn nhiều. Không chỉ vậy, các bộ lạc của Mông Cổ cũng đã từng có nhiều thủ
lĩnh nữ.
Quy tắc ở mông cổ
• Nếu có lỡ giẫm phải chân người khác thì hãy chìa tay ra bắt tay họ để chứng tỏ
bạn không có ý gì xấu cả.Còn nếu bạn thấy họ lấy ngón tay trỏ quyệt mũi ba lần có
nghĩa là họ đang tức giận đấy.
• Bạn tuyệt đối không được sờ vào đầu người Mông Cổ vì theo họ đó là phần thiêng
liêng và cao quý nhất trong con người.
• Họ thường có tục kiêng vào đêm đầu tiên đôi vợ chồng mới cưới không động
phòng vì họ tin rằng ma quái thường thích trêu ngươi, gây hại cho những người
mới cưới. Để tránh ma làm hại, họ thường nhờ một bà già có tính khôi hài ngồi kể
truyện suốt đêm. Đêm thứ hai, đôi vợ chồng trẻ mới thực sự ở chung
Nét độc đáo trong hôn lễ của người Mông Cổ
Tặng nhiều quà trước lễ cưới
8
Quản trị văn hoá đa quốc gia
TS. Mai Thanh Hùng
Nếu như một chàng trai Mông Cổ thấy ưng một cô gái nào đó thì trước lễ
đính hôn, chàng trai phải nhờ bà mai mang những lễ vật tượng trưng cho sự hài
hòa, ngọt ngào, thịnh vượng như: đường trắng, lá chè, keo dán...bọc vào một tấm
vải trắng rồi mang tới nhà gái đánh tiếng. Nếu như nhà gái nhận đồ lễ thì hôn sự
có thể tiến hành.
Tiếp đó, chàng trai và cha mẹ mình sẽ phải mang theo hada (một dải lụa
đem làm quà tặng của người Mông Cổ), sữa bò, kẹo đường...qua nhà gái cầu hôn.
Sau khi thực hiện xong các thủ tục này thì mới được đính hôn. Nhà gái nhận lễ vật
đính hôn xong, nhà trai tiếp tục mời nhà gái 3 lần rượu. Nếu như nhà gái uống
hết 3 lần rượu này, thì cuộc hôn nhân mới coi như được quyết định.
Tuy nhiên, tới gần ngày cưới, nhà trai vẫn phải đem quà tới nhà gái lần
nữa, thông thường là một con cừu nướng, rượu, chè, hada. Nhà gái sẽ nhận quà
từ nhà trai, hai bên mời rượu nhau, chúc những điều tốt đẹp và hát đối mừng lễ
cưới.
Chú rể phải trải qua thử thách bẻ cổ cừu
Chú rể người Ordos Mông Cổ và đoàn đón dâu khi tới nhà cô dâu sẽ được
nhà gái đón tiếp nhiệt tình, mọi người cùng nhau ăn uống, nhảy múa, ca hát.
Sau đó, những người nhà trai sẽ lặng lẽ rời khỏi buổi tiệc và đưa chú rể tới
phòng cô dâu. Đợi cho tân lang, tân nương ngồi xuống vị trí dành cho khách xong,
các phù dâu sẽ cắt lấy một phần cổ cừu mà nhà trai mang đến để tiếp đãi chú rể,
đồng thời mời chú rể yêu cầu chú rể phải dùng tay bẻ cổ cừu làm đôi để thử sức
mạnh.
Để trêu chọc chú rể, trước đó, các phù dâu đã bỏ một cành liễu hồng hoặc
một thanh sắt vào giữa đó. Nếu được ai đó chỉ bảo trước, chú rể sẽ biết lấy cành
liễu hoặc đoạn sắt ra và bẻ đôi cổ cừu một cách dễ dàng. Nhiều chú rể không biết
bí mật này nên đã phải gồng hết sức mình, vừa tốn sức, vừa xấu hổ để vượt qua
thử thách trước lời trêu chọc của những phù dâu tinh nghịch.
Chơi trò đuổi bắt trước khi tới nhà gái
9
Quản trị văn hoá đa quốc gia
TS. Mai Thanh Hùng
Theo phong tục của người Mông Cổ, trước khi bước vào nhà gái, hai bên
phải tham gia trò chơi cướp đồ. Khi đó, những người bên nhà gái sẽ cướp mũ của
chú rể, giật roi ngựa hoặc vứt xuống đất. Chú rể không có cách nào khác đành
phải xuống ngựa chọn khăn, như vậy chú rể sẽ bị trễ giờ đã định.
Đôi khi những chú rể thông minh cũng có biện pháp đối phó của mình đó là
khi sắp tới nhà gái, nhà trai sẽ bày ra một bàn rượu để khoản đãi những người
đưa dâu. Trước sự nhiệt tình của nhà trai, gái khó lòng mà từ chối, chỉ còn cách
xuống ngựa uống rượu, nhà trai nhân cơ hội đó chạy thẳng tới nhà gái.
Sau đó là một cuộc rượt đuổi vui nhộn giữa nhà gái và nhà trai, người chạy,
người đuổi, không khí vô cùng náo nhiệt cho tới lúc đến nhà gái.
Mổ gà xem bói
Trong ngày cưới, nhà trai sẽ mổ gà. Ngày hôm đó, cha mẹ cô dâu và người
giới thiệu sẽ đưa cô dâu tới nhà trai. Nhà trai chuẩn bị rượu, thịt để tiếp đãi.
Sau khi cô dâu tới nơi sẽ cùng chú rể mổ gà, rồi xem gan gà để biết dữ, lành,
nếu như không may mắn, tân lang, tân nương sẽ cùng nhau giết thêm một con gà
nữa, đến khi nào thấy gan gà có đường tốt lành mới thôi.
Tiếp đó, cô dâu, chú rể sẽ tổ chức tiệc rượu, trước mặt mỗi người đặt một
bát rượu, quanh bát bôi váng sữa. Mỗi người sẽ tự uống một ngụm trước rồi cả
hai sẽ mời rượu cho nhau. Sau khi uống xong chén rượu này, cô dâu chú rể sẽ
mang rượu tới mời người giới thiệt và khách khứa. Khi các thủ tục xong xuôi, mọi
người sẽ được thỏa sức uống rượu, nhảy múa suốt 2-3 ngày
10
Quản trị văn hoá đa quốc gia
TS. Mai Thanh Hùng
3.NHỮNG LỄ HỘI LỚN Ở ĐẤT NƯỚC MÔNG CỔ:
Ở Mông Cổ, hai dịp lễ quan trọng được chờ đợi nhất là Tết tháng trắng (người
dân địa phương gọi là Tsagaan Sar) vào tháng giêng và tết Naadam vào tháng 7.
3.1.Tết Tsagaan Sar Mông Cổ hay tết Tháng Trắng
Mông Cổ cùng với Trung Quốc, Hàn Quốc và Triều Tiên là những quốc gia
trên thế giới đón Tết âm lịch như nước ta.Người Mông Cổ đón tết với những tập
tục đặc sắc riêng, mang đậm bản sắc hoang dã, hồn nhiên của người du mục.
Ngày Tết cổ truyền âm lịch ở Mông Cổ được gọi là tết Tsagaan Sar, hoặc tết
Tháng Trắng. Đây là 1 trong 2 ngày tết quan trọng nhất và được chờ đợi nhất ở
nước này (ngày Tết còn lại là Tết Naadam vào tháng 7), ngày Tết này được tính
theo lịch Tây Tạng.
Phong tục ngày tết
Đối với người Mông Cổ, Tsagaan Sar không chỉ là 1 ngày lễ cổ truyền báo
hiệu kết thúc một mùa đông dài và lạnh lẽo để đón chào mùa xuân mới, mà nó còn
là thời điểm cho việc quây quần sum họp gia đình và thắt chặt những mối quan hệ
trong xã hội. Ngày Tết, gặp nhau người Mông Cổ chúc nhau bằng câu nói: “Chúc
cho đàn cừu của bạn béo tốt”. Ở xứ sở này, cừu đông hơn người. Hầu hết các món
ăn ngày Tết của người Mông Cổ đều chế biến từ sữa cừu và trên mâm cỗ lúc nào
cũng có thịt cừu nướng và mỳ vằn thắn. Tết Tsagaan Sar kéo dài từ ngày mồng 1
âm lịch cho đến hết ngày 3 âm lịch.
Tẩy rửa năm cũ bằng sữa ngựa :Những ngày này, mọi người cùng “rửa
sạch” cả thể xác lẫn tâm hồn để đón chào khởi đầu mới tốt, đẹp hơn. Nghi thức
trước đêm giao thừa của người Mông Cổ là rửa sạch chén bát với sữa ngựa.
Đón mặt trời mọc: Ở Mông Cổ còn có tục đón mặt trời mọc, mọi người sẽ
mặc quần áo mới, nhóm lửa và chờ mặt trời. Kế đó, người Mông Cổ sẽ leo lên đỉnh
núi, mang theo thức ăn để tiến hành lễ xuất hành đầu năm. Theo người Mông cổ,
vào năm mới, nếu đi lên đỉnh núi để chào đón mặt trời chắc chắn họ sẽ gặp rất
nhiều may mắn quanh năm.
Giống như tại Việt Nam, tết Tsagaan Sar là một trong những dịp lễ rất quan
trọng nhất của người dân Mông Cổ và kéo dài trong 3 ngày. Một ngày trước năm
mới được gọi là Bituun. Vào ngày Bituun, người dân Mông Cổ tập trung dọn dẹp
nhà cửa sạch sẽ để đón năm mới và cùng quây quần bên bữa cơm gia đình. Vào
ngày đầu năm mới, mọi người dậy sớm trước khi mặt trời mọc, mặc quần áo mới
và nhóm lửa.
11
Quản trị văn hoá đa quốc gia
TS. Mai Thanh Hùng
Nghi lễ: Người Mông Cổ có tục uống trà đầu năm. Thời khắc giao thừa
người ta pha trà rót ra 1 chén đầu tiên, đem ra trước sân nhà vẩy khắp 4 hướng.
Chén trà thứ 2 dành mời chủ nhà và sau đó lần lượt mời các thành viên khác
trong gia đình. Trong suốt những ngày đầu năm mới, người dân Mông Cổ thắp
nến trên bàn thờ tổ tiên cả ngày đêm.
Chúc tụng: Trong dịp lễ đặc biệt
này, người Mông Cổ thường tụ tập ở nhà
của người lớn tuổi nhất trong gia đình
(trừ vợ chồng) để chúc Tết. Trong khi chúc
Tết, các thành viên trong gia đình thường
cầm những dải vải dài gọi là "khadag",
tượng trưng cho lòng thương mến và
điềm lành. Sau nghi thức này, họ sẽ trao
cho nhau những món quà để cầu chúc
một năm mới thịnh vượng và ấm no. Trẻ em cũng được đặc biệt ưu tiên tặng quà.
Thực phẩm: Do Tết Tsagaan Sar còn
được gọi là tết
Tháng Trắng nên phần lớn thực phẩm đều
có màu trắng như
gạo, sủi cảo. Món ăn truyền thống trong
Tết Tsagaan Sar
là các sản phẩm làm từ sữa, bánh buuz
(dạng như bánh
bao), thịt cừu, thịt bò…Mọi người còn ăn
bánh bao hấp và
uống Airag (sữa ngựa lên men).
Ngoài ra trên bàn thờ hoặc bàn tiệc còn có một tháp bánh ngọt truyền thống
“ul boov” đặt trên một đĩa lớn cùng với thịt cừu nướng (phần lưng và đuôi) và thịt
bò băm nhỏ. Tháp bánh dành cho ông bà thường có 7 tầng, dành cho cha mẹ có 5
tầng còn cho các cặp vợ chồng trẻ chỉ có 3 tần.
Hoạt động ngày tết
Ngày Tết của người Mông Cổ hẳn sẽ không còn là ngày Tết nữa nếu thiếu đi
các hoạt động như đấu vật, đua ngựa, bắn cung. Đây là những môn thể thao
truyền thống có từ lâu đời của người dân Mông Cổ. Bởi từ xa xưa, người dân
Mông Cổ đã được biết đến là những người dân du mục, sống trên lưng ngựa còn
nhiều hơn thời gian sống trên mặt đất, rất giỏi săn bắn và chinh chiến. Và bạn sẽ
còn ngạc nhiên hơn khi được xem những thí sinh thi đấu các môn thể thao này là
12