1. Trang chủ >
  2. Thể loại khác >
  3. Tài liệu khác >

Khái quát về tập đoàn Worldcom

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.77 KB, 21 trang )


ở xung quanh các thành phố lớn ở nước Mỹ và Châu Âu, cũng như UUNet

Technologies Inc., một hang cung cấp dịch vụ truy cập internet cho các doanh

nghiệp.

1998: Worldcom hoàn tất 3 thương vụ hợp nhất. Với MCI Commuinicatipns Corp.

(40 tỉ USD) – thương vụ lớn nhất vào thời diểm đó, Brooks Fiber Properties Inc.

(1.2 tỉ USD) và CompuServe Corp (1,3 tỉ USD).

1999: Worldcom và Sprint Corp đồng ý sáp nhập.

22/07/2002: Worldcom nộp đơn xin phá sản. Đây là vụ phá sản lớn thứ hai trong

lịch sử nước Mỹ. Trước khi phá sản, tổng tài sản của Worldcom là 104 tỉ USD,

nhưng đang gánh khoản nợ khổng lồ 30 tỉ USD. Khoảng 20.000 nhân viên biị sa

thải sau vụ phá sản này…sau khi tuyên bố chính thức phá sản, Worldcom đã đổi

tên thành MCI.

Những gian lận tài chính của Worldcom được đưa ra chưa đầy một năm sau khi

Erron tuyên bố phá sản do những scandal tài chính hàng tỉ USD. Vụ việc của

Worldcom và Erron được đánh giá là hai vụ phá sản lớn nhất nước Mỹ.

Qúa trình khủng hoảng và sụp đổ của tập đoàn Worldcom:

Khủng hoảng của Worldcom được phát hiện từ năm 2002:

Từ tháng 03/2002, công ty Worldcom bắt đầu gây chú ý khi SEC (ủy ban chứng

khoán và hối đoái Mỹ) thực hiện cuộc điều tra tại sao và làm thế nào mà Worldcom

cho tổng giám đốc điều hành (cũng là người sáng lập) Bernie Ebbers vay 366 triệu

USD trước khi Ebbers tuyên bố từ chức vào cuối tháng 04/2002 (và được hưởng

lương hưu 1,5 triệu USD/năm đến suốt đời)

Số tiền được ông vay và đặt cược vào các cổ phiếu của Worldcom. Khoản vay này

thực tế đã được ông Ebbers chuyển sang tài sản cá nhân, bao gồm một công ty bán

thuyền thể thao, một trang trại đậu nành và gần 27 triệu cổ phiếu của Worldcom.

Tổng giám đốc mới là John Sidgmore. Và một kiểm toán viên nội bộ đã phát hiện

ra công ty đang có những biểu hiện “bất thường” trong việc ghi sổ các chi phí vốn.

Một điều tra sau đó của hãng kiểm toán KPMG (thay thế hãng kiểm toán đang gặp

khó khăn Arthur Andersen) đã bới ra các khoản chi phí trị giá tới 3,85 tỉ USD.

Khoản chi phí này đã bị phân loại nhầm lẫn vào các chi phí vốn (trong cả năm 2001

luồng tiền và lợi nhuận của Worldcom đã bị thổi phồng, thay vì lỗ 1,2 tỉ USD, họ



lãi 1,6 tỉ USD và quý I/2002 là 172 triệu USD. Các con số này nếu có tính khoản

chi phí trên sẽ không đúng.

Những gì mà Worldcom đã làm là ảnh hưởng tới lượng tiền mặt tạo ra từ hoạt động

kinh doanh. Trước đây, Worldcom đã công bố, các hoạt động kinh doanh năm 2001

của công ty tạo ra 7,7 tỉ USD tiền mặt. nhưng giờ đây công ty cho biết, số tiền mặt

thực tế tạo ra là 4,6 tỉ USD. Tổng luồng tiền của Worldcom sẽ không bị ảnh hưởng

bởi những sai sót trong sổ sách vì việc công bố lại của Worldcom cũng sẽ làm giảm

lượng tiền sử dụng trong các hoạt động đầu tư. Các hoạt động này có tính đến đầu

tư vốn. Như vậy, 2 sự thay đổi sẽ triệt tiêu nhau. Tuy nhiên điều này lại ảnh hưởng

đến một cách đo lường luồng tiền khác đó là thu nhập.

Năm 2001, thu nhập (EBITDA) mà Worldcom công bố 10.5 tỉ USD. Con số đó

theo tính toán giờ đây sẽ là 6,3 tỉ USD. Tương tự như vậy, EBITDA của Worldcom

quý I/2002 theo công bố là 2,1 tỉ USD nhưng khi phá sản, con số này phát hiện chỉ

là 1,4 tỉ USD.

Worldcom đã nợ 2,65 tỉ USD và vào thời điểm trước khi vụ việc đổ bể công

ty này còn thương lượng vay 5 tỉ USD. Trong số ngân hàng trở thành nạn nhân của

Worldcom, có Ngân hàng Hoa Kì (Bank of America), J.P.Morgan Chase,

Citigroup, FleetBoston Financial, Mellon Financial, Bank One, Wells Fargo…

Năm 2001, Worldcom đã trả cho công ty kiểm toán arthur Andersen chi phí dịch vụ

lên đến khoảng 16,8 triệu đola Mỹ trong đó chi phí cho kiểm toán là 4,4 triệu USD,

dịch vụ tư vấn thuế là 7,6 triệu USD, chi phí cho việc kiểm toán các bản báo cáo tài

chính là 1,6 triệu USD và các dịch vụ tư vấn khác là 3,2 triệu USD.

Ngày 19/07/2002, Worldcom, công ty điện thoại đường dài lớn thứ 2 nước Mỹ sau

AT&T, nộp đơn phá sản sau vụ gian lận lợi nhuận kế toán trị giá 11 tỉ USD. Vụ phá

sản của Worldcom trị giá 103,9 tỉ USD. Giám đốc điều hành Worldcom, Bernie

Ebbers, bị tuyên án 25 năm tù giam với tội danh lừa đảo chứng khoán, gian lận sổ

sách.

Worldcom bị phá sản đã khiến các cổ đông của hãng chịu thiệt hại khoảng 180 tỉ

USD và trên 20.000 nhân viên bị mất việc làm, kinh tế Mỹ đã thiệt hại khoảng 10 tỉ

USD. Sau khi chính thức tuyên bố phá sản, Wordcom đã đổi tên thành MCI.

Việc Worldcom sụp đổ đã kéo theo phản ứng dây chuyền khiến giá cổ phiếu của

nhiều hãng viễn thông khác cũng tụt dốc thê thảm và chính phủ Mỹ đã cải cách lại

toàn bộ các quy định hiện hành về kế toán.



Kiểm toán đã góp phần như thế nào tới sự sụp đổ của World com

Công ty kiểm toán Arthur Andersen

Arthur Andersen thành lập năm 1913, từng là một trong năm công ty kiểm toán lớn

nhất thế giới cùng với PricewaterhouseCoopers, Deloitte Touche Tohmatsu, Ernst

Young và KPMG, cung cấp dịch vụ kiểm toán, dịch vụ thuế và dịch vụ tư vấn cho

các công ty và tập đoàn lớn. Nhiều năm liền công ty nổi tiếng về tính trung thực và

trách nhiệm trong kiểm toán cho đến năm 2001- 2002 họ vướng vào bê bối kiểm

toán với công ty Enron và World com

Andersen coi World com như một khách hàng hàng đầu và muốn trở thành một

thành viên cam kết của đội ngũ. Mặc dù phần mềm quản lý rủi ro của Andersen

đánh giá World com như một “ nguy cơ cao “ của khách hàng, đội ngũ kiểm toán

của World com lại tiếp tục xếp hạng nó như một khách hàng “ nguy cơ trung bình “

. Kiểm toán viên của Andersen đã được đưa ra giới hạn truy cập đến các thông tin

kế toán World com giữ lại các thông tin, tài liệu bị thay đổi, bỏ qua thông tin từ các

tài liệu được yêu cầu và chuyển hàng triệu đô la trong tài khoản để đánh lừa

Andersen

Sau khi gian lận của World com bị phanh phui, công ty Arthur Andersen kiểm

toán cho World com cho biết khi Andersen phát hiện ra các chi phí đã được báo cáo

láo thành vốn đầu tư, Andersen đã báo động cho ban kiểm toán nội bộ World com

rằng báo cáo tài chính 2001 không đáng tin cậy. Trong một bản tuyên bố Andersen

nhấn mạnh : “ vấn đề là ở chỗ lãnh đạo của World com đã giấu các nhân viên “ Họ

thậm chí không cho chúng tôi biết giá chuyển nhượng các đường truyền và nhiều

lần không nhờ Andersen tư vấn và Andersen có đủ bằng chứng chứng tỏ mình

minh bạch trong vụ bê bối này

Tuy vậy các nhà phân tích đánh giá rằng Andersen đã mắc phải một số sai lầm

trong kiểm toán như sai sót về mô hình kiểm toán, trình độ kiểm toán không cao,

mục tiêu hệ thống khuyến khích….nhưng phải nói đến hơn cả các KTV của

Andersen vốn là nhũng người thiếu tính độc lập và ngay cả bản thân họ cũng không

biết giữ tính thận trọng trong khi tác nghiệp và cả sự hoài nghi cần thiết. Điều này

được thể hiện cụ thể như sau:



Kiểm toán viên làm thiếu độc lập, tự chủ trong công việc:

Tính độc lập, tự chủ là nhân tố quan trọng đảm bảo chất lượng kiểm toán, khiến

cho xã hội tin tưởng vào các công ty kiểm toán. Tuy nhiên, tính độc lập ngành kiểm

toán của nước Mỹ đang bị “ lợi nhuận” đe dọa nghiêm trọng. Một trong các yếu tố

gây ảnh hưởng đên tính độc lập khi tác nghiệp của các kiểm toán viên có thể là:

Thu nhập từ các ngành không lien quan đến kiểm toán cao hơn rất nhiều so với thu

nhập của nhân viên làm trong ngành kiểm toán. Các ngành không liên quan đến

kiểm toán có thể là ngành dịch vụ đại lý, tư vấn thuế và tư vấn quản lý. Theo các

dữ liệu thống kê của hơn 50 công ty niêm yết ở Mỹ từ năm 2001 đến năm 2002, tỷ

lệ thu nhập giữa các ngành không liên quan đến kiểm toán so với thu nhập chung là

69% và 62% thậm chí có lúc còn lên đến 92%. Theo Uỷ ban chứng khoán và hối

đoái Mỹ (ASEC), thu nhập của ngành không liên quan đến kiểm toán ảnh hưởng

đến tính độc lập về tài chính ở hai mặt

Thứ nhất, do lượng tiền thu nhập từ các ngành không liên quan đến chứng khoán

lớn có thể dẫn đến việc các công ty kiểm toán phụ thuộc vào khách hàng về lĩnh

vực tài chính, do vậy có thể khiến cho các kiểm toán viên từ bỏ nguyên tắc nghề

nghiệp khi phát sinh mâu thuẫn giữa kiểm toán viên và khách hàng

Thứ hai, là nhà tư vấn quản lý làm việc trong lĩnh vực giao dịch không lien quan gì

đến kiểm toán bị buộc phải làm việc trong lĩnh vực quản lý công ty, điều này khiến

cho quản lý viên làm việc trong phạm vi quản lý công ty cảm thấy khó khăn để

đánh giá cũng như đưa ra các phán xét liên quan đến các giao dịch và công việc

kinh doanh một cách khách quan

Năm 2001, World com Inc đã trả cho công ty kiểm toán Arthur Andersen chi phí

dịch vụ lên đến khoảng 16,8 triệu USD, trong đó chi phí kiểm toán là 4,4 triệu, dịch

vụ tư vấn thuế là 7,6 triệu, chi phí cho việc kiểm toán các bản báo cáo tài chính là

1,6 triệu và các dịch vụ tư vấn khác là 3,2 triệu. Chủ tịch tiền nhiệm của SEC là

ông Arthur Levitt đã lên tiếng phê bình công ty Arthur Andersen thiếu tính độc lập,

tự chủ khi làm việc. Ông cho rằng một trong những nguyên nhân chính là các công

ty kiểm toán lại tư vấn cá dịch vụ tư vấn quản lý

Thiếu tính thận trọng:

Khi tiến hành các thủ tục kiểm toán, kiểm toán viên thường bộc lộ nhược điểm của

họ là thiếu thận trọng và tính hoài nghi nghiệp vụ cần thiết, và do đó thường tin vào

lời giải thích của các vị lãnh đạo quản lý công ty. Trong báo cáo kiểm toán từ năm



1991 đến 2001 do công ty kiểm toán Arthur Andersen cung cấp, ASEC và tòa án đã

chỉ ra rằng công ty Arthur Andersen đã coi WorldCom Inc. là khách hàng có mức

rủi ro cao nhất. Mặc dù, Arthur Andersen cũng nhận ra rằng có nguy cơ rủi ro cao

trong báo cáo tài chính kế toán tại WorldCom Inc.



Bảng 1: Đánh giá mức độ rủi ro của WorldCom Inc.

Nội dung đánh giá rủi ro

Mức độ rủi ro

Rủi ro trong báo cáo tài chính kế toán

Cao

Thẩm quyền phân bổ nhiệm vụ giữa ban giám đốc và

Trung bình

nhân viên làm thuê

Thái độ về việc che giấu thông tin khi kiểm toán

Trung bình

Sự liên hệ giữa thông tin với nhân sự

Trung bình

Mối quan tâm của cơ quan chức năng với cuộc biển

Trung bình

thủ và cuộc điều tra

Khả năng thực hiện báo cáo tài chính

Trung bình

Doanh thu trên thực tế và mục tiêu lợi nhuận

Cao

Thực hành nghiệp vụ kế toán và vạch trần việc che

Trung bình

giấu thông tin

Xây dựng hệ thống quản lý nội bộ thõa mãn các yêu

Trung bình

cầu đặt ra

Mức độ phản ứng lại các đề xuất báo cáo và kế toán

Trung bình

Tuy nhiên, Arthur Andersen vẫn không có đủ sự thận trọng tối ưu và sự hoài nghi

cần thiết.

Công ty kiểm toán KPMG

Tổng giám đốc mới của công ty Worldcom là John Sidgmore và một kiểm toán

viên nội bộ đã phát hiện ra, công ty đang có những biểu hiện bất thường trong việc

ghi chép sổ các chi phí vốn. Một điều tra sau đó của hãng kiểm toán KPMG đã bới

ra các khoản chi phí lên tới 3,85 triệu USD. Khoản này đã bị phân loại một cách

nhầm lẫn vào chi phí vốn ( trong cả năm 2001 và quý 1 năm 2002 Worldcom đã

tính 3,85 triệu USD vào chi phí vốn mặc dù số tiền này được sử dụng vào chi phí

hàng ngày). Chính vì vậy mà trong năm 2001 luồng tiền và lợi nhuận của



Worldcom bị thổi phồng lên, thay vì lỗ 1,2 tỉ USD , họ lãi 1,6 tỉ USD và quý 1 năm

2002 là 172 triệu USD. Các con số này nếu tính khoản chi phí trên sẽ không đúng.

Cũng từ đây gian lận bị phanh phui và dẫn đến sự sụp đổ của Worldcom.

Trong nước:

Khái quát về tập đoàn Vinashin

Manh nha thành lập tổng công ty đã có từ lâu trên cơ sở chỉ đạo của trung ương về

tổ chức lại ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam - Một ngành đã cótruyền thống

rất lâu đời ở Việt Nam. Tiền thân của tập đoàn là Tổng Công ty 91 được thành lập

từ năm 1996.

Tổng Công ty 91 được thành lập vào ngày 31 tháng 1 năm 1996. Căn cứ vào Quyết

định số 69/TTg ngày 31 tháng 1 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành

lập Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam.

Ngày 15 tháng 5 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số

103/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn kinh tế,

đa sở hữu, trong đó sở hữu Nhà nước chi phối, trên cơ sở sắp xếp tổ chức lại Tổng

Công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin).

Và ngày 15 tháng 5 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ký Quyết định số

104/2006/QĐ-TTg về việc thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy

Việt Nam. Theo Quyết định này, Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt

Nam được thành lập trên cơ sở tổ chức lại cơ quan quản lý, điều hành và các đơn vị

thành viên hạch toán phụ thuộc của Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt

Nam.Sự kiện này đánh dấu chính thức tập đoàn Vinashin ra đời.

Như vậy tập đoàn Vinashin ra đời căn cứ vào các văn bản pháp luật của nhà nước

trên cơ sở chỉ đạo của trung ương về việc tổ chức lại ngành công nghiệp tàu thuỷ

của Việt Nam để đáp ứng yêu cầu hội nhập hiện nay.

Vinashin từng là một trong 17 Tổng công ty lớn nhất Việt Nam. Tổng số tài sản của

công ty khoảng 90.000 tỷ đồng (nhưng vay nợ tới hơn 80.000 tỷ tương đương với

hơn 4 tỷ USD), sau khi nhiều dư luận phản ánh, Chính phủ Việt Nam đã cho tái cơ

cấu Vinashin, một số dự án sẽ chuyển về Tập đoàn Dầu khí (PVN) và Tổng công ty

Hàng hải Việt Nam (Vinalines). Vụ án kinh tế Tập đoàn Vinashin là vụ kinh tế lớn

nhất hiện nay tại Việt Nam, với thất thoát hàng chục nghìn tỷ VND. Vẫn chưa thể

thống kê đủ và hết những hậu quả nặng nề về kinh tế- xã hội do những con tàu

Vinashin để lại. Tuy nhiên, các thống kê ban đầu cho thấy với hơn 4 tỷ USD thất

thoát của Vinashin đã gấp 4 lần gói kích cầu của Chính phủ trong nỗ lực phục hồi

kinh tế trong cơn khủng hoảng suy thoái năm 2008, gấp 3 lần tổng mức đầu tư cho

chương trình xóa đói giảm nghèo cả nước. Đây là lý do Chính phủ Việt Nam phải



tiến hành tái cơ cấu tập đoàn này. Một số công ty thành viên bị cho phá sản, giải

thể.

Sự giải thể của tập đoàn:

sau hơn 4 tháng (từ tháng 7 - 11/2010) tiến hành thanh tra hoạt động sản xuất kinh

doanh tại tập đoàn này, Thanh tra Chính phủ đã phát hiện Vinashin mắc hàng loạt

sai phạm trong việc xây dựng thể chế hoạt động, huy động, quản lý và sử dụng

vốn… Kết quả thanh tra cho thấy, từ cuối năm 2005 đến thời điểm thanh tra,

Vinashin đã huy động một khối lượng vốn rất lớn từ các nguồn trong và ngoài nước

dưới hình thức vay các tổ chức tín dụng, vay nguồn trái phiếu quốc tế của Chính

phủ, phát hành trái phiếu doanh nghiệp... Cụ thể, tính đến ngày 30/6/2010, các

khoản vay của tập đoàn này đã lên đến trên 72.000 tỷ đồng. Tuy nhiên tập đoàn đã

buông lỏng quản lý, tùy tiện và vi phạm quy định của pháp luật trong các giai đoạn

của quá trình huy động, quản lý sử dụng vốn. Nổi bật nhất là việc đầu tư dàn trải,

không hiệu quả, trong đó có việc đầu tư mua tàu biển cũ trái chỉ đạo của Thủ

tướng, không tuân thủ quy định của pháp luật dẫn đến lãng phí vốn, nhiều trường

hợp mất vốn với số lượng lớn. Một sai phạm nghiêm trọng khác cũng được Thanh

tra Chính phủ chỉ ra tại Vinashin là trong vòng 5 năm, đó là hoạt động chủ yếu của

công ty mẹ là huy động vốn cho các đơn vị vay lại và hưởng lãi. Thanh tra Chính

phủ kết luận thực chất đây là hoạt động cấp tín dụng trái pháp luật, cùng với những

vi phạm về quan hệ hợp đồng, quản lý nợ… dẫn tới không quản lý được dòng tiền,

mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. Không những thế, Vinashin đã vi phạm giao

kết dẫn tới hủy quá nhiều hợp đồng đóng tàu, phải chấp nhận trả lãi tiền đặt cọc và

phạt vi phạm hợp đồng thiệt hại trên 1.000 tỷ đồng. Theo kết quả thanh tra, giá trị

tài sản và nguồn vốn của Vinashin đến hết ngày 31/12/2009 là trên 102.000 tỷ

đồng, loại trừ công nợ nội bộ còn hơn 92.500 tỷ đồng. Tính đến thời điểm này, nợ

phải trả của Vinashin là hơn 86.700 tỉ đồng. Khoản tiền này được cân đối tương

ứng với các nguồn vốn, tài sản cố định trong sản xuất kinh doanh, vật tư, tài sản

hình thành trong các dự án đầu tư. Hiện Chính phủ đã và đang chỉ đạo kiểm kê

đánh giá thực chất giá trị tài sản hiện thời của tập đoàn này. Đáng chú ý, theo kết

quả kiểm toán báo cáo tài chính năm 2009, Vinashin chỉ lỗ gần 1.700 tỉ đồng,

nhưng qua thanh tra, Thanh tra Chính phủ xác định thực chất số lỗ của tập đoàn này

lên tới gần 5.000 tỷ đồng, tăng hơn 3.300 tỷ đồng so với báo cáo kiểm toán. Cụ thể,

tập đoàn đã lỗ gần 848 tỷ đồng từ chi phí chưa phân bổ hết đối với các hợp đồng

đóng tàu đã hoàn thành, bàn giao cho chủ tàu; chi phí phải trả các công ty quản lý

tàu; chi phí khấu hao tài sản cố định đối với những tài sản đã đưa vào sử dụng

nhưng tập đoàn chưa trích theo quy định... Vinashin cũng lỗ 2.455 tỷ đồng do



khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh từ việc đánh giá lại các tài sản và nợ phải trả dài

hạn bằng tiền, có gốc ngoại tệ ở thời điểm hết năm 2009. Ngoài ra, Thanh tra Chính

phủ cũng chỉ ra Vinashin còn khoảng 8.500 tỷ đồng lỗ tiềm tàng, bao gồm gần

2.800 tỷ đồng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của các hợp đồng đóng tàu đã bị

hủy; chênh lệch từ các khoản phải thu nội bộ nhưng không xác định được đối tượng

phải thu gần 4.700 tỷ đồng và hơn 1.000 tỷ đồng bị phạt, trả lãi tiền đặt cọc cho các

chủ tàu do Vinashin vi phạm hợp đồng.

Tháng 10 năm 2013, Bộ Giao thông vận tải quyết định đưa Vinashin từ một tập

đoàn kinh tế nhà nước trở lại thành một tổng công ty hoạt động theo mô hình công

ty mẹ - công ty con. Công ty mẹ tức Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy là công ty

trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Tổng

số vốn điều lệ lúc thành lập (tháng 10 năm 2013) là 9.520 tỷ đồng. Lý do giải thể

tập đoàn là: "yếu kém trong sản xuất kinh doanh và quản trị, hiệu quả thu về không

tương xứng với nguồn lực được Nhà nước giao

Sự sụp đổ tập đoàn Vinashin từ rất nhiều nguyên nhân như: sự bao che và chủ quan

của cấp trên, sai lầm của các cán bộ quản lý, khủng hoảng kinh tế thế giới năm

2008-2009 và sự thay đổi nhân sự, truy tố hình sự…….

Sự ảnh hưởng của kiểm toán đối sự sụp đổ tập đoàn

1. Đối với KTNN

- Từ năm 2006 đến nay (thời điểm Tập đoàn Vinashin được thành lập và đi vào

hoạt động) đã 2 lần KTNN xây dựng kế hoạch kiểm toán với tập đoàn này. Cụ thể:

Năm 2008, khi xây dựng kế hoạch kiểm toán năm 2009, đối với báo cáo tài chính

của các tập đoàn, TCty nhà nước, KTNN đã đưa vào kế hoạch kiểm toán TCty Đầu

tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) và 28 TCty, ngân hàng thương mại nhà

nước. Sau khi rà soát và tiếp thu ý kiến của Quốc hội, KTNN đã xem xét việc kiểm

toán Tập đoàn TKV, EVN và Vinashin. Đối với TKV và EVN do vừa thực hiện

kiểm toán năm 2008 nên KTNN không đưa vào kế hoạch kiểm toán năm 2009 nữa.

Riêng Vinashin, tuy chu kỳ hoạt động mới được 3 năm, nhưng KTNN vẫn chủ

trương kiểm toán năm 2009 đối với báo cáo tài chính của tập đoàn. Tuy nhiên, do

Thanh tra Chính phủ đã đưa Vinashin vào kế hoạch thanh tra năm 2009 nên theo cơ

chế phối hợp và để tránh trùng lặp, nên KTNN đã không đưa Tập đoàn Vinashin

vào kế hoạch kiểm toán năm 2009. Trong năm 2009, khi dự thảo kế hoạch kiểm

toán năm 2010, KTNN cũng đã ưu tiên số 1 việc kiểm toán Vinashin. Kế hoạch này

đã được chúng tôi nêu rõ trong báo cáo số 1035/BC-KTNN, ngày 9.10.2010 của



KTNN gửi UBTVQH. Như vậy, chúng tôi khẳng định rằng KTNN đã 2 lần dự kiến

kiểm toán Vinashin, nhưng chưa thực hiện được.

Việc KTNN 2 lần có kế hoạch đưa Vinashin vào kiểm toán, nhưng vẫn không vào

được là có nguyên nhân của nó. Cụ thể vào năm 2008, KTNN đã có kế hoạch kiểm

toán Vinashin thì cũng đã nhận được kế hoạch của Thanh tra Chính phủ thanh tra

tập đoàn này nên KTNN không vào nữa như trên đã nói. Tiếp đến, năm 2009

KTNN tiếp tục có kế hoạch kiểm toán Vinashin thì lại nhận được văn bản số

2118/TTCP-VP của Thanh tra Chính phủ gửi KTNN ghi rõ: “Qua xem xét kế

hoạch kiểm toán năm 2010 của KTNN, Thanh tra Chính phủ thấy có sự trùng lắp

về một số lĩnh vực và đối tượng kiểm toán”. Trong danh mục kế hoạch công tác

thanh tra năm 2010 có ghi: “Thanh tra việc chấp hành chính sách pháp luật tại Tập

đoàn Vinashin – cuộc thanh tra này trong kế hoạch thanh tra năm 2009 đã được

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt”. Cũng tại văn bản này, Thanh tra Chính phủ đề

nghị: “Để tránh chồng chéo trong công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, Thanh tra

Chính phủ trân trọng thông báo và đề nghị có sự phối hợp của KTNN”. Trước đó

ngày 28.9.2009, UBTCNS của QH cũng có công văn báo cáo tổng hợp ý kiến đại

biểu Quốc hội về kế hoạch kiểm toán năm 2010 của KTNN ghi rõ: “Đối với một số

tập đoàn, TCty, Thanh tra Chính phủ đã có quyết định kế hoạch thanh tra, có thể

xem xét đưa ra ngoài kế hoạch kiểm toán năm 2010 để tránh chồng chéo, gây phiền

hà cho doanh nghiệp…”. Căn cứ vào những ý kiến của Thanh tra Chính phủ và tiếp

thu ý kiến của các ĐBQH nên KTNN đã rút Vinashin ra khỏi kế hoạch kiểm toán vì

lẽ đó. Như vậy, nguyên nhân của việc KTNN đã 2 lần xây dựng kế hoạch kiểm

toán Vinashin nhưng chưa thực hiện được là do cơ chế phối hợp và tránh chồng

chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm toán. KTNN đã thực hiện đúng trách nhiệm

và đã làm đầy đủ trách nhiệm của mình.



Đối với công ty kiểm toán độc lập KPMG:

Theo bản hợp đồng ký ngày 10/10 , Công ty Kiểm toán KPMG sẽ trở thành đơn vị

kiểm toán độc lập đối với tất cả các bản báo cáo tài chính thường niên của Vinashin

nhằm đảm bảo tính trung thực, minh bạch trong toàn bộ quá trình hoạt động của tập

đoàn này.

Đồng thời, thông qua hợp đồng, KPMG cũng sẽ cử các chuyên gia tư vấn đưa ra

những khuyến nghị nhằm giúp Vinashin từng bước hoàn thiện hệ thống kế toán,

kiểm toán và quản lý rủi ro trong lĩnh vực tài chính của mình.



Khái quát về công ty kiểm toán KPMG

KPMG là một trong những nhà cung cấp dịch vụ nghề nghiệp lớn nhất thế giới và

là một trong Big Four ngành kiểm toán, cùng

với PricewaterhouseCoopers (PwC), Ernst & Young (E&Y) and Deloitte Touche

Tohmatsu (Deloitte). Trụ sở chính của công ty được đặt ở Amstelveen, Hà Lan.

KPMG có hơn 136.500 nhân viên trên toàn thế giới và cung cấp địch vụ nghề

nghiệp tại hơn 140 quốc gia. KPMG có 3 kênh dịch vụ chính: Kiểm toán, Thuế,

và Tư vấn quản lý.

Công ty được thành lập năm 1870 khi William Barclay Peat mở một tổ chức kế

toán tại London. Năm 1877 công ty kế toánThomson McLintock mở một văn

phòng tại Glasgow và vào năm 1911 William Barclay Peat & Co. và Marwick

Mitchell & Co. sáp nhập thành Peat Marwick Mitchell & Co, sau này được gọi là

Peat Marwick.

Trong lúc đó năm 1917 Piet Klynveld mở công ty kế toán tại Amsterdam. Sau đó

được nhập với Kraayenhof thành Klynveld Kraayenhof & Co.

Năm 1979 Klynveld Kraayenhof & Co. (Hà Lan), Thomson McLintock (Hoa Kỳ)

and Deutsche Treuhandgesellschaft (Đức) sáp nhập thành KMG (Klynveld Main

Goerdeler) như một tổ chức nghề nghiệp phi chính phủ để tiến tới thành lập

một công ty quốc tế trụ sở ở Châu Âu. Tiếp theo vào năm 1987 KMG và Peat

Marwick tham gia vào vụ đại hợp nhất đầu tiên trong ngành kế toán và tạo nên

công ty gọi là KPMG. Năm 1991 được đổi tên là KPMG Peat Marwick McClintock

nhưng năm 1995 lại quay trở lại tên cũ KPMG

Năm 2001 KPMG thoái vốn công ty tư vấn Mỹ của mình thông qua một IPO của

KPMG Consulting Inc , mà bây giờ được gọi là BearingPoint , Inc. Đầu năm

2009 , BearingPoint đệ đơn xin bảo hộ phá sản Chương 11 và tiến hành bán phần

của công ty Deloitte , PricewaterhouseCoopers , và các bên khác .



Các cánh tay Anh và tư vấn Hà Lan đã được bán cho Atos Origin vào năm 2002.



Năm 2003 KPMG thoái vốn chính của cánh tay pháp lý của nó , Klegal và KPMG

LLP bán Dịch vụ tư vấn tranh chấp của mình để FTI Consulting .



Công ty thành viên của KPMG tại Anh , Đức , Thụy Sĩ và Liechtenstein sáp nhập

để thành KPMG LLP châu Âu trong tháng 10 năm 2007. Họ bổ nhiệm Chủ tịch

doanh, John Griffith - Jones và Ralf Nonnenmacher .



Nó đã được công bố trong tháng 12 năm 2008 rằng hai quỹ Rye Chọn Tremont

Group, kiểm toán bởi KPMG , đã đầu tư $ 2370000000 với Madoff " kế hoạch

Ponzi . " phù hợp với hành động lớp đã nộp.

*, Sự tác động của công ty:

Từ năm 2006 đến 2009, đã có ít nhất 11 cuộc thanh - kiểm tra tại Tập đoàn

Vinashin. Cụ thể như sau: - Năm 2006 có 2 cuộc: Bộ Tài chính kiểm tra việc quản

lý, sử dụng trái phiếu quốc tế của Tập đoàn Vinashin; Kiểm toán quốc tế KPMG

thực hiện kiểm toán đối với báo cáo tài chính của Vinashin. - Năm 2007 có 2 cuộc:

Bộ Xây dựng kiểm tra việc quản lý tài chính; Kiểm toán quốc tế KPMG thực hiện

kiểm toán đối với báo cáo tài chính. - Năm 2008 có 5 cuộc: Bộ Tài chính thanh tra

việc quản lý tài chính; Bộ Kế hoạch - Đầu tư thanh tra việc thực hiện Quyết định

390/QĐ-TTg về việc điều hành kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản và chi tiêu ngân

sách năm 2008 phục vụ mục tiêu kiềm chế lạm phát; Đoàn giám sát của Ủy ban

Thường vụ Quốc hội về thực hiện chính sách pháp luật trong đầu tư xây dựng, sử

dụng vốn; Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra dự án xây dựng và mua sắm

trang thiết bị phòng thí nghiệm trọng điểm, bể thử mô hình tàu thủy do Viện Khoa

học công nghiệp tàu thủy Vinashin làm chủ dự án; Kiểm toán quốc tế KPMG thực

hiện kiểm toán đối với báo cáo tài chính năm. - Năm 2009 có 2 cuộc: Kiểm toán

quốc tế KPMG thực hiện kiểm toán đối với báo cáo tài chính năm; Bộ Tài chính

kiểm tra việc quản lý sử dụng trái phiếu quốc tế. Dư luận đang đặt câu hỏi, tại sao

11 cuộc thanh tra các loại trong suốt 4 năm, nhưng không hề phát hiện ra sai phạm

của Vinashin? nhưng mà sai phạm của vinashin là do thanh tra kiểm tra phát hiện

ra , chứ chưa có 1 cuộc kiểm toán nào với tập đoàn này.

Từ những kết luận trên, cho thấy việc KTNN lẫn KTV của KPMG đều đã mắc

phải một số sai lầm:

Thiếu tính thận trọng:

Khi tiến hành các thủ tục kiểm toán, kiểm toán viên bộc lộ nhược điểm của họ là

thiếu thận trọng và tính hoài nghi nghiệp vụ cần thiết, và do đó thường tin vào lời

giải thích của các vị quản lý lãnh đạo công ty,cũng như cơ quan quyền lực khác

như thanh tra Chính Phủ và các đại biểu Quốc hội mà bỏ đi cái nguyên tắc nghề

nghiệp của mình là sự thận trọng và hoài nghi cần thiết

2.Thiếu tính độc lập:



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

×