Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.29 KB, 20 trang )
một loại hình dịch vụ Logistics và còn chịu sự điều tiết của các nghị định, thông tư về
bưu chính viễn thông. Đây là điều rất bất hợp lý.
Ví dụ trong giao nhận chính quyền TW và chính quyên địa phương có nhiều
quy định làm cho việc giao nhận hàng khó khăn và tốn kém hơn: cấm xe tải hoạt động
trong thành phổ; phải có giấy phép chuyên chở hàng hóa quá tải, quá khổ, các doanh
nghiệp giao nhận vận tải phải có nhiều loại giấy phép từ các cơ quan khác nhau cho
một chuyến hành trình (Ví dụ: từ Hà Nội đến TP. Hồ Chí Minh). Các rào cản phi thuế
quan trong logstics Nhà nước chưa có chính sách mở cửa rộng hơn cho các nhà đầu tư
nước ngoài đầu tư vào hoạt động Logistics tại Việt Nam. Còn phân biệt đổi xử trong
thuế và biểu phí cảng biển. Thủ tục thông quan còn nhiều khó khăn, phức tạp, mất
nhiều thới gian và chi phí.
c) Về nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực cho hoạt động Logistics hiện đang thiếu trầm trọng. Theo ước
tính của VIFFAS, nếu chỉ tính các nhân viên trong các công ty hội viên (khoảng 140) thì
tổng số khoảng 4.000 người. Đây là lực lượng chuyên nghiệp, ngoài ra ước tính khoảng
4.000-5.000 người thực hiện bán chuyên nghiệp. Nguồn nhân lực được đào tạo từ nhiều
nguồn khác nhau. Đội ngũ quản lý gồm các cán bộ chủ chốt điều động vào các công ty
Logistics chủ yếu. Đội ngũ này đang được đào tạo và tái đào tạo để đáp ứng nhu cầu
quản lý. Đội ngũ nhân viên nghiệp vụ, phần lớn tốt nghiệp đại học nhưng không chuyên.
Lực lượng trẻ chưa được tham gia trong hoạch định đường lôi, chính sách. Đội ngũ công
nhân lao đông trực tiếp: đa số trình độ học vấn thấp, chưa được đào tạo tác phong làm
việc chuyên nghiệp. Sự yếu kém này là do phương tiện lao động còn lạc hậu, chưa đòi
hỏi lao động chuyên môn...
d) Về quy mô và trình độ Logistics
Về quy mô của các tổ chức Logistics ở Việt Nam: nhìn lại các doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ vận tải, giao nhận kho vận Việt Nam hiện nay, xét về quy mô của công ty,
11
xét về tính chuyên ngành, đặc biệt các công ty TNHH hiện đang chiếm một tỷ lệ đáng kể
về số lượng các công ty kinh doanh giao nhận kho vận nhưng quy mô của họ đều là các
doanh nghiệp vừa và nhỏ. Có những công ty rất nhỏ, vốn đăng ký chỉ một vài trăm triệu
đồng, hoạt động tản mạn, manh mún. Các doanh nghiệp Nhà nước hiện đang được cổ
phẩn hóa nhưng xu thế cổ phần hóa hiện nay của các doanh nghiệp đi ngược lại quy luật
“tích tụ vốn” và quy luật phát triển doanh nghiệp. Vì vậy, kể cả những doanh nghiệp đã
có lịch sử kinh doanh trên 30 năm, những doanh nghiệp Nhà nước trước đây đã được đầu
tư vốn, trang bị kỹ thuật, đất đai nhà kho, về chính sách tài chính và nhân lực...chưa có
doanh nghiệp nào có năng lực đù mạnh để tham gia cung ứng dịch vụ Logistics hoặc
cung ứng dịch vụ vận tải tổng hợp tại nước ngoài. Điều này chứng tỏ quy mô doanh
nghiệp còn nhỏ, trình độ cạnh tranh trên thị trường dịch vụ quốc tế còn yếu, khả năng tiếp
thị quốc tế chưa có. Vì thế, không những chúng ta chưa mở rộng việc cung ứng dịch vụ
ra nước ngoài mả chúng ta mất cả thị phần dịch vụ trong nước.
e) Về trình độ công nghệ Logistics:
Theo đánh giá cùa VIFFAS thì trình độ công nghệ trong Logistics ở VN so với
Thế Giới vẫn còn yếu kém. Việc liên lạc giữa công ty giao nhận, Logistics với khách
hàng, hải quan chủ yếu vẫn là thủ công, giấy tờ. Trong khi những nước như Singapore,
Thailand, Malaysia... đã áp dụng thương mại điện tử (EDI) cho phép các bên liên quan
liên lạc với nhau bằng kỹ thuật mạng tin học tiên tiến, thông quan bằng các thiết bị điện
tử. Trong vấn đề vận tải đa phương thức, các hình thức tổ chức bận tải như biển, sông,
bộ, hàng không... vẫn chưa thể kết hợp một cách hiệu quả, chưa tổ chức tốt các điêm
chuyển tải. Phương tiện vận tải còn lac hậu, cũ kỹ nên năng suất lao động thấp. Trình độ
cơ giới hóa trong bốc dỡ hàng hóa vẫn còn yếu kém, lao động thủ công vẫn phổ biến.
Công tác lưu kho còn lạc hậu so với thế giới, chưa áp dụng tin học trong quản trị kho như
mã vạch, chương trình quản trị kho.
f) Về vốn đầu tư:
12
oạt động Logistics là hoạt động mang lại nguồn lợi vô cùng to lớn tuy nhiên nó
cũng đòi hỏi vốn đầu tư lớn. Nhất là đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay, tuy được
đánh gía cao và thu hút vốn đầu tư nhưng vấn đề về vốn đầu tư phát triển kinh tế vẫn luôn
là bài toán nan giải .Việc xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông đòi hỏi nguồn
vốn rất lớn. Đa phần các công trình hiện nay đều dựa trên các nguồn đầu tư nước ngoài
hoặc vốn vay.
Đối với doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp Việt Nam đa phần là các doanh
nghiệp nhỏ, vốn đầu tư ít thì việc đầu tư vốn để duy trì và phát triển hệ thống Logistics
như nhà kho, phương tiện vận tải,... vẫn gặp rất hiều khó khăn.
g) Cạnh tranh của doanh nghiệp nước ngoài:
Vấn đề này xảy ra khi cam kết về Logistics với WTO bắt đầu được thực hiện sau
khi Việt Nam gia nhập WTO được 1 năm. Theo đó Việt Nam sẽ cho phép các doanh
nghiệp nước ngoài có thể liên doanh với doanh nghiệp trong nước hoặc đầu tư 100% vốn
vào Việt Nam. Thị trường Logitics Việt Nam là một thị trường giàu tiềm năng, vì thế đây
là mục tiêu hấp dẫn được các tập đoàn Logistics thế giới ngắm tới. Với thực trạng như
hiện nay, khi các doanh nghiệp Logistics Việt Nam còn manh mún, nhỏ lẻ, tổ chức doanh
nghệp đơn giản không chuyên sâu, không có văn phòng đại diện nước ngoài. Thêm vào
đó, xảy ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp như tranh giành
đơn hàng, hạ giá thành dịch vụ, trong khi đó chất lượng dịch vụ chưa thật sự tốt thì khó
có thể cạnh tranh với các tập đoàn Logistics quốc tế có thế mạnh về vốn, kinh nghiệm và
hoạt động toàn cầu.
13
3. Xu hướng phát triển ngành Logistics:
Theo thông tin của Cục hàng hải Việt Nam:
Khối lượng hàng hóa qua cảng biển Việt Nam dự kiến đạt 634-678 triệu tấn vào
năm 2020. Năm 2013 hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam được vận chuyển bằng
đường biển, hàng container qua cảng biển Việt Nam năm 2015 đạt từ 11,22-12,06 triệu
TEU. Tiềm năng và xu thế phát triển Logistics của Việt Nam sẽ tập trung ở 4 vùng kinh
tế trọng điểm, 15 khu kinh tế ven biển, 289 khu công nghiệp và 3 hành lang kinh tế khu
vực Tiểu vùng sông Mekong. Trong khi đó, theo Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn
Anh, năm 2012, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 228,3 tỉ USD,
tăng 12,4% so với năm 2011. Trong năm 2013, kim ngạch xuất khẩu tăng 14,3% so với
năm 2012. Những con số nói trên cho thấy, tiềm năng của ngành Logistics tại Việt Nam
là rất lớn.
Phải phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng một cách đồng bộ, hợp lý để kết nối các
phương thức giao thông vận tải. Doanh nghiệp Logistics, các doanh nghiệp vận tải biển
của Việt Nam phải liên kết, đứng cùng chiến tuyến với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu,
nỗ lực tư vấn cung cấp giải pháp tối ưu, tin cậy đảm bảo chuỗi cung ứng hiệu quả, nâng
cao tính cạnh tranh cho hàng hóa, dịch vụ Việt Nam. Đây chính là bước chuẩn bị quan
trọng để củng cố và gia tăng thị phần vận tải biển, Logistics đối với hàng hóa xuất nhập
khẩu của Việt Nam khi thực hiện các hiệp định thương mại tự do song phương và đa
phương sắp tới cũng như việc mở rộng thị trường này theo cam kết của WTO.
Theo ông Bùi Thiên Thu, Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam: Dịch vụ
Logistics có mối liên hệ mật thiết đến sự phát triển hạ tầng gia thông vận tải, cảng biển,
các phương thức vận tải. Do vậy cần phát triển dịch vụ Logistics tại các nhóm cảng biển
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các cảng biển, đặc biệt là các cảng cửa ngõ quốc
tế và các cảng có lợi thế phát triển trung chuyển.
14
Ông Bùi Thiên Thu cũng cho rằng, Nhà nước cần đầu tư, nâng cấp các tuyến
đường trên các tuyến hành lang như tuyến hành lang Hà Nôi – Tp. Hồ Chí Minh – Mộc
Bài, Biên Hòa – Vũng Tàu; điện khí hóa toàn tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng, Đà
Nẵng – Kon Tum…; hoàn thiện giao thông vận tải nội địa khu vực phía Bắc và phía Nam
như tuyến Quảng Ninh – Hải Phòng – Hà Nội – Việt Trì, tuyến Tp. Hồ Chí Minh đi các
tỉnh miền Tây Nam Bộ. Đặc biệt cần phát triển trung tâm Logistics tập trung cấp toàn
cầu, cấp quốc gia tại Hải Phòng – Bà Rịa Vũng Tàu, Đà Nẵng, Hà Nội và Tp Hồ Chí
Minh. Từ những trung tâm gốc này sẽ phát triển kiểu nan quạt các trung tâm Logistics
cấp II, cấp vùng, tiểu vùng phục vụ dòng vận động của hàng hóa bám theo các vành đai,
hành lang kinh tế và chuỗi đô thị, xuyên qua các vùng và tiểu vùng, kết nối các cảng, các
cửa khẩu, các khu công nghuệp với các mạng lưới phân phối tại các trung tâm tiêu dùng.
Dưới góc nhìn doanh nghiệp, ông Đỗ Hà Nam cho rằng, cần quy hoạch vận tải đa
phương thức để thúc đẩy phát triển nhanh hơn các phương thức vận tải hàng hóa có chi
phí thấp, đặc biệt chú trọng phát triển vận tải đường sông tại khu vực miền Tây Nam Bộ.
Nhà nước cần hỗ trợ, khuyến khích, mở rộng mô hình hợp tác công tư trong lĩnh vực phát
triển hệ thống thông tin, viễn thông; gắn công nghệ thông tin trong Logistics, đặc biệt là
khâu thủ tục hải quan và tại biên giới.
II.
Đại diện cho doanh nghiệp 3PL tại Việt Nam:
1. Giới thiệu công ty:
Công ty cổ phần VINAFCO, tiền thân là Công ty dịch vụ vận tải trung ương thành
lập năm 1987 thuộc sở hữu Nhà nước. Công ty này được cổ phần hóa năm 2002, và chính
thức niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán năm 2006 (mã giao dịch VFC).
Với các công ty con cấp 1 :
- Công ty cổ phần vận tải biển VINACFO chuyên kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa
vên biển và viễn dương
15
- Công ty TNHH Tiếp vận VINACFO kinh doanh dịch vụ cho thuê , vận hành , quản lý
kho bãi và vận tải hàng hóa đường biển
- Công ty TNHH Vận tải và Dịch vụ VINACFO kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa
đường bộ , dịch vụ hải quan và nhập khẩu ủy thác
- Công ty TNHH Đầu tư VINAFCO Hà Nội kinh doanh vận tải đa phương thức bao gồm
vận tải đường bộ đường sông và đường biển , dịch vụ hỗ trợ vận tải
- Công ty TNHH Tiếp vận VINAFCO Đình Vũ kinh doanh dịch vụ cho thuê , vận hành ,
quản lý kho bãi và vận tải hàng hóa đường biển
- Công ty TNHH Một thành viên VINAFCO Đà Nẵng , Công ty TNHH Một thành viên
VINAFCO Bình Dương , Công ty TNHH Một thành viên VINAFCO Hậu Giang , Công
ty TNHH Một thành viên VINAFCO Thanh Trì kinh doanh dịch vụ cho thuê , vận hành ,
quản lý kho bãi và vận tải hàng hóa đường bộ
Công ty con cấp 2 :
Công ty TNHH Vận tải và Dịch vụ VINACFO Miền trung kinh doanh dịch vụ vận
tải hàng hóa đường bộ, dịch vụ hải quan và xuất nhập khẩu ủy thác.
Trong đó :
Trong năm 2015 hoàn tất thủ tục giải thể các công ty con Công ty TNHH Đầu tư
VINAFCO Hà Nội, Công ty TNHH Một thành viên VINAFCO Thanh Trì
16