1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Kinh tế - Quản lý >

PHẦN II: LIÊN HỆ THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 45 trang )


kiểm định lại những thông tin này và vì vậy cái sự nghe của họ trở nên láng máng và

truyền tai nhau hết sức nguy hiểm.

Thông thường, họ tìm một số nhân vật có khả năng "hót hay như khướu" hoặc

tìm một vài cán bộ môi giới-tư vấn của chính các công ty chứng khoán. Cái này có mấy

điểm hại sau:

-



Không khách quan vì bản chất là xung đột lợi ích.



-



Không đảm bảo chính xác vì có khi người nói cũng không biết mình đang nói gì.



-



Không có bộ lọc vì thế không thể biết cái vừa nhận được là vàng hay thực tế là rác.



-



Luôn luôn muộn, vì khi nghe được thì cũng rất nhiều người khác đã nghe được.

1.2 Tâm lý bầy đàn

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của TTCK Việt Nam, hành vi



bầy đàn là một biểu hiện nổi bật trong thị trường. Sự tham gia “chơi” chứng khoán theo

kiểu “mốt” thời thượng. Một bộ phận lớn nhà đầu tư tham gia thị trường với năng lực và

hiểu biết hạn chế về thị trường, bỏ qua các yếu tố cơ bản của CP để chạy theo triển vọng

lợi nhuận. Một số lượng lớn những nhà đầu tư gia nhập mới thị trường, tranh mua cổ

phiếu với kỳ vọng quá lớn đã đẩy giá cổ phiếu tăng mạnh, bong bóng thị trường hình

thành, cổ phiếu được định giá quá cao. Những khoản lợi nhuận lớn đạt được trước đó

của những nhà đầu tư hiện hữu trên TTCK Việt Nam đã lôi kéo ngày càng nhiều nhà

đầu tư gia nhập mới, góp phần gia tăng bong bóng giá CP. Những khoản lợi nhuận mà

các nhà đầu tư trước đó đã đạt được có vai trò như một điểm tham chiếu cho những

người gia nhập tiếp theo sau, và họ chạy theo một viễn cảnh rằng TTCK Việt Nam

sẽ còn tiếp tục gia tăng không có điểm dừng.

Nhà đầu tư Việt Nam có tâm lý “chuộng ngoại”, đặc biệt là những năm trước.

Với hiểu biết, và năng lực hạn chế, trên thị trường nhiều thời điểm đã xảy ra hiện tượng



22



các nhà đầu tư hành xử theo hướng những gì được kiến nghị, dự báo trong các báo cáo

phân tích của các tổ chức tài chính trên thế giới.

Một đặc điểm nổi bật phải đề cập đầu tiên đó là môi trường luật pháp chưa

hoàn chỉnh. Sự không đầy đủ và hiệu lực thấp của các điều luật đã khiến thị trường dễ bị

tác động bởi những hành động bất lợi như tin đồn và hành vi thao túng thị trường. Kết

quả là điều này dẫn đến sự minh bạch của môi trường thông tin bị tác động, do đó tạo

điều kiện cho sự phát triển của các xu hướng giao dịch bầy đàn xuất hiện trong các nhà

đầu tư.

1.3 Quan tâm tới lợi nhuận nhưng không quan tâm tới bổ sung kiến thức.

Việc thiếu tính bền vững trong hoạt động đầu tư, chủ yếu là tìm kiếm lợi nhuận

trong ngắn hạn mà không tính toán đến các chi phí hoặc rủi ro có thể gặp phải của nhà

đầu tư cũng là một nguyên nhân gây ra rủi ro cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ.

Phần lớn nhà đầu tư chỉ quan tâm tới lợi nhuận, và thuộc một bài vỡ lòng rằng

đào bới được thông tin mật "rò rỉ" đâu đó chính là cách làm giàu kiến thức. Điều này sai.

Kiến thức khác thông tin. Kiến thức là một bộ lọc thông tin có phương hướng, có chủ

đích và có phương pháp. Tôi dám cam đoan rằng việc chỉ chăm chắm đào bới các thông

tin vốn nhiều như rác không làm các nhà đầu tư khôn ngoan hơn, có khi là tình tiết tăng

nặng của các vấn đề tồn tại ở trên.

1.4 Tin rằng "mình khôn ngoan nhất"

Họ cho rằng chỉ có họ mới là khôn ngoan nhất, đó là biểu hiện của thiếu kiến

thức. Chính vì thiếu kiến thức, nhà đầu tư cũng không mấy khi quan tâm thực sự tới các

cách thức tính toán, quản trị và phân tán rủi ro của rổ tài sản.

2. Đặc điểm thị trường chứng khoán Việt Nam

2.1 Khung pháp lý

23



Kể từ khi Luật Chứng khoán được Quốc hội ban hành ngày 29/6/2006 và có hiệu

lực thi hành kể từ ngày 01/01/2007, đã tạo lập được khuôn khổ pháp lý cao, đồng bộ và

thống nhất cho hoạt động của TTCK, từng bước loại bỏ những mâu thuẫn, xung đột với

các văn bản pháp luật khác có liên quan (về cơ bản thống nhất với Luật Doanh nghiệp

và Luật Đầu tư); phù hợp hơn với luật pháp, thông lệ quốc tế, tạo nền tảng cho

TTCKVN khả năng hội nhập với các thị trường vốn quốc tế và khu vực; tăng cường tính

công khai minh bạch cho thị trường và nâng cao khả năng quản lý giám sát thị trường

của cơ quan quản lý nhà nước.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đã đạt được thì Luật Chứng khoán vẫn còn hẹp về

phạm vi điều chỉnh, mới chỉ bao hàm những nội dung cơ bản và chưa bao quát mọi hoạt

động trên TTCK theo thông lệ quốc tế; một số quy định của văn bản hướng dẫn Luật

Chứng khoán còn chồng chéo, chưa thống nhất với các văn bản pháp luật khác; việc ban

hành các quy định pháp lý nhìn chung đều có độ trễ so với mục tiêu đề ra, đồng thời,

nhiều quy định tại Luật Chứng khoán chưa được hướng dẫn thực hiện,…TTCK phát

sinh nhiều hoạt động chưa được điều chỉnh bởi những văn bản pháp lý cao nhất. Việc

kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế, hoạt động mua bán, sát nhập doanh nghiệp chưa

được phối hợp chặt chẽ, phần lớn chỉ dừng lại ở biện pháp giám sát, các quy định về

quản lý, kiểm soát thị trường còn thiếu và chưa đồng bộ.

2.2 Minh bạch thông tin

Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam cũng như bất kỳ thị trường mới nổi

nào trên thế giới, hiện tượng thông tin bất cân xứng xảy ra phổ biến trên mọi ngành, lĩnh

vực. Thứ nhất, ngoài các thông tin bắt buộc theo luật định phải công bố thì các doanh

nghiệp không chủ động cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời. Đặc biệt đối với các công ty

có cổ phiếu giao dịch trên thị trường phi chính thức (OTC), tình trạng phổ biến là nhà

đầu tư hầu như mù mờ về tình hình làm ăn, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.

Các thông tin tìm được chủ yếu qua nguồn tin riêng, trên các diễn đàn chứng khoán

hoặc tin đồn. Một thực trạng nữa là đối với các công ty chào bán lần đầu ra công chúng

24



thực hiện đấu giá tại cơ sở, Ban giám đốc công ty có xu hướng che giấu các thông tin để

“dìm giá“ sao cho những người nội bộ công ty có thể mua được cổ phiếu với giá thấp.

Hiện tượng rò rỉ thông tin chưa hoặc không được phép công khai. Sự rò rỉ thông

tin phổ biến trong công tác đấu giá cổ phiếu. Hiện nay, quy chế đấu giá do UBCK ban

hành chỉ yêu cầu các Trung tâm giao dịch chứng khoán công bố tổng số nhà đầu tư tham

gia đấu giá và tổng lượng CP đặt mua, trong khi những thông tin có ảnh hưởng rất lớn

đến việc đặt giá như số lượng nhà đầu tư tổ chức/nhà đầu tư nước ngoài tham gia đấu

giá; số lượng CP đặt mua của các đối tượng này, lại không được công bố cụ thể. Điều

đáng nói là, những thông tin này không được bảo mật chặt chẽ mà được cung cấp một

cách riêng lẻ cho những đối tượng có nhu cầu. Những người nắm được cụ thể, chi tiết về

tổng cầu cổ phiếu của thị trường, các cá nhân tổ chức nào tham gia đấu giá sẽ tính toán

được hợp lý mức giá mà mình bỏ thầu, qua đó chiếm lợi thế so với các nhà đầu tư khác

không có thông tin.

Vấn đề minh bạch thông tin trên TTCK Việt Nam lâu nay vẫn là điều ấm ức của

hầu hết NĐT, làm đau đầu các nhà quản lý. Thực tế cho thấy, những năm trước đây, khi

suốt một thời gian khá dài thị trường tăng nóng, lợi nhuận dễ dàng, hầu hết các NĐT

không quan tâm lắm đến tính minh bạch trong thông tin chứng khoán. Nhưng giờ đây,

khi tình hình đã hoàn toàn khác, những tin đồn thiếu cơ sở, những thông tin nội gián và

sự rò rỉ có ý đồ đã trở thành điều nhức nhối của thị trường. Quan sát nhiều phiên giao

dịch, người ta không hiểu sao một số loại cổ phiếu tự nhiên được mua nhiều, tăng bất

thường qua các phiên. Rồi chỉ một thời gian ngắn sau, chính các cổ phiếu đó được công

bố thông tin tốt, doanh thu lợi nhuận tăng trưởng ngoài dự kiến… giá các cổ phiếu đó

tăng vùn vụt.

Bên cạnh đó, TTCK Việt Nam gần đây bị ảnh hưởng bởi các tin đồn rất nhiều.

Tin đồn chủ yếu tập trung xung quanh hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh

nghiệp, các chính sách mới, thậm chí tin đồn cũng không từ cả cơ quan quản lý... Đặc

biệt, khi các dự báo về tình hình kinh tế Việt Nam trong năm 2010 tuy có hồi phục

nhưng khả năng lạm phát gia tăng cũng rất lớn, các NĐT nảy sinh tâm lý ngóng đợi chủ

25



trương lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước. Trong bối cảnh đó, đã và đang xuất

hiện hàng loạt tin đồn về lạm phát, về lãi suất cơ bản, chỉ số giá tiêu dùng. Không ít tin

đồn đó tạo nên các đợt sóng trên thị trường và đem lại lợi nhuận cho một số người.

2.3 Thị trường

2.3.1 Về hàng hoá của thị trường

Mục tiêu trong giai đoạn đầu phát triển TTCK là thu hút nhiều hàng hoá niêm yết

giao dịch trên thị trường, vì vậy đã có sự giảm nhẹ trong điều kiện và tiêu chuẩn đối với

việc phát hành, niêm yết chứng khoán cũng như yêu cầu về quản trị công ty. Số lượng

chứng khoán nhiều nhưng chất lượng còn thấp, sản phẩm thị trường chưa đa dạng, chưa

đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư. Đối với trái phiếu, số lượng mã trái phiếu

được niêm yết là khá lớn nhưng khối lượng mỗi mã lại nhỏ, đây là rào cản lớn đối với

việc tăng cường thanh khoản của thị trường.

Đa số các công ty niêm yết, đăng ký giao dịch là những công ty vừa và nhỏ; trong số

710 công ty niêm yết/đăng ký giao dịch chỉ có 368 công ty (khoảng 50%) có vốn điều lệ

trên 100 tỷ đồng; chất lượng của các công ty niêm yết chưa cao, đặc biệt là quản trị công

ty và tính công khai, minh bạch. Trong thời kỳ khó khăn đặc biệt là giai đoạn 2010-2011

nhiều công ty niêm yết làm ăn thua lỗ, ảnh hưởng đến sự hấp dẫn của cổ phiếu niêm yết

và niềm tin của các nhà đầu tư.

Sản phẩm thị trường còn nghèo nàn, ngoài cổ phiếu và một số loại trái phiếu doanh

nghiệp, chứng chỉ quỹ, chưa có các sản phẩm phái sinh và các công cụ đầu tư khác, vì

vậy hàng hoá thị trường còn khiếm khuyết, chưa có công cụ phòng ngừa rủi ro.

2.3.2 Về cơ sở các nhà đầu tư

Chưa có chính sách phù hợp để mở rộng nhà đầu tư có tổ chức như các công ty

đầu tư chứng khoán, quỹ mở, quỹ hưu trí, mặt khác do tính chất nhậy cảm đối với một

số loại hình đầu tư mới (như sản phẩm phái sinh…) nói trên cũng có sự thận trọng trong

việc mở rộng.

26



Cơ sở nhà đầu tư chưa vững chắc do thiếu vắng nhà đầu tư có tổ chức làm nền

tảng. Số lượng các nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán nhiều song chủ yếu là

các nhà đầu tư cá nhân, các nhà đầu tư có tổ chức chỉ chiếm 4% số lượng tài khoản giao

dịch và tập trung vào các tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư. Các loại hình

công ty đầu tư chứng khoán, quỹ mở, quỹ hưu trí tự nguyện… chưa được phát triển.

Các tổ chức tín dụng tham gia vào lĩnh vực chứng khoán với các hình thức khác

nhau như: đầu tư vào trái phiếu, góp vốn thành lập công ty chứng khoán, công ty quản

lý quỹ và uỷ thác đầu tư. Sự liên kết giữa tổ chức tín dụng với thị trường chứng khoán là

cần thiết, tuy nhiên cũng có rủi ro tiềm ẩn. Mặt khác, do lạm phát và lãi suất ngân hàng

cao, làm cho đầu tư chứng khoán trở nên không cạnh tranh làm cho khả năng thu hút

vốn đầu tư trên thị trường đã bị hạn chế rất nhiều.

2.3.3 Về các tổ chức kinh doanh chứng khoán

Thể chế đối với việc thành lập và hoạt động của các tổ chức này đã được hoàn

thiện, điều kiện thành lập và hoạt động đã được nâng cao, nhất là tiêu chí về tài chính,

nguồn nhân lực và điều kiện kỹ thuật, tuy nhiên so với chuẩn mực quốc tế còn thấp, yêu

cầu về quản trị rủi ro đặc biệt là an toàn tài chính chưa được chú trọng. Mặt khác, do sự

phát triển nhanh của thị trường nhất là năm 2007-2008 nên nhiều tổ chức, cá nhân đã đổ

vốn thành lập công ty chứng khoán làm cho có sự gia tăng về số lượng các định chế tài

chính song năng lực tài chính và nguồn nhân lực chưa thực sự đảm bảo.

Các tổ chức kinh doanh chứng khoán nhiều nhưng quy mô và năng lực tài chính thấp,

không đảm bảo hiệu quả hoạt động, tiềm ẩn rủi ro hệ thống. Đặc biệt có một số công ty

chứng khoán có hạn chế về năng lực nghiệp vụ, kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro dẫn

đến tình trạng không hiệu quả (đặc biệt là hoạt động tự doanh) dẫn đến tình trạng thua

lỗ. Theo đánh giá phân loại các công ty chứng khoán theo tiêu chí an toàn tài chính, có

40/105 công ty chứng khoán có khó khăn về thanh khoản không đảm bảo chỉ tiêu an

toàn tài chính; có 71 công ty chứng khoán bị thua lỗ chủ yếu là nghiệp vụ tự doanh (do

giá cổ phiếu giảm thấp và đầu tư không hiệu quả).

27



Các công ty quản lý quỹ hoạt động không đồng đều, ngoại trừ các công ty quản

lý quỹ thuộc tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm, các công ty quản lý quỹ khác rất khó

khăn trong việc huy động vốn, chủ yếu chỉ quản lý danh mục đầu tư ngắn hạn, năng lực

hoạt động của các công ty còn hạn chế, kết quả hoạt động quản lý tài sản, đầu tư cho

khách hàng đạt thấp, chưa chuyên nghiệp. Theo đánh giá phân loại các công ty quản lý

quỹ theo theo tiêu chí an toàn tài chính, có 04 công ty quản lý quỹ không đạt yêu cầu về

an toàn tài chính và thua lỗ trên 50% vốn điều lệ, ngoài ra, có 23/47 công ty quản lý quỹ

bị thua lỗ.

2.3.4 Về tổ chức thị trường

Để tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán phát triển, trong thời gian qua đã

duy trì hoạt động của 2 Sở Giao dịch chứng khoán. Xét về mặt thể chế không có gì

vướng mắc, song cách thức tổ chức thị trường như hiện nay đã tạo ra sự thiếu hiệu quả,

gây lãng phí chi phí và nguồn nhân lực. Trong khi đó xu hướng quốc tế hiện nay là hợp

nhất, sáp nhập các sở GDCK để tạo lập thị trường lớn, có sức hấp dẫn, đang dạng sản

phẩm, công cụ đầu tư và tăng khả năng quản trị điều hành trong bối cảnh hội nhập ngày

càng sâu rộng giữa các thị trường vốn trong khu vực cũng như trên thế giới.

Thị trường giao dịch chứng khoán phát triển không ổn định, có thời kỳ phát triển

nóng như năm 2007 với giá trị giao dịch bình quân đạt 1086 tỷ đồng/phiên. Tuy nhiên,

có thời kỳ (đặc biệt là năm 2011) giá trị giao dịch giảm thấp, có thời đểm chỉ đạt 600 tỷ

đồng/phiên; chỉ số giá chứng khoán cuối năm 2011 giảm 24% so với năm 2010

Việc duy trì hoạt động của 2 Sở GDCK đã góp phần phát triển TTCK trong thời gian

qua, tuy nhiên điều này cũng làm cho thị trường chứng khoán bị chia cắt. Hiện nay, trên

2 Sở GDCK có 3 thị trường cổ phiếu (2 thị trường niêm yết tại 2 Sở giao dịch chứng

khoán và 1 thị trường cổ phiếu chưa niêm yết tại Sở GDCK Hà Nội) bên cạnh đó còn có

hình thức chuyển quyền sở hữu cho các chứng khoán của các công ty đại chúng chưa

niết yết (hoặc chưa đăng ký giao dịch). Tình trạng này đã dẫn đến sự không thống nhất

trong việc quản lý thị trường, đặc biệt là công tác quản trị công ty, công bố thông tin của

28



các doanh nghiệp, làm tăng chi phí xã hội, chi phí đầu tư của các tổ chức kinh doanh

chứng khoán cũng như các nhà đầu tư. Thị trường trái phiếu chuyên biệt đã được thành

lập và hoạt động tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, song chủ yếu là trái phiếu Chính

phủ. Số lượng trái phiếu Chính phủ niêm yết trên thị trường khá lớn (160 nghìn tỷ đồng)

song do có quá nhiều loại trái phiếu (hiện nay có 135 loại trái phiếu với các kỳ hạn khác

nhau). Mặt khác sự liên kết với thị trường tiền tệ còn lỏng lẻo, chưa hình thành hệ thống

các nhà tạo lập thị trường (Primary Dealers) cùng với yếu tố vĩ mô chưa thuận lợi (lạm

phát, lãi suất cao) nên chưa tạo ra được đường cong lãi suất chuẩn, thị trường giao dịch

trái phiếu có tính thanh khoản yếu. Số lượng trái phiếu doanh nghiệp ít, chủ yếu là trái

phiếu của Ngân hàng phát triển Việt Nam và Ngân hàng chính sách xã hội, Tổng công

ty đường cao tốc phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh; các doanh nghiệp sản

xuất kinh doanh khác rất khó khăn trong việc huy động vốn thông qua trái phiếu do lãi

suất thị trường còn cao.

3. Diễn biến thị trường chứng khoán Việt Nam từ khi thành lập đến nay

3.1 Diễn biến thị trường chứng khoán giai đoạn 2000 -2005

Sự ra đời của TTCK Việt Nam được đánh dấu bằng việc vận hành Trung tâm

giao dịch chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh ngày 20/07/2000 và ngày thực hiện phiên giao

dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000.

Ở thời điểm lúc bấy giờ, chỉ có 02 doanh nghiệp niêm yết 02 lại cổ phiếu (REE

và SAM) với số vốn 270 tỷ đồng và một số ít trái phiếu Chính phủ được niêm yết giao

dịch. Từ đó cho đến năm 2005, thị trường luôn ở trong trạng thái gà gật, ngoại trừ cơn

sốt vào năm 2001: TTCK đã có mức tăng trưởng nhanh về giá do nguồn cung hàng hóa

khan hiếm, chỉ số VN – Index liên tục tăng và đạt tới đỉnh điểm là 571,04 điểm ngày

25/06/2001.

Năm 2005, sau khi Thị trường giao dịch chứng khoán Hà Nội đi vào hoạt động ,

tổng số cấc công ty niêm yết trên cả 02 sàn là 44 công ty với tổng giá trị niêm yết là 4.94

nghìn tỷ đồng.

29



Tuy nhiên, nhìn chung giai đoạn 2000 – 2005 được coi là giai đoạn mà TTCK

chập chững biết đi hay là giai đoạn hoạt động khá trầm của TTCK Việt Nam.

3.2 Diễn biến thị trường chứng khoán giai đoạn 2006 – 2008

TTCK Việt Nam giai đoạn cuối năm 2006 và đầu năm 2007 chính là giai đoạn

mà thị trường bùng nổ nhất. Năm 2006 chỉ số VN – Index đã tăng tới 146% và trong 03

tháng đầu năm 2007, chỉ số này tiếp tục tăng thêm 46% đạt mức đỉnh 1.170 vào ngày

12/03. Biến động của thị trường này có thể được chia làm 03 giai đoạn:

-



Giai đoạn chuẩn bị bức phá do Việt Nam chuẩn bị gia nhập WTO.



-



Giai đoạn thị trường tăng trưởng mạnh.



-



Giai đoạn điều chỉnh.



Trong 02 giai đoạn đầu, những sự kiện kinh tế chính trị tích cực của quốc gia

như: Việt Nam gia nhập WTO, tổ chức thành công hội nghị APEC đã tạo hình ảnh Việt

Nam hấp dẫn các nhà đầu tư. Từ tháng 12/2006, sự bùng nổ về số lượng các công ty

niêm yết cộng với kết quả kinh doanh tốt tạo ra một sự bùng nổ cho thụ trường cho đến

tháng 02/2007. Những tháng cuối năm 2008, thị trường giảm điểm và kéo dài cho đến

đầu năm 2009.



30



Hình 3.2a: Diễn biến chỉ số VN-Index và các sự kiện quan trọng giai đoạn từ tháng

06/2006 đến tháng 07/2007.

(Nguồn: Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn)



Hình 3.2b: Diễn biến 2 chỉ số VN-Index và HNX-Index và các thông tin quan trọng

giai đoạn từ tháng 12/2007 đến tháng 7/2008.

(Nguồn: Công ty cổ phần Chứng Khoán Bảo Việt)

3.3 Diễn biến thị trường chứng khoán năm 2009

Mặc dù về những tháng cuối năm TTCK Việt Nam đã có điều chỉnh giảm do tác

động của chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính Phủ nhưng nhìn chung với một chu kỳ

tăng điểm kéo dài hơn 08 tháng trong những tháng giữa năm thì cả năm 2009 TTCK

Việt Nam có một năm tăng trưởng bất ngờ và ấn tượng.

Nếu tính từ ngày 01/01/2009 đến 31/12/2009 thì VN – Index đã tăng thêm 171,96

điểm từ 312,49 điểm lên đến 494,77 điểm tương đương với mức tăng là 58%. Nếu tính

từ đáy thấp nhất trong năm khi VN – Index ở mốc 234,66 điểm vào ngày 24/02/2009 và

đỉnh cao nhất là 633,21 điểm vào ngày 23/10/2009 thì VN – Index đã tăng 2,69 lần.

31



Hình 3.3a: Diễn biến của VN – Index trong năm 2009

(Nguồn Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán Âu Việt)



Hình 3.3b: Các sự kiện tác động đến diễn biến của VN – Index trong năm 2009

32



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

×